Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt Hà Sĩ Phu
Đang lúc cần chống âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính “nhạy cảm” của thời sự.
- Sàng lọc và kết hợp văn hóa Đông Tây, Phan châu Trinh trở thành nhà Dân chủ-Nhân quyền.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu |
Đang lúc cần chống
âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính
“nhạy cảm” của thời sự. Tuy nhiên, xin hãy tạm chế ngự xúc cảm nhất thời (tuy
rất đáng quý) để bàn một việc về lâu về dài, đáng lẽ phải đặt ra từ rất lâu
rồi.
Trong đề tài này
hai phái tán thành và phản đối dường như đã bộc lộ khá đầy đủ những luận cứ
chính của mình.
Để góp thêm, mở
đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt
Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự
nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh,
tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng
mẹ đẻ của mình.
- Có thể đâu đó đã
xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:
“Kinh doanh quần áo các loại- hoa quả thời
vụ- tạp hóa tổng hợp”.
“Phục vụ học sinh: sách giáo khoa, bút mực,
dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.
Chẳng mấy ai bảo
các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho
học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể
nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không
đâu, quần áo là hai chữ Nho 裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần 裙 là cái quần, áo 襖 là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là
chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu
Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán
người Việt và người Tàu có thể bút đàm).
- Không phải chỉ
những câu ngắn mà có thể cả một buổi thuyết trình một ông cán bộ Việt mù chữ
Nho có thể dùng toàn ngôn ngữ Hán, vốn chỉ là “tử ngữ” (mà không lẫn một chữ
thuần Việt nào mới khiếp!), chẳng hạn ông ấy nói thao thao bất tuyệt như sau:
“Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân
đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, kính trọng nhân
dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, phục tùng ý kiến đa số, bảo lưu ý kiến thiểu
số, vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn tích cực đấu tranh, bài
trừ nạn tham ô, hối lộ, trấn áp quần chúng. Đề cao tinh thần học tập quần
chúng, đề cao tình hữu ái giai cấp, tận dụng thời gian học tập tu dưỡng bản
thân, khẩn trương phát hiện các thủ đoạn thù địch tinh vi, hành động xâm phạm
lợi ích cộng đồng, giả danh đảng hoặc nhân danh đảng kỳ thực phá hoại uy tín
đảng, cảnh giác âm mưu ly gián, tạo cơ hội chiếm đoạt tài sản, tham quyền cố vị,
mưu lợi bất chính. Tiếp xúc nhân dân cần
quần áo chỉnh tề, thái độ nghiêm túc, tế nhị, phương pháp cần minh bạch, linh hoạt, chuẩn
bị công phu, kết quả tất nhiên mỹ mãn. Các cấp tỉnh , cấp thành phố chấp hành nghị
quyết tương đối khả quan, tiến bộ,Trung ương tuyên dương. Duy các huyện các xã
đa phần lạc hậu, tình hình thực hiện tùy tiện, vi phạm các nguyên tắc căn bản, kết
quả tất nhiên thất bại, nhất định tạm thời bị Trung ương khiển trách”.
Có thể ghi lại
toàn bộ đoạn diễn thuyết bằng chữ Nho, đọc lên nghe hệt như đọc bản quốc ngữ
Latinh này, không sai một tiếng, nghĩa là nguyên văn chứ không phải bản dịch.
Chẳng hạn câu đầu
tiên “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán
bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân…” sẽ ghi
ra giấy thành 各同志幹部政治, 幹部軍隊,士官公安勤提高精神服務人民, 敬重人民…,
đọc lên cũng y như đọc bản quốc ngữ vậy, bảo rằng thuyết trình
viên đã nói tiếng Việt hay đọc “Hán văn” đều đúng.
- Trong những cuộc thảo luận của giới trí thức hiện nay, cả
người thân Tàu hay ghét Tàu cũng có thể nói toàn chữ Hán:
Ví dụ ông Cộng sản thân Trung Quốc thì giữ lập trường “Độc
quyền lãnh đạo, kiên trì định hướng Xã
hội chủ nghĩa” 獨 權領導,堅持定向社會主義 Toàn chữ Nho!
Ông Dân chủ tiên tiến
không biết mặt một chữ Nho nào cũng “
Quyết tâm thực hiện Dân chủ đa nguyên Pháp trị” 决心實現民主多元法治.Cũng toàn chữ Nho!
Ông thứ ba quyết chống
Hán học thì hô lớn “Kiên quyết phản đối
chủ trương phổ cập Hán tự trong giáo
dục phổ thông, vì Hán tự có YẾU ĐIỂM là phức tạp, khó học, sử
dụng cầu kỳ, không thể là CỨU CÁNH giúp nhân dân chấn hưng văn hóa, chấn
hưng dân tộc”. Trong 46 chữ thì 38 chữ là chữ Nho (chỉ có 8 chữ tô đậm là
chữ thuần Việt), nhưng vì ông này không
học chữ Nho nên ở đây có hai từ Hán dùng bậy là YẾU ĐIỂM 要点và CỨU CÁNH 究竟, dùng sai hai từ
này là điều đáng xấu hổ đối với không ít trí thức Việt Nam hiện nay.
Trong những ví dụ
nói trên, người Việt chúng ta cứ mở miệng ra là nói rất nhiều chữ Nho, thậm chí
nói toàn chữ Nho, nhưng thuần thục và tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, đến mức ta
không nhận thấy. Ngay cà tên, họ, bút danh của một người chống Hán học thì cũng
đều từ chữ Hán mà ra. Vậy ngôn ngữ Hán học đâu phải ngoại nhập, hoặc nếu ngoại
nhập thì nhập ngay từ thuở hồng hoang, từ lúc bắt đầu biết mặc
quần áo 裙襖, gọi cái này là “quần” cái kia là “áo”, biết thế nào là quả 果 là hoa 花… thì yếu tố bên ngoài đã thành bên trong rồi. Nói khác đi, tiếng
Việt được cấu thành bởi hai bộ phận: tiếng thuần Việt và tiếng Hán Việt.
Bộ phận Hán Việt tuy có ưu thế diễn tả các khái niệm của ý thức, xã hội, khoa học,
tư duy…và có văn tự (chữ viết) để ghi chép, nhưng không át được sức sống tuy
còn thô sơ nhưng tự nhiên và mãnh liệt của bộ phận thuần Việt vốn phong phú về ngôn
ngữ biểu cảm, về các mối quan hệ và sự cố
kết gia đình- làng xóm, đặc biệt ở trúc câu (tính từ phải đi sau danh từ) và giầu
các từ liên kết, từ chuyển tiếp trong câu. Hán ngữ tuy giầu danh từ nhưng được sử
dụng, được đồng hóa nhuần nhuyễn trong một cú pháp thuần Việt.
Về mặt văn tự, chữ Nho không chỉ là ký tự mang giá trị ký hiệu mà còn
mang trong nó cái hồn của nội dung khái niệm. Khi chữ Hán không đủ để ký hiệu
những âm thuần Việt tổ tiên ta phải sinh ra chữ Nôm, là sáng kiến lắp ghép dựa
trên các chữ Hán có sẵn để bổ sung.
Đến khi có ký tự Latinh để ghi chép thì
sách vở tiếng Việt bước sang một thời kỳ phát triển thuận lợi. Với ký tự Latinh
tiếng Việt nào cũng diển tả được bằng ký hiệu, không cần dùng chữ Nôm nữa. Nhưng
Latinh chỉ là ký hiệu đơn thuần, vô hồn. Phải là chữ Hán mới mang được cái hồn
của chữ, tức cái khái niệm được hình tượng hóa, nhìn chữ đã toát lên nội dung chính của khái niệm, điều này GS Nguyễn Huệ Chi đã mô tả khá chi
tiết . Vì thế, dù đã có chữ Quốc ngữ
Latinh, người Việt vẫn cần có kiến thức tối thiểu về Quốc ngữ Hán tự, không phải để viết chữ Hán, không phải chỉ để
đọc và hiểu một tư liệu cổ (việc này có thể ỷ lại vào các chuyên gia Hán Nôm),
mà chủ
yếu để hiểu và sử dụng tốt chính cái ngôn ngữ mà mình đang nói và đang viết hôm
nay: tiếng Việt!
Hán văn là một trong
hai nguồn gốc tạo ra tiếng Việt, nó không phải ngoại ngữ như Trung văn, Pháp
văn, Anh văn, Nga văn….Hán văn không phải của Tàu mà vốn của Việt Nam hoặc đã
Việt hóa thành của Việt Nam. Hiểu biết Hán văn không chỉ nhằm hiểu quá khứ mà
chủ yếu phục vụ hiện tại.
Và điều này mới quan trọng: Hán văn không phải
công cụ để nô lệ Tàu mà là công cụ chống Tàu xâm lược.
Tuy còn có những ý kiến khác nhau về xuất xứ của nền “Hán học” và từ đó
có những cách gọi tên khác nhau, chữ Hán, chữ Nho, chữ Hán-Việt, chữ Việt cổ…nhưng
dù thế nào thì loại chữ viết này cũng xuất
hiện ở nước ta rất sớm, có thể từ thuở sơ khai, nên đã cùng dân tộc ta suy tư,
biểu cảm, phát hiện, lưu trũ, chia vui sẻ buồn , cùng dân tộc VN trải qua mỗi
bước thăng trầm, tạo ra một tầng lớp sĩ phu có học, và xây dựng nên con người
VN, tạo dựng nhân cách…, trong đó tuy có ưu có khuyết nhưng góp phần quan trọng
trong việc hình thành một Dân tộc Việt Nam, một Văn hóa Việt Nam. Qua Hán
văn ảnh hưởng của Trung hoa tuy rất mạnh, nhưng những yếu tố Trung Hoa vào Việt
Nam đều bị Việt Nam hóa để phục vụ cho cuộc sinh tồn của nòi giống Việt.
Sự gạn lọc của
học giả Phan Châu Trinh đối với Nho học, bỏ thô lấy tinh, chọn lấy cái phù hợp
và đồng hóa nó là một ví dụ điển hình. Tác giả Trần Gia Ninh có nhận xét đúng “Người Việt dù không có văn tự riêng (hay có mà bị xóa sạch sau
ngàn năm nô lệ) nhưng vẫn phát triển và bảo tồn được ngôn ngữ dân tộc, dù phải
mượn Hán Ngữ để ghi chép, thì thật là một kỳ tích, chẳng kém gì người Do Thái
vẫn giữ được tiếng Do Thái dù bị diệt chủng và xua đuổi hai ngàn năm”.
Chữ Hán vào Việt Nam được dùng
theo cú pháp Việt Nam, yếu tố coi rẻ nữ giới ( nữ nhân nan hóa, thập nữ viết
vô) hầu như không còn, yếu tố bạo lực, báo thù phải nhường chỗ cho nhân ái, bầu
bí tương thân của dân tộc Việt. Suy luận rằng một nền văn hóa “quân-sư-phụ” đã
cúi đầu “trung với vua” thì cũng cúi đầu trước giặc Hán ngoại xâm là một suy luận
nhầm. Trung quân phải đi đôi với ái quốc và tư cách trượng phu “uy vũ bất năng khuất” nên chính Nho học
đã tạo nên những nhân cách Giang Văn Minh, Mạc Đĩnh Chi,Trần Hưng Đạo, Nguyễn
Trãi, Quang Trung…, những anh hùng chống Tàu xâm lược, trong khi những kẻ một
chữ Nho bẻ đôi không biết thời nay có thể lại chui dưới háng Tàu!
Việt Nam với Trung Quốc có quan hệ đồng văn-đồng chủng, liên quan với
nhau về nhiều mặt, điều ấy không cần tránh né, vì điều đó không phải là cớ khiến
Việt Nam phải lệ thuộc Tàu. Nguồn gốc, tầm văn minh và tính độc lập của quốc
gia là ba yếu tố hoàn toàn độc lập với nhau. Không phải loài người khởi xuất tử
châu Phi thì châu Phi là gốc văn minh, và khi hình thành quốc gia thì các quốc
gia lớn bé đều độc lập như nhau, không thể phân biệt “quốc gia mẹ” hay “quốc
gia con” để đòi con phải về với mẹ!.
Nước lớn hoặc giàu mạnh hơn thường dễ có ý đồ lấn át hoặc xâm lược nước
nhỏ yếu hơn. Điều này rất cần cảnh giác và chống lại. Tuy vậy cần thấy mâu thuẫn
giữa ý đồ chủ quan và hiệu quả khách quan, có thể hoàn toàn trái ngược.
Ví dụ: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam để khai thác lợi ích là ý đồ xấu,
nhưng hiệu quả khách quan là nâng dần trình độ của VN, đến một lúc chế độ thuộc
địa sẽ phải chấm dứt. Ngược lại, chủ nghĩa Mác muốn làm điều tốt nhưng ảo tưởng,
phi khoa học và độc đoán nên gây hiệu quả xấu, nên chế độ CS kết cục cũng phải chấm
dứt. Chủ nghĩa Đại Hán có ý đồ xấu nhưng sẽ gây hiệu quả xấu hay tốt cho VN thì
chưa biết được, còn phụ thuộc vào sức sống của dân tộc Việt Nam, có khi yếu tố
xấu lại gây hiệu quả tốt, kích thích VN vững mạnh thêm lên. Cho nên không phải
thấy họ có ý đồ xấu là ta phải sợ đến mức phát hoảng mà rũ bỏ bất cứ thứ gì
liên quan đến Tàu, kể cả những thứ đã được Việt hóa và trở thành sức mạnh của
dân tộc Việt Nam.
Kết luận:
- Với Việt Nam,
Hán văn là một trong hai bộ phận cấu tạo nên tiếng Việt, nên dạy Hán văn cũng
là dạy một phần của tiếng Việt chứ không phải dạy một ngoại ngữ như Trung văn,
Anh văn, Pháp văn…. Để có cốt cách Việt cần trau dồi Việt văn, Hán văn, đồng
thời để hòa nhập tốt với thế giới thì cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp…
- Để có kiến thức
Hán văn thì các loại từ điển là cần thiết, nhưng từ điển không thay được giáo
dục để trang bị một cái nền căn bản cần thiết tối thiểu. Không thể đem tâm lý
nhất thời học sinh thích hay không thích để xác quyết nhu cầu một môn học.
- Việc này đáng lẽ
phải đặt ra từ lâu và phải chuẩn bị mọi mặt cần thiết rồi, nhất là chuẩn bị đội
ngũ giáo viên Hán văn, và phải tiến hành từng bước, từ diện nhỏ rồi mở rộng dần
ra thành phổ cập.
- Nhưng nay, trong
tình huống quan hệ Việt Trung đang gặp thử thách sống còn thì đặt vấn đề chữ
Hán lúc này là không đúng lúc, phải đối phó với sự lợi dụng và sự nghi ngờ, nếu
tiến hành càng phải thận trọng, từng bước thăm dò và cảnh giác.
- Cùng một việc
nhưng hiệu quả sẽ tốt hay xấu phụ thuộc vào con người: ai chủ trương, bộ máy nào thực hiện, thực hiện với động cơ gì? Văn
hóa không thể tách rời chính trị, và đấy mới là ẩn số lớn nhất, quyết định việc
dạy chữ Nho rộng rãi cho học sinh nên bắt đầu lúc nào và tổ chức thực hiện ra
sao.
H.S.P. (10-9-2016)
Tham khảo:
- Sàng lọc và kết hợp văn hóa Đông Tây, Phan châu Trinh trở thành nhà Dân chủ-Nhân quyền.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt Hà Sĩ Phu
Đang lúc cần chống âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính “nhạy cảm” của thời sự.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu |
Đang lúc cần chống
âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính
“nhạy cảm” của thời sự. Tuy nhiên, xin hãy tạm chế ngự xúc cảm nhất thời (tuy
rất đáng quý) để bàn một việc về lâu về dài, đáng lẽ phải đặt ra từ rất lâu
rồi.
Trong đề tài này
hai phái tán thành và phản đối dường như đã bộc lộ khá đầy đủ những luận cứ
chính của mình.
Để góp thêm, mở
đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt
Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự
nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh,
tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng
mẹ đẻ của mình.
- Có thể đâu đó đã
xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:
“Kinh doanh quần áo các loại- hoa quả thời
vụ- tạp hóa tổng hợp”.
“Phục vụ học sinh: sách giáo khoa, bút mực,
dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.
Chẳng mấy ai bảo
các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho
học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể
nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không
đâu, quần áo là hai chữ Nho 裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần 裙 là cái quần, áo 襖 là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là
chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu
Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán
người Việt và người Tàu có thể bút đàm).
- Không phải chỉ
những câu ngắn mà có thể cả một buổi thuyết trình một ông cán bộ Việt mù chữ
Nho có thể dùng toàn ngôn ngữ Hán, vốn chỉ là “tử ngữ” (mà không lẫn một chữ
thuần Việt nào mới khiếp!), chẳng hạn ông ấy nói thao thao bất tuyệt như sau:
“Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân
đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, kính trọng nhân
dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, phục tùng ý kiến đa số, bảo lưu ý kiến thiểu
số, vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn tích cực đấu tranh, bài
trừ nạn tham ô, hối lộ, trấn áp quần chúng. Đề cao tinh thần học tập quần
chúng, đề cao tình hữu ái giai cấp, tận dụng thời gian học tập tu dưỡng bản
thân, khẩn trương phát hiện các thủ đoạn thù địch tinh vi, hành động xâm phạm
lợi ích cộng đồng, giả danh đảng hoặc nhân danh đảng kỳ thực phá hoại uy tín
đảng, cảnh giác âm mưu ly gián, tạo cơ hội chiếm đoạt tài sản, tham quyền cố vị,
mưu lợi bất chính. Tiếp xúc nhân dân cần
quần áo chỉnh tề, thái độ nghiêm túc, tế nhị, phương pháp cần minh bạch, linh hoạt, chuẩn
bị công phu, kết quả tất nhiên mỹ mãn. Các cấp tỉnh , cấp thành phố chấp hành nghị
quyết tương đối khả quan, tiến bộ,Trung ương tuyên dương. Duy các huyện các xã
đa phần lạc hậu, tình hình thực hiện tùy tiện, vi phạm các nguyên tắc căn bản, kết
quả tất nhiên thất bại, nhất định tạm thời bị Trung ương khiển trách”.
Có thể ghi lại
toàn bộ đoạn diễn thuyết bằng chữ Nho, đọc lên nghe hệt như đọc bản quốc ngữ
Latinh này, không sai một tiếng, nghĩa là nguyên văn chứ không phải bản dịch.
Chẳng hạn câu đầu
tiên “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán
bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân…” sẽ ghi
ra giấy thành 各同志幹部政治, 幹部軍隊,士官公安勤提高精神服務人民, 敬重人民…,
đọc lên cũng y như đọc bản quốc ngữ vậy, bảo rằng thuyết trình
viên đã nói tiếng Việt hay đọc “Hán văn” đều đúng.
- Trong những cuộc thảo luận của giới trí thức hiện nay, cả
người thân Tàu hay ghét Tàu cũng có thể nói toàn chữ Hán:
Ví dụ ông Cộng sản thân Trung Quốc thì giữ lập trường “Độc
quyền lãnh đạo, kiên trì định hướng Xã
hội chủ nghĩa” 獨 權領導,堅持定向社會主義 Toàn chữ Nho!
Ông Dân chủ tiên tiến
không biết mặt một chữ Nho nào cũng “
Quyết tâm thực hiện Dân chủ đa nguyên Pháp trị” 决心實現民主多元法治.Cũng toàn chữ Nho!
Ông thứ ba quyết chống
Hán học thì hô lớn “Kiên quyết phản đối
chủ trương phổ cập Hán tự trong giáo
dục phổ thông, vì Hán tự có YẾU ĐIỂM là phức tạp, khó học, sử
dụng cầu kỳ, không thể là CỨU CÁNH giúp nhân dân chấn hưng văn hóa, chấn
hưng dân tộc”. Trong 46 chữ thì 38 chữ là chữ Nho (chỉ có 8 chữ tô đậm là
chữ thuần Việt), nhưng vì ông này không
học chữ Nho nên ở đây có hai từ Hán dùng bậy là YẾU ĐIỂM 要点và CỨU CÁNH 究竟, dùng sai hai từ
này là điều đáng xấu hổ đối với không ít trí thức Việt Nam hiện nay.
Trong những ví dụ
nói trên, người Việt chúng ta cứ mở miệng ra là nói rất nhiều chữ Nho, thậm chí
nói toàn chữ Nho, nhưng thuần thục và tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, đến mức ta
không nhận thấy. Ngay cà tên, họ, bút danh của một người chống Hán học thì cũng
đều từ chữ Hán mà ra. Vậy ngôn ngữ Hán học đâu phải ngoại nhập, hoặc nếu ngoại
nhập thì nhập ngay từ thuở hồng hoang, từ lúc bắt đầu biết mặc
quần áo 裙襖, gọi cái này là “quần” cái kia là “áo”, biết thế nào là quả 果 là hoa 花… thì yếu tố bên ngoài đã thành bên trong rồi. Nói khác đi, tiếng
Việt được cấu thành bởi hai bộ phận: tiếng thuần Việt và tiếng Hán Việt.
Bộ phận Hán Việt tuy có ưu thế diễn tả các khái niệm của ý thức, xã hội, khoa học,
tư duy…và có văn tự (chữ viết) để ghi chép, nhưng không át được sức sống tuy
còn thô sơ nhưng tự nhiên và mãnh liệt của bộ phận thuần Việt vốn phong phú về ngôn
ngữ biểu cảm, về các mối quan hệ và sự cố
kết gia đình- làng xóm, đặc biệt ở trúc câu (tính từ phải đi sau danh từ) và giầu
các từ liên kết, từ chuyển tiếp trong câu. Hán ngữ tuy giầu danh từ nhưng được sử
dụng, được đồng hóa nhuần nhuyễn trong một cú pháp thuần Việt.
Về mặt văn tự, chữ Nho không chỉ là ký tự mang giá trị ký hiệu mà còn
mang trong nó cái hồn của nội dung khái niệm. Khi chữ Hán không đủ để ký hiệu
những âm thuần Việt tổ tiên ta phải sinh ra chữ Nôm, là sáng kiến lắp ghép dựa
trên các chữ Hán có sẵn để bổ sung.
Đến khi có ký tự Latinh để ghi chép thì
sách vở tiếng Việt bước sang một thời kỳ phát triển thuận lợi. Với ký tự Latinh
tiếng Việt nào cũng diển tả được bằng ký hiệu, không cần dùng chữ Nôm nữa. Nhưng
Latinh chỉ là ký hiệu đơn thuần, vô hồn. Phải là chữ Hán mới mang được cái hồn
của chữ, tức cái khái niệm được hình tượng hóa, nhìn chữ đã toát lên nội dung chính của khái niệm, điều này GS Nguyễn Huệ Chi đã mô tả khá chi
tiết . Vì thế, dù đã có chữ Quốc ngữ
Latinh, người Việt vẫn cần có kiến thức tối thiểu về Quốc ngữ Hán tự, không phải để viết chữ Hán, không phải chỉ để
đọc và hiểu một tư liệu cổ (việc này có thể ỷ lại vào các chuyên gia Hán Nôm),
mà chủ
yếu để hiểu và sử dụng tốt chính cái ngôn ngữ mà mình đang nói và đang viết hôm
nay: tiếng Việt!
Hán văn là một trong
hai nguồn gốc tạo ra tiếng Việt, nó không phải ngoại ngữ như Trung văn, Pháp
văn, Anh văn, Nga văn….Hán văn không phải của Tàu mà vốn của Việt Nam hoặc đã
Việt hóa thành của Việt Nam. Hiểu biết Hán văn không chỉ nhằm hiểu quá khứ mà
chủ yếu phục vụ hiện tại.
Và điều này mới quan trọng: Hán văn không phải
công cụ để nô lệ Tàu mà là công cụ chống Tàu xâm lược.
Tuy còn có những ý kiến khác nhau về xuất xứ của nền “Hán học” và từ đó
có những cách gọi tên khác nhau, chữ Hán, chữ Nho, chữ Hán-Việt, chữ Việt cổ…nhưng
dù thế nào thì loại chữ viết này cũng xuất
hiện ở nước ta rất sớm, có thể từ thuở sơ khai, nên đã cùng dân tộc ta suy tư,
biểu cảm, phát hiện, lưu trũ, chia vui sẻ buồn , cùng dân tộc VN trải qua mỗi
bước thăng trầm, tạo ra một tầng lớp sĩ phu có học, và xây dựng nên con người
VN, tạo dựng nhân cách…, trong đó tuy có ưu có khuyết nhưng góp phần quan trọng
trong việc hình thành một Dân tộc Việt Nam, một Văn hóa Việt Nam. Qua Hán
văn ảnh hưởng của Trung hoa tuy rất mạnh, nhưng những yếu tố Trung Hoa vào Việt
Nam đều bị Việt Nam hóa để phục vụ cho cuộc sinh tồn của nòi giống Việt.
Sự gạn lọc của
học giả Phan Châu Trinh đối với Nho học, bỏ thô lấy tinh, chọn lấy cái phù hợp
và đồng hóa nó là một ví dụ điển hình. Tác giả Trần Gia Ninh có nhận xét đúng “Người Việt dù không có văn tự riêng (hay có mà bị xóa sạch sau
ngàn năm nô lệ) nhưng vẫn phát triển và bảo tồn được ngôn ngữ dân tộc, dù phải
mượn Hán Ngữ để ghi chép, thì thật là một kỳ tích, chẳng kém gì người Do Thái
vẫn giữ được tiếng Do Thái dù bị diệt chủng và xua đuổi hai ngàn năm”.
Chữ Hán vào Việt Nam được dùng
theo cú pháp Việt Nam, yếu tố coi rẻ nữ giới ( nữ nhân nan hóa, thập nữ viết
vô) hầu như không còn, yếu tố bạo lực, báo thù phải nhường chỗ cho nhân ái, bầu
bí tương thân của dân tộc Việt. Suy luận rằng một nền văn hóa “quân-sư-phụ” đã
cúi đầu “trung với vua” thì cũng cúi đầu trước giặc Hán ngoại xâm là một suy luận
nhầm. Trung quân phải đi đôi với ái quốc và tư cách trượng phu “uy vũ bất năng khuất” nên chính Nho học
đã tạo nên những nhân cách Giang Văn Minh, Mạc Đĩnh Chi,Trần Hưng Đạo, Nguyễn
Trãi, Quang Trung…, những anh hùng chống Tàu xâm lược, trong khi những kẻ một
chữ Nho bẻ đôi không biết thời nay có thể lại chui dưới háng Tàu!
Việt Nam với Trung Quốc có quan hệ đồng văn-đồng chủng, liên quan với
nhau về nhiều mặt, điều ấy không cần tránh né, vì điều đó không phải là cớ khiến
Việt Nam phải lệ thuộc Tàu. Nguồn gốc, tầm văn minh và tính độc lập của quốc
gia là ba yếu tố hoàn toàn độc lập với nhau. Không phải loài người khởi xuất tử
châu Phi thì châu Phi là gốc văn minh, và khi hình thành quốc gia thì các quốc
gia lớn bé đều độc lập như nhau, không thể phân biệt “quốc gia mẹ” hay “quốc
gia con” để đòi con phải về với mẹ!.
Nước lớn hoặc giàu mạnh hơn thường dễ có ý đồ lấn át hoặc xâm lược nước
nhỏ yếu hơn. Điều này rất cần cảnh giác và chống lại. Tuy vậy cần thấy mâu thuẫn
giữa ý đồ chủ quan và hiệu quả khách quan, có thể hoàn toàn trái ngược.
Ví dụ: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam để khai thác lợi ích là ý đồ xấu,
nhưng hiệu quả khách quan là nâng dần trình độ của VN, đến một lúc chế độ thuộc
địa sẽ phải chấm dứt. Ngược lại, chủ nghĩa Mác muốn làm điều tốt nhưng ảo tưởng,
phi khoa học và độc đoán nên gây hiệu quả xấu, nên chế độ CS kết cục cũng phải chấm
dứt. Chủ nghĩa Đại Hán có ý đồ xấu nhưng sẽ gây hiệu quả xấu hay tốt cho VN thì
chưa biết được, còn phụ thuộc vào sức sống của dân tộc Việt Nam, có khi yếu tố
xấu lại gây hiệu quả tốt, kích thích VN vững mạnh thêm lên. Cho nên không phải
thấy họ có ý đồ xấu là ta phải sợ đến mức phát hoảng mà rũ bỏ bất cứ thứ gì
liên quan đến Tàu, kể cả những thứ đã được Việt hóa và trở thành sức mạnh của
dân tộc Việt Nam.
Kết luận:
- Với Việt Nam,
Hán văn là một trong hai bộ phận cấu tạo nên tiếng Việt, nên dạy Hán văn cũng
là dạy một phần của tiếng Việt chứ không phải dạy một ngoại ngữ như Trung văn,
Anh văn, Pháp văn…. Để có cốt cách Việt cần trau dồi Việt văn, Hán văn, đồng
thời để hòa nhập tốt với thế giới thì cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp…
- Để có kiến thức
Hán văn thì các loại từ điển là cần thiết, nhưng từ điển không thay được giáo
dục để trang bị một cái nền căn bản cần thiết tối thiểu. Không thể đem tâm lý
nhất thời học sinh thích hay không thích để xác quyết nhu cầu một môn học.
- Việc này đáng lẽ
phải đặt ra từ lâu và phải chuẩn bị mọi mặt cần thiết rồi, nhất là chuẩn bị đội
ngũ giáo viên Hán văn, và phải tiến hành từng bước, từ diện nhỏ rồi mở rộng dần
ra thành phổ cập.
- Nhưng nay, trong
tình huống quan hệ Việt Trung đang gặp thử thách sống còn thì đặt vấn đề chữ
Hán lúc này là không đúng lúc, phải đối phó với sự lợi dụng và sự nghi ngờ, nếu
tiến hành càng phải thận trọng, từng bước thăm dò và cảnh giác.
- Cùng một việc
nhưng hiệu quả sẽ tốt hay xấu phụ thuộc vào con người: ai chủ trương, bộ máy nào thực hiện, thực hiện với động cơ gì? Văn
hóa không thể tách rời chính trị, và đấy mới là ẩn số lớn nhất, quyết định việc
dạy chữ Nho rộng rãi cho học sinh nên bắt đầu lúc nào và tổ chức thực hiện ra
sao.
H.S.P. (10-9-2016)
Tham khảo:
- Sàng lọc và kết hợp văn hóa Đông Tây, Phan châu Trinh trở thành nhà Dân chủ-Nhân quyền.