Hình Ảnh & Sự Kiện
Hàng không Iran đối phó cấm vận: Đội bay đồng nát!
(Thethaovanhoa.vn) - Trong lúc các ngoại trưởng trên thế giới "phi" tới Geneva để tham gia cuộc đàm phán quan trọng về vấn đề hạt nhân Iran trong đầu tháng này, các hành khách đi trên máy bay thuộc Hãng hàng không Quốc gia của Iran lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác ít người để ý tới.
Thời điểm chiếc máy bay Boeing 747 đã 37 tuổi của Hãng hàng không Iran Air bay ra khỏi Bắc Kinh để đi tới Tehran, tổ lái người Iran trên khoang lái đã nhận được tín hiệu cảnh báo rằng 1 trong 4 động cơ phản lực Pratt & Whitney của nó đang bốc cháy.
Bán cả máy bay không đủ tiền mua nhiên liệu
Các phi công lập tức ngắt động cơ, kích hoạt hệ thống dập lửa và bay trở lại thủ đô của Trung Quốc. Vụ việc cho thấy Iran đang chật vật giữ cho những "con chim sắt" dân dụng của nước này tiếp tục bay, sau nhiều năm bị cấm vận và không thể mua linh kiện thay thế.
Động cơ cũ của một chiếc Boeing 737 như tại Air Salvage là dạng linh kiện Iran rất muốn có
Sau sự cố, Iran đã phái ngay một chiếc 747-100 tới đón các hành khách bị mắc kẹt. Tuy nhiên, chiếc Boeing 747 không chỉ là phương tiện vận tải mà còn giống như hộp lưu giữ thời gian, biểu tượng cho 34 năm lạnh giá quan hệ giữa Mỹ và Iran.
Chiếc máy bay này đi vào hoạt động chỉ vài tuần trước cuộc khủng hoảng con tin ở Iran trong năm 1979. Hiện nay nó là chiếc 747-100 duy nhất vẫn còn tiếp tục chở khách trên thế giới. Reuters cho biết, giá trị của chiếc máy bay này ước tính chỉ còn 60.000 USD, không đủ để trả tiền nhiên liệu thực hiện hành trình bay từ Iran tới Trung Quốc.
Reuters cho biết giá trị bán lại của chiếc Boeing 747-100 của Iran chỉ 60.000 USD, không đủ để mua nhiên liệu bay tới Trung Quốc. |
Trong nhiều năm, những chiếc máy bay như thế đã tiếp tục hoạt động được nhờ linh kiện nhập khẩu qua kênh chợ đen, vượt qua rào cấm vận. Linh kiện được rã ra từ các máy bay khác trên thế giới rồi tuồn về Iran, hoặc được sản xuất lại ở trong nước.
"Nhiều doanh nhân trung gian đã cung cấp linh kiện máy bay cho chúng tôi và thậm chí một lần, một chiếc máy bay chở theo hàng trăm linh kiện, đã hạ cánh xuống sân bay Mehrabad của Iran" - một quan chức Iran giấu tên nói - "Iran vẫn cố gắng kiếm đủ mọi linh kiện cần thiết, dù một số rất phức tạp".
Khó kiếm linh kiện vì quá cũ
Giờ đây, sau một số thỏa thuận đạt được để nới lỏng tình trạng bế tắc quanh các hoạt động hạt nhân của Iran, Tehran sẽ lần đầu tiên được mua hạn chế một số linh kiện máy bay từ bên ngoài.
Thỏa thuận diễn ra tuần trước kêu gọi việc cấp phép nhập một số lượng linh kiện và dịch vụ sửa chữa phục vụ đội máy bay của Iran. Nhưng cơ chế làm việc và thời điểm triển khai vẫn chưa được xác định. Các linh kiện cũng sẽ bị giám sát chặt, gồm phần đuôi của các mẫu Boeing 747 cổ, vốn vẫn sử dụng uranium nghèo để giảm trọng lượng cho tới tận năm 1980, trước khi người ta thay chúng bằng tungsten.
Bên trong khoang lái của một chiếc Boeing 747 đang được tháo dỡ
Trên giấy tờ, việc Iran cần linh kiện máy bay cũ có thể là cơ hội kiếm lời cho các công ty tái chế và bất kỳ công ty lưu trữ hàng cũ nào, vốn đã để các linh kiện như thế chất đống trong kho suốt nhiều năm trời.
Vấn đề là một số chiếc máy bay có trong trang bị của Iran quá cũ, tới mức người ta không thể có ngay linh kiện cho chúng. Ví dụ chiếc 747-100 kể trên xuất hiện lần đầu vào năm 1966 và Boeing đã ngừng chế tạo mẫu máy bay này kể từ năm 1982. "Lần cuối cùng chúng tôi nhìn thấy một chiếc 747-100 là cách đây 10 năm" - Mark Gregory, lãnh đạo Air Salvage International, công ty tái chế máy bay lớn nhất châu Âu, cho biết.
Tốt nhất là mua mới
Các linh kiện Iran muốn mua giờ có giá từ vài đô la, đối với một khay đặt đồ ở ghế hành khách, cho tới hàng triệu đô la cho một động cơ máy bay. Airbus và Boeing có thể cũng phải tìm kiếm thị trường đồ cũ để mua các linh kiện như thế, vì họ không còn sản xuất chúng nữa.
Ngoài linh kiện, các hãng hàng không Iran hiện rất cần hoạt động huấn luyện. Các phi công Iran kỹ năng kém, điều hành máy bay chở khách cũ kỹ của Nga sản xuất, là nguyên nhân gây ra một loạt vụ rơi máy bay làm hơn 190 người thiệt mạng hồi năm 2009.
Iran hiện có một lực lượng gồm 189 chiếc máy bay chở khách, với tuổi đời trung bình đã 22 năm. Nước này còn có 76 chiếc trong kho chứa, với tuổi đời trung bình 24 năm. Tình hình của Iran Air còn tệ hơn. 37 chiếc máy bay có trong trang bị của họ có tuổi đời trung bình là 24 năm. 2 trong số những chiếc Boeing 747 còn đang hoạt động của hãng đã bay trên trời gần 4 thập kỷ qua.
Công ty đang sở hữu một số máy bay vẫn còn nhiều linh kiện cũ, như Fokker 100 và MD-80. Gần đây nhiều chiếc máy bay thuộc 2 loại này đã bị bán rã xác, khiến linh kiện của chúng có giá khá rẻ. Những chiếc khác, như mẫu Boeing 747-100 và mẫu Airbus A300 đầu tiên lại không dễ kiếm linh kiện như vậy.
"Sau rốt, giải pháp tiết kiệm nhất cho Iran, có lẽ là nâng cấp mua mới đội bay của họ. Sẽ tới thời điểm người ta không thể hỗ trợ một chiếc máy bay, đơn giản chỉ bởi nó quá già" - Gregory ở Air Salvage nhận xét.
Tường Linh (Theo Reuters)
Thể thao & Văn hóa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Hàng không Iran đối phó cấm vận: Đội bay đồng nát!
(Thethaovanhoa.vn) - Trong lúc các ngoại trưởng trên thế giới "phi" tới Geneva để tham gia cuộc đàm phán quan trọng về vấn đề hạt nhân Iran trong đầu tháng này, các hành khách đi trên máy bay thuộc Hãng hàng không Quốc gia của Iran lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác ít người để ý tới.
Thời điểm chiếc máy bay Boeing 747 đã 37 tuổi của Hãng hàng không Iran Air bay ra khỏi Bắc Kinh để đi tới Tehran, tổ lái người Iran trên khoang lái đã nhận được tín hiệu cảnh báo rằng 1 trong 4 động cơ phản lực Pratt & Whitney của nó đang bốc cháy.
Bán cả máy bay không đủ tiền mua nhiên liệu
Các phi công lập tức ngắt động cơ, kích hoạt hệ thống dập lửa và bay trở lại thủ đô của Trung Quốc. Vụ việc cho thấy Iran đang chật vật giữ cho những "con chim sắt" dân dụng của nước này tiếp tục bay, sau nhiều năm bị cấm vận và không thể mua linh kiện thay thế.
Động cơ cũ của một chiếc Boeing 737 như tại Air Salvage là dạng linh kiện Iran rất muốn có
Sau sự cố, Iran đã phái ngay một chiếc 747-100 tới đón các hành khách bị mắc kẹt. Tuy nhiên, chiếc Boeing 747 không chỉ là phương tiện vận tải mà còn giống như hộp lưu giữ thời gian, biểu tượng cho 34 năm lạnh giá quan hệ giữa Mỹ và Iran.
Chiếc máy bay này đi vào hoạt động chỉ vài tuần trước cuộc khủng hoảng con tin ở Iran trong năm 1979. Hiện nay nó là chiếc 747-100 duy nhất vẫn còn tiếp tục chở khách trên thế giới. Reuters cho biết, giá trị của chiếc máy bay này ước tính chỉ còn 60.000 USD, không đủ để trả tiền nhiên liệu thực hiện hành trình bay từ Iran tới Trung Quốc.
Reuters cho biết giá trị bán lại của chiếc Boeing 747-100 của Iran chỉ 60.000 USD, không đủ để mua nhiên liệu bay tới Trung Quốc. |
Trong nhiều năm, những chiếc máy bay như thế đã tiếp tục hoạt động được nhờ linh kiện nhập khẩu qua kênh chợ đen, vượt qua rào cấm vận. Linh kiện được rã ra từ các máy bay khác trên thế giới rồi tuồn về Iran, hoặc được sản xuất lại ở trong nước.
"Nhiều doanh nhân trung gian đã cung cấp linh kiện máy bay cho chúng tôi và thậm chí một lần, một chiếc máy bay chở theo hàng trăm linh kiện, đã hạ cánh xuống sân bay Mehrabad của Iran" - một quan chức Iran giấu tên nói - "Iran vẫn cố gắng kiếm đủ mọi linh kiện cần thiết, dù một số rất phức tạp".
Khó kiếm linh kiện vì quá cũ
Giờ đây, sau một số thỏa thuận đạt được để nới lỏng tình trạng bế tắc quanh các hoạt động hạt nhân của Iran, Tehran sẽ lần đầu tiên được mua hạn chế một số linh kiện máy bay từ bên ngoài.
Thỏa thuận diễn ra tuần trước kêu gọi việc cấp phép nhập một số lượng linh kiện và dịch vụ sửa chữa phục vụ đội máy bay của Iran. Nhưng cơ chế làm việc và thời điểm triển khai vẫn chưa được xác định. Các linh kiện cũng sẽ bị giám sát chặt, gồm phần đuôi của các mẫu Boeing 747 cổ, vốn vẫn sử dụng uranium nghèo để giảm trọng lượng cho tới tận năm 1980, trước khi người ta thay chúng bằng tungsten.
Bên trong khoang lái của một chiếc Boeing 747 đang được tháo dỡ
Trên giấy tờ, việc Iran cần linh kiện máy bay cũ có thể là cơ hội kiếm lời cho các công ty tái chế và bất kỳ công ty lưu trữ hàng cũ nào, vốn đã để các linh kiện như thế chất đống trong kho suốt nhiều năm trời.
Vấn đề là một số chiếc máy bay có trong trang bị của Iran quá cũ, tới mức người ta không thể có ngay linh kiện cho chúng. Ví dụ chiếc 747-100 kể trên xuất hiện lần đầu vào năm 1966 và Boeing đã ngừng chế tạo mẫu máy bay này kể từ năm 1982. "Lần cuối cùng chúng tôi nhìn thấy một chiếc 747-100 là cách đây 10 năm" - Mark Gregory, lãnh đạo Air Salvage International, công ty tái chế máy bay lớn nhất châu Âu, cho biết.
Tốt nhất là mua mới
Các linh kiện Iran muốn mua giờ có giá từ vài đô la, đối với một khay đặt đồ ở ghế hành khách, cho tới hàng triệu đô la cho một động cơ máy bay. Airbus và Boeing có thể cũng phải tìm kiếm thị trường đồ cũ để mua các linh kiện như thế, vì họ không còn sản xuất chúng nữa.
Ngoài linh kiện, các hãng hàng không Iran hiện rất cần hoạt động huấn luyện. Các phi công Iran kỹ năng kém, điều hành máy bay chở khách cũ kỹ của Nga sản xuất, là nguyên nhân gây ra một loạt vụ rơi máy bay làm hơn 190 người thiệt mạng hồi năm 2009.
Iran hiện có một lực lượng gồm 189 chiếc máy bay chở khách, với tuổi đời trung bình đã 22 năm. Nước này còn có 76 chiếc trong kho chứa, với tuổi đời trung bình 24 năm. Tình hình của Iran Air còn tệ hơn. 37 chiếc máy bay có trong trang bị của họ có tuổi đời trung bình là 24 năm. 2 trong số những chiếc Boeing 747 còn đang hoạt động của hãng đã bay trên trời gần 4 thập kỷ qua.
Công ty đang sở hữu một số máy bay vẫn còn nhiều linh kiện cũ, như Fokker 100 và MD-80. Gần đây nhiều chiếc máy bay thuộc 2 loại này đã bị bán rã xác, khiến linh kiện của chúng có giá khá rẻ. Những chiếc khác, như mẫu Boeing 747-100 và mẫu Airbus A300 đầu tiên lại không dễ kiếm linh kiện như vậy.
"Sau rốt, giải pháp tiết kiệm nhất cho Iran, có lẽ là nâng cấp mua mới đội bay của họ. Sẽ tới thời điểm người ta không thể hỗ trợ một chiếc máy bay, đơn giản chỉ bởi nó quá già" - Gregory ở Air Salvage nhận xét.
Tường Linh (Theo Reuters)
Thể thao & Văn hóa