Trang lá cải
Hạnh phúc một tang gia!
- Chuyện chó chết
Bạn tôi ở Cali vừa chuyển nhà, hàng xóm mới là cụ bà người Ukraine. Theo bạn tả thì: “Già và chỉ còn một chân, yêu chó và dĩ nhiên (vì yêu chó nên…) rất yêu đời!” Bà nuôi đàn Husky, dân Bắc Cực thuần chủng, thích thời tiết lạnh chân to khỏe rất hiếu động và rất “friendly”. “Chị” mẹ xinh đẹp, kiêu hãnh rất kịp lúc “say hi” bạn bằng một “chầu” sanh nở ra 8 quý tử (toàn cậu). Thế là bạn được “hưởng sái” một cu “mần quen”. Chỉ góp cho bà cụ đáng yêu tiền bác sĩ “đỡ đẻ” và chăm sóc. 5 tháng đầu ($450). Tính ra quá hời cho hai tình bạn mới. Ở VN, muốn có một bạn chó Husky thuần chủng phải mất từ $1000 trở lên và muốn có một bạn hàng xóm “friendly” cỡ chú chó, có khi phải mất cả đời để… chuyển nhà!
“Tình hình” của người bạn mới (ý tôi là chú chó) được “update” liên tục qua mỗi lần trò chuyện. Như để khoe như là một cách yêu thương…
“Phải đi 100km mua cái thùng rượu vang gỗ sồi về làm nhà cho nó…”
“Nó lớn như thổi 4 tháng đã 14 kg!”
“Nó thích ở ngoài trời lạnh, trong nhà có máy sưởi ấm nó không chịu…”
Bạn bảo Mỹ là một đất nước đáng sống nhưng khá cô đơn. Con người không nhiều thời gian làm bạn với nhau. Vì vậy họ đổ tình thương vào những chú chó, lâu ngày thứ tình cảm đó trở thành một “tập quán”. Khi vừa qua, mỗi sáng đi bộ bạn thấy mình thật lẻ loi khi xung quanh ai cũng dắt một chú chó. Bạn kể, ở bển có nhiều công viên và luật ban hành chỉ dành riêng cho chó. Tuy chúng không biết đọc nhưng đều hiểu và được giáo dục theo pháp luật. Chuyện người ta “đồn” đàn ông đứng sau chó ở Mỹ là thật. Vì ở VN đàn ông “tiểu đường” không sao chứ chó mà ị bậy là bị quánh “chủ nhìn hổng ra” luôn thì ở Mỹ, chó ị bậy chủ sẽ bị phạt còn người làm bậy có thể bị kiện. Nói chung “rừng nào cọp nấy”. Lâu ngày, tôi cảm thấy ganh tỵ lắm. Vì mọi câu chuyện của chúng tôi luôn có dấu chân của chú chó “đáng ghét” kia! Nhưng một hôm rớt nước mắt khi nhận tin:
“Chiều nó bị ói mửa, đem vào bịnh viện sáng thì mất. Bác sĩ xét nghiệm: ăn nhằm nấm độc, chưa có trường hợp tương tự nào cứu được. Chưa mua bảo hiểm = 800$ viện phí…”
“Nó hay sục sạo, mùa nầy nấm hay mọc tùm lum! Buồn quá!”
Khi tôi đọc tin thì nick bạn đã tắt ngấm. Bạn buồn tôi biết, nhưng cũng chưa rõ là buồn vì chó chết hay buồn vì… mất 800$! Tôi cũng buồn. Mà tôi buồn cũng không biết vì sao tôi buồn!
Cái chết của con chó quốc tịch Mỹ dĩ nhiên không có gì… vui rồi. Chả biết có con chó nào khác buồn không nhưng ít nhất có hai con người buồn, đó là người bạn “friendly” của tôi và người hàng xóm “friendly” của bạn. Hình như không ai dám vui. Nhìn về VN, có cái chết nào mà không mang lại… niềm vui? Khoan nói con người. Bây giờ sẽ kể về niềm vui trong chuyện-chó-chết ở VN. Cụ thể trong xóm tôi. Nếu chú chó nhà ai đó chết sẽ có ít nhất một người trong xóm mừng! Bằng chứng là mỗi sáng tôi đều nghe tiếng chửi thề véo von chuyện chó mèo ị bậy trước nhà hoặc ăn vụng trong bếp ai đó. Mỗi tuần lướt net đều thấy những video clip về chuyện kẻ bắt trộm chó bị đánh bị nhốt. Mỗi khi đi qua cái hẻm nào đó đều thấy bảng “cầy tơ Nam Ðịnh”. Tất cả các chú chó trong những trường hợp trên đều là “thứ-chó-chết”. Chỉ mang lại nỗi buồn (hoặc không) đến gia chủ nhưng (có thể) đem lại niềm vui cho khá nhiều người. Ví dụ như chủ quán, nhân viên, thực khách và cư dân mạng (nhất là thành viên “hội anti thịt chó” và hội những người anti những kẻ hành hạ người trộm chó)…
- Chuyện người chết!
Việt Nam không biết từ khi nào “nổi danh” là một xứ chết chóc (chắc không cần liệt kê lại tỷ lệ người chết mỗi ngày). Khi chữ tiền ở VN luôn được in hoa bất cứ trường hợp nào thì niềm vui mà đám tang của một người mang lại đôi khi lại “đông” gấp… tỷ lần so với đám tang của rất nhiều người hợp lại. Chuyện “hạnh phúc một tang gia” nghe có vẻ phũ phàng nhưng hoàn toàn có thật
Ở Mỹ tháng 11 có ngày Black Friday, “mở hàng” cho mùa mua sắm tấp nập nhất. Việt Nam và các nước khác cũng “ăn theo” sự kiện này. Ở Sài Gòn, có nhiều loại mặt hàng treo “chế độ Black Friday” hầu như cả năm luôn. Không hiểu sao các gian hàng đó vẫn “sống” tốt hàng chục năm qua. Có người nói, đó là “mẹo” kinh doanh, một cách “kích cầu”. Con người luôn bị hấp dẫn trước hai chữ khuyến mại, mặc dầu đôi khi giá khuyến mại 50-70% lại mắc hơn giá bình thường?! Hầu như mọi mặt hàng đều phải sử dụng “chiêu” này. Và chuyện gì cũng có ngoại lệ. Một số mặt hàng sẽ không bao giờ được phép khuyến mại trừ khi chủ hãng, chủ cửa hàng muốn dùng thử sản phẩm của mình.Vì đa số các mặt hàng này đều “phục vụ” cho… người chết! Không có “kích cầu” nên các mặt hàng này thường ế. Dầu số người chết VN ngày một tăng, tiếc là không nhiều người đủ tiền mua hòm, làm đám tang “quy mô”. Những người giàu cách mấy khi chết cũng không thể nằm trong…. hai, ba cái hòm, làm hai ba đám tang. Chỉ có thể làm một đám tang bằng hai ba cái đám… cưới. Do vậy, không lý do gì cấm những người bán hòm… vui khi nghe tin người chết cả! Ðó là một niềm vui vô cùng lương thiện lẫn lương… thực! Họ vui không phải vì người ta mất, mà vui vì sẽ được cải thiện “chén cơm manh áo”. Dĩ nhiên niềm vui đó không ảnh hưởng gì đến lương… tâm cả!
Xã hội ngày càng tân tiến. Con người ngày càng nhiều điều kiện để làm biếng hơn. Và để phục vụ cho nhu cầu làm biếng của những kẻ có tiền, những người cần tiền sẽ sáng tạo ra các công việc “thời vụ” ở mọi lúc mọi nơi mọi tư thế để “hân hạnh phục vụ”. Có những nghề, người ta không chỉ mất sức mà còn phải mất cả tâm trí và tâm thần để làm. Ðặc biệt khá kén người! Một trong những việc đó, đặc biệt nhất là việc khóc… mướn.
Những người hành nghề khóc mướn trong đám tang ngoài việc có “chuyên môn” diễn xuất hơn hẳn các diễn viên “quốc dân” trên tidi thì họ đều phải có chút ít ngoại hình “dễ coi” một chút. Vì những gia đình có nhu cầu về vấn đề này đều bắt buộc giàu có, trọng “bộ mặt” của gia đình với “xã hội”. Theo dì Chín, một người chuyên mần nghề khóc mướn, kể:
– Mày biết sao hông (dĩ nhiên là không). Họ mướn tụi tao vì sợ “người ta” nói nhà giàu mà thất đức nên con cháu không về, đưa tang không ai khóc, bị mấy nhà giàu đâu chơi với ai xung quanh, cũng không chơi với nhau, nên đâu ai biết, ai khóc. Nhìn dô cái nghĩ, thằng cha, con mẹ này cũng con đàn cháu đống dữ à nha! Ðôi khi cả những người tặng vòng hoa họ cũng thuê mướn hết, để phô trương thanh thế thôi chứ “rỗng ruột” mày ơi! Giàu mà đàng hoàng đâu có sống khép kín vậy! Tao dặn nè, đi ngang đám nào thấy có dân phòng, công an phường giữ xe thì né ra. Ðừng có xớ rớ ý kiến ý cò.
Dĩ nhiên, chuyện gì cũng có hai mặt. Niềm dzui cũng vậy. Tôi tuy không được dạy nhiều về cách “đối nhân xử thế” nhưng sống đủ lâu để hiểu không nên vui mừng trước bất cứ sự mất mát nào, dầu có ghét họ đến đâu. Nhưng đôi khi cũng còn “trẻ người non dạ”, nên… không nhịn được. Trong một số trường hợp đặc biệt, tự dưng thấy mình không dzui là có lỗi với bản thân và cả thế giới (trừ một số thành phần “cá biệt”) lắm!
Và đâu phải cái chết nào cũng xấu, cái sống nào cũng đẹp. Chết trong danh dự, nhẹ nhõm, không làm khổ lụy người thân thì đẹp long lanh. Người ta nói “Hãy sống sao khi bạn sanh ra bạn khóc cả thế giới cười và khi bạn chết đi bạn mỉm cười cả thế giới khóc!” Tôi thì chưa thấy tận mắt được ai sắp chết mà cười được hết, trừ trong phim, nhưng thấy nhiều người cười khi một người chết rồi. Cam đoan những nụ cười kia không phải nụ cười mỉa mai, tính toán gì cả. Ðâu có ai gan mà biểu lộ rõ như vậy! Ðó là những nụ cười nhẹ nhõm hoặc tràn ngập… niềm tin và hy vọng vào tương lai của… người chết hoặc chính họ. Thí dụ nhà ai đó có ông/bà bịnh nặng, liệt giường chiếu, đau đớn nhiều năm, khi cụ “đi” thì con cháu cũng… ráng mếu chút nhưng bụng ai chả mừng, không phải mừng kiểu vô cảm mà mừng cho cụ, cả cho mình được giải thoát. Hoặc người nào đó ác quá trời quá đất, sống đi tới đâu, mần chi, nói gì, cũng bị chửi, bị mấy chục triệu người âm thầm lẫn công khai phỉ nhổ. Tự nhiên một ngày trượt vỏ chuối chết ngắc. Chả lẽ phải đi huy động từng gia đình đừng có mừng trong lúc tang gia bối rối hay sao?
- Chuyện của người sống!
Nói nào ngay, dẫu ác đến đâu thì ai cũng có cha sanh mẹ đẻ, ít nhất một nửa người thương tiếc. Như ông Phi (văn) Ðen tuy em gái ổng không (muốn) về dự tang mà cũng thương tiếc tình huyết thống. Nhưng chuyện buồn của một tổ chức hoặc vài cá nhân mà bắt cả xã hội chung… dzui thì thiệt tệ. Trong khi cái xã hội đó không liên can gì đến cái chết lẫn sự sống của người đó cả. Mà bạn nghĩ… lộn rồi! Tôi hông nói chuyện Quốc Tang thuê, chuyện đó Ðảng với nhà nước lo rồi. Tôi nói chuyện bị mất ngủ vì cái đám ma gần nhà ba bữa nay. Hơn 1 giờ sáng cả khu phố vẫn phải thức lầm bầm chửi vì tiếng nhạc từ mấy cái loa thùng đang đứng chàng hảng, gào thét bên cái rạp dựng chắn hết 2/3 hẻm “xe hơi” của xóm. Người chuyển giới nhảy múa, ăn uống khá đông đúc. Vài phút là có tiếng “dzô” rất to của vài bàn “liên hiệp” với nhau. Sáng ngáp vắn ngáp dài nằm chờ người ta đưa tang cho xong để được ngủ thì nhận được tin nhắn của người bạn “chó chết”:
– Mới treo cái nhà bằng gỗ sồi của nó lên trần garage chờ tuyển “em” khác…
Xem ra bạn đã hết buồn, tôi đùa:
– Mang tao dìa nuôi đi!
Bạn trả lời:
– Tao sợ bà hàng xóm Ukraine dọn nhà đi mất!
DU
http://baotreonline.com/hanh-phuc-mot-tang-gia/
Bàn ra tán vào (0)
Hạnh phúc một tang gia!
- Chuyện chó chết
Bạn tôi ở Cali vừa chuyển nhà, hàng xóm mới là cụ bà người Ukraine. Theo bạn tả thì: “Già và chỉ còn một chân, yêu chó và dĩ nhiên (vì yêu chó nên…) rất yêu đời!” Bà nuôi đàn Husky, dân Bắc Cực thuần chủng, thích thời tiết lạnh chân to khỏe rất hiếu động và rất “friendly”. “Chị” mẹ xinh đẹp, kiêu hãnh rất kịp lúc “say hi” bạn bằng một “chầu” sanh nở ra 8 quý tử (toàn cậu). Thế là bạn được “hưởng sái” một cu “mần quen”. Chỉ góp cho bà cụ đáng yêu tiền bác sĩ “đỡ đẻ” và chăm sóc. 5 tháng đầu ($450). Tính ra quá hời cho hai tình bạn mới. Ở VN, muốn có một bạn chó Husky thuần chủng phải mất từ $1000 trở lên và muốn có một bạn hàng xóm “friendly” cỡ chú chó, có khi phải mất cả đời để… chuyển nhà!
“Tình hình” của người bạn mới (ý tôi là chú chó) được “update” liên tục qua mỗi lần trò chuyện. Như để khoe như là một cách yêu thương…
“Phải đi 100km mua cái thùng rượu vang gỗ sồi về làm nhà cho nó…”
“Nó lớn như thổi 4 tháng đã 14 kg!”
“Nó thích ở ngoài trời lạnh, trong nhà có máy sưởi ấm nó không chịu…”
Bạn bảo Mỹ là một đất nước đáng sống nhưng khá cô đơn. Con người không nhiều thời gian làm bạn với nhau. Vì vậy họ đổ tình thương vào những chú chó, lâu ngày thứ tình cảm đó trở thành một “tập quán”. Khi vừa qua, mỗi sáng đi bộ bạn thấy mình thật lẻ loi khi xung quanh ai cũng dắt một chú chó. Bạn kể, ở bển có nhiều công viên và luật ban hành chỉ dành riêng cho chó. Tuy chúng không biết đọc nhưng đều hiểu và được giáo dục theo pháp luật. Chuyện người ta “đồn” đàn ông đứng sau chó ở Mỹ là thật. Vì ở VN đàn ông “tiểu đường” không sao chứ chó mà ị bậy là bị quánh “chủ nhìn hổng ra” luôn thì ở Mỹ, chó ị bậy chủ sẽ bị phạt còn người làm bậy có thể bị kiện. Nói chung “rừng nào cọp nấy”. Lâu ngày, tôi cảm thấy ganh tỵ lắm. Vì mọi câu chuyện của chúng tôi luôn có dấu chân của chú chó “đáng ghét” kia! Nhưng một hôm rớt nước mắt khi nhận tin:
“Chiều nó bị ói mửa, đem vào bịnh viện sáng thì mất. Bác sĩ xét nghiệm: ăn nhằm nấm độc, chưa có trường hợp tương tự nào cứu được. Chưa mua bảo hiểm = 800$ viện phí…”
“Nó hay sục sạo, mùa nầy nấm hay mọc tùm lum! Buồn quá!”
Khi tôi đọc tin thì nick bạn đã tắt ngấm. Bạn buồn tôi biết, nhưng cũng chưa rõ là buồn vì chó chết hay buồn vì… mất 800$! Tôi cũng buồn. Mà tôi buồn cũng không biết vì sao tôi buồn!
Cái chết của con chó quốc tịch Mỹ dĩ nhiên không có gì… vui rồi. Chả biết có con chó nào khác buồn không nhưng ít nhất có hai con người buồn, đó là người bạn “friendly” của tôi và người hàng xóm “friendly” của bạn. Hình như không ai dám vui. Nhìn về VN, có cái chết nào mà không mang lại… niềm vui? Khoan nói con người. Bây giờ sẽ kể về niềm vui trong chuyện-chó-chết ở VN. Cụ thể trong xóm tôi. Nếu chú chó nhà ai đó chết sẽ có ít nhất một người trong xóm mừng! Bằng chứng là mỗi sáng tôi đều nghe tiếng chửi thề véo von chuyện chó mèo ị bậy trước nhà hoặc ăn vụng trong bếp ai đó. Mỗi tuần lướt net đều thấy những video clip về chuyện kẻ bắt trộm chó bị đánh bị nhốt. Mỗi khi đi qua cái hẻm nào đó đều thấy bảng “cầy tơ Nam Ðịnh”. Tất cả các chú chó trong những trường hợp trên đều là “thứ-chó-chết”. Chỉ mang lại nỗi buồn (hoặc không) đến gia chủ nhưng (có thể) đem lại niềm vui cho khá nhiều người. Ví dụ như chủ quán, nhân viên, thực khách và cư dân mạng (nhất là thành viên “hội anti thịt chó” và hội những người anti những kẻ hành hạ người trộm chó)…
- Chuyện người chết!
Việt Nam không biết từ khi nào “nổi danh” là một xứ chết chóc (chắc không cần liệt kê lại tỷ lệ người chết mỗi ngày). Khi chữ tiền ở VN luôn được in hoa bất cứ trường hợp nào thì niềm vui mà đám tang của một người mang lại đôi khi lại “đông” gấp… tỷ lần so với đám tang của rất nhiều người hợp lại. Chuyện “hạnh phúc một tang gia” nghe có vẻ phũ phàng nhưng hoàn toàn có thật
Ở Mỹ tháng 11 có ngày Black Friday, “mở hàng” cho mùa mua sắm tấp nập nhất. Việt Nam và các nước khác cũng “ăn theo” sự kiện này. Ở Sài Gòn, có nhiều loại mặt hàng treo “chế độ Black Friday” hầu như cả năm luôn. Không hiểu sao các gian hàng đó vẫn “sống” tốt hàng chục năm qua. Có người nói, đó là “mẹo” kinh doanh, một cách “kích cầu”. Con người luôn bị hấp dẫn trước hai chữ khuyến mại, mặc dầu đôi khi giá khuyến mại 50-70% lại mắc hơn giá bình thường?! Hầu như mọi mặt hàng đều phải sử dụng “chiêu” này. Và chuyện gì cũng có ngoại lệ. Một số mặt hàng sẽ không bao giờ được phép khuyến mại trừ khi chủ hãng, chủ cửa hàng muốn dùng thử sản phẩm của mình.Vì đa số các mặt hàng này đều “phục vụ” cho… người chết! Không có “kích cầu” nên các mặt hàng này thường ế. Dầu số người chết VN ngày một tăng, tiếc là không nhiều người đủ tiền mua hòm, làm đám tang “quy mô”. Những người giàu cách mấy khi chết cũng không thể nằm trong…. hai, ba cái hòm, làm hai ba đám tang. Chỉ có thể làm một đám tang bằng hai ba cái đám… cưới. Do vậy, không lý do gì cấm những người bán hòm… vui khi nghe tin người chết cả! Ðó là một niềm vui vô cùng lương thiện lẫn lương… thực! Họ vui không phải vì người ta mất, mà vui vì sẽ được cải thiện “chén cơm manh áo”. Dĩ nhiên niềm vui đó không ảnh hưởng gì đến lương… tâm cả!
Xã hội ngày càng tân tiến. Con người ngày càng nhiều điều kiện để làm biếng hơn. Và để phục vụ cho nhu cầu làm biếng của những kẻ có tiền, những người cần tiền sẽ sáng tạo ra các công việc “thời vụ” ở mọi lúc mọi nơi mọi tư thế để “hân hạnh phục vụ”. Có những nghề, người ta không chỉ mất sức mà còn phải mất cả tâm trí và tâm thần để làm. Ðặc biệt khá kén người! Một trong những việc đó, đặc biệt nhất là việc khóc… mướn.
Những người hành nghề khóc mướn trong đám tang ngoài việc có “chuyên môn” diễn xuất hơn hẳn các diễn viên “quốc dân” trên tidi thì họ đều phải có chút ít ngoại hình “dễ coi” một chút. Vì những gia đình có nhu cầu về vấn đề này đều bắt buộc giàu có, trọng “bộ mặt” của gia đình với “xã hội”. Theo dì Chín, một người chuyên mần nghề khóc mướn, kể:
– Mày biết sao hông (dĩ nhiên là không). Họ mướn tụi tao vì sợ “người ta” nói nhà giàu mà thất đức nên con cháu không về, đưa tang không ai khóc, bị mấy nhà giàu đâu chơi với ai xung quanh, cũng không chơi với nhau, nên đâu ai biết, ai khóc. Nhìn dô cái nghĩ, thằng cha, con mẹ này cũng con đàn cháu đống dữ à nha! Ðôi khi cả những người tặng vòng hoa họ cũng thuê mướn hết, để phô trương thanh thế thôi chứ “rỗng ruột” mày ơi! Giàu mà đàng hoàng đâu có sống khép kín vậy! Tao dặn nè, đi ngang đám nào thấy có dân phòng, công an phường giữ xe thì né ra. Ðừng có xớ rớ ý kiến ý cò.
Dĩ nhiên, chuyện gì cũng có hai mặt. Niềm dzui cũng vậy. Tôi tuy không được dạy nhiều về cách “đối nhân xử thế” nhưng sống đủ lâu để hiểu không nên vui mừng trước bất cứ sự mất mát nào, dầu có ghét họ đến đâu. Nhưng đôi khi cũng còn “trẻ người non dạ”, nên… không nhịn được. Trong một số trường hợp đặc biệt, tự dưng thấy mình không dzui là có lỗi với bản thân và cả thế giới (trừ một số thành phần “cá biệt”) lắm!
Và đâu phải cái chết nào cũng xấu, cái sống nào cũng đẹp. Chết trong danh dự, nhẹ nhõm, không làm khổ lụy người thân thì đẹp long lanh. Người ta nói “Hãy sống sao khi bạn sanh ra bạn khóc cả thế giới cười và khi bạn chết đi bạn mỉm cười cả thế giới khóc!” Tôi thì chưa thấy tận mắt được ai sắp chết mà cười được hết, trừ trong phim, nhưng thấy nhiều người cười khi một người chết rồi. Cam đoan những nụ cười kia không phải nụ cười mỉa mai, tính toán gì cả. Ðâu có ai gan mà biểu lộ rõ như vậy! Ðó là những nụ cười nhẹ nhõm hoặc tràn ngập… niềm tin và hy vọng vào tương lai của… người chết hoặc chính họ. Thí dụ nhà ai đó có ông/bà bịnh nặng, liệt giường chiếu, đau đớn nhiều năm, khi cụ “đi” thì con cháu cũng… ráng mếu chút nhưng bụng ai chả mừng, không phải mừng kiểu vô cảm mà mừng cho cụ, cả cho mình được giải thoát. Hoặc người nào đó ác quá trời quá đất, sống đi tới đâu, mần chi, nói gì, cũng bị chửi, bị mấy chục triệu người âm thầm lẫn công khai phỉ nhổ. Tự nhiên một ngày trượt vỏ chuối chết ngắc. Chả lẽ phải đi huy động từng gia đình đừng có mừng trong lúc tang gia bối rối hay sao?
- Chuyện của người sống!
Nói nào ngay, dẫu ác đến đâu thì ai cũng có cha sanh mẹ đẻ, ít nhất một nửa người thương tiếc. Như ông Phi (văn) Ðen tuy em gái ổng không (muốn) về dự tang mà cũng thương tiếc tình huyết thống. Nhưng chuyện buồn của một tổ chức hoặc vài cá nhân mà bắt cả xã hội chung… dzui thì thiệt tệ. Trong khi cái xã hội đó không liên can gì đến cái chết lẫn sự sống của người đó cả. Mà bạn nghĩ… lộn rồi! Tôi hông nói chuyện Quốc Tang thuê, chuyện đó Ðảng với nhà nước lo rồi. Tôi nói chuyện bị mất ngủ vì cái đám ma gần nhà ba bữa nay. Hơn 1 giờ sáng cả khu phố vẫn phải thức lầm bầm chửi vì tiếng nhạc từ mấy cái loa thùng đang đứng chàng hảng, gào thét bên cái rạp dựng chắn hết 2/3 hẻm “xe hơi” của xóm. Người chuyển giới nhảy múa, ăn uống khá đông đúc. Vài phút là có tiếng “dzô” rất to của vài bàn “liên hiệp” với nhau. Sáng ngáp vắn ngáp dài nằm chờ người ta đưa tang cho xong để được ngủ thì nhận được tin nhắn của người bạn “chó chết”:
– Mới treo cái nhà bằng gỗ sồi của nó lên trần garage chờ tuyển “em” khác…
Xem ra bạn đã hết buồn, tôi đùa:
– Mang tao dìa nuôi đi!
Bạn trả lời:
– Tao sợ bà hàng xóm Ukraine dọn nhà đi mất!
DU
http://baotreonline.com/hanh-phuc-mot-tang-gia/