Thân Hữu Tiếp Tay...

Hành trình 30 năm của Bác Hồ. Tiền đề ngày 30/4/1975.- Lê Bá Vận

xxx


HCM-BadinhLời Mở Đầu
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, đến nay đã được 50 năm (1975-2025), nửa thế kỷ trôi qua. Những kỷ niệm cũ vẫn còn đâu đó.

Bài viết này ôn lại quãng đường 30 năm hành trình tìm đường cứu nước - 1911 ra đi, 1941 trở về - của Bác Hồ, làm cơ sở cho ngày phán quyết 30/4/1975, quyền lợi bên thắng, số phận kẻ thua. (1).

 

Trong cuộc hành trình này bản Yêu Sách Của Nhân Dân, Thẻ Căn Cước và Luân cương Lenin là 3 văn kiện nòng cốt, dương danh Bác và định hướng cho Người về con đường giải phóng dân tộc.

 

Liên hệ mật thiết giữa bản Yêu sách này và thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quấc là kỳ diệu:

“Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”, kiến tạo lịch sử.

Những dữ kiện trong bài giúp hoàn thiện giáo trình môn học Lịch sử Đảng dạy ở các trường

 


Ba văn kiện lịch sử đem lại thành công cho cuộc hành trình tìm đương cứu nước của Bác Hồ.

1) Bản Yêu sách. 2) Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc. 3) Luận cương Lenin: Les thèses de Lenine.

_____

 

I) PHẦN MỘT.

    

 Từ Nguyễn Tất Thành sang Nguyễn Ái Quốc đến Bản Yêu sách 1919 (Ký sự).

 

Lịch sử ghi chép lại sự thật, là những sự việc thực sự đã xảy ra trong quá khứ (facts), toàn bộ sự thật, và không có gì khác ngoài sự thật. Đó là:

 

        A) Thời Kỳ NGUYỄN TẤT THÀNH (NTThành) – KIÊN TRÌ LAO ĐỘNG.

a) Giai đoạn 5/6/1911 - cuối 1917: ra đi, phụ bếp tàu buôn, khách sạn.

b) Giai đoạn cuối 1917 – 4/9/1919: Nhóm An Nam Yêu Nước. Bản Yêu sách.

 

     + 1911] NTThành rời nước ra đi ngày 5/6/1911, Đảng nói Người đi để cứu nước!

     + 1911] Đến Pháp ngày 6/7 Thành gởi đơn xin Pháp cho học Trường Thuộc địa. 

     + 1912] Đơn bị bác, Thành phụ bếp, theo tàu ghé nhiều cảng, đến Mỹ cuối tháng 12/2012.

     + 1912] Thành gởi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển tiền cho cha và xin cho cha phục chức.

Cụ Nguyễn Sinh Sắc tri huyện Bình Khê, Bình Định năm 1907 tra tấn gây chết người. Gia đình kiện ra Huế. Vụ kiện kéo dài. Năm 1910 Triều đình Huế giáng bị cáo là cụ Sắc 4 cấp và sa thải.

Cụ vào Nam sinh sống và qua đời trong khó khăn song nửa thế kỷ sau ĐCSVN xây lăng mộ Cụ thành khu di tích lịch sử, có tượng đài Cụ, có nhà sàn bác Hồ… nổi tiếng ở Đồng Tháp.

    

     + 1912] Tâp truyện dài “Bác Hồ Mỹ Du Lao Động Ký” do ĐCSVN sáng tác kể chuyện Bác ra đi, đến Mỹ ở lại, xin được việc phụ bếp ở khách sạn Omni Parker House tại Boston các năm 1911-1913.

Căn bếp và đồ nghề Bác làm bânh ngọt nổi tiếng đến nay ở khách sạn này nay là bảo vật di tích lịch sử hàng đầu, thánh địa, được các lãnh đạo Đảng, nhà nước năng thăm viếng, hành hương. (https://baotanghochiminh.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-noi-bac-ho-tung-song-lam-viec-o-boston-my.htm).

 

Bác cũng được kể lại nhiều chuyện… có đi bộ đến học tại MIT là Viện Công nghệ Masachusetts, Boston, xếp hạng Đại học đứng đầu thế giới, Đến New York (cách Boston 300 km) thì Bác lên khu Harlem nghe mấy ông da đen diễn thuyết. Tuy tiếng Anh Bác biết còn rất ít nhưng Bác cần đến tham dự cũng như đã hội họp đều đặn với họ và đóng góp tiền ủng hộ cuộc đấu tranh.

Bác viếng nhiều thành phố ở Mỹ, tiếp xúc các nhà văn lớn, các nhà hoạt động tranh đấu nhân quyền nổi tiếng… thụ đắc nhiều tư tưởng, tao ngộ nhiều sở học.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

 

Sực nhớ thực tế Bác đến Mỹ cuối tháng 12/1912 và rờì Mỹ về Pháp đầu năm 1913. Phóng sự Mỹ du lao động của Bác Hồ là một thiên ký sự giả tưởng đọc say mê như ”Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. (1).

Dù hư cấu, cho đến nay, các lãnh đạo ta vẫn thường xuyên đến hành hương ở khách sạn Parker House, Boston, tại căn phòng nơi Bác làm phụ bếp hơn 100 năm trước.

 

     + 1913] Đầu năm 1913 NTThành rời Mỹ, theo tàu về lại cảng Le Havre, Pháp song lại qua định cư tại London, Anh quốc. Thành sinh kế cào tuyết, bồi bếp ở khách sạn.   

Lý do NTThành chọn ở Anh là chỉ có thể phỏng đoán. Thành rất chí hiếu, chịu khó vất vả kiếm tiền gởi về cho cha là cụ Sắc. Thành chọn ở Anh, lương cao? hầu như không có Việt kiều, yên tâm lao động?

    

    + 1913] Bảo tàng HCM đã lưu giữ bức thư NTThành gửi cho cụ Phan Chu Trinh

https://baotanghochiminh.vn/nguyen-tat-thanh-gui-thu-cho-cu-phan-chu-trinh-o-phap.htm.

Nội dung sự kiện: Khoảng giữa năm… Từ nước Anh, NTThành thảo vài dòng nguệch ngoạc gởi cho cụ Phan Chu Trinh ở Pháp:

“Hy Mã nghi bá Đại nhơn, Cháu kính chúc Bác… Nay cháu đã tìm được nơi để học tiếng. Mấy 4 tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn luôn. Tuy ở Anh song chẳng khác gì ở Pháp và tháng ngày luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu… Chuyến này Bác sẽ đi nghỉ hè đâu? Nay kính Cuồng điệt: NGUYỄN TẤT THÀNH”. 

 

Bức thư thăm hỏi và than phiền: “những chỉ lo làm khỏi đói…”. “Bác sẽ đi nghỉ hè đâu?” có nghĩa sắp đến mùa hè (tháng 7,8,9). ‘Mây 4 tháng rưỡi nay’ có nghĩa Thành đến Anh đầu năm 1913,

   

Những thông tin kể trên cho thấy NTThành ra đi năm 1911, sớm gửi tiền về, nói theo ngôn ngữ hiện đại thì được xem là người đầu tiên “xuât khẩu lao động” gởi tiền về nước.

   

     + 1916] Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh là 2 nhà lãnh đạo sáng lập “Hội Đồng Bào Thân Ái” năm 1912, có giấy phép. Chiến tranh Thế giới WWI (!914-1918) lính thợ An Nam sang Pháp đông đảo, hai ông lập “Nhóm Người An Nam Yêu Nước” năm 1916 để tương trợ.

 

     + 1917] Phan Chu Trinh (1872-1926) đã khuyến dụ NTThành trở về Pháp cuối năm 1917 để hoạt động trong hội người Yêu nước. Lúc này Thế chiến 1 sắp kết thúc, tình hình ở Pháp đã yên.

 

     + 1918] Về Pháp NTThành sớm dính dấp vào chính trị, Năng động, tích cực.

 

     + 1919] Đầu năm 1919 NTThành gia nhập đảng Xã hội Pháp.

 

     + 1919] Thế chiến I kết thúc, Hội nghị Hòa bình Versailles được khai mạc tại Paris. Nhóm người An Nam Yêu Nước ngày 18-6-1919 gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị.

Bản Yêu sách được viết bằng tiếng Pháp gồm 8 điểm, đòi hỏi thả tù nhân chính trị, tôn trọng các quyền tự do căn bản, chế độ đạo luật thay sắc lệnh và có đại diện người bản xứ trong Nghị viện Pháp.

 

Bản Yêu sách tên là Revendications du Peuple Annamite (Thỉnh nguyện của dân tộc Annam). Dưới ký tên: Pour le Groupe des Patriotes Annamites - Nguyễn Ái Quấc. (Thay mặt nhóm An Nam Yêu Nước – Nguyễn Ái Quấc). (Bà Thụy Khuê dịch).

Có 3 điểm đáng chú ý trong bản Yêu sách này rất nổi tiếng:

 

 1- Dưới ghi Nguyễn Ái Quấc đứng tên, không có chữ ký tay để xác nhận.

 2- Tên Nguyễn Ái Quấc. Chỉ trong Nam ‘Quốc’cũng viết là ‘Quấc’.

 3- Lời văn và từ ngữ của bản Yêu sách rất chuyên nghiệp của giới ngoại giao, chính trị, đặc biệt đoạn nhập đề được viết rất tinh xảo. Người tay ngang viết tất không chuẩn xác.

Lúc đó có 3 người đủ trình độ Pháp văn để viết bản Yêu sách. Ba vị ấy là:

 
1- Phan văn Trường (1876-1933), Tiến sĩ Luật, Luật sư, có quốc tịch Pháp.
 
 2- Nguyễn Thế Truyền (1898-1963) học giỏi nổi tiếng ở Bắc Kỳ, được cấp học bổng sang Pháp đỗ kỹ sư hóa học, cử nhân lý hóa, cử nhân triết học, vợ người Pháp. (Wikipedia).
 
 3- Nguyễn An Ninh (1900-1943) học giỏi nổi tiếng, lấy vợ đầu người Pháp. Được cấp học bổng sang Pháp, năm 1918 tại Đại học Sorbonne ông chỉ học trong một năm đã hoàn thành chương trình bốn năm và lấy bằng Cử nhân Luật, gây ngạc nhiên và thán phục trong giới trí thức ở Pháp về trí thông minh lỗi lạc, đặc biệt hiếm thấy (Wikipedia). Là người miền Nam chắc ông đã dùng chữ ‘Quấc’ trong bản Yêu sách 8 điểm.
 
    + 1919] Ngày 18/6 NTThành lãnh nhiệm vụ gửi bản Yêu sách đến hội nghị Versaille. 
Thành lúc ấy là thứ yếu, tuy thông minh nhưng ngặt học hành dở dang. 
Ra nước ngoài trong nhiều năm NTThành chăm chú làm ăn – như được viết trong thư gởi cho cụ Phan Chu Trinh. Trong thư Thành thú nhận: “tháng ngày luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu…
Lời bộc lộ thành thực này “thẳng từ miệng ngựa” (straight from the horse's mouth), nói lên tất cả.        
Bác được kể lại thường xuyên bị cảnh sát Anh theo dõi, có lần trốn thoát bắt bớ tại nhà. Tuy nhiên chuyện nhỏ, ở Anh (cũng như ở Pháp) thành lập đảng phái, tham gia phong trào, đả kích chính phủ… đều hợp pháp, được tự do.                                                                     
 
        B) Thời Kỳ NGUYỄN ÁI QUỐC (NAQ) - THÀNH DANH.
 a) Giai đoạn 4/9/1919 – 6/1923. Căn cước mới. Uy tín chính trị. 
 b) Giai đoạn 6/1923 – 28/1/1941. Cán bộ Quốc tế Cộng sản (QTCS). 
    + 1919] Ngày 4/9/1919 bước ngoặt định mệnh. Hôm đó NTThành tự đến sở Cảnh sát Pháp xin làm thẻ căn cước mới. Thành khai tên là Nguyễn Ái Quấc, sinh viên, sinh năm 1894, tấu xảo trùng tên nhân vật đề tên Nguyễn Ái Quấc dưới bản Yêu sách được phổ biến 2 tháng rưỡi trước vào ngày 18/6. Thành học sinh cũ trường Quốc học Huế nên tên đặt phải là ‘Quốc’! Chỉ người miền Nam viết ‘Quấc’. 
Tên “Quấc” xuất hiện ở bản Yêu sách và trên thẻ căn cước rồi biến mất. 
Như thế có một Ái Quốc ở ngoài đời và một Ái Quấc trên giấy tờ. Cả hai là một?  
 
Dù nghi ngờ mạo danh? song từ nay không còn NTThành ít ai biết đến mà là một NÁQ sáng chói, được ĐCSVN khẳng định là tác giả “Bản Yêu sách của dân tộc An Nam”.
Bản Yêu sách 8 điểm năm 1919 này là điểm ngoặt trong lịch sử Việt Nam cận đại. 
Nó sinh ra Thẻ Căn Cước và phút chốc NTThành trở thành NAQ tiếng danh nổi như cồn làm bệ phóng cho sự nghiệp Hồ Chí Minh (HCM). Sự nghiệp này được xây dựng trên bản Luận cương của Lenin về hai vấn đề Dân tộc và Thuộc địa mà NAQ đọc được trên tờ báo Pháp L’Humanité số ra ngày 17/7/1920, vạch ra cho NAQ con đường giải phóng cho dân tộc.
    + 1920] NAQ với tên mới khởi đầu tham dự các Đại hội. Tháng 12/1920 NAQ tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và NAQ là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 
Trong hình Đại hội NAQ trẻ trung được thấy đứng giữa các đại biểu toàn các ông Tây trọng tuổi, râu ria xồm xoàm đang ngồi nhìn về hướng khác. 
 
Tuy trẻ NAQ cũng đã 30 tuổi, lớn tuổi nhất vì các đảng viên Việt Nam khác còn chưa đến tuổi 20. Là người Việt Nam cộng sản duy nhất ở Pháp lúc đó nên NAQ rất có giá, luôn được tiếp cận ân cần, mọi đại hội đều ghi tên, góp mặt, không bỏ sót.
 
    + 1921] Năm 1921 NAQ là đại biểu Đông Dương tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp họp tại Marseille..          
 
    + 1921] Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, NAQ tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Hội ra tờ báo tháng ‘Le Paria’ (Người cùng khổ). Báo ra không đều, 38 số, từ tháng 4/1922 đến tháng 4/1926 thì đình bản. NAQ được kể năng viết báo và thay đổi bút danh.
 
    + 1922] Năm 1922 NAQ đến Liên Xô lần đầu tiên tham gia Đại hội lần thứ tư của Quốc tế Cộng sản (QTCS), ở đó ông gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của QTCS.[40]
 
    + 1923] Tháng 6/1923 NAQ lại qua Liên Xô với sổ thông hành mang tên Chen Vang; Sinh ngày 15-02-1895 ở Đông Dương. Nghề nghiệp: Thợ ảnh,. NAQ đáp tàu thủy từ Đức đến thương cảng Pêtơrôgờrát, Liên Xô vào sáng ngày 30-06-1923.
NAQ được nhận vào học tại trường Đại học Cộng Sản Phương Đông.
 
    + 1923] Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, NÁQ được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng, rồi Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV. Tại Liên Xô NAQ là người cộng sản duy nhất gốc Đông Dương. 
 
    + 1924] Tháng 1/1924 NAQ dự tang lễ của Lenin. Tháng 6/1924 NAQ  tham dự Đại hội lần thứ V của Đệ Tam Quốc Tế (Comintern).  Tháng 7/1924 NAQ tham dự Đại hội Quốc tế Công hội đỏ lần thứ III. 
 
    + 1924] NAQ khởi đầu giai đoạn nhận công tác. Tháng 11/1924 đến Quảng Châu, lấy tên Lý Thụy làm việc trong đoàn cố vấn Borodin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên. QTCS giao phó nhiều nhiệm vụ khác quan trọng ít nhiều, trong ban Phương Đông, cục Phương Nam, cụ thể liên lạc, tham gia thành lập và tổ chức các hội đoàn, các khóa huấn luyện; giớí thiệu học viên vào các trường chính trị, quân sự, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê.
 
    + 1925] Ngày 21/6/1925, NAQ tập hợp Việt kiều thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu giảng dạy và truyền bá chủ nghĩa Mác Lê. Đứng lớp có NAQ, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn (cả 3 gia nhập ĐCSTQ) và các vị thỉnh giảng người Hoa thiên tả. Năm 1927 hội bị Tưởng Giới Thạch đàn áp mạnh. Trong hội có nhiu chia rẽ khiến hội tan rã và giải tán ngày 4/8/1929. 
NAQ lãnh tụ hội đang ở Thái Lan (1928-1929) song không nghe ông đả động gì.  

 

    + 1926] Lý Thụy kết hôn? với cô Tăng Tuyết Minh nữ hộ sinh (Zeng Xueming 1905-1991).

Cuộc hôn nhân này có bà Đặng Dĩnh Siêu chứng kiến. Bà là phu nhân của Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cọng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tháng 10/1949 lúc ĐCSTQ chiếm được lục địa Trung Quốc. Bà ĐDSiêu cũng là Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ khóa 11-12.

 

    + 1927] Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, Lý Thụy đành ra đi, xa vợ, rời Quảng Châu tháng 4/1927 đi Hồng Kông, rồi thoát về Liên Xô theo đường sa mạc Gobi. Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại Hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại BrusselBỉ..

 

    + 1928] Mùa thu 1928 từ Liên Xô ông được cử về Thái Lan (Xiêm) lấy tên sư Thầu Chín. Trong thời gian này Lý Thụy có gửi thư cho vợ là bà Zeng, bày tỏ sự thương nhớ?

    + 1929] Cuối 1929 Lý Thụy trở lại Hong Kong dùng căn cước tên Tông Văn Sơ, quốc tịch Tàu.

 
    + 1930] Thành lập ĐCSVN. Làm lớn NAQ dùng nhiều tên. Tên NAQ được nghe nhắc lại năm 1930. Là cán bộ QTCS, tại Hong Kong NAQ chủ trì họp các đảng Cộng sản trong nước. Hội nghị gồm 6 đại biểu, ngày 3/2/1930 quyết định thành lập ĐCSVN hợp nhất 3 đảng CS ở Đông Dương, có từ năm 1929.
 
Qua vai trò chứng kiến ĐCSVN khẳng định Nguyễn Ái Quốc là Người sáng lập Đảng. ĐCSVN này chỉ tồn tại 8 tháng. Vào tháng 10/1930, Trần Phú tân Tổng bí thư (TBT) lấy lại tên cũ là Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD) phú hợp với thực trạng trong nước.
 
Ngày 11/11/1945 ĐCSĐD tự giải tán rút vào hoạt động bí mật. Ngày 3/3/1951 tái xuất hiện lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam. Sau chiến tranh, tháng 12/1976 ĐLĐVN đổi tên mới là ĐCSVN. Như vậy có ĐCSVN 1930 và ĐCSVN 1976 tương tự Việt Nam có nhà Tiền Lê và nhà Hậu Lê?
 
Năm 1930 cũng là một năm đại tang cho cách mạng Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa ngày 9/2/1930 ở Yên Bái thất bại. Ngày 17/6  NguyễnThái Học (1902-1930) thủ lãnh Quốc Dân Đảng cùng 12 đồng chí đã bị Pháp xử chặt đầu. Cỗ máy chém nhập từ Pháp được từ Hà Nội đem lên Yên Bái thi hành bản án. Số đồng chí  bị kết án xử chém trước, sau lên đến mấy chục người, 4 đồng chí tự sát, tù tội, lưu đày thì gần ngàn.
 
Mười năm sau, ngày 22/11/1940 Nam Kỳ Khởi Nghĩa là cuộc nổi dậy vũ trang qui mô lớn do Xứ ủy Nam Kỳ của ĐCSĐD phát động. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt và các lãnh tụ chủ chốt: NVCừ, HHTập, NTMinh Khai, VVTần, PĐLưu… đều bị xử bắn. Xử tử ở các nơi và tù đày là nhiều. 
 
Khởi nghĩa Đô Lương. Ngày 13/1/1941 Đội Cung dẫn lính đồn Đô Lương kéo về đánh chiếm Vinh. Tuy lên kế hoạch tốt, vũ trang súng ống đầy đủ song Pháp chống trả mãnh liệt và cuộc binh biến thất bại. Đội Cung cùng 10 binh sĩ bị kết án tử hinh, 22 binh lính khác bị xử tù 12 năm đến chung thân.
 
Trong 3 cuộc khởi nghia trên tại Bắc, Nam và Trung Kỳ nhiều con dân Việt anh dũng đã đền nợ nước. Thời Pháp thuộc mọi cuộc nổi dậy của dân ta lớn bé, từ mọi xuất xứ, đều thất bại.
 
    + 1932] Những năm 1931 và 1932 các nhật báo cộng sản đêu đưa tin và phân ưu NAQ dưới tên Tống Văn Sơ (Sung Man Cho) bị bắt giữ (6/6/1931) rổi qua đời ở trại tù Hong Kong do bệnh lao phổi, tháng 6/1932.  Cái chết của Tống Văn Sơ chấm dứt công tác của NAQ tại ban Phương Đông.
 
    + 1934] Đầu năm 1934 lại thấy có người tự nhận là NAQ xuất hiện ở Moskva. Là “Ve sầu thoát xác”, là “Ly miêu hoán chúa”, NAQ thế thân?
 
ĐVSVN giải thích Tống Văn Sơ bị bắt giam ở Hong Kong ngày 6/6/1931, nằm bệnh xá của trại giam do lao phổi và đưa ra tòa án Tối cao Hong Kong xét xử trong tháng 8 và 9/1931. Các luật sư bên bị đơn tiếp tục kháng cáo lên Cơ mật viện Vương quốc Anh, mãi đến hơn một năm sau mới có kết quả. 
Ngày 28/12/1932 Tống Văn Sơ có lệnh trả tự do và trục xuất, rời Hong Kong ngày 21/1/1933 để trở về Liên Xô. Các nhật báo không đưa tin lệnh tha bổng này.    
 
    +1934] Ở Liên Xô tại Moskva NAQ lấy bí danh Lin, học tập tai trường Quốc tế Lenin và cuối khóa ông tham gia lớp nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa của QTCS.[56]. 
 
    + 1935] Tháng 8/1935 Lin lấy tên Linov dự Đại hội VII Đệ Tam Quốc tế trong vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo (văn phòng Viễn Đông của QTCS, gọi tắt là Dalburo). Trong Đại hội VII này các đại biểu của ĐCSĐD đến từ Việt Nam là Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn, người dân tộc Tày, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Tất cả đều đọc tham luận. (Tham luận về vận động các dân tộc thiểu số là của HVNọn).
 
    + 1938] Vắng bóng rất lâu gây thắc mắc, song giữa năm 1938 Lin được cử trở lại Trung Quốc. lần này 
trong vai Thiếu tá Bát lộ quân tên là Hồ Quang, đến công tác tại văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, sau đó 
đi Quý DươngCôn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của ĐCSTQ mùa đông 1938 đến đầu năm 1939.[60]. Thế chiến 2 (1939-1945) bùng nổ, ngày 18/1/1941, NAQ lấy tên Già Thu trở về nước. 
_____­­
 
II) PHẦN HAI.
 
Các Trắc trở và Thuận lợi trong hành trình NAQ cứu nước
 
    +1) Sự nghiệp của NAQ nhiều vấp váp, thăng trầm, gian nan trắc trở.
Những năm đẩu tiên ở nước ngoài 1911-1917 dưới tên NTThành ông lao động gian khổ toàn thời gian. Khới sắc bắt đầu từ năm 1919 sau khi ông dứt bỏ tên Thành.
Các năm 1931-1933 ông bị lao phổi nặng lại chịu cảnh ngộ ngục tù ở Hong Kong.
Về Liên Xô ông bị buộc phải ở lại cho đến năm 1938, bị giam lỏng vì nghi ngờ lý do ông được nhà cầm quyền Hồng Kông trả tự do.[54] 
QTCS thành lập Ban Thẩm tra vì nghi ngờ sự trung thành chính trị của NAQ.
 
Tháng 8/1942 cũng xui xẻo. NAQ lần đầu tiên lấy tên Hồ Chí Minh sang Tàu, nói để cầu viện. Mới đi vào đất Tàu độ 20 cây số thì ông bi bắt giữ. Tội gián điệp? ngồi tù 14 tháng!  
 
    +2) NAQ có quan hệ căng thẳng với các lãnh đạo ĐCSĐD trong nước. 
Từ năm 1931 NÁQ bị Ban Hải ngoại của ĐCSĐD viết thư gửi QTCS kết tội phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị bắt. Hội này do NAQ tổ chức tháng 6 năm 1925 tai Quảng Châu, giải tán tháng 8/1929.
 
Trong những năm 19311935, NÁQ bị tổng bí thư Trần Phú và  TBT Hà Huy Tập chỉ trích gay gắt về đường lối cải lương không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế.[57][58
NAQ đã bị phê phán nặng nề: “Cuộc tranh đấu không nhân nhượng chống những học thuyết cơ hội này của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của Đảng Thanh niên là rất cần thiết (...). Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua".[46]
 
Trần Phú (1904-1931), TBT đầu tiên của ĐCSĐD từ tháng 10/1930 là nhà lý luận chính trị cộng sản người Việt Nam. ĐCSVN cho biết Trần Phú được NÁQ cử sang học tại trường Đại học Đông Phương (Liên Xô) năm 1927 với bí danh Likvey (Ликвей). 
Được biết Trần Phú học rất giỏi, năm 18 tuổi (1922) ở Huế đỗ đầu kỳ thi Thành Chung gọi là bằng Diplôme là văn bằng cao nhất thời đó và ông được bổ đi dạy học. (Wikipedia).
 
Hà Huy Tập (1906-1941) người Hà Tĩnh là Bí thư ban Chỉ huy hải ngoại năm 1935 và TBT thứ 3 của ĐCSĐD từ năm 1936. Học rất giỏi ông đỗ Diplôme hạng ưu ở trường Quốc học Huế năm 1923 và được phân dạy học ở Nha Trang. Năm 1929 ông sang Liên Xô theo học trường Đại học Cộng sán Phương Đông thuộc QTCS và cuối năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản toàn liên bang (bôn-sê-vích). Ông về nước năm 1934. 
 
Sự kiện cả 2 tổng bí thư trẻ kiệt xuất của Đảng đều chống đối NAQ đến cùng là điều bất thường đáng suy nghĩ. Thực sự NAQ có nhiệm vụ liên lạc với ĐCSĐD mà không có chức năng giám sát, chỉ đạo.
 
    +3) NAQ vượt qua mọi đối thủ đồng chí trong Đảng, nhờ 2 điều thuận lợi. 
 
+ Một là yếu tố tuổi tác. NAQ là đàn anh, ngay cả là tiền bối của 4 vị tổng bí thư đầu tiên tài ba của Đảng, lớn hơn họ từ 12 đến 22 tuổi. Cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) chỉ lớn hơn NTThành 18 tuổi nhưng Thành tự xưng ‘Cuồng điệt’, cháu và bác. NAQ được kính nể “sống lâu ra lão làng”, đi trước một quãng đường dài trước khi các đối thủ trẻ tuổi xuất phát.
 
+ Hai là “Bất chiến tự nhiên thành”. Bốn vị tổng bí thư đầu tiên tinh hoa của Đảng hoạt động giữa lòng địch, nguy hiểm trùng trùng, đều yểu mệnh. 
Trần Phú chết từ năm 1931. Hà Huy Tập bị Pháp bắt trở lại năm 1940, bị tuyên án tử hình tháng 3/1941 và bị xử bắn tháng 8/1941 tại Hóc Môn, Gia Định cùng lúc với Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần… Lê Hồng Phong cũng bị bắt lại tháng 2/1940, chết bệnh ở Côn Đảo ngày 6/9/1942. 
Pháp truy lung bắt bớ kéo dài qua năm 1943-44, Đảng hầu như tan rã, đảng viên trốn tránh, ngừng hoặc giảm hoạt động. 
 
Thế chiến 2 (1939-1945) bùng nổ, vào năm 1940 các lãnh tụ ĐCSĐD đêu bị Pháp bắt trọn thì ngày 28/1/1941 NAQ lúc này đã trên 50 tuồi, dùng tên Già Thu tìm đường trở về Việt Nam. Ông chọn ở vùng Pắc Bó quanh quẩn sát biên giới Tàu, là nơi ẩn náu an toàn. 
Tại Pắc Bó, Cao Bằng tháng 5/1941 Già Thu chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 và Trường Chinh (1907-1988) được bầu tổng bí thư kế nhiệm Nguyễn Văn Cừ.
 
Nếu chỉ một trong 4 vị tổng bí thư đầu tiên của ĐCSĐD thoát khỏi Pháp bắt giữ năm 1940 thì vị thế của NAQ cán bộ QTCS ắt thay đổi khác, hoặc ông không về nước (?)
 
Bẵng đi một thời gian, cuối cùng từ năm 1942 Hồ Chí Minh (HCM) lên nắm quyền, tiết lộ Bác là NAQ. Như vậy Bác là lãnh tụ duy nhất thừa kế 2 di sản quý hiếm: 1) của NTThành/NAQ đầy rẫy huyền thoại, thực hư xen lẫn và 2) của bản thân HCM với những hoạt động bí ẩn bao trùm.
 
Từ 1942-1969 là thời đại HCM mà ở đây không bàn rộng (chỉ chú trọng viết về NTThành/NAQ). (2).
 
    +4) Các Vai Trò Trong Cách Mạng Tháng 8/1945.
Trên đường cứu quốc NAQ đã tham dự rất nhiều hội nghị quan trọng ở hải ngoại, thực hiện nhiều nhiệm vụ được QTCS, ban Phương Đông, cục Phương Nam giao phó. 
Tuy nhiên những điều này chỉ hữu ích cho QTCS và cho bản thân mình mà không trực tiếp đóng góp ích lợi gì nhiều cho sự thành công của Cách mạng tháng 8/1945 trong nước. Trường Chinh TBT Đảng là người phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, hoạch định đường lối, chiến lược, chỉ huy toàn diện.
 
“Trường Chinh nổi lên đóng vai trò cốt yếu trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.[39]. 

(Trường Chinh emerged to play a crucial role in the August Revolution in 1945.[39]).

Ông được miêu tả là nhà lãnh đạo cấp tiến của phe thân Trung Quốc trong khi HCM lãnh đạo phe thân Liên Xô. Tình hình chính trị trong những năm 1940 đã bị chia rẽ thành chủ nghĩa bè phái rõ ràng có chiến lược khác nhau, đặc biệt là trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.[40]

Trong khi HCM và phe của ông đóng quân ở Pác Bó, miền Bắc Việt Nam, Trường Chinh và những người theo ông di chuyển xuống Hà Nội và tập trung vào đồng bằng sông Hồng. Do đó, trung tâm của phong trào Cộng sản đã tách thành hai trung tâm.[41]  Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cho đến năm 1956, phe Trường Chinh đã mạnh hơn”. (https://en.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Chinh)- Wikipedia - The Free Encyclopedia.
 
Công lao của ĐCSĐD trong nước như sau: 
Bất ngờ xẩy đến là ngày 19/8/1945. Chớp thời cơ xuăt hiện, Thành ủy Hà Nội phối hợp với Xứ ủy Bắc Kỳ  nhanh chóng khởi động nhân dân nổi dậy chiếm được thủ đô Hà Nội không tốn một viên đạn. 
 
Ở tại chiến khu Tân Trào, Tuyên Quang không ai hay biết gì về cuộc khởi nghĩa tự phát này ngoài dự liệu, mãi đến mấy hôm sau bỗng được tin.
 
Ở các tỉnh cũng một bài bản. Chỉ vài hôm sau ngày 19/8 các đảng viên cộng sản, đặc biệt các đảng viên chủ chốt như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn… được chính phủ Trần Trọng Kim tổng ân xá tù nhân chính trị mấy tháng trước đó, nay dấy động khởi nghĩa cướp chính quyền, lập UBND ở các xã, huyện, tỉnh.
 
Cách mạng thánh công, Trương Chinh TBT Đảng đương nhiệm, ngày 2/9/1945 có triển vọng sẽ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, thành lập nước VNDCCH. Song Trường Chinh thậm chí cũng không có tên trong Chính phủ lâm thời VNDCCH. 
 
HCM được Liên Xô đào tạo, là cán bộ QTCS, sáng lập viên đảng cộng sản Pháp, Việt Nam, đảng viên đảng cộng sản Liên Xô, Tàu, có uy tín và kinh nghiệm quốc tê, được chọn. 
Trường Chinh kém họ Hồ 17 tuổi, chưa có dịp ra khỏi nước, tất nhiên chưa đến Liên Xô ngày nào. 
 
Thời đó qua Tàu thì nhiều, song đến Liên Xô học tập thì chỉ có NAQ và các TBT Trần Phú, Lê Hông Phong, Hà Huy Tập. Dự đại hội tại Liên Xô thì có thêm Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn..
Ngoại trừ NAQ, tất cả đều bị Pháp bắt giữ từ năm 1940 và chết một hai năm sau đó.    
_____
 

Lời Bàn.

 

    + Chủ tịch HCM tự nhận là NTThành/NAQ là tự bắn vào chân, hứng bất lợi. Bác nên khước từ họ. Chỉ cần chỉ rõ Bác khác NAQ vì NAQ cao 1m62 (VTV4 You tube: “Nguyễn Ái Quốc - ẩn số từ nước Pháp) . NAQ kém Bác hơn 10cm. Không nên nhầm lẫn.

 
“Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh” . Đó là lời ca mô tả Bác Hồ trong bài hát nổii tiếng “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã viết cuối năm 1945.

 

Hồ sơ hình sự của Cảnh Sát Hình Sự tại Bắc Kỳ năm 1930. Số 39 – NGUYỄN-ÁI-QUỐC, Nguyễn-Tất-Thành… Chiều cao 1m62,* vóc gầy chắc, cặp môi dày (dịch từ tiếng Pháp).

 

NAQ vóc người nhỏ bé là sự thực. Trong giai đoạn 1930–1932, NAQ bị lao phổi rất nặng, cơ thể suy nhược[38][42] Vào mùa hè 1932, tin tức báo chí về "một người Việt Nam nhỏ bé, có thân thể bị suy nhược vì lao lực và tinh thần của một lãnh tụ" bắt đầu xuất hiện. Hoàng thân Cường Để đã gửi thư cho Tống Văn Sơ khi biết ông bệnh nặng và còn gửi 300 yên để hỗ trợ viện phí. (Vụ án Tống Văn Sơ. Wikipedia).

Báo chí nói ở đây là báo chí Hồng Kông. Thời ấy người Tàu Hồng Kông, người Việt Nam và người Nhật xem như có tầm vóc ngang nhau. Những người nhỏ bé trông biết liền.

 

“Phong lao cổ lại” từ xưa là “tứ chứng nan y”, bản án tử hình. Bệnh lao phổi rất nặng, ho ra máu, lại dễ lây. Mãi đến năm 1944 mới có thuốc kháng sinh hữu hiệu song cũng cần chữa sớm, kịp thời. 

NAQ mắc bệnh lao phổi nặng năm 1931-32 vào lúc chưa có thuốc đặc trị, xác suất tử vong rất cao.

Nhà văn Thạch Lam Nguýễn Tường Lân (1910-1942) thuộc Tự lực Văn đoàn cũng mất tại Hà Nội, ngày 27/6/1942 do bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi, tương tự NAQ chết.ở tuổi 32, cùng một chứng bệnh..

Giá Thạch Lam chờ đến năm 1944 có thuốc đặc trị chống lao!

 

Báo L’Humanité năm thứ 29, số 12292, thứ ba 09/08/1932 và nhiều tờ báo công sản khác đã đưa tin NAQ chết ở bệnh xá nhà tù Hong Kong vì bệnh lao phổi, đăng phân ưu, tiểu sử tranh đấu.

Bài báo chiếm một cột dài ở trang đầu, có câu:

 

“Le comité central du Parti communiste français, en s’inclinant devant la dépouille du chef communiste Nguyen Ai Quoc,…”. (Google dịch từ tiếng Pháp: “Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Pháp nghiêng mình trước di hài lãnh tụ cộng sản Nguyen Ai Quoc,) (3).

(Link -  L’Humanité : Nguyen Ai Quoc, le vaillant fondateur du P.C. Indochinois est mort emprisonné).

 

    + Thiếu tá Hồ Quang thì mặt mày giống Bác, có râu mép, râu cằm trong hình đứng chụp với tướng Chu Đức TQ.

 

    + Mặt khác NAQ vừa có trước vừa có sau bản Yêu sách.

Có trước vì NAQ là kẻ viết, cha đẻ. Có sau, theo thẻ căn cước.

Đây là trường hợp hiếm xẩy “Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông“..

    

----

 

Lời kết

 

   + Bài viết theo dõi sát bước chân của NTThành tiếp theo là NAQ phiêu bạt giang hồ tứ xứ mưu tìm cứu nước. Ra đi năm 1911 lúc 21 tuổi tròn, 30 năm sau – gấp đôi thời gian cô Kiều lưu lạc - đến năm 1941 về lại cố quốc thì người viễn du tuổi đã quá 50, mà công danh sự nghiệp vẫn còn xa vời.

 

    + Thế chiến II phát khởi ngày 1/9/1939. Pháp nhanh chóng bị Đức chiếm đóng và một chính phủ Pháp thân Đức được thành lập. Ở Đông Dương thì từ tháng 9/1940 quân đội Nhật kéo vào đóng ở Việt Nam với sự thỏa thuận bất đắc dĩ của Pháp. Trong bối cảnh ấy QTCS cho phép NAQ trở về hoạt động tại Việt Nam, chờ thời cơ. Tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến chuyển nhanh chóng.

 

Ngày 28/1/1941 là ngày NAQ lấy tên là Già Thu quyết định trở về nước. Đây không phải một hành trình “Áo gấm về làng” được tiếp rước long trọng mà là một chuyến đi vượt biên lén lút, âm thầm.

 

Từ ngày về nước cho đến nhiều năm sau, HCM tìm cách tiếp xúc với Pháp, đề nghị hợp tác chống Nhật. HCM biết không thể thắng được Pháp? như từ bao giờ nên chỉ mong bước đầu đạt được tự trị cho đất nước rồi sẽ tính dần. Pháp thẳng thừng bác bỏ hợp tác, tăng gia khủng bố.

 

Ngày 29 tháng 3 năm 1945, HCM gặp Trung tướng Mỹ Chennault tại Côn Minh (Trung Quốc). Chennault cảm ơn Việt Minh đã giúp đỡ chống Nhật (cung cấp thông tin) và sẵn sàng viện trợ những gì có thể theo yêu cầu. 

 

    + Sau 6 năm chiến cuộc thế giới ác liệt, rồi cũng đến lúc lụi tàn đầy kịch tính.

Tại Đông Dương ngày 9/3/1945 quân Nhật bất ngờ đảo chính lật đổ Pháp. Sáu tháng sau Nhật hoàng ký văn kiện chính thức đầu hàng khối Đồng minh, ngày 2/9/1945. Thế chiến II kết thúc.

Không còn Pháp, Nhật, cũng là ngày HCM tuyên bố giành độc lập, khai sinh nước VNDCCH.

 

Lê Bá Vận.      


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hành trình 30 năm của Bác Hồ. Tiền đề ngày 30/4/1975.- Lê Bá Vận

xxx


HCM-BadinhLời Mở Đầu
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, đến nay đã được 50 năm (1975-2025), nửa thế kỷ trôi qua. Những kỷ niệm cũ vẫn còn đâu đó.

Bài viết này ôn lại quãng đường 30 năm hành trình tìm đường cứu nước - 1911 ra đi, 1941 trở về - của Bác Hồ, làm cơ sở cho ngày phán quyết 30/4/1975, quyền lợi bên thắng, số phận kẻ thua. (1).

 

Trong cuộc hành trình này bản Yêu Sách Của Nhân Dân, Thẻ Căn Cước và Luân cương Lenin là 3 văn kiện nòng cốt, dương danh Bác và định hướng cho Người về con đường giải phóng dân tộc.

 

Liên hệ mật thiết giữa bản Yêu sách này và thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quấc là kỳ diệu:

“Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”, kiến tạo lịch sử.

Những dữ kiện trong bài giúp hoàn thiện giáo trình môn học Lịch sử Đảng dạy ở các trường

 


Ba văn kiện lịch sử đem lại thành công cho cuộc hành trình tìm đương cứu nước của Bác Hồ.

1) Bản Yêu sách. 2) Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc. 3) Luận cương Lenin: Les thèses de Lenine.

_____

 

I) PHẦN MỘT.

    

 Từ Nguyễn Tất Thành sang Nguyễn Ái Quốc đến Bản Yêu sách 1919 (Ký sự).

 

Lịch sử ghi chép lại sự thật, là những sự việc thực sự đã xảy ra trong quá khứ (facts), toàn bộ sự thật, và không có gì khác ngoài sự thật. Đó là:

 

        A) Thời Kỳ NGUYỄN TẤT THÀNH (NTThành) – KIÊN TRÌ LAO ĐỘNG.

a) Giai đoạn 5/6/1911 - cuối 1917: ra đi, phụ bếp tàu buôn, khách sạn.

b) Giai đoạn cuối 1917 – 4/9/1919: Nhóm An Nam Yêu Nước. Bản Yêu sách.

 

     + 1911] NTThành rời nước ra đi ngày 5/6/1911, Đảng nói Người đi để cứu nước!

     + 1911] Đến Pháp ngày 6/7 Thành gởi đơn xin Pháp cho học Trường Thuộc địa. 

     + 1912] Đơn bị bác, Thành phụ bếp, theo tàu ghé nhiều cảng, đến Mỹ cuối tháng 12/2012.

     + 1912] Thành gởi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển tiền cho cha và xin cho cha phục chức.

Cụ Nguyễn Sinh Sắc tri huyện Bình Khê, Bình Định năm 1907 tra tấn gây chết người. Gia đình kiện ra Huế. Vụ kiện kéo dài. Năm 1910 Triều đình Huế giáng bị cáo là cụ Sắc 4 cấp và sa thải.

Cụ vào Nam sinh sống và qua đời trong khó khăn song nửa thế kỷ sau ĐCSVN xây lăng mộ Cụ thành khu di tích lịch sử, có tượng đài Cụ, có nhà sàn bác Hồ… nổi tiếng ở Đồng Tháp.

    

     + 1912] Tâp truyện dài “Bác Hồ Mỹ Du Lao Động Ký” do ĐCSVN sáng tác kể chuyện Bác ra đi, đến Mỹ ở lại, xin được việc phụ bếp ở khách sạn Omni Parker House tại Boston các năm 1911-1913.

Căn bếp và đồ nghề Bác làm bânh ngọt nổi tiếng đến nay ở khách sạn này nay là bảo vật di tích lịch sử hàng đầu, thánh địa, được các lãnh đạo Đảng, nhà nước năng thăm viếng, hành hương. (https://baotanghochiminh.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-noi-bac-ho-tung-song-lam-viec-o-boston-my.htm).

 

Bác cũng được kể lại nhiều chuyện… có đi bộ đến học tại MIT là Viện Công nghệ Masachusetts, Boston, xếp hạng Đại học đứng đầu thế giới, Đến New York (cách Boston 300 km) thì Bác lên khu Harlem nghe mấy ông da đen diễn thuyết. Tuy tiếng Anh Bác biết còn rất ít nhưng Bác cần đến tham dự cũng như đã hội họp đều đặn với họ và đóng góp tiền ủng hộ cuộc đấu tranh.

Bác viếng nhiều thành phố ở Mỹ, tiếp xúc các nhà văn lớn, các nhà hoạt động tranh đấu nhân quyền nổi tiếng… thụ đắc nhiều tư tưởng, tao ngộ nhiều sở học.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

 

Sực nhớ thực tế Bác đến Mỹ cuối tháng 12/1912 và rờì Mỹ về Pháp đầu năm 1913. Phóng sự Mỹ du lao động của Bác Hồ là một thiên ký sự giả tưởng đọc say mê như ”Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. (1).

Dù hư cấu, cho đến nay, các lãnh đạo ta vẫn thường xuyên đến hành hương ở khách sạn Parker House, Boston, tại căn phòng nơi Bác làm phụ bếp hơn 100 năm trước.

 

     + 1913] Đầu năm 1913 NTThành rời Mỹ, theo tàu về lại cảng Le Havre, Pháp song lại qua định cư tại London, Anh quốc. Thành sinh kế cào tuyết, bồi bếp ở khách sạn.   

Lý do NTThành chọn ở Anh là chỉ có thể phỏng đoán. Thành rất chí hiếu, chịu khó vất vả kiếm tiền gởi về cho cha là cụ Sắc. Thành chọn ở Anh, lương cao? hầu như không có Việt kiều, yên tâm lao động?

    

    + 1913] Bảo tàng HCM đã lưu giữ bức thư NTThành gửi cho cụ Phan Chu Trinh

https://baotanghochiminh.vn/nguyen-tat-thanh-gui-thu-cho-cu-phan-chu-trinh-o-phap.htm.

Nội dung sự kiện: Khoảng giữa năm… Từ nước Anh, NTThành thảo vài dòng nguệch ngoạc gởi cho cụ Phan Chu Trinh ở Pháp:

“Hy Mã nghi bá Đại nhơn, Cháu kính chúc Bác… Nay cháu đã tìm được nơi để học tiếng. Mấy 4 tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn luôn. Tuy ở Anh song chẳng khác gì ở Pháp và tháng ngày luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu… Chuyến này Bác sẽ đi nghỉ hè đâu? Nay kính Cuồng điệt: NGUYỄN TẤT THÀNH”. 

 

Bức thư thăm hỏi và than phiền: “những chỉ lo làm khỏi đói…”. “Bác sẽ đi nghỉ hè đâu?” có nghĩa sắp đến mùa hè (tháng 7,8,9). ‘Mây 4 tháng rưỡi nay’ có nghĩa Thành đến Anh đầu năm 1913,

   

Những thông tin kể trên cho thấy NTThành ra đi năm 1911, sớm gửi tiền về, nói theo ngôn ngữ hiện đại thì được xem là người đầu tiên “xuât khẩu lao động” gởi tiền về nước.

   

     + 1916] Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh là 2 nhà lãnh đạo sáng lập “Hội Đồng Bào Thân Ái” năm 1912, có giấy phép. Chiến tranh Thế giới WWI (!914-1918) lính thợ An Nam sang Pháp đông đảo, hai ông lập “Nhóm Người An Nam Yêu Nước” năm 1916 để tương trợ.

 

     + 1917] Phan Chu Trinh (1872-1926) đã khuyến dụ NTThành trở về Pháp cuối năm 1917 để hoạt động trong hội người Yêu nước. Lúc này Thế chiến 1 sắp kết thúc, tình hình ở Pháp đã yên.

 

     + 1918] Về Pháp NTThành sớm dính dấp vào chính trị, Năng động, tích cực.

 

     + 1919] Đầu năm 1919 NTThành gia nhập đảng Xã hội Pháp.

 

     + 1919] Thế chiến I kết thúc, Hội nghị Hòa bình Versailles được khai mạc tại Paris. Nhóm người An Nam Yêu Nước ngày 18-6-1919 gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị.

Bản Yêu sách được viết bằng tiếng Pháp gồm 8 điểm, đòi hỏi thả tù nhân chính trị, tôn trọng các quyền tự do căn bản, chế độ đạo luật thay sắc lệnh và có đại diện người bản xứ trong Nghị viện Pháp.

 

Bản Yêu sách tên là Revendications du Peuple Annamite (Thỉnh nguyện của dân tộc Annam). Dưới ký tên: Pour le Groupe des Patriotes Annamites - Nguyễn Ái Quấc. (Thay mặt nhóm An Nam Yêu Nước – Nguyễn Ái Quấc). (Bà Thụy Khuê dịch).

Có 3 điểm đáng chú ý trong bản Yêu sách này rất nổi tiếng:

 

 1- Dưới ghi Nguyễn Ái Quấc đứng tên, không có chữ ký tay để xác nhận.

 2- Tên Nguyễn Ái Quấc. Chỉ trong Nam ‘Quốc’cũng viết là ‘Quấc’.

 3- Lời văn và từ ngữ của bản Yêu sách rất chuyên nghiệp của giới ngoại giao, chính trị, đặc biệt đoạn nhập đề được viết rất tinh xảo. Người tay ngang viết tất không chuẩn xác.

Lúc đó có 3 người đủ trình độ Pháp văn để viết bản Yêu sách. Ba vị ấy là:

 
1- Phan văn Trường (1876-1933), Tiến sĩ Luật, Luật sư, có quốc tịch Pháp.
 
 2- Nguyễn Thế Truyền (1898-1963) học giỏi nổi tiếng ở Bắc Kỳ, được cấp học bổng sang Pháp đỗ kỹ sư hóa học, cử nhân lý hóa, cử nhân triết học, vợ người Pháp. (Wikipedia).
 
 3- Nguyễn An Ninh (1900-1943) học giỏi nổi tiếng, lấy vợ đầu người Pháp. Được cấp học bổng sang Pháp, năm 1918 tại Đại học Sorbonne ông chỉ học trong một năm đã hoàn thành chương trình bốn năm và lấy bằng Cử nhân Luật, gây ngạc nhiên và thán phục trong giới trí thức ở Pháp về trí thông minh lỗi lạc, đặc biệt hiếm thấy (Wikipedia). Là người miền Nam chắc ông đã dùng chữ ‘Quấc’ trong bản Yêu sách 8 điểm.
 
    + 1919] Ngày 18/6 NTThành lãnh nhiệm vụ gửi bản Yêu sách đến hội nghị Versaille. 
Thành lúc ấy là thứ yếu, tuy thông minh nhưng ngặt học hành dở dang. 
Ra nước ngoài trong nhiều năm NTThành chăm chú làm ăn – như được viết trong thư gởi cho cụ Phan Chu Trinh. Trong thư Thành thú nhận: “tháng ngày luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu…
Lời bộc lộ thành thực này “thẳng từ miệng ngựa” (straight from the horse's mouth), nói lên tất cả.        
Bác được kể lại thường xuyên bị cảnh sát Anh theo dõi, có lần trốn thoát bắt bớ tại nhà. Tuy nhiên chuyện nhỏ, ở Anh (cũng như ở Pháp) thành lập đảng phái, tham gia phong trào, đả kích chính phủ… đều hợp pháp, được tự do.                                                                     
 
        B) Thời Kỳ NGUYỄN ÁI QUỐC (NAQ) - THÀNH DANH.
 a) Giai đoạn 4/9/1919 – 6/1923. Căn cước mới. Uy tín chính trị. 
 b) Giai đoạn 6/1923 – 28/1/1941. Cán bộ Quốc tế Cộng sản (QTCS). 
    + 1919] Ngày 4/9/1919 bước ngoặt định mệnh. Hôm đó NTThành tự đến sở Cảnh sát Pháp xin làm thẻ căn cước mới. Thành khai tên là Nguyễn Ái Quấc, sinh viên, sinh năm 1894, tấu xảo trùng tên nhân vật đề tên Nguyễn Ái Quấc dưới bản Yêu sách được phổ biến 2 tháng rưỡi trước vào ngày 18/6. Thành học sinh cũ trường Quốc học Huế nên tên đặt phải là ‘Quốc’! Chỉ người miền Nam viết ‘Quấc’. 
Tên “Quấc” xuất hiện ở bản Yêu sách và trên thẻ căn cước rồi biến mất. 
Như thế có một Ái Quốc ở ngoài đời và một Ái Quấc trên giấy tờ. Cả hai là một?  
 
Dù nghi ngờ mạo danh? song từ nay không còn NTThành ít ai biết đến mà là một NÁQ sáng chói, được ĐCSVN khẳng định là tác giả “Bản Yêu sách của dân tộc An Nam”.
Bản Yêu sách 8 điểm năm 1919 này là điểm ngoặt trong lịch sử Việt Nam cận đại. 
Nó sinh ra Thẻ Căn Cước và phút chốc NTThành trở thành NAQ tiếng danh nổi như cồn làm bệ phóng cho sự nghiệp Hồ Chí Minh (HCM). Sự nghiệp này được xây dựng trên bản Luận cương của Lenin về hai vấn đề Dân tộc và Thuộc địa mà NAQ đọc được trên tờ báo Pháp L’Humanité số ra ngày 17/7/1920, vạch ra cho NAQ con đường giải phóng cho dân tộc.
    + 1920] NAQ với tên mới khởi đầu tham dự các Đại hội. Tháng 12/1920 NAQ tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và NAQ là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 
Trong hình Đại hội NAQ trẻ trung được thấy đứng giữa các đại biểu toàn các ông Tây trọng tuổi, râu ria xồm xoàm đang ngồi nhìn về hướng khác. 
 
Tuy trẻ NAQ cũng đã 30 tuổi, lớn tuổi nhất vì các đảng viên Việt Nam khác còn chưa đến tuổi 20. Là người Việt Nam cộng sản duy nhất ở Pháp lúc đó nên NAQ rất có giá, luôn được tiếp cận ân cần, mọi đại hội đều ghi tên, góp mặt, không bỏ sót.
 
    + 1921] Năm 1921 NAQ là đại biểu Đông Dương tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp họp tại Marseille..          
 
    + 1921] Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, NAQ tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Hội ra tờ báo tháng ‘Le Paria’ (Người cùng khổ). Báo ra không đều, 38 số, từ tháng 4/1922 đến tháng 4/1926 thì đình bản. NAQ được kể năng viết báo và thay đổi bút danh.
 
    + 1922] Năm 1922 NAQ đến Liên Xô lần đầu tiên tham gia Đại hội lần thứ tư của Quốc tế Cộng sản (QTCS), ở đó ông gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của QTCS.[40]
 
    + 1923] Tháng 6/1923 NAQ lại qua Liên Xô với sổ thông hành mang tên Chen Vang; Sinh ngày 15-02-1895 ở Đông Dương. Nghề nghiệp: Thợ ảnh,. NAQ đáp tàu thủy từ Đức đến thương cảng Pêtơrôgờrát, Liên Xô vào sáng ngày 30-06-1923.
NAQ được nhận vào học tại trường Đại học Cộng Sản Phương Đông.
 
    + 1923] Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, NÁQ được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng, rồi Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV. Tại Liên Xô NAQ là người cộng sản duy nhất gốc Đông Dương. 
 
    + 1924] Tháng 1/1924 NAQ dự tang lễ của Lenin. Tháng 6/1924 NAQ  tham dự Đại hội lần thứ V của Đệ Tam Quốc Tế (Comintern).  Tháng 7/1924 NAQ tham dự Đại hội Quốc tế Công hội đỏ lần thứ III. 
 
    + 1924] NAQ khởi đầu giai đoạn nhận công tác. Tháng 11/1924 đến Quảng Châu, lấy tên Lý Thụy làm việc trong đoàn cố vấn Borodin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên. QTCS giao phó nhiều nhiệm vụ khác quan trọng ít nhiều, trong ban Phương Đông, cục Phương Nam, cụ thể liên lạc, tham gia thành lập và tổ chức các hội đoàn, các khóa huấn luyện; giớí thiệu học viên vào các trường chính trị, quân sự, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê.
 
    + 1925] Ngày 21/6/1925, NAQ tập hợp Việt kiều thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu giảng dạy và truyền bá chủ nghĩa Mác Lê. Đứng lớp có NAQ, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn (cả 3 gia nhập ĐCSTQ) và các vị thỉnh giảng người Hoa thiên tả. Năm 1927 hội bị Tưởng Giới Thạch đàn áp mạnh. Trong hội có nhiu chia rẽ khiến hội tan rã và giải tán ngày 4/8/1929. 
NAQ lãnh tụ hội đang ở Thái Lan (1928-1929) song không nghe ông đả động gì.  

 

    + 1926] Lý Thụy kết hôn? với cô Tăng Tuyết Minh nữ hộ sinh (Zeng Xueming 1905-1991).

Cuộc hôn nhân này có bà Đặng Dĩnh Siêu chứng kiến. Bà là phu nhân của Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cọng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tháng 10/1949 lúc ĐCSTQ chiếm được lục địa Trung Quốc. Bà ĐDSiêu cũng là Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ khóa 11-12.

 

    + 1927] Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, Lý Thụy đành ra đi, xa vợ, rời Quảng Châu tháng 4/1927 đi Hồng Kông, rồi thoát về Liên Xô theo đường sa mạc Gobi. Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại Hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại BrusselBỉ..

 

    + 1928] Mùa thu 1928 từ Liên Xô ông được cử về Thái Lan (Xiêm) lấy tên sư Thầu Chín. Trong thời gian này Lý Thụy có gửi thư cho vợ là bà Zeng, bày tỏ sự thương nhớ?

    + 1929] Cuối 1929 Lý Thụy trở lại Hong Kong dùng căn cước tên Tông Văn Sơ, quốc tịch Tàu.

 
    + 1930] Thành lập ĐCSVN. Làm lớn NAQ dùng nhiều tên. Tên NAQ được nghe nhắc lại năm 1930. Là cán bộ QTCS, tại Hong Kong NAQ chủ trì họp các đảng Cộng sản trong nước. Hội nghị gồm 6 đại biểu, ngày 3/2/1930 quyết định thành lập ĐCSVN hợp nhất 3 đảng CS ở Đông Dương, có từ năm 1929.
 
Qua vai trò chứng kiến ĐCSVN khẳng định Nguyễn Ái Quốc là Người sáng lập Đảng. ĐCSVN này chỉ tồn tại 8 tháng. Vào tháng 10/1930, Trần Phú tân Tổng bí thư (TBT) lấy lại tên cũ là Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD) phú hợp với thực trạng trong nước.
 
Ngày 11/11/1945 ĐCSĐD tự giải tán rút vào hoạt động bí mật. Ngày 3/3/1951 tái xuất hiện lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam. Sau chiến tranh, tháng 12/1976 ĐLĐVN đổi tên mới là ĐCSVN. Như vậy có ĐCSVN 1930 và ĐCSVN 1976 tương tự Việt Nam có nhà Tiền Lê và nhà Hậu Lê?
 
Năm 1930 cũng là một năm đại tang cho cách mạng Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa ngày 9/2/1930 ở Yên Bái thất bại. Ngày 17/6  NguyễnThái Học (1902-1930) thủ lãnh Quốc Dân Đảng cùng 12 đồng chí đã bị Pháp xử chặt đầu. Cỗ máy chém nhập từ Pháp được từ Hà Nội đem lên Yên Bái thi hành bản án. Số đồng chí  bị kết án xử chém trước, sau lên đến mấy chục người, 4 đồng chí tự sát, tù tội, lưu đày thì gần ngàn.
 
Mười năm sau, ngày 22/11/1940 Nam Kỳ Khởi Nghĩa là cuộc nổi dậy vũ trang qui mô lớn do Xứ ủy Nam Kỳ của ĐCSĐD phát động. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt và các lãnh tụ chủ chốt: NVCừ, HHTập, NTMinh Khai, VVTần, PĐLưu… đều bị xử bắn. Xử tử ở các nơi và tù đày là nhiều. 
 
Khởi nghĩa Đô Lương. Ngày 13/1/1941 Đội Cung dẫn lính đồn Đô Lương kéo về đánh chiếm Vinh. Tuy lên kế hoạch tốt, vũ trang súng ống đầy đủ song Pháp chống trả mãnh liệt và cuộc binh biến thất bại. Đội Cung cùng 10 binh sĩ bị kết án tử hinh, 22 binh lính khác bị xử tù 12 năm đến chung thân.
 
Trong 3 cuộc khởi nghia trên tại Bắc, Nam và Trung Kỳ nhiều con dân Việt anh dũng đã đền nợ nước. Thời Pháp thuộc mọi cuộc nổi dậy của dân ta lớn bé, từ mọi xuất xứ, đều thất bại.
 
    + 1932] Những năm 1931 và 1932 các nhật báo cộng sản đêu đưa tin và phân ưu NAQ dưới tên Tống Văn Sơ (Sung Man Cho) bị bắt giữ (6/6/1931) rổi qua đời ở trại tù Hong Kong do bệnh lao phổi, tháng 6/1932.  Cái chết của Tống Văn Sơ chấm dứt công tác của NAQ tại ban Phương Đông.
 
    + 1934] Đầu năm 1934 lại thấy có người tự nhận là NAQ xuất hiện ở Moskva. Là “Ve sầu thoát xác”, là “Ly miêu hoán chúa”, NAQ thế thân?
 
ĐVSVN giải thích Tống Văn Sơ bị bắt giam ở Hong Kong ngày 6/6/1931, nằm bệnh xá của trại giam do lao phổi và đưa ra tòa án Tối cao Hong Kong xét xử trong tháng 8 và 9/1931. Các luật sư bên bị đơn tiếp tục kháng cáo lên Cơ mật viện Vương quốc Anh, mãi đến hơn một năm sau mới có kết quả. 
Ngày 28/12/1932 Tống Văn Sơ có lệnh trả tự do và trục xuất, rời Hong Kong ngày 21/1/1933 để trở về Liên Xô. Các nhật báo không đưa tin lệnh tha bổng này.    
 
    +1934] Ở Liên Xô tại Moskva NAQ lấy bí danh Lin, học tập tai trường Quốc tế Lenin và cuối khóa ông tham gia lớp nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa của QTCS.[56]. 
 
    + 1935] Tháng 8/1935 Lin lấy tên Linov dự Đại hội VII Đệ Tam Quốc tế trong vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo (văn phòng Viễn Đông của QTCS, gọi tắt là Dalburo). Trong Đại hội VII này các đại biểu của ĐCSĐD đến từ Việt Nam là Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn, người dân tộc Tày, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Tất cả đều đọc tham luận. (Tham luận về vận động các dân tộc thiểu số là của HVNọn).
 
    + 1938] Vắng bóng rất lâu gây thắc mắc, song giữa năm 1938 Lin được cử trở lại Trung Quốc. lần này 
trong vai Thiếu tá Bát lộ quân tên là Hồ Quang, đến công tác tại văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, sau đó 
đi Quý DươngCôn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của ĐCSTQ mùa đông 1938 đến đầu năm 1939.[60]. Thế chiến 2 (1939-1945) bùng nổ, ngày 18/1/1941, NAQ lấy tên Già Thu trở về nước. 
_____­­
 
II) PHẦN HAI.
 
Các Trắc trở và Thuận lợi trong hành trình NAQ cứu nước
 
    +1) Sự nghiệp của NAQ nhiều vấp váp, thăng trầm, gian nan trắc trở.
Những năm đẩu tiên ở nước ngoài 1911-1917 dưới tên NTThành ông lao động gian khổ toàn thời gian. Khới sắc bắt đầu từ năm 1919 sau khi ông dứt bỏ tên Thành.
Các năm 1931-1933 ông bị lao phổi nặng lại chịu cảnh ngộ ngục tù ở Hong Kong.
Về Liên Xô ông bị buộc phải ở lại cho đến năm 1938, bị giam lỏng vì nghi ngờ lý do ông được nhà cầm quyền Hồng Kông trả tự do.[54] 
QTCS thành lập Ban Thẩm tra vì nghi ngờ sự trung thành chính trị của NAQ.
 
Tháng 8/1942 cũng xui xẻo. NAQ lần đầu tiên lấy tên Hồ Chí Minh sang Tàu, nói để cầu viện. Mới đi vào đất Tàu độ 20 cây số thì ông bi bắt giữ. Tội gián điệp? ngồi tù 14 tháng!  
 
    +2) NAQ có quan hệ căng thẳng với các lãnh đạo ĐCSĐD trong nước. 
Từ năm 1931 NÁQ bị Ban Hải ngoại của ĐCSĐD viết thư gửi QTCS kết tội phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị bắt. Hội này do NAQ tổ chức tháng 6 năm 1925 tai Quảng Châu, giải tán tháng 8/1929.
 
Trong những năm 19311935, NÁQ bị tổng bí thư Trần Phú và  TBT Hà Huy Tập chỉ trích gay gắt về đường lối cải lương không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế.[57][58
NAQ đã bị phê phán nặng nề: “Cuộc tranh đấu không nhân nhượng chống những học thuyết cơ hội này của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của Đảng Thanh niên là rất cần thiết (...). Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua".[46]
 
Trần Phú (1904-1931), TBT đầu tiên của ĐCSĐD từ tháng 10/1930 là nhà lý luận chính trị cộng sản người Việt Nam. ĐCSVN cho biết Trần Phú được NÁQ cử sang học tại trường Đại học Đông Phương (Liên Xô) năm 1927 với bí danh Likvey (Ликвей). 
Được biết Trần Phú học rất giỏi, năm 18 tuổi (1922) ở Huế đỗ đầu kỳ thi Thành Chung gọi là bằng Diplôme là văn bằng cao nhất thời đó và ông được bổ đi dạy học. (Wikipedia).
 
Hà Huy Tập (1906-1941) người Hà Tĩnh là Bí thư ban Chỉ huy hải ngoại năm 1935 và TBT thứ 3 của ĐCSĐD từ năm 1936. Học rất giỏi ông đỗ Diplôme hạng ưu ở trường Quốc học Huế năm 1923 và được phân dạy học ở Nha Trang. Năm 1929 ông sang Liên Xô theo học trường Đại học Cộng sán Phương Đông thuộc QTCS và cuối năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản toàn liên bang (bôn-sê-vích). Ông về nước năm 1934. 
 
Sự kiện cả 2 tổng bí thư trẻ kiệt xuất của Đảng đều chống đối NAQ đến cùng là điều bất thường đáng suy nghĩ. Thực sự NAQ có nhiệm vụ liên lạc với ĐCSĐD mà không có chức năng giám sát, chỉ đạo.
 
    +3) NAQ vượt qua mọi đối thủ đồng chí trong Đảng, nhờ 2 điều thuận lợi. 
 
+ Một là yếu tố tuổi tác. NAQ là đàn anh, ngay cả là tiền bối của 4 vị tổng bí thư đầu tiên tài ba của Đảng, lớn hơn họ từ 12 đến 22 tuổi. Cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) chỉ lớn hơn NTThành 18 tuổi nhưng Thành tự xưng ‘Cuồng điệt’, cháu và bác. NAQ được kính nể “sống lâu ra lão làng”, đi trước một quãng đường dài trước khi các đối thủ trẻ tuổi xuất phát.
 
+ Hai là “Bất chiến tự nhiên thành”. Bốn vị tổng bí thư đầu tiên tinh hoa của Đảng hoạt động giữa lòng địch, nguy hiểm trùng trùng, đều yểu mệnh. 
Trần Phú chết từ năm 1931. Hà Huy Tập bị Pháp bắt trở lại năm 1940, bị tuyên án tử hình tháng 3/1941 và bị xử bắn tháng 8/1941 tại Hóc Môn, Gia Định cùng lúc với Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần… Lê Hồng Phong cũng bị bắt lại tháng 2/1940, chết bệnh ở Côn Đảo ngày 6/9/1942. 
Pháp truy lung bắt bớ kéo dài qua năm 1943-44, Đảng hầu như tan rã, đảng viên trốn tránh, ngừng hoặc giảm hoạt động. 
 
Thế chiến 2 (1939-1945) bùng nổ, vào năm 1940 các lãnh tụ ĐCSĐD đêu bị Pháp bắt trọn thì ngày 28/1/1941 NAQ lúc này đã trên 50 tuồi, dùng tên Già Thu tìm đường trở về Việt Nam. Ông chọn ở vùng Pắc Bó quanh quẩn sát biên giới Tàu, là nơi ẩn náu an toàn. 
Tại Pắc Bó, Cao Bằng tháng 5/1941 Già Thu chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 và Trường Chinh (1907-1988) được bầu tổng bí thư kế nhiệm Nguyễn Văn Cừ.
 
Nếu chỉ một trong 4 vị tổng bí thư đầu tiên của ĐCSĐD thoát khỏi Pháp bắt giữ năm 1940 thì vị thế của NAQ cán bộ QTCS ắt thay đổi khác, hoặc ông không về nước (?)
 
Bẵng đi một thời gian, cuối cùng từ năm 1942 Hồ Chí Minh (HCM) lên nắm quyền, tiết lộ Bác là NAQ. Như vậy Bác là lãnh tụ duy nhất thừa kế 2 di sản quý hiếm: 1) của NTThành/NAQ đầy rẫy huyền thoại, thực hư xen lẫn và 2) của bản thân HCM với những hoạt động bí ẩn bao trùm.
 
Từ 1942-1969 là thời đại HCM mà ở đây không bàn rộng (chỉ chú trọng viết về NTThành/NAQ). (2).
 
    +4) Các Vai Trò Trong Cách Mạng Tháng 8/1945.
Trên đường cứu quốc NAQ đã tham dự rất nhiều hội nghị quan trọng ở hải ngoại, thực hiện nhiều nhiệm vụ được QTCS, ban Phương Đông, cục Phương Nam giao phó. 
Tuy nhiên những điều này chỉ hữu ích cho QTCS và cho bản thân mình mà không trực tiếp đóng góp ích lợi gì nhiều cho sự thành công của Cách mạng tháng 8/1945 trong nước. Trường Chinh TBT Đảng là người phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, hoạch định đường lối, chiến lược, chỉ huy toàn diện.
 
“Trường Chinh nổi lên đóng vai trò cốt yếu trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.[39]. 

(Trường Chinh emerged to play a crucial role in the August Revolution in 1945.[39]).

Ông được miêu tả là nhà lãnh đạo cấp tiến của phe thân Trung Quốc trong khi HCM lãnh đạo phe thân Liên Xô. Tình hình chính trị trong những năm 1940 đã bị chia rẽ thành chủ nghĩa bè phái rõ ràng có chiến lược khác nhau, đặc biệt là trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.[40]

Trong khi HCM và phe của ông đóng quân ở Pác Bó, miền Bắc Việt Nam, Trường Chinh và những người theo ông di chuyển xuống Hà Nội và tập trung vào đồng bằng sông Hồng. Do đó, trung tâm của phong trào Cộng sản đã tách thành hai trung tâm.[41]  Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cho đến năm 1956, phe Trường Chinh đã mạnh hơn”. (https://en.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Chinh)- Wikipedia - The Free Encyclopedia.
 
Công lao của ĐCSĐD trong nước như sau: 
Bất ngờ xẩy đến là ngày 19/8/1945. Chớp thời cơ xuăt hiện, Thành ủy Hà Nội phối hợp với Xứ ủy Bắc Kỳ  nhanh chóng khởi động nhân dân nổi dậy chiếm được thủ đô Hà Nội không tốn một viên đạn. 
 
Ở tại chiến khu Tân Trào, Tuyên Quang không ai hay biết gì về cuộc khởi nghĩa tự phát này ngoài dự liệu, mãi đến mấy hôm sau bỗng được tin.
 
Ở các tỉnh cũng một bài bản. Chỉ vài hôm sau ngày 19/8 các đảng viên cộng sản, đặc biệt các đảng viên chủ chốt như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn… được chính phủ Trần Trọng Kim tổng ân xá tù nhân chính trị mấy tháng trước đó, nay dấy động khởi nghĩa cướp chính quyền, lập UBND ở các xã, huyện, tỉnh.
 
Cách mạng thánh công, Trương Chinh TBT Đảng đương nhiệm, ngày 2/9/1945 có triển vọng sẽ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, thành lập nước VNDCCH. Song Trường Chinh thậm chí cũng không có tên trong Chính phủ lâm thời VNDCCH. 
 
HCM được Liên Xô đào tạo, là cán bộ QTCS, sáng lập viên đảng cộng sản Pháp, Việt Nam, đảng viên đảng cộng sản Liên Xô, Tàu, có uy tín và kinh nghiệm quốc tê, được chọn. 
Trường Chinh kém họ Hồ 17 tuổi, chưa có dịp ra khỏi nước, tất nhiên chưa đến Liên Xô ngày nào. 
 
Thời đó qua Tàu thì nhiều, song đến Liên Xô học tập thì chỉ có NAQ và các TBT Trần Phú, Lê Hông Phong, Hà Huy Tập. Dự đại hội tại Liên Xô thì có thêm Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn..
Ngoại trừ NAQ, tất cả đều bị Pháp bắt giữ từ năm 1940 và chết một hai năm sau đó.    
_____
 

Lời Bàn.

 

    + Chủ tịch HCM tự nhận là NTThành/NAQ là tự bắn vào chân, hứng bất lợi. Bác nên khước từ họ. Chỉ cần chỉ rõ Bác khác NAQ vì NAQ cao 1m62 (VTV4 You tube: “Nguyễn Ái Quốc - ẩn số từ nước Pháp) . NAQ kém Bác hơn 10cm. Không nên nhầm lẫn.

 
“Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh” . Đó là lời ca mô tả Bác Hồ trong bài hát nổii tiếng “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã viết cuối năm 1945.

 

Hồ sơ hình sự của Cảnh Sát Hình Sự tại Bắc Kỳ năm 1930. Số 39 – NGUYỄN-ÁI-QUỐC, Nguyễn-Tất-Thành… Chiều cao 1m62,* vóc gầy chắc, cặp môi dày (dịch từ tiếng Pháp).

 

NAQ vóc người nhỏ bé là sự thực. Trong giai đoạn 1930–1932, NAQ bị lao phổi rất nặng, cơ thể suy nhược[38][42] Vào mùa hè 1932, tin tức báo chí về "một người Việt Nam nhỏ bé, có thân thể bị suy nhược vì lao lực và tinh thần của một lãnh tụ" bắt đầu xuất hiện. Hoàng thân Cường Để đã gửi thư cho Tống Văn Sơ khi biết ông bệnh nặng và còn gửi 300 yên để hỗ trợ viện phí. (Vụ án Tống Văn Sơ. Wikipedia).

Báo chí nói ở đây là báo chí Hồng Kông. Thời ấy người Tàu Hồng Kông, người Việt Nam và người Nhật xem như có tầm vóc ngang nhau. Những người nhỏ bé trông biết liền.

 

“Phong lao cổ lại” từ xưa là “tứ chứng nan y”, bản án tử hình. Bệnh lao phổi rất nặng, ho ra máu, lại dễ lây. Mãi đến năm 1944 mới có thuốc kháng sinh hữu hiệu song cũng cần chữa sớm, kịp thời. 

NAQ mắc bệnh lao phổi nặng năm 1931-32 vào lúc chưa có thuốc đặc trị, xác suất tử vong rất cao.

Nhà văn Thạch Lam Nguýễn Tường Lân (1910-1942) thuộc Tự lực Văn đoàn cũng mất tại Hà Nội, ngày 27/6/1942 do bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi, tương tự NAQ chết.ở tuổi 32, cùng một chứng bệnh..

Giá Thạch Lam chờ đến năm 1944 có thuốc đặc trị chống lao!

 

Báo L’Humanité năm thứ 29, số 12292, thứ ba 09/08/1932 và nhiều tờ báo công sản khác đã đưa tin NAQ chết ở bệnh xá nhà tù Hong Kong vì bệnh lao phổi, đăng phân ưu, tiểu sử tranh đấu.

Bài báo chiếm một cột dài ở trang đầu, có câu:

 

“Le comité central du Parti communiste français, en s’inclinant devant la dépouille du chef communiste Nguyen Ai Quoc,…”. (Google dịch từ tiếng Pháp: “Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Pháp nghiêng mình trước di hài lãnh tụ cộng sản Nguyen Ai Quoc,) (3).

(Link -  L’Humanité : Nguyen Ai Quoc, le vaillant fondateur du P.C. Indochinois est mort emprisonné).

 

    + Thiếu tá Hồ Quang thì mặt mày giống Bác, có râu mép, râu cằm trong hình đứng chụp với tướng Chu Đức TQ.

 

    + Mặt khác NAQ vừa có trước vừa có sau bản Yêu sách.

Có trước vì NAQ là kẻ viết, cha đẻ. Có sau, theo thẻ căn cước.

Đây là trường hợp hiếm xẩy “Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông“..

    

----

 

Lời kết

 

   + Bài viết theo dõi sát bước chân của NTThành tiếp theo là NAQ phiêu bạt giang hồ tứ xứ mưu tìm cứu nước. Ra đi năm 1911 lúc 21 tuổi tròn, 30 năm sau – gấp đôi thời gian cô Kiều lưu lạc - đến năm 1941 về lại cố quốc thì người viễn du tuổi đã quá 50, mà công danh sự nghiệp vẫn còn xa vời.

 

    + Thế chiến II phát khởi ngày 1/9/1939. Pháp nhanh chóng bị Đức chiếm đóng và một chính phủ Pháp thân Đức được thành lập. Ở Đông Dương thì từ tháng 9/1940 quân đội Nhật kéo vào đóng ở Việt Nam với sự thỏa thuận bất đắc dĩ của Pháp. Trong bối cảnh ấy QTCS cho phép NAQ trở về hoạt động tại Việt Nam, chờ thời cơ. Tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến chuyển nhanh chóng.

 

Ngày 28/1/1941 là ngày NAQ lấy tên là Già Thu quyết định trở về nước. Đây không phải một hành trình “Áo gấm về làng” được tiếp rước long trọng mà là một chuyến đi vượt biên lén lút, âm thầm.

 

Từ ngày về nước cho đến nhiều năm sau, HCM tìm cách tiếp xúc với Pháp, đề nghị hợp tác chống Nhật. HCM biết không thể thắng được Pháp? như từ bao giờ nên chỉ mong bước đầu đạt được tự trị cho đất nước rồi sẽ tính dần. Pháp thẳng thừng bác bỏ hợp tác, tăng gia khủng bố.

 

Ngày 29 tháng 3 năm 1945, HCM gặp Trung tướng Mỹ Chennault tại Côn Minh (Trung Quốc). Chennault cảm ơn Việt Minh đã giúp đỡ chống Nhật (cung cấp thông tin) và sẵn sàng viện trợ những gì có thể theo yêu cầu. 

 

    + Sau 6 năm chiến cuộc thế giới ác liệt, rồi cũng đến lúc lụi tàn đầy kịch tính.

Tại Đông Dương ngày 9/3/1945 quân Nhật bất ngờ đảo chính lật đổ Pháp. Sáu tháng sau Nhật hoàng ký văn kiện chính thức đầu hàng khối Đồng minh, ngày 2/9/1945. Thế chiến II kết thúc.

Không còn Pháp, Nhật, cũng là ngày HCM tuyên bố giành độc lập, khai sinh nước VNDCCH.

 

Lê Bá Vận.      


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm