Kinh Đời
Hành trình của cô gái tị nạn Triều Tiên trở thành công dân Mỹ
Vượt ra khỏi nỗi kinh hoàng ở Triều Tiên và trở thành một công dân Mỹ, Grace Jo chia sẻ mong nguyện của cô dành cho những người đồng hương đang sống trong sự tàn bạo của chính quyền họ Kim.
Khi Grace Jo đi bộ dọc theo những con đường mòn của đại học Montgomery ở Rockville, Maryland, không ai có thể nhận thấy cô có điều gì khác biệt với các sinh viên Mỹ khác. Hành trình đáng kinh ngạc mà cô trải qua đã giúp cô thoát khỏi cuộc sống khốn cùng ở Triều Tiên và đến với một thế giới ngoài sức tưởng tượng ở Mỹ.
“Hoa Kỳ là quốc gia vĩ đại nhất thế giới”, cô Jo nói với Fox News trước khi cô tham dự một diễn đàn mang tên “Tinh Thần của Tự Do: Tại Nhà, Trên Thế Giới” do Viện George W. Bush tổ chức tại thành phố New York.
Theo Fox News, Jo là một phụ nữ trẻ có nghị lực mạnh mẽ, và chia sẻ thẳng thắn về cảm nghĩ của cô về quê hương Triều Tiên dưới quyền lãnh đạo của gia tộc họ Kim. “Chính quyền đó đang giết chết những người vô tội ở trong nước. Trẻ em, trẻ sơ sinh và những người mẹ đang chết dần chết mòn trong tuyệt vọng”.
Jo nói rằng những lời lẽ cứng rắn là điều duy nhất mà chính quyền Kim Jong Un có thể hiểu được. “Tôi tin rằng chính quyền Triều Tiên sẽ không lắng nghe nếu chúng ta nói chuyện một cách nhẹ nhàng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải có hành động với họ, bởi vì nếu chúng ta không có hành động, chỉ nói bằng lời và cố gắng đưa cho họ một thứ gì đó, như tặng một cái kẹo cho đứa trẻ đang khóc, nó có thể giải quyết được tại thời điểm này nhưng nó sẽ không giải quyết được về lâu dài”, cô nói.
Jo hy vọng Mỹ sẽ hành động để giải thoát người dân Triều Tiên khỏi quyền lực của lãnh đạo Kim Jong Un. Cô nói: “Tôi không muốn thả một quả bom”. Nhưng, cô hy vọng Mỹ và các đồng minh của mình có thể cùng hành động để giúp chấm dứt triều đại họ Kim. Cô cho rằng các biện pháp trừng phạt không thể ngăn chặn tham vọng hạt nhân và sự hiếu chiến của quân đội Triều Tiên.
Grace Jo là người nhận được chương trình Học bổng Tự do Triều Tiên của Học viện George W. Bush. Cựu Tổng thống và viện nghiên cứu này đã thành lập một quỹ tài trợ trị giá 25.000 đô la để giúp 8 người đầu tiên thoát khỏi Triều Tiên có thể “theo đuổi nền giáo dục bậc cao và xây dựng cuộc sống phồn vinh, thịnh vượng như những công dân mới của Hoa Kỳ.”
Cô Jo hy vọng sẽ theo học trường luật. Giấc mơ Mỹ của cô đang trở thành sự thật, trái ngược với cơn ác mộng mà cô đã phải chịu đựng ở Triều Tiên.
Jo nói gia đình cô đã chạy trốn từ Triều Tiên sang Trung Quốc ba lần, nhưng đều bị bắt và đưa trở về nước. Hai người em trai của cô đã chết vì đói, còn cha cô bị cảnh sát tra tấn đến chết vì ông đã giấu một túi gạo mang về từ Trung Quốc.
Cả nhà cô đã từng trải qua 10 ngày mà không có gì ăn, chỉ uống nước sống qua ngày. Sau đó mẹ cô đã tìm được 6 con chuột con trên cánh đồng, bà ngoại của cô đã nấu chúng để cả nhà cùng ăn.
Cô Jo nói sau một lần trốn thoát, cô bị bắt và đưa đến một trung tâm giam giữ của Triều Tiên.
“Tôi đã thấy các đặc vụ Triều Tiên la hét và tra tấn những người ở đó, đó là một nơi đáng sợ”, cô nói. “Trời tối đen và không có ánh sáng, một căn phòng nhỏ với rất nhiều người. Ban đêm có rất nhiều côn trùng bò trên tường với hàng rào bao quanh, vì thế nó thực sự rất đáng sợ.”
“Chúng tôi gần như đã từ bỏ sự sống, nhưng nó là một phép màu, một phép màu xảy ra đã cứu sống chúng tôi”, cô nói.
Cô Jo cuối cùng đã đến được nước Mỹ vào năm 2008 cùng với mẹ và em gái, với tư cách là những người tị nạn của Tổ chức Liên Hợp Quốc về người tị nạn. Cô trở thành một công dân Mỹ vào năm 2013 và rất biết ơn sự giúp đỡ của Học viện Bush.
Học viện Bush bắt đầu tập trung vào vấn đề Triều Tiên vào năm 2014. Ông Lindsay Lloyd, phó giám đốc Sáng kiến Nhân quyền của Học viện Bush, cho biết có khoảng 250 người tị nạn và 300 đến 400 người Triều Tiên khác đã được định cư tại Mỹ.
Dù tận hưởng cuộc sống tự do ở Mỹ, Jo không muốn những người đồng hương của mình bị lãng quên trong mối đe dọa hạt nhân của Kim Jong Un.
“Tất cả mọi người ở đó đang chết dần chết mòn. Họ đang phải chịu đựng ở Triều Tiên. Hãy nghĩ về những đứa trẻ đang chết dần ở đó mà không có bất kỳ một hy vọng nào”, cô nói. Bất chấp những nỗ lực từ quốc tế nhằm gây sức ép với ông Kim Jong Un, Jo nói rằng tình hình tại Triều Tiên đang “tồi tệ đi, mà không bao giờ trở nên tốt hơn”.
Bên cạnh việc học tập của mình, Jo đang điều hành một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giải cứu người dân Triều Tiên và giúp họ định cư tại một quốc gia an toàn. Với tên gọi NKinUSA (Người tị nạn Triều tiên ở Mỹ), tổ chức này hiện đang hy vọng sẽ quyên góp được 10.000 đô la cho hai cuộc giải cứu.
Minh Đức
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hành trình của cô gái tị nạn Triều Tiên trở thành công dân Mỹ
Vượt ra khỏi nỗi kinh hoàng ở Triều Tiên và trở thành một công dân Mỹ, Grace Jo chia sẻ mong nguyện của cô dành cho những người đồng hương đang sống trong sự tàn bạo của chính quyền họ Kim.
Khi Grace Jo đi bộ dọc theo những con đường mòn của đại học Montgomery ở Rockville, Maryland, không ai có thể nhận thấy cô có điều gì khác biệt với các sinh viên Mỹ khác. Hành trình đáng kinh ngạc mà cô trải qua đã giúp cô thoát khỏi cuộc sống khốn cùng ở Triều Tiên và đến với một thế giới ngoài sức tưởng tượng ở Mỹ.
“Hoa Kỳ là quốc gia vĩ đại nhất thế giới”, cô Jo nói với Fox News trước khi cô tham dự một diễn đàn mang tên “Tinh Thần của Tự Do: Tại Nhà, Trên Thế Giới” do Viện George W. Bush tổ chức tại thành phố New York.
Theo Fox News, Jo là một phụ nữ trẻ có nghị lực mạnh mẽ, và chia sẻ thẳng thắn về cảm nghĩ của cô về quê hương Triều Tiên dưới quyền lãnh đạo của gia tộc họ Kim. “Chính quyền đó đang giết chết những người vô tội ở trong nước. Trẻ em, trẻ sơ sinh và những người mẹ đang chết dần chết mòn trong tuyệt vọng”.
Jo nói rằng những lời lẽ cứng rắn là điều duy nhất mà chính quyền Kim Jong Un có thể hiểu được. “Tôi tin rằng chính quyền Triều Tiên sẽ không lắng nghe nếu chúng ta nói chuyện một cách nhẹ nhàng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải có hành động với họ, bởi vì nếu chúng ta không có hành động, chỉ nói bằng lời và cố gắng đưa cho họ một thứ gì đó, như tặng một cái kẹo cho đứa trẻ đang khóc, nó có thể giải quyết được tại thời điểm này nhưng nó sẽ không giải quyết được về lâu dài”, cô nói.
Jo hy vọng Mỹ sẽ hành động để giải thoát người dân Triều Tiên khỏi quyền lực của lãnh đạo Kim Jong Un. Cô nói: “Tôi không muốn thả một quả bom”. Nhưng, cô hy vọng Mỹ và các đồng minh của mình có thể cùng hành động để giúp chấm dứt triều đại họ Kim. Cô cho rằng các biện pháp trừng phạt không thể ngăn chặn tham vọng hạt nhân và sự hiếu chiến của quân đội Triều Tiên.
Grace Jo là người nhận được chương trình Học bổng Tự do Triều Tiên của Học viện George W. Bush. Cựu Tổng thống và viện nghiên cứu này đã thành lập một quỹ tài trợ trị giá 25.000 đô la để giúp 8 người đầu tiên thoát khỏi Triều Tiên có thể “theo đuổi nền giáo dục bậc cao và xây dựng cuộc sống phồn vinh, thịnh vượng như những công dân mới của Hoa Kỳ.”
Cô Jo hy vọng sẽ theo học trường luật. Giấc mơ Mỹ của cô đang trở thành sự thật, trái ngược với cơn ác mộng mà cô đã phải chịu đựng ở Triều Tiên.
Jo nói gia đình cô đã chạy trốn từ Triều Tiên sang Trung Quốc ba lần, nhưng đều bị bắt và đưa trở về nước. Hai người em trai của cô đã chết vì đói, còn cha cô bị cảnh sát tra tấn đến chết vì ông đã giấu một túi gạo mang về từ Trung Quốc.
Cả nhà cô đã từng trải qua 10 ngày mà không có gì ăn, chỉ uống nước sống qua ngày. Sau đó mẹ cô đã tìm được 6 con chuột con trên cánh đồng, bà ngoại của cô đã nấu chúng để cả nhà cùng ăn.
Cô Jo nói sau một lần trốn thoát, cô bị bắt và đưa đến một trung tâm giam giữ của Triều Tiên.
“Tôi đã thấy các đặc vụ Triều Tiên la hét và tra tấn những người ở đó, đó là một nơi đáng sợ”, cô nói. “Trời tối đen và không có ánh sáng, một căn phòng nhỏ với rất nhiều người. Ban đêm có rất nhiều côn trùng bò trên tường với hàng rào bao quanh, vì thế nó thực sự rất đáng sợ.”
“Chúng tôi gần như đã từ bỏ sự sống, nhưng nó là một phép màu, một phép màu xảy ra đã cứu sống chúng tôi”, cô nói.
Cô Jo cuối cùng đã đến được nước Mỹ vào năm 2008 cùng với mẹ và em gái, với tư cách là những người tị nạn của Tổ chức Liên Hợp Quốc về người tị nạn. Cô trở thành một công dân Mỹ vào năm 2013 và rất biết ơn sự giúp đỡ của Học viện Bush.
Học viện Bush bắt đầu tập trung vào vấn đề Triều Tiên vào năm 2014. Ông Lindsay Lloyd, phó giám đốc Sáng kiến Nhân quyền của Học viện Bush, cho biết có khoảng 250 người tị nạn và 300 đến 400 người Triều Tiên khác đã được định cư tại Mỹ.
Dù tận hưởng cuộc sống tự do ở Mỹ, Jo không muốn những người đồng hương của mình bị lãng quên trong mối đe dọa hạt nhân của Kim Jong Un.
“Tất cả mọi người ở đó đang chết dần chết mòn. Họ đang phải chịu đựng ở Triều Tiên. Hãy nghĩ về những đứa trẻ đang chết dần ở đó mà không có bất kỳ một hy vọng nào”, cô nói. Bất chấp những nỗ lực từ quốc tế nhằm gây sức ép với ông Kim Jong Un, Jo nói rằng tình hình tại Triều Tiên đang “tồi tệ đi, mà không bao giờ trở nên tốt hơn”.
Bên cạnh việc học tập của mình, Jo đang điều hành một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giải cứu người dân Triều Tiên và giúp họ định cư tại một quốc gia an toàn. Với tên gọi NKinUSA (Người tị nạn Triều tiên ở Mỹ), tổ chức này hiện đang hy vọng sẽ quyên góp được 10.000 đô la cho hai cuộc giải cứu.
Minh Đức