Di Sản Hồ Chí Minh
Hát Ru Em
“Ai đem con sáo sang sông Để cho con sáo sổ lồng bay xa” “Hò ơi, Ghe anh nhỏ mũi trắng lườn Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.”
Hát Ru Em
Lão Giả
Ngày lại ngày Tám Tĩnh hát ru đứa cháu ngoại đong đưa trên chiếc võng:
“Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay xa”
“Hò ơi, Ghe anh nhỏ mũi trắng lườn
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.”
Thằng nhỏ ọ ẹ cựa quậy, lão Tám trỗ tài ru tiếp :
“Đố ai quét sạch lá rừng
Để tôi khuyên gió gió đừng rung cây
Đến đây thì ở lại đây
Bao giờ tốt rễ xanh cây mới về.”
Bà Tám đứng bên bếp lửa ngày nào cũng nghe hoài cái điệu “con sáo sang sông” với lại “gió đừng rung cây” phát nỗi bực mình. Dầm dầm đôi đũa trong nồi cá kho, bà quay lại trợn mắt:
- Ông nói cái gì? Cái gì mà xuống vườn thăm em, ai ở lại đây, bao giờ tốt rễ xanh cây mới về, là ai, là ai ?
Lão Tám nhỏ nhẹ: Thì là bài hát ru em có sao hát vậy, chớ tui có thêm bớt gì đâu.
Bà Tám vặn lại: Thiếu gì bài, sao ông không hát bài khác?
Lão Tám chửa lửa: hát ru bài khác thằng nhỏ không chịu ngũ chứ tui có muốn hát hoài chi đâu!
Bà Tám vẫn xẳng giọng: Ngày nào Ông cũng hát ru bài đó hoài, thằng cháu nó đâm ghiền. Đến phiên tui hát ru bài khác nó lại không chịu ngũ. Thế là 2 vợ chồng già có dịp kình caĩ phân bua vì bài hát ru em.
Hôm sau, lão Tám đổi bài hát khác cho êm ấm gia đình. Lão cất giọng:
“Vô đây, mời bạn vô đây
Vô đây bàn đặt ghế xây sẵn sàng
Tội chi đứng xá ngồi đàng
Sương sa muỗi cắn, cảm thương hàn ai nuôi?
Ngó vô trong cối gạo này
Cả trai lực sĩ, cả gái thuyền quyên
Chắc tui nho nhỏ vô duyên
Không ai vô cầm chày giã gạo để kết nguyền trăm năm.?”
Bà Tám lầm bầm, vậy là rõ rồi: ông nói nhắn nói gỡi với ai mà “sương sa muỗi cắn”, rồi còn “cảm thương hàn ai nuôi”? Rồi còn hứa hẹn “kết nguyền trăm năm” nữa là sao? Tui thấy ông lúc này có tình ý gì với ai nên mới nói nhắn nói gỡi nói gần nói xa.
Lão Tám cảm thấy bực bội với bà vợ già khó tánh hay nghi kỵ suy bụng ta ra bụng người, mặc khác lão cũng muốn trổ tài thông thạo văn chương chứ không chịu bị cho là lép vế. Lão Tám hát ru tiếp bài khác:
“Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu.”
Bà Tám nghe đi nghe lại dăm lần, bà nổi doá. Tui biết mà, ông lại muốn trêu ngươi tui nữa mà! Ông nói cho tui biết con mụ nào đã than thở với ông cái câu “em đã có chồng, như chim vào lồng như cá cắn câu”.
Lão Tám không chịu nhịn, lão phân bua: Tui đã nói với bà là câu hát người ta viết sao thì tui hát vậy, chứ tui có đặt ra đâu mà bà cứ cằn nhằn tối ngày, ai chịu nổi. Tui chỉ biết hát ru em chứ tui không biết ca vọng cổ mùi 6 câu hay loại tân nhạc của lũ trẻ choai choai bây giờ. Hát sao cho cháu nó ngũ thì thôi chớ!
Bà Tám chịu cái lối lanh miệng lanh mồm của lão chồng già nên nói : thôi ông hát bài khác đi! Lão Tám lại cất giọng:
“Cái bống đi chợ Cầu Canh
Con tôm đi trước củ hành theo sau
Con cua lạch cạch theo hầu
Cái chày rơi xuống bể đầu con cua.”
Bà Tám nghe đến lần thứ hai thì thấm ý nỗi cơn tam bành: Này này, ông lại định nói hành nỏi tỏi gì tui chứ gì? Ông ví tui ngang như cua nên muốn phang chày cho tui vỡ đầu phải không? Ông hết hát nhắn hát gỡi, bây giờ hát hù hát dọa đòi đánh tui nữa mà. Ôi bà con lối xóm vô đây mà coi, sao tui khổ thế này. Tui cứ bị người ta nói hành nói tỏi, hăm he đòi đánh như thế này, làm sao mà sống được trong cái nhà này, hỡ trời. Ông bà Tám cãi nhau to tiếng, thằng cháu ngoại giật mình khóc ré lên. Lão Tám đẩy chiếc võng, ru tiếp:
“Ầu ơ…
Ví dầu cá bóng đánh đu
Tôm càng hát bội cá thu cầm chầu
Ầu ơ…
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng.”
Đến nước này thì Bà Tám hết chịu đựng nỗi, bà tru tréo bù lu bù loa: Bớ bà con lối xóm, lão già chết bằm lại chữi khéo tui nữa. Lão ví tui như con trâu bị lão nhốt vô chuồng nữa nè, ối bà on cô bác ơi!
Lão Tám thấy không khí đến lúc căng thẳng đến lúc phải giải tỏa cho dịu lại, lão nghĩ nên chuyển giọng giả lã nhẹ nhàng:
“Con Kiến mà đậu cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào
Con Kiến mà đậu cành đào
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.
Con chó chê khỉ lắm lông
Khỉ lại chê chó ăn dong nằm dài
Lươn ngắn mà chê trạch dài
Thằng bơn méo miệng chê trai lệch mồm.”
Bà Tám chẳng những không dịu cơn giận dữ mà nghe xong câu hát này càng nổi máu sư tử rống la ầm lên : bớ trời đất quỹ thần ơi xuống đây mà coi cái lão Tám già chết tiệc chữi rũa tui cho “lệch mồm méo miệng” nữa nè trời!
Lão Tám hết hồn không ngờ những câu hát ru em vô tình lại đem đến cho gia đình ông hai vợ chồng già đi đến hậu quả tai hại dường này. Ông hết dám trổ tài thuộc làu văn chương câu hát tai hại này nữa. Lão Tám già chắp hai tay vái bà Tám:
- Thôi, tui lạy bà. Hát cái gì bà cũng cho là tui nói hành nói tỏi nói mắng nói móc bà cả thảy. Tui không biết hát cái gì ru cháu ngũ nữa. Bây giờ bà muốn tui hát bài gì, tui hát bài đó.
Thấy thái độ thành khẩn của lão chồng già, bà Tám dịu lần cơn giận trở lại. Bà ngẫm nghĩ giây lát, tìm ra câu hát ru bảo lão chồng già hát theo:
“- Hỏi em có nhớ hay không
Anh thương em từ thuở mẹ bồng trên tay
- Hỏi anh có nhớ hay quên
Thương anh từ thuở vịn phên đi lần
- Em thương anh vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay.
- Anh thương em từ nón đến quai
Thương trong lớp lá, thương ngoài đường may
Hai ta ơn trượng nghĩa dày
Dù xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
Hát xong bài hát “ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”, vợ chồng lão già Tám nhìn nhau cười bẽn lẽn. Trên võng, đứa cháu ngoại ngũ say, ngáy đều trên gương mặt bầu bĩnh trẻ thơ./.
DoDom Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Hát Ru Em
“Ai đem con sáo sang sông Để cho con sáo sổ lồng bay xa” “Hò ơi, Ghe anh nhỏ mũi trắng lườn Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.”
Hát Ru Em
Lão Giả
Ngày lại ngày Tám Tĩnh hát ru đứa cháu ngoại đong đưa trên chiếc võng:
“Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay xa”
“Hò ơi, Ghe anh nhỏ mũi trắng lườn
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.”
Thằng nhỏ ọ ẹ cựa quậy, lão Tám trỗ tài ru tiếp :
“Đố ai quét sạch lá rừng
Để tôi khuyên gió gió đừng rung cây
Đến đây thì ở lại đây
Bao giờ tốt rễ xanh cây mới về.”
Bà Tám đứng bên bếp lửa ngày nào cũng nghe hoài cái điệu “con sáo sang sông” với lại “gió đừng rung cây” phát nỗi bực mình. Dầm dầm đôi đũa trong nồi cá kho, bà quay lại trợn mắt:
- Ông nói cái gì? Cái gì mà xuống vườn thăm em, ai ở lại đây, bao giờ tốt rễ xanh cây mới về, là ai, là ai ?
Lão Tám nhỏ nhẹ: Thì là bài hát ru em có sao hát vậy, chớ tui có thêm bớt gì đâu.
Bà Tám vặn lại: Thiếu gì bài, sao ông không hát bài khác?
Lão Tám chửa lửa: hát ru bài khác thằng nhỏ không chịu ngũ chứ tui có muốn hát hoài chi đâu!
Bà Tám vẫn xẳng giọng: Ngày nào Ông cũng hát ru bài đó hoài, thằng cháu nó đâm ghiền. Đến phiên tui hát ru bài khác nó lại không chịu ngũ. Thế là 2 vợ chồng già có dịp kình caĩ phân bua vì bài hát ru em.
Hôm sau, lão Tám đổi bài hát khác cho êm ấm gia đình. Lão cất giọng:
“Vô đây, mời bạn vô đây
Vô đây bàn đặt ghế xây sẵn sàng
Tội chi đứng xá ngồi đàng
Sương sa muỗi cắn, cảm thương hàn ai nuôi?
Ngó vô trong cối gạo này
Cả trai lực sĩ, cả gái thuyền quyên
Chắc tui nho nhỏ vô duyên
Không ai vô cầm chày giã gạo để kết nguyền trăm năm.?”
Bà Tám lầm bầm, vậy là rõ rồi: ông nói nhắn nói gỡi với ai mà “sương sa muỗi cắn”, rồi còn “cảm thương hàn ai nuôi”? Rồi còn hứa hẹn “kết nguyền trăm năm” nữa là sao? Tui thấy ông lúc này có tình ý gì với ai nên mới nói nhắn nói gỡi nói gần nói xa.
Lão Tám cảm thấy bực bội với bà vợ già khó tánh hay nghi kỵ suy bụng ta ra bụng người, mặc khác lão cũng muốn trổ tài thông thạo văn chương chứ không chịu bị cho là lép vế. Lão Tám hát ru tiếp bài khác:
“Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu.”
Bà Tám nghe đi nghe lại dăm lần, bà nổi doá. Tui biết mà, ông lại muốn trêu ngươi tui nữa mà! Ông nói cho tui biết con mụ nào đã than thở với ông cái câu “em đã có chồng, như chim vào lồng như cá cắn câu”.
Lão Tám không chịu nhịn, lão phân bua: Tui đã nói với bà là câu hát người ta viết sao thì tui hát vậy, chứ tui có đặt ra đâu mà bà cứ cằn nhằn tối ngày, ai chịu nổi. Tui chỉ biết hát ru em chứ tui không biết ca vọng cổ mùi 6 câu hay loại tân nhạc của lũ trẻ choai choai bây giờ. Hát sao cho cháu nó ngũ thì thôi chớ!
Bà Tám chịu cái lối lanh miệng lanh mồm của lão chồng già nên nói : thôi ông hát bài khác đi! Lão Tám lại cất giọng:
“Cái bống đi chợ Cầu Canh
Con tôm đi trước củ hành theo sau
Con cua lạch cạch theo hầu
Cái chày rơi xuống bể đầu con cua.”
Bà Tám nghe đến lần thứ hai thì thấm ý nỗi cơn tam bành: Này này, ông lại định nói hành nỏi tỏi gì tui chứ gì? Ông ví tui ngang như cua nên muốn phang chày cho tui vỡ đầu phải không? Ông hết hát nhắn hát gỡi, bây giờ hát hù hát dọa đòi đánh tui nữa mà. Ôi bà con lối xóm vô đây mà coi, sao tui khổ thế này. Tui cứ bị người ta nói hành nói tỏi, hăm he đòi đánh như thế này, làm sao mà sống được trong cái nhà này, hỡ trời. Ông bà Tám cãi nhau to tiếng, thằng cháu ngoại giật mình khóc ré lên. Lão Tám đẩy chiếc võng, ru tiếp:
“Ầu ơ…
Ví dầu cá bóng đánh đu
Tôm càng hát bội cá thu cầm chầu
Ầu ơ…
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng.”
Đến nước này thì Bà Tám hết chịu đựng nỗi, bà tru tréo bù lu bù loa: Bớ bà con lối xóm, lão già chết bằm lại chữi khéo tui nữa. Lão ví tui như con trâu bị lão nhốt vô chuồng nữa nè, ối bà on cô bác ơi!
Lão Tám thấy không khí đến lúc căng thẳng đến lúc phải giải tỏa cho dịu lại, lão nghĩ nên chuyển giọng giả lã nhẹ nhàng:
“Con Kiến mà đậu cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào
Con Kiến mà đậu cành đào
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.
Con chó chê khỉ lắm lông
Khỉ lại chê chó ăn dong nằm dài
Lươn ngắn mà chê trạch dài
Thằng bơn méo miệng chê trai lệch mồm.”
Bà Tám chẳng những không dịu cơn giận dữ mà nghe xong câu hát này càng nổi máu sư tử rống la ầm lên : bớ trời đất quỹ thần ơi xuống đây mà coi cái lão Tám già chết tiệc chữi rũa tui cho “lệch mồm méo miệng” nữa nè trời!
Lão Tám hết hồn không ngờ những câu hát ru em vô tình lại đem đến cho gia đình ông hai vợ chồng già đi đến hậu quả tai hại dường này. Ông hết dám trổ tài thuộc làu văn chương câu hát tai hại này nữa. Lão Tám già chắp hai tay vái bà Tám:
- Thôi, tui lạy bà. Hát cái gì bà cũng cho là tui nói hành nói tỏi nói mắng nói móc bà cả thảy. Tui không biết hát cái gì ru cháu ngũ nữa. Bây giờ bà muốn tui hát bài gì, tui hát bài đó.
Thấy thái độ thành khẩn của lão chồng già, bà Tám dịu lần cơn giận trở lại. Bà ngẫm nghĩ giây lát, tìm ra câu hát ru bảo lão chồng già hát theo:
“- Hỏi em có nhớ hay không
Anh thương em từ thuở mẹ bồng trên tay
- Hỏi anh có nhớ hay quên
Thương anh từ thuở vịn phên đi lần
- Em thương anh vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay.
- Anh thương em từ nón đến quai
Thương trong lớp lá, thương ngoài đường may
Hai ta ơn trượng nghĩa dày
Dù xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
Hát xong bài hát “ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”, vợ chồng lão già Tám nhìn nhau cười bẽn lẽn. Trên võng, đứa cháu ngoại ngũ say, ngáy đều trên gương mặt bầu bĩnh trẻ thơ./.
DoDom Post