Thân Hữu Tiếp Tay...
Hãy thương chứ đừng ghét Phó hiệu Phạm Tấn Hạ - Mai Tú Ân
( HNPD ) Thấy thiên hạ ném đá đả kích Phó hiệu trưởng ĐHKHXHNV Phạm Tấn Hạ
Nhưng thôi. Hãy thương hại họ chứ đừng ghét bỏ họ...
Mai Tú Ân ( HNPD )
( HNPD )
Thấy thiên hạ ném đá đả kích Phó hiệu trưởng ĐHKHXHNV Phạm Tấn Hạ về
việc anh chàng đã không bảo vệ được nhân phẩm và danh dự cho học trò của
mình khi họ cần đến anh ta nhất, khi họ đang gặp khó khăn nhất thì thấy
thật buồn quá xá.
Vì
người cần được anh ta giúp lại là học trò của anh ta, và cũng lại là
một cô gái trẻ. Một đối tượng số 1 thường được thiên hạ ra tay giúp đỡ
nhiều nhất. Các bạn không tin thì có thể làm một thí nghiệm nho nhỏ. Nếu
bạn là một cô gái và đang ở vào độ tuổi trăng tròn như cô sinh viên
Nguyễn Thị Hà của chúng ta thì rất đơn giản. Hãy thử làm nạn nhân.
Có
thể là nạn nhân của thiên tai lũ lụt, nạn nhân của quấy rối tình dục,
nạn nhân bạo hành của những người thi hành công vụ. Và ta sẽ thấy có rất
nhiều, rất nhiều và cũng đủ dạng người, đủ thành phần xã hội sẽ bước ra
từ đâu đó đến với sự việc một cách mạnh mẽ và vô tư và rồi sẽ trở thành
một người nghĩa hiệp đáng yêu của cô gái nạn nhân nọ. Cá 10 ăn 1 là sẽ
đúng như thế.
Nhưng
tại sao vụ việc lại không khiến cho chàng Phó hiệu trở thành một người
anh hùng nghĩa hiệp hào hoa trước cô học trò của mình mà giờ lại trở
thành một nhân vật quá ư hèn hạ không chỉ với cô gái nọ mà còn như là
một cái thùng rác to tướng để cho mọi người dân ném đá vào.
Than
ôi. Đấy là người dân không hiểu về chàng Phó hiệu nên mới đả kích chàng
dữ dội như vậy. Bởi vì mọi người cứ tưởng một tay ăn học như thế, chức
vụ của một người thầy đáng kính như thế thì làm gì phải sợ ai mà không
dám hiên ngang đứng ra bảo vệ học trò của mình.
Nhầm
to. Những anh trí thức XHCN, đa phần là nông dân mà rốn vẫn sặc mùi
phèn ở các vùng nông thôn miền Bắc đã một thời đổ về Kinh đô Hà Nội để
vươn lên. Rồi qua những nước Đông Âu để tu nghiệp và về nước với những
bằng cấp to tướng cùng với những nồi áp suất, dây may so mang lậu nhét
vô người. Trong hàng chục năm nay những người này được những người cầm
quyền đưa lên hàng ưu tú của xã hội không phải bằng cống hiến cho xã hội
mà bằng sự vô cảm bàng quang với xã hội họ đang sống. Như những kẻ sống
bám thì làm gì có chuyện làm việc gì ngược lại với những người cầm
quyền, cho dù là những việc đúng đắn đi nữa.
Trở
lại chuyện chuyến đi định mệnh của chàng tới Trại Tập Trung, và chứng
kiến cảnh học trò mình bị vả đôm đốp vào mặt thì xét theo bối cảnh chàng
Phạm đã sợ té đái rồi. Có thể lúc đó anh ta đã rụt đầu vào cổ như con
rùa rụt đầu vào mai với ý nghĩ không nhìn thấy cái gì là không có gì xảy
ra cả. Lúc đó thì làm gì còn có can đảm để nói một lời can ngăn với ai.
Trong tình trạng nguy hiểm cấp độ 1, giống với tình trạng báo động đỏ
mà bà xã chàng đã thổi còi thì chàng còn phát biểu một câu trật trìa ở
trên CA là:"Tôi không biết luật".
Ô, hô. Hãy thông cảm cho chàng Hiệu phó này nếu chàng có nói :"Tôi không biết chữ"
Đừng
nói đến cô học trò xui xẻo không được anh ta giúp mà bất cứ ai, ngay cả
vợ hay con gái anh ta cũng đừng hy vọng được giúp nếu lỡ không đi chung
nhịp với anh ta. Không phải tất cả nhưng chế độ này đã sản sinh ra rất
nhiều những anh trí thức vô cảm với thời cuộc như vậy. Họ vẫn sống bằng
cái cách rúc đầu vào tường như mấy chục năm nay, chẳng biết gì về giới
bên ngoài đã thay đổi.
Bởi
nước mưa trong lành mà vô duyên chảy xuống cống thì cũng thành nước
cống. Hãy đừng trách cá nhân anh chàng hiệu phó nói trên bởi vì những
nhu nhược, đớn hèn ấy nó đã được gieo và tích tụ trong máu thịt của
những người trí thức XHCN như chàng Phó hiệu này rồi. Và như một lẽ tự
nhiên đen tối và không bao giờ thay đổi là những người thầy như thế thì
cũng chỉ dạy ra những người trò như thế.
Họ
chỉ còn là những đàn gà con xao xác rúc đầu vào nhau mỗi khi có cơn mưa
chiều. Làm gì mà còn tìm được những người đàn ông đích thực, những
người dám đứng ra đối diện với cường quyền để bênh vực lẽ phải, bênh vực
những nạn nhân yếu thế và ít nhất cũng một lần trong đời dám bênh vực
để trở thành nghĩa hiệp với những người nữ học trò của mình chứ.
Mai Tú Ân ( HNPD )
Hãy thương chứ đừng ghét Phó hiệu Phạm Tấn Hạ - Mai Tú Ân
( HNPD ) Thấy thiên hạ ném đá đả kích Phó hiệu trưởng ĐHKHXHNV Phạm Tấn Hạ
( HNPD )
Thấy thiên hạ ném đá đả kích Phó hiệu trưởng ĐHKHXHNV Phạm Tấn Hạ về
việc anh chàng đã không bảo vệ được nhân phẩm và danh dự cho học trò của
mình khi họ cần đến anh ta nhất, khi họ đang gặp khó khăn nhất thì thấy
thật buồn quá xá.
Vì
người cần được anh ta giúp lại là học trò của anh ta, và cũng lại là
một cô gái trẻ. Một đối tượng số 1 thường được thiên hạ ra tay giúp đỡ
nhiều nhất. Các bạn không tin thì có thể làm một thí nghiệm nho nhỏ. Nếu
bạn là một cô gái và đang ở vào độ tuổi trăng tròn như cô sinh viên
Nguyễn Thị Hà của chúng ta thì rất đơn giản. Hãy thử làm nạn nhân.
Có
thể là nạn nhân của thiên tai lũ lụt, nạn nhân của quấy rối tình dục,
nạn nhân bạo hành của những người thi hành công vụ. Và ta sẽ thấy có rất
nhiều, rất nhiều và cũng đủ dạng người, đủ thành phần xã hội sẽ bước ra
từ đâu đó đến với sự việc một cách mạnh mẽ và vô tư và rồi sẽ trở thành
một người nghĩa hiệp đáng yêu của cô gái nạn nhân nọ. Cá 10 ăn 1 là sẽ
đúng như thế.
Nhưng
tại sao vụ việc lại không khiến cho chàng Phó hiệu trở thành một người
anh hùng nghĩa hiệp hào hoa trước cô học trò của mình mà giờ lại trở
thành một nhân vật quá ư hèn hạ không chỉ với cô gái nọ mà còn như là
một cái thùng rác to tướng để cho mọi người dân ném đá vào.
Than
ôi. Đấy là người dân không hiểu về chàng Phó hiệu nên mới đả kích chàng
dữ dội như vậy. Bởi vì mọi người cứ tưởng một tay ăn học như thế, chức
vụ của một người thầy đáng kính như thế thì làm gì phải sợ ai mà không
dám hiên ngang đứng ra bảo vệ học trò của mình.
Nhầm
to. Những anh trí thức XHCN, đa phần là nông dân mà rốn vẫn sặc mùi
phèn ở các vùng nông thôn miền Bắc đã một thời đổ về Kinh đô Hà Nội để
vươn lên. Rồi qua những nước Đông Âu để tu nghiệp và về nước với những
bằng cấp to tướng cùng với những nồi áp suất, dây may so mang lậu nhét
vô người. Trong hàng chục năm nay những người này được những người cầm
quyền đưa lên hàng ưu tú của xã hội không phải bằng cống hiến cho xã hội
mà bằng sự vô cảm bàng quang với xã hội họ đang sống. Như những kẻ sống
bám thì làm gì có chuyện làm việc gì ngược lại với những người cầm
quyền, cho dù là những việc đúng đắn đi nữa.
Trở
lại chuyện chuyến đi định mệnh của chàng tới Trại Tập Trung, và chứng
kiến cảnh học trò mình bị vả đôm đốp vào mặt thì xét theo bối cảnh chàng
Phạm đã sợ té đái rồi. Có thể lúc đó anh ta đã rụt đầu vào cổ như con
rùa rụt đầu vào mai với ý nghĩ không nhìn thấy cái gì là không có gì xảy
ra cả. Lúc đó thì làm gì còn có can đảm để nói một lời can ngăn với ai.
Trong tình trạng nguy hiểm cấp độ 1, giống với tình trạng báo động đỏ
mà bà xã chàng đã thổi còi thì chàng còn phát biểu một câu trật trìa ở
trên CA là:"Tôi không biết luật".
Ô, hô. Hãy thông cảm cho chàng Hiệu phó này nếu chàng có nói :"Tôi không biết chữ"
Đừng
nói đến cô học trò xui xẻo không được anh ta giúp mà bất cứ ai, ngay cả
vợ hay con gái anh ta cũng đừng hy vọng được giúp nếu lỡ không đi chung
nhịp với anh ta. Không phải tất cả nhưng chế độ này đã sản sinh ra rất
nhiều những anh trí thức vô cảm với thời cuộc như vậy. Họ vẫn sống bằng
cái cách rúc đầu vào tường như mấy chục năm nay, chẳng biết gì về giới
bên ngoài đã thay đổi.
Bởi
nước mưa trong lành mà vô duyên chảy xuống cống thì cũng thành nước
cống. Hãy đừng trách cá nhân anh chàng hiệu phó nói trên bởi vì những
nhu nhược, đớn hèn ấy nó đã được gieo và tích tụ trong máu thịt của
những người trí thức XHCN như chàng Phó hiệu này rồi. Và như một lẽ tự
nhiên đen tối và không bao giờ thay đổi là những người thầy như thế thì
cũng chỉ dạy ra những người trò như thế.
Họ
chỉ còn là những đàn gà con xao xác rúc đầu vào nhau mỗi khi có cơn mưa
chiều. Làm gì mà còn tìm được những người đàn ông đích thực, những
người dám đứng ra đối diện với cường quyền để bênh vực lẽ phải, bênh vực
những nạn nhân yếu thế và ít nhất cũng một lần trong đời dám bênh vực
để trở thành nghĩa hiệp với những người nữ học trò của mình chứ.
Mai Tú Ân ( HNPD )