Thân Hữu Tiếp Tay...

Hết mùa săn chủ giết chó - Võ Long Ẩn

( HNPD ) Người viết lấy tựa đề cho bài viết này trong một truyền thuyết cốt chuyện những người chủ săn chuyên nghịêp nên Tàu từ thời xưa cho đến mãi hôm nay. Các chủ nhân


 ( HNPD ) Người viết lấy tựa đề cho bài viết này trong một truyền thuyết cốt chuyện những người chủ săn chuyên nghịêp nên Tàu từ thời xưa cho đến mãi hôm nay. Các chủ nhân đều dùng đàn  chó để săn, bắt  thú rừng gồm: chồn, mểnh , nai, thỏ, nhím…đem thịt bán cho các nhà hàng quán nhậu hái bộn tiền nghề săn cũng  trở thành một kỹ nghệ có tính toán lời lỗ như bao nghề khác.

Môt đàn chó săn từ 3 cho tới 7 con, nuôi ăn, huấn luyện, chăm sóc rất tốn kém, cho nên các thợ săn có cặp mắt  chuyên nghiệp, thường quan sát rất chu đáo cho “khả năng” săn mồi của từng con chó trong mùa săn. Mùa săn thường là mùa “xuân  thu nhị kỳ” thời tiết mát mẻ ấm áp, dẫn đàn chó di săn là tuyệt hơn mùa nào hết, Các con chó  thả vào rừng chúng dùng khứu giác,  dùng sức lực truy mồi , đem nguồn lợi cho chủ.

Đó là những con chó trung thành tận tụy phục vụ cho chủ suốt đời, nhưng khi được mồi thì thường chủ vuốt đầu cho khúc xương gặm qua găm lại, an ủi tấm thân lở sinh ra làm kiếp chó săn cho chủ. Nhưng hết mùa săn rồi mà cứ nuôi hoài thì tốn kém, nên giết quách chế biến cầy tơ 7 món: nướng, khìa, rựa mận, xáo măng, luộc, dồi.. hoăc bán cho các quán “cờ tây” những con chó săn già không còn sức để phục vụ để chủ nhân sai khiến. Đây là câu chuyện hết mùa săn thì giết chó bên Tàu.

Các nước tây phương Mỹ, Úc… cũng có kỹ nghệ khai thác chó cũng rất thịnh hành dó là kỹ nghệ  chó đua, cũng cá độ mỗi này như đua ngựa, những con chó thắng cuộc được vuốt đầu cho ăn cao lương mỹ vị, có bác sĩ thú y chăm lo sức khỏe… Nhưng những con già  yếu đuối, không dòn chạy nổi thì có một nơi an toàn chính chính quyền quy định chó giết một cách êm thấm không đau đớn và mai tang nơi nghĩa địa chó. tại Úc chi phí án tang cho một con chó là từ $500Úc kim. Tại Úc có hội bảo trợ các con chó đua khiếm dụng này, các nhà hảo tâm nhận về nuôi để làm cảnh…

Tại đất nước Việt thân yêu của chúng ta thì cũng có nhiều loại chó, nuôi để giữ nhà, chó săn mồi, những con chó ngoan dễ dạy thì được chủ nhân vuốt đầu… Nhung khi không lợi dụng được thì cũng trờ thành món cầy tơ bảy món.

Trong thời gian cuộc chiến quốc cộng  (Quốc Gia, Cộng Sản) loại chó từ bốn chân, bổng nhiên một sớm một chiều trở thanh những con vật hai chân biết nói nghe  tiếng người, rồi phản chủ cũ, chạy theo chờ đám chủ nhân Việt Cộng sai khiến. Nhưng cho đến khi hết than tàn sức kiết, hay sủa không đúng lúc đúng chỗ cũng đều bị chủ nhân hành hạ bỏ đói đến thê lương, thãm thiết những không dám hé miệng kêu than mằn êm lìm chờ chủ nhân VC liệng cho khúc xương thì vui mừng  “hồ hởi phấn khởi”

Con người cũng không ngoại lệ, ông bà ta có câu “nhân, vật giữ đồng” nếu con người mà không biết sử dụng trí óc để phân biệt trắng đen, dùng trí khôn để phân biệt thiện ác…thì cũng chẳng khá gì “loài cầm thú vậy” Sau đây là ví dụ điển hình những nhân vất nổi tiếng một thời ‘rực lửa chiến  tranh” chạy theo Việt Cộng, tàn sát đồng đồng bào trong dịp Tết Mậu Thân tại Huế. Thất bại chua cay, “lên xanh, nhảy núi” chạy theo VC ra bắc để bị hành hạ, bỏ đói…Gíới thiệu đến qúy độc giả nhân vật nội tiếng có liên quan đến hơn 5 ngàn sanh mạng chết oan tại Huế đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới nhãn quan của nhà văn Nhật Tuấn:

                                                                                                Võ Long Ẩn
( HNPĐ )

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ11) – NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG


Hồi năm 1978, ông bạn họa sĩ Trịnh Tú, lúc đó là thư ký bác sĩ Tôn Thất Tùng, GĐ bệnh viện Phủ Doãn một hôm rủ tôi :
“ Tới thăm vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường đi !”
Tôi ngần ngại :
“ Có việc gì cần không ? Nếu không thì ngồi quán bà Dậu làm chén rượu chẳng hơn à ?’
Hồi đó tôi ở phố Ấu Triệu sát ngay bệnh viện Phủ Doãn nên Trịnh Tú thưởng lẻn sang rủ tôi uống rượu ở quán bà Dậu ngay đầu phố tôi. Nguyên là ông bạn vàng này mới nhờ tôi đưa bồ hắn từ Sàigòn ra đi thăm nuôi chồng vốn là sĩ quan quân đội cộng hòa đang cải tạo tại vùng rừng núi heo hút Thanh Hóa. Vì không phải thân nhân nên tôi không được vào trại , phải ngủ rừng một đêm muỗi cắn gần chết. Sợ ông bạn lại “sai” việc nữa , tôi giao hẹn trước :
“ Tới chơi thôi, tới vì có việc thì thôi nhé !”
Trinh Tú cười cười :
“ Tới giúp bà Mỹ Dạ, vợ ông Tường đi khám bệnh…”
Tôi gật gật:
“ Vậy thì được…”
Tôi tưởng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ở một căn hộ nào đó ở khu hồ Tây hoặc khu nghỉ dưỡng Quảng Bá, không ngờ Trịnh Tú đưa tôi lên đường đê La Thành vào trường viết văn Nguyễn Du tới một căn buồng mái tranh, vách đất, trống huếch trống hoác, giữa nhà trải chiếc chiếu, một người đàn ông gày guộc, ngồi xệp, hai đầu gối qúa tai. Chắc đã hẹn trước, nhà văn vồn vã mời ngồi, còn chị vợ – nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ thì xin phép vào bếp rang…lạc đãi khách. Trịnh Tú vội xua tay :
“ Thôi thôi…tôi tới coi sức khỏe chị sao ? Liệu có giúp được gì rồi phải về ngay…”
Trong lúc Trịnh Tú hỏi chuyện chị vợ thì tôi ngắm nhà văn . Ôi chao ôi , người đàn ông gày gò, ốm đói kìa lại là người viết ra bút ký “ Rất nhiều ánh lửa “đăng trang nhất báo Văn Nghệ ư ? Điều kiện sống tối tăm và ẩm thấp thế này ông lấy đâu ra lửa ?
Trên đường về tôi la oai oái. Thật không thể tưởng tượng được, một “nhà văn viết bút ký hay nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc) , hồi Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 ở Huế là tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Thành phố Huế , soạn “Lời hiệu triệu” kêu gọi quần chúng nổi dậy, thu băng phát đi khắp các nẻo đường, phố phường Huế Tết Mậu Thân , có thành tich lớn trong phong trào “diệt ác, trừ gian”, theo đồn đại đã từng ngồi ghế Chủ tọa Tòa án Nhân dân tại trường Gia Hội . Năm 1972 được điều ra làm Trưởng Ty Văn hoá tỉnh Quảng Trị ở Đông Hà (vùng mới giải phóng của Mặt trận Giải phóng), 17 năm kiên trì làm “đối tượng Đảng” rồi được kết nạp…
Một người đã bỏ đô thị “lên xanh” theo cách mạng với thành tích lớn thế sao ra Bắc lại bị “đãi ngộ” nghèo nàn đến vậy.
Ra khỏi nhà Hoàng phủ Ngọc tường, tôi lo lắng hỏi bệnh tật chị Mỹ Dạ, Trịnh Tú gạt đí :
“Bệnh tật gì đâu…bệnh thiếu…protide ấy mà…ăn uống thiếu thốn, kham khổ nên sinh bệnh thế thôi.”
Tôi nổi cáu :
“ Một cặp nhà văn –nhà thơ có nhiều đóng góp cho cách mạng sao giờ lại đối xử vậy ?”
Trinh Tú cười hề hề :
“ Cậu đi hỏi mấy ông trên, sao hỏi tớ ? Thôi, ghé quán bà Dậu làm chén “cuốc lủi” , mặc mẹ sự đời .”
Sau này vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường rời Hà Nội trở về Huế và nghe nói được “đãi ngộ” khá hơn. Ở Đại hội Nhà văn lần thứ V (1995), văn phòng Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa xe đến mời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tới gặp riêng Tổng bí thư. Dịp tết Ất Dậu, ông Đinh La Thăng, giờ là Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải nổi tiếng vụ “trảm tướng” sân bay Đà Nẵng, đòi đánh thuế cả xe máy dân nghèo, lúc đó là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đến tận nhà, tặng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường một dàn máy tính xịn.
Năm 1980-1981, được Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam với tập “Rất nhiều ánh lửa” (1979).
Năm 2007, được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Ông từng làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương và Tạp chí Cửa Việt.
Tháng 7-1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường sang thăm Paris. Khi được bà Thụy Khuê (RFI) hỏi :
“Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào”
Ông đã trả lời :
“ Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng…”
Phải chăng vì những oan hồn đó, sau này trên giường bệnh, ông làm những câu thơ đậm chất “tâm linh” :
Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.
Hoặc :
“Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi ……”
Cũng trên giường bệnh, trả lời nhà báo, Hoàng Phủ Ngọc Tường thành thực :
“ Nhà văn phải nói lên sự thật…”
Qúa đúng, với ông , có lẽ trước hết là sự thật về cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm Mậu Thân ở Huế.
Nhà thơ Xuân Sách có lẽ hiểu khá thấu đáo Hoàng Phủ Ngọc Tường nên đã hạ bút :
“Trăm năm ông phủ… Ngọc Tường ơi
Cái nợ lên xanh giũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi thành cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ… Ngọc Tường ơi!”

http://nhattuan2011.blogspot.com/2012/01/chan-dung-hay-chan-tuong-nha-van-ky11.html

 

Bàn ra tán vào (1)

hoa my
rat hay

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Hết mùa săn chủ giết chó - Võ Long Ẩn

( HNPD ) Người viết lấy tựa đề cho bài viết này trong một truyền thuyết cốt chuyện những người chủ săn chuyên nghịêp nên Tàu từ thời xưa cho đến mãi hôm nay. Các chủ nhân


 ( HNPD ) Người viết lấy tựa đề cho bài viết này trong một truyền thuyết cốt chuyện những người chủ săn chuyên nghịêp nên Tàu từ thời xưa cho đến mãi hôm nay. Các chủ nhân đều dùng đàn  chó để săn, bắt  thú rừng gồm: chồn, mểnh , nai, thỏ, nhím…đem thịt bán cho các nhà hàng quán nhậu hái bộn tiền nghề săn cũng  trở thành một kỹ nghệ có tính toán lời lỗ như bao nghề khác.

Môt đàn chó săn từ 3 cho tới 7 con, nuôi ăn, huấn luyện, chăm sóc rất tốn kém, cho nên các thợ săn có cặp mắt  chuyên nghiệp, thường quan sát rất chu đáo cho “khả năng” săn mồi của từng con chó trong mùa săn. Mùa săn thường là mùa “xuân  thu nhị kỳ” thời tiết mát mẻ ấm áp, dẫn đàn chó di săn là tuyệt hơn mùa nào hết, Các con chó  thả vào rừng chúng dùng khứu giác,  dùng sức lực truy mồi , đem nguồn lợi cho chủ.

Đó là những con chó trung thành tận tụy phục vụ cho chủ suốt đời, nhưng khi được mồi thì thường chủ vuốt đầu cho khúc xương gặm qua găm lại, an ủi tấm thân lở sinh ra làm kiếp chó săn cho chủ. Nhưng hết mùa săn rồi mà cứ nuôi hoài thì tốn kém, nên giết quách chế biến cầy tơ 7 món: nướng, khìa, rựa mận, xáo măng, luộc, dồi.. hoăc bán cho các quán “cờ tây” những con chó săn già không còn sức để phục vụ để chủ nhân sai khiến. Đây là câu chuyện hết mùa săn thì giết chó bên Tàu.

Các nước tây phương Mỹ, Úc… cũng có kỹ nghệ khai thác chó cũng rất thịnh hành dó là kỹ nghệ  chó đua, cũng cá độ mỗi này như đua ngựa, những con chó thắng cuộc được vuốt đầu cho ăn cao lương mỹ vị, có bác sĩ thú y chăm lo sức khỏe… Nhưng những con già  yếu đuối, không dòn chạy nổi thì có một nơi an toàn chính chính quyền quy định chó giết một cách êm thấm không đau đớn và mai tang nơi nghĩa địa chó. tại Úc chi phí án tang cho một con chó là từ $500Úc kim. Tại Úc có hội bảo trợ các con chó đua khiếm dụng này, các nhà hảo tâm nhận về nuôi để làm cảnh…

Tại đất nước Việt thân yêu của chúng ta thì cũng có nhiều loại chó, nuôi để giữ nhà, chó săn mồi, những con chó ngoan dễ dạy thì được chủ nhân vuốt đầu… Nhung khi không lợi dụng được thì cũng trờ thành món cầy tơ bảy món.

Trong thời gian cuộc chiến quốc cộng  (Quốc Gia, Cộng Sản) loại chó từ bốn chân, bổng nhiên một sớm một chiều trở thanh những con vật hai chân biết nói nghe  tiếng người, rồi phản chủ cũ, chạy theo chờ đám chủ nhân Việt Cộng sai khiến. Nhưng cho đến khi hết than tàn sức kiết, hay sủa không đúng lúc đúng chỗ cũng đều bị chủ nhân hành hạ bỏ đói đến thê lương, thãm thiết những không dám hé miệng kêu than mằn êm lìm chờ chủ nhân VC liệng cho khúc xương thì vui mừng  “hồ hởi phấn khởi”

Con người cũng không ngoại lệ, ông bà ta có câu “nhân, vật giữ đồng” nếu con người mà không biết sử dụng trí óc để phân biệt trắng đen, dùng trí khôn để phân biệt thiện ác…thì cũng chẳng khá gì “loài cầm thú vậy” Sau đây là ví dụ điển hình những nhân vất nổi tiếng một thời ‘rực lửa chiến  tranh” chạy theo Việt Cộng, tàn sát đồng đồng bào trong dịp Tết Mậu Thân tại Huế. Thất bại chua cay, “lên xanh, nhảy núi” chạy theo VC ra bắc để bị hành hạ, bỏ đói…Gíới thiệu đến qúy độc giả nhân vật nội tiếng có liên quan đến hơn 5 ngàn sanh mạng chết oan tại Huế đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới nhãn quan của nhà văn Nhật Tuấn:

                                                                                                Võ Long Ẩn
( HNPĐ )

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ11) – NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG


Hồi năm 1978, ông bạn họa sĩ Trịnh Tú, lúc đó là thư ký bác sĩ Tôn Thất Tùng, GĐ bệnh viện Phủ Doãn một hôm rủ tôi :
“ Tới thăm vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường đi !”
Tôi ngần ngại :
“ Có việc gì cần không ? Nếu không thì ngồi quán bà Dậu làm chén rượu chẳng hơn à ?’
Hồi đó tôi ở phố Ấu Triệu sát ngay bệnh viện Phủ Doãn nên Trịnh Tú thưởng lẻn sang rủ tôi uống rượu ở quán bà Dậu ngay đầu phố tôi. Nguyên là ông bạn vàng này mới nhờ tôi đưa bồ hắn từ Sàigòn ra đi thăm nuôi chồng vốn là sĩ quan quân đội cộng hòa đang cải tạo tại vùng rừng núi heo hút Thanh Hóa. Vì không phải thân nhân nên tôi không được vào trại , phải ngủ rừng một đêm muỗi cắn gần chết. Sợ ông bạn lại “sai” việc nữa , tôi giao hẹn trước :
“ Tới chơi thôi, tới vì có việc thì thôi nhé !”
Trinh Tú cười cười :
“ Tới giúp bà Mỹ Dạ, vợ ông Tường đi khám bệnh…”
Tôi gật gật:
“ Vậy thì được…”
Tôi tưởng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ở một căn hộ nào đó ở khu hồ Tây hoặc khu nghỉ dưỡng Quảng Bá, không ngờ Trịnh Tú đưa tôi lên đường đê La Thành vào trường viết văn Nguyễn Du tới một căn buồng mái tranh, vách đất, trống huếch trống hoác, giữa nhà trải chiếc chiếu, một người đàn ông gày guộc, ngồi xệp, hai đầu gối qúa tai. Chắc đã hẹn trước, nhà văn vồn vã mời ngồi, còn chị vợ – nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ thì xin phép vào bếp rang…lạc đãi khách. Trịnh Tú vội xua tay :
“ Thôi thôi…tôi tới coi sức khỏe chị sao ? Liệu có giúp được gì rồi phải về ngay…”
Trong lúc Trịnh Tú hỏi chuyện chị vợ thì tôi ngắm nhà văn . Ôi chao ôi , người đàn ông gày gò, ốm đói kìa lại là người viết ra bút ký “ Rất nhiều ánh lửa “đăng trang nhất báo Văn Nghệ ư ? Điều kiện sống tối tăm và ẩm thấp thế này ông lấy đâu ra lửa ?
Trên đường về tôi la oai oái. Thật không thể tưởng tượng được, một “nhà văn viết bút ký hay nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc) , hồi Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 ở Huế là tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Thành phố Huế , soạn “Lời hiệu triệu” kêu gọi quần chúng nổi dậy, thu băng phát đi khắp các nẻo đường, phố phường Huế Tết Mậu Thân , có thành tich lớn trong phong trào “diệt ác, trừ gian”, theo đồn đại đã từng ngồi ghế Chủ tọa Tòa án Nhân dân tại trường Gia Hội . Năm 1972 được điều ra làm Trưởng Ty Văn hoá tỉnh Quảng Trị ở Đông Hà (vùng mới giải phóng của Mặt trận Giải phóng), 17 năm kiên trì làm “đối tượng Đảng” rồi được kết nạp…
Một người đã bỏ đô thị “lên xanh” theo cách mạng với thành tích lớn thế sao ra Bắc lại bị “đãi ngộ” nghèo nàn đến vậy.
Ra khỏi nhà Hoàng phủ Ngọc tường, tôi lo lắng hỏi bệnh tật chị Mỹ Dạ, Trịnh Tú gạt đí :
“Bệnh tật gì đâu…bệnh thiếu…protide ấy mà…ăn uống thiếu thốn, kham khổ nên sinh bệnh thế thôi.”
Tôi nổi cáu :
“ Một cặp nhà văn –nhà thơ có nhiều đóng góp cho cách mạng sao giờ lại đối xử vậy ?”
Trinh Tú cười hề hề :
“ Cậu đi hỏi mấy ông trên, sao hỏi tớ ? Thôi, ghé quán bà Dậu làm chén “cuốc lủi” , mặc mẹ sự đời .”
Sau này vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường rời Hà Nội trở về Huế và nghe nói được “đãi ngộ” khá hơn. Ở Đại hội Nhà văn lần thứ V (1995), văn phòng Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa xe đến mời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tới gặp riêng Tổng bí thư. Dịp tết Ất Dậu, ông Đinh La Thăng, giờ là Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải nổi tiếng vụ “trảm tướng” sân bay Đà Nẵng, đòi đánh thuế cả xe máy dân nghèo, lúc đó là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đến tận nhà, tặng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường một dàn máy tính xịn.
Năm 1980-1981, được Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam với tập “Rất nhiều ánh lửa” (1979).
Năm 2007, được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Ông từng làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương và Tạp chí Cửa Việt.
Tháng 7-1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường sang thăm Paris. Khi được bà Thụy Khuê (RFI) hỏi :
“Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào”
Ông đã trả lời :
“ Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng…”
Phải chăng vì những oan hồn đó, sau này trên giường bệnh, ông làm những câu thơ đậm chất “tâm linh” :
Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.
Hoặc :
“Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi ……”
Cũng trên giường bệnh, trả lời nhà báo, Hoàng Phủ Ngọc Tường thành thực :
“ Nhà văn phải nói lên sự thật…”
Qúa đúng, với ông , có lẽ trước hết là sự thật về cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm Mậu Thân ở Huế.
Nhà thơ Xuân Sách có lẽ hiểu khá thấu đáo Hoàng Phủ Ngọc Tường nên đã hạ bút :
“Trăm năm ông phủ… Ngọc Tường ơi
Cái nợ lên xanh giũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi thành cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ… Ngọc Tường ơi!”

http://nhattuan2011.blogspot.com/2012/01/chan-dung-hay-chan-tuong-nha-van-ky11.html

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm