Nhân Vật
Hiện tượng ‘Phan Anh’
An Tôn
19-10-2016
Báo chí Việt Nam đưa tin MC Phan Anh, một người dẫn chương trình nổi tiếng trong nước, đã quyên góp được hơn 16 tỷ đồng, tính đến ngày 19/10, để giúp cho các nạn nhân lũ lụt ở miền Trung Việt Nam.
Trong khi đó, tin cho hay các tổ chức chính thức như Hội Chữ thập Đỏ hay một số đoàn thể của chính quyền các tỉnh, thành phố đã không quyên góp được số tiền tương tự.
Trên mạng xã hội, nhiều người nói việc MC Phan Anh huy động được một số tiền kỷ lục chỉ trong ít ngày có một phần lý do là anh được công chúng vô cùng yêu mến không chỉ về khả năng nghề nghiệp, mà còn vì anh thường đưa ra những thông điệp ủng hộ tiến bộ xã hội.
Song bên cạnh đó, sự kiện quyên tiền này cũng được nhiều người nhìn nhận là một “hiện tượng” về lòng tin ở Việt Nam.
Nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng họ tin tưởng hơn khi đóng góp tiền cho những cá nhân như Phan Anh hay các nhóm xã hội dân sự vì có sự minh bạch. Ngược lại, họ cho rằng họ không biết tiền của họ khi nộp vào các tổ chức gắn với chính quyền sẽ được chi tiêu, phân phối ra sao.
Phân tích về vấn đề này, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, nói với VOA:
“Cách hành xử của anh [Phan Anh] từ trước đến nay tạo ra một niềm tin. Và anh luôn công khai, rất là minh bạch về những đóng góp của mọi người và update thường xuyên về những việc mình làm. Thế còn cũng có một số tổ chức đã có truyền thống kêu gọi hỗ trợ thì ở một vài nơi cũng có những vụ lùm xùm khiến cho người dân không tin tưởng. Trong những vụ lùm xùm đó, câu chuyện về tài chính nó không được minh bạch. Hình như là cũng có vấn đề tư lợi ở đó. Cho nên là bây giờ người ta đặt niềm tin vào những người như là Phan Anh. Điều đấy nó cũng phản ánh những thay đổi của xã hội chúng ta trong những năm gần đây”.
Tiến sỹ Hồng, một nhà xã hội học, cũng cho rằng “hiện tượng” Phan Anh là một ví dụ nổi bật về việc các cá nhân hay hội, nhóm xã hội dân sự hoạt động hiệu quả hơn các tổ chức gắn với nhà nước trong các hoạt động thiện nguyện. Bà cho rằng nếu có luật lệ phù hợp, điều này sẽ càng thể hiện rõ hơn. Bà nói:
“Đây là một cơ hội rất là tốt để cho các nhà làm luật cũng như Quốc hội lắng nghe ý kiến của người dân và thực sự ban hành một luật về hội đáp ứng được cái mong mỏi. Các tổ chức xã hội dân sự, các cá nhân, các tổ nhóm, những mạng lưới tự nguyện, tình nguyện lại hoạt động rất hiệu quả. Thực sự họ làm là vì tự nguyện, vì họ thấy đó là những việc đáng phải làm, cần phải làm, đó là những việc đúng. Làm sao luật về hội phải phản ánh nhu cầu đấy của người dân, phải đáp ứng được những nguyện vọng đấy của người dân”.
Mới đây, một dự thảo luật về hội của Việt Nam đã bị nhiều trí thức và các nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội phản đối. Họ cho rằng dự thảo luật có tính chất hạn chế công dân lập hội hơn là bảo đảm quyền tự do lập hội được nêu trong Hiến pháp.
____
Hiện tượng Phan Anh
Nguyễn Thông
19-10-2016
Giữ vẹn được phẩm chất tốt đẹp của người nổi tiếng đã là việc khó, làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn, chiếm lĩnh được lòng yêu mến, sự trọng thị của mọi người mạnh hơn, sâu hơn, bền chặt hơn lại càng khó. Những ngày qua Phan Anh đã làm được điều khó ấy, một cách giản dị, tự nhiên, đầy tình thương và trách nhiệm.
Phan Anh cùng các em nhỏ trong cuộc cứu trợ người dân vùng lũ lụt Hà Tĩnh, ngày 19.10 – Nguồn: Facebook Phan Anh
Mấy ngày qua, và ngay cả thời điểm này, người ta đang nhắc đến hai tiếng Phan Anh với sự trìu mến và cảm phục. Chàng trai diễn viên điện ảnh kiêm MC chuyên nghiệp cho các chương trình truyền hình đã gây được sự thu hút mạnh mẽ công chúng, nhưng nếu trước đó là cái duyên, sự thông minh, hóm hỉnh, linh hoạt trong công việc, thì nay là tấm lòng, niềm yêu thương với đồng bào mình, với người dân đang trong cảnh hoạn nạn, khốn cùng.
Không phải đến bây giờ Phan Anh mới là “người nổi tiếng”, “người của công chúng”. Do đặc điểm, lợi thế công việc văn hóa truyền thông đại chúng, anh đã trở thành nhân vật quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của cộng đồng. Nhưng không phải bất cứ ai là người nổi tiếng cũng được đông đảo dân chúng yêu mến như anh.
Ta vẫn biết, những người nổi tiếng, nhất là văn nghệ sĩ, người làm trong lĩnh vực văn hóa có cái lợi là được… nổi tiếng, “vua biết mặt, chúa biết tên”, tuy nhiên lại luôn chịu sự xét nét, săm soi của người đời. Mỗi lời nói, hành vi, cử chỉ, công việc dù lớn hay nhỏ, chung hay riêng đều được soi qua kính lúp, tìm từng chi tiết bé nhất, hay hoặc dở đều phơi bày ra cả. Không ít người nổi tiếng đã khiến cho đám đông từng yêu mến họ phải thất vọng bởi vì thần tượng bị sụp đổ khi xảy ra điều này tiếng nọ. Giữ vẹn được phẩm chất tốt đẹp của người nổi tiếng đã là việc khó, làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn, chiếm lĩnh được lòng yêu mến, sự trọng thị của mọi người mạnh hơn, sâu hơn, bền chặt hơn lại càng khó. Những ngày qua Phan Anh đã làm được điều khó ấy, một cách giản dị, tự nhiên, đầy tình thương và trách nhiệm.
Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, các ngành các cấp, các đoàn thể, tổ chức, cá nhân, vùng miền. Từ những vị lãnh đạo cấp cao nhất như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng… đến người dân thường khắp nơi trên đất nước đều hướng về miền Trung “nhường cơm sẻ áo”. Ai cũng thấy mình phải có trách nhiệm chia bùi sẻ ngọt lúc này. Trong cơn hoạn nạn thêm hiểu lòng nhau, nói như một số bạn đã bộc lộ trên mạng xã hội, nước lũ đã cuốn đi nhiều tài sản của nhân dân nhưng cũng làm phát lộ thêm bao điều tốt đẹp, nhất là sự gắn bó, niềm tin, niềm yêu thương giữa con người với con người. Và theo tôi, Phan Anh và mọi người đã chứng minh rõ nhất điều ấy.
Trên trang Facebook cá nhân, vào thời điểm gần 14 giờ ngày 19.10, diễn viên MC Phan Anh đã hồ hởi báo tin số tiền từ những nhà hảo tâm (từ người dân thường còn nghèo cho đến các đại gia rủng rỉnh tiền bạc tham gia vào cuộc cứu trợ hoành tráng này tôi đều gọi chung là nhà hảo tâm) đổ vào tài khoản của anh đã lên đến 16 tỉ đồng. Anh đang ở vùng lũ, lặn lội giữa nước lụt, đến từng nhà, trao tận tay tiền bạc và vật dụng cần thiết cho người dân. Anh chia sẻ trên Facebook: “Mục tiêu của mình là ở đó: làm thiện nguyện sao cho hoạt động thiện nguyện không còn cần thiết nữa”. Đúng vậy, giúp cho người dân như lúc này chỉ là giải pháp tình thế, cho bà con qua khỏi cái đận khốn khó trước mắt. Phan Anh bày tỏ mơ ước một ngày nào đó dân chúng đều được sung sướng, hạnh phúc, không cần phải cậy nhờ sự giúp đỡ cứu trợ của ai. Đó mới là sâu rễ bền gốc, là ổn định lâu dài. Cái nhìn, quan điểm chín chắn của một người trẻ như Phan Anh thật đáng khâm phục.
Cộng đồng đã không nhầm khi đặt niềm tin vào Phan Anh. Không được tin yêu thực sự thì một xu cũng chả ai dám trao. Anh nói và làm ngay, chứ không chỉ kêu gọi. Cũng không phải vì anh đã góp 500 triệu đồng của cá nhân vào việc giúp bà con vùng lũ mà chúng ta đề cao, bởi “lá lành đùm lá rách”, giúp một đồng lúc này cũng rất đáng quý, nhưng cử chỉ ấy không phải ai cũng làm được. Mặc cho dư luận còn có ý này ý khác, thậm chí nghi ngờ “động cơ”, chê bai (tránh sao khỏi sự thị phi của người đời), Phan Anh vẫn sống như chính anh tâm sự, “chỉ mong sao làm người tốt, có tâm, có tình và tử tế”.
Phan Anh ạ, trong kiếp nhân sinh này, con người ta cũng chỉ mong sống được vậy thôi…
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Hiện tượng ‘Phan Anh’
An Tôn
19-10-2016
Báo chí Việt Nam đưa tin MC Phan Anh, một người dẫn chương trình nổi tiếng trong nước, đã quyên góp được hơn 16 tỷ đồng, tính đến ngày 19/10, để giúp cho các nạn nhân lũ lụt ở miền Trung Việt Nam.
Trong khi đó, tin cho hay các tổ chức chính thức như Hội Chữ thập Đỏ hay một số đoàn thể của chính quyền các tỉnh, thành phố đã không quyên góp được số tiền tương tự.
Trên mạng xã hội, nhiều người nói việc MC Phan Anh huy động được một số tiền kỷ lục chỉ trong ít ngày có một phần lý do là anh được công chúng vô cùng yêu mến không chỉ về khả năng nghề nghiệp, mà còn vì anh thường đưa ra những thông điệp ủng hộ tiến bộ xã hội.
Song bên cạnh đó, sự kiện quyên tiền này cũng được nhiều người nhìn nhận là một “hiện tượng” về lòng tin ở Việt Nam.
Nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng họ tin tưởng hơn khi đóng góp tiền cho những cá nhân như Phan Anh hay các nhóm xã hội dân sự vì có sự minh bạch. Ngược lại, họ cho rằng họ không biết tiền của họ khi nộp vào các tổ chức gắn với chính quyền sẽ được chi tiêu, phân phối ra sao.
Phân tích về vấn đề này, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, nói với VOA:
“Cách hành xử của anh [Phan Anh] từ trước đến nay tạo ra một niềm tin. Và anh luôn công khai, rất là minh bạch về những đóng góp của mọi người và update thường xuyên về những việc mình làm. Thế còn cũng có một số tổ chức đã có truyền thống kêu gọi hỗ trợ thì ở một vài nơi cũng có những vụ lùm xùm khiến cho người dân không tin tưởng. Trong những vụ lùm xùm đó, câu chuyện về tài chính nó không được minh bạch. Hình như là cũng có vấn đề tư lợi ở đó. Cho nên là bây giờ người ta đặt niềm tin vào những người như là Phan Anh. Điều đấy nó cũng phản ánh những thay đổi của xã hội chúng ta trong những năm gần đây”.
Tiến sỹ Hồng, một nhà xã hội học, cũng cho rằng “hiện tượng” Phan Anh là một ví dụ nổi bật về việc các cá nhân hay hội, nhóm xã hội dân sự hoạt động hiệu quả hơn các tổ chức gắn với nhà nước trong các hoạt động thiện nguyện. Bà cho rằng nếu có luật lệ phù hợp, điều này sẽ càng thể hiện rõ hơn. Bà nói:
“Đây là một cơ hội rất là tốt để cho các nhà làm luật cũng như Quốc hội lắng nghe ý kiến của người dân và thực sự ban hành một luật về hội đáp ứng được cái mong mỏi. Các tổ chức xã hội dân sự, các cá nhân, các tổ nhóm, những mạng lưới tự nguyện, tình nguyện lại hoạt động rất hiệu quả. Thực sự họ làm là vì tự nguyện, vì họ thấy đó là những việc đáng phải làm, cần phải làm, đó là những việc đúng. Làm sao luật về hội phải phản ánh nhu cầu đấy của người dân, phải đáp ứng được những nguyện vọng đấy của người dân”.
Mới đây, một dự thảo luật về hội của Việt Nam đã bị nhiều trí thức và các nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội phản đối. Họ cho rằng dự thảo luật có tính chất hạn chế công dân lập hội hơn là bảo đảm quyền tự do lập hội được nêu trong Hiến pháp.
____
Hiện tượng Phan Anh
Nguyễn Thông
19-10-2016
Giữ vẹn được phẩm chất tốt đẹp của người nổi tiếng đã là việc khó, làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn, chiếm lĩnh được lòng yêu mến, sự trọng thị của mọi người mạnh hơn, sâu hơn, bền chặt hơn lại càng khó. Những ngày qua Phan Anh đã làm được điều khó ấy, một cách giản dị, tự nhiên, đầy tình thương và trách nhiệm.
Phan Anh cùng các em nhỏ trong cuộc cứu trợ người dân vùng lũ lụt Hà Tĩnh, ngày 19.10 – Nguồn: Facebook Phan Anh
Mấy ngày qua, và ngay cả thời điểm này, người ta đang nhắc đến hai tiếng Phan Anh với sự trìu mến và cảm phục. Chàng trai diễn viên điện ảnh kiêm MC chuyên nghiệp cho các chương trình truyền hình đã gây được sự thu hút mạnh mẽ công chúng, nhưng nếu trước đó là cái duyên, sự thông minh, hóm hỉnh, linh hoạt trong công việc, thì nay là tấm lòng, niềm yêu thương với đồng bào mình, với người dân đang trong cảnh hoạn nạn, khốn cùng.
Không phải đến bây giờ Phan Anh mới là “người nổi tiếng”, “người của công chúng”. Do đặc điểm, lợi thế công việc văn hóa truyền thông đại chúng, anh đã trở thành nhân vật quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của cộng đồng. Nhưng không phải bất cứ ai là người nổi tiếng cũng được đông đảo dân chúng yêu mến như anh.
Ta vẫn biết, những người nổi tiếng, nhất là văn nghệ sĩ, người làm trong lĩnh vực văn hóa có cái lợi là được… nổi tiếng, “vua biết mặt, chúa biết tên”, tuy nhiên lại luôn chịu sự xét nét, săm soi của người đời. Mỗi lời nói, hành vi, cử chỉ, công việc dù lớn hay nhỏ, chung hay riêng đều được soi qua kính lúp, tìm từng chi tiết bé nhất, hay hoặc dở đều phơi bày ra cả. Không ít người nổi tiếng đã khiến cho đám đông từng yêu mến họ phải thất vọng bởi vì thần tượng bị sụp đổ khi xảy ra điều này tiếng nọ. Giữ vẹn được phẩm chất tốt đẹp của người nổi tiếng đã là việc khó, làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn, chiếm lĩnh được lòng yêu mến, sự trọng thị của mọi người mạnh hơn, sâu hơn, bền chặt hơn lại càng khó. Những ngày qua Phan Anh đã làm được điều khó ấy, một cách giản dị, tự nhiên, đầy tình thương và trách nhiệm.
Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, các ngành các cấp, các đoàn thể, tổ chức, cá nhân, vùng miền. Từ những vị lãnh đạo cấp cao nhất như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng… đến người dân thường khắp nơi trên đất nước đều hướng về miền Trung “nhường cơm sẻ áo”. Ai cũng thấy mình phải có trách nhiệm chia bùi sẻ ngọt lúc này. Trong cơn hoạn nạn thêm hiểu lòng nhau, nói như một số bạn đã bộc lộ trên mạng xã hội, nước lũ đã cuốn đi nhiều tài sản của nhân dân nhưng cũng làm phát lộ thêm bao điều tốt đẹp, nhất là sự gắn bó, niềm tin, niềm yêu thương giữa con người với con người. Và theo tôi, Phan Anh và mọi người đã chứng minh rõ nhất điều ấy.
Trên trang Facebook cá nhân, vào thời điểm gần 14 giờ ngày 19.10, diễn viên MC Phan Anh đã hồ hởi báo tin số tiền từ những nhà hảo tâm (từ người dân thường còn nghèo cho đến các đại gia rủng rỉnh tiền bạc tham gia vào cuộc cứu trợ hoành tráng này tôi đều gọi chung là nhà hảo tâm) đổ vào tài khoản của anh đã lên đến 16 tỉ đồng. Anh đang ở vùng lũ, lặn lội giữa nước lụt, đến từng nhà, trao tận tay tiền bạc và vật dụng cần thiết cho người dân. Anh chia sẻ trên Facebook: “Mục tiêu của mình là ở đó: làm thiện nguyện sao cho hoạt động thiện nguyện không còn cần thiết nữa”. Đúng vậy, giúp cho người dân như lúc này chỉ là giải pháp tình thế, cho bà con qua khỏi cái đận khốn khó trước mắt. Phan Anh bày tỏ mơ ước một ngày nào đó dân chúng đều được sung sướng, hạnh phúc, không cần phải cậy nhờ sự giúp đỡ cứu trợ của ai. Đó mới là sâu rễ bền gốc, là ổn định lâu dài. Cái nhìn, quan điểm chín chắn của một người trẻ như Phan Anh thật đáng khâm phục.
Cộng đồng đã không nhầm khi đặt niềm tin vào Phan Anh. Không được tin yêu thực sự thì một xu cũng chả ai dám trao. Anh nói và làm ngay, chứ không chỉ kêu gọi. Cũng không phải vì anh đã góp 500 triệu đồng của cá nhân vào việc giúp bà con vùng lũ mà chúng ta đề cao, bởi “lá lành đùm lá rách”, giúp một đồng lúc này cũng rất đáng quý, nhưng cử chỉ ấy không phải ai cũng làm được. Mặc cho dư luận còn có ý này ý khác, thậm chí nghi ngờ “động cơ”, chê bai (tránh sao khỏi sự thị phi của người đời), Phan Anh vẫn sống như chính anh tâm sự, “chỉ mong sao làm người tốt, có tâm, có tình và tử tế”.
Phan Anh ạ, trong kiếp nhân sinh này, con người ta cũng chỉ mong sống được vậy thôi…