Tham Khảo
Hiệp định thương mại lớn giữa Mỹ và Trung Quốc đã gần hoàn tất
Sau nhiều năm đàm phán, Washington và Bắc Kinh đang rất gần đến việc hoàn tất một thỏa thuận gây tranh cãi nhằm phát triển thương mại giữa hai nước. Các nhà đầu tư Mỹ tin rằng hiệp ước này sẽ gia tăng cơ hội cho họ tiếp cận tới nhiều ngành công nghiệp do nhà nước kiểm soát ở Trung Quốc. Có được vậy không?
Trung Quốc và Mỹ sắp hoàn tất những đàm phán về một thỏa thuận lớn nhằm thúc đẩy thương mại giữa hai nước, theo tuyên bố hôm thứ Tư của cựu Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh (Chen Deming). Hiệp định đầu tư song phương (BIT) đã được đàm phán từ nhiều năm nay, và vào tháng 9 năm 2015, hai nước đã tái khẳng định việc hoàn tất hiệp định này là một “ưu tiên kinh tế hàng đầu”.
“Sau nhiều năm đàm phán, hầu hết các vấn đề chính đã được giải quyết và danh sách đen là điều duy nhất còn lại để được giải quyết”, ông Trần cho biết bên lề một hội nghị ở Bác Ngao, Trung Quốc.
Danh sách đen liên quan đến các ngành công nghiệp và lĩnh vực mà người nước ngoài không được phép đầu tư vào đó. Ngay cả Khu vực thương mại tự do ở Thượng Hải, được xem như là một thử nghiệm cho cải cách kinh tế và xã hội trong tương lai, cũng có một danh sách dài các ngành công nghiệp bị hạn chế, từ lĩnh vực nông nghiệp cho đến sản xuất ô tô.
Mặc dù đã diễn ra hơn 20 vòng đàm phán về BIT kể từ khi bắt đầu vào năm 2008, các ngành nằm trong danh sách đen vẫn còn là một vấn đề quan trọng gây tranh cãi. Trong tháng 9 năm 2015, cuộc đàm phán diễn ra trong thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm tới Washington, các quan chức cấp cao của Mỹ tự hào rằng họ đã thành công trong việc thuyết phục Bắc Kinh rút ngắn danh sách các lĩnh vực mà chế độ cộng sản tìm cách loại trừ khỏi thỏa thuận.
Hôm thứ Tư, ông Trần đã nêu lại những ý kiến được đưa ra tuần trước của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi ông này nói rằng việc mở cửa thị trường trong nước cho nhà đầu tư nước ngoài phải là một quá trình “đồng thời với cả hai bên”.
“Mỹ cũng nên cởi mở hơn với Trung Quốc, không chỉ trong việc tiếp cận thị trường, mà còn về tính minh bạch bổ sung cần thiết. Bất kể ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, người này cần phải thấy rằng Mỹ nên cởi mở hơn với phần còn lại của thế giới, nếu không các công ty Mỹ và nhân dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng”, ông Trần nói.
Trong bối cảnh khi thương mại song phương đã đạt khoảng 600 tỷ đô la vào năm 2015, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. BIT được nhiều người coi là một bàn đạp cho một thỏa thuận tự do thương mại trong tương lai.
Trong khi chính phủ Trung Quốc hy vọng sự gia tăng của đầu tư nước ngoài và của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sẽ làm sống lại nền kinh tế đang chậm lại của mình, các nhà đầu tư Mỹ tin rằng hiệp ước này sẽ cho họ tiếp cận nhiều hơn tới nhiều ngành công nghiệp do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông.
Kể từ khi quá trình đàm phán diễn ra trong một nền kinh tế được Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ, có một điều chắc chắn là: quá trình này không thể hoàn toàn minh bạch, cũng không phải không có những thỏa hiệp khổng lồ đằng sau hậu trường.
http://vietdaikynguyen.com/v3/95790-hiep-dinh-thuong-mai-lon-giua-my-va-trung-quoc-da-gan-hoan-tat/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hiệp định thương mại lớn giữa Mỹ và Trung Quốc đã gần hoàn tất
Sau nhiều năm đàm phán, Washington và Bắc Kinh đang rất gần đến việc hoàn tất một thỏa thuận gây tranh cãi nhằm phát triển thương mại giữa hai nước. Các nhà đầu tư Mỹ tin rằng hiệp ước này sẽ gia tăng cơ hội cho họ tiếp cận tới nhiều ngành công nghiệp do nhà nước kiểm soát ở Trung Quốc. Có được vậy không?
Trung Quốc và Mỹ sắp hoàn tất những đàm phán về một thỏa thuận lớn nhằm thúc đẩy thương mại giữa hai nước, theo tuyên bố hôm thứ Tư của cựu Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh (Chen Deming). Hiệp định đầu tư song phương (BIT) đã được đàm phán từ nhiều năm nay, và vào tháng 9 năm 2015, hai nước đã tái khẳng định việc hoàn tất hiệp định này là một “ưu tiên kinh tế hàng đầu”.
“Sau nhiều năm đàm phán, hầu hết các vấn đề chính đã được giải quyết và danh sách đen là điều duy nhất còn lại để được giải quyết”, ông Trần cho biết bên lề một hội nghị ở Bác Ngao, Trung Quốc.
Danh sách đen liên quan đến các ngành công nghiệp và lĩnh vực mà người nước ngoài không được phép đầu tư vào đó. Ngay cả Khu vực thương mại tự do ở Thượng Hải, được xem như là một thử nghiệm cho cải cách kinh tế và xã hội trong tương lai, cũng có một danh sách dài các ngành công nghiệp bị hạn chế, từ lĩnh vực nông nghiệp cho đến sản xuất ô tô.
Mặc dù đã diễn ra hơn 20 vòng đàm phán về BIT kể từ khi bắt đầu vào năm 2008, các ngành nằm trong danh sách đen vẫn còn là một vấn đề quan trọng gây tranh cãi. Trong tháng 9 năm 2015, cuộc đàm phán diễn ra trong thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm tới Washington, các quan chức cấp cao của Mỹ tự hào rằng họ đã thành công trong việc thuyết phục Bắc Kinh rút ngắn danh sách các lĩnh vực mà chế độ cộng sản tìm cách loại trừ khỏi thỏa thuận.
Hôm thứ Tư, ông Trần đã nêu lại những ý kiến được đưa ra tuần trước của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi ông này nói rằng việc mở cửa thị trường trong nước cho nhà đầu tư nước ngoài phải là một quá trình “đồng thời với cả hai bên”.
“Mỹ cũng nên cởi mở hơn với Trung Quốc, không chỉ trong việc tiếp cận thị trường, mà còn về tính minh bạch bổ sung cần thiết. Bất kể ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, người này cần phải thấy rằng Mỹ nên cởi mở hơn với phần còn lại của thế giới, nếu không các công ty Mỹ và nhân dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng”, ông Trần nói.
Trong bối cảnh khi thương mại song phương đã đạt khoảng 600 tỷ đô la vào năm 2015, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. BIT được nhiều người coi là một bàn đạp cho một thỏa thuận tự do thương mại trong tương lai.
Trong khi chính phủ Trung Quốc hy vọng sự gia tăng của đầu tư nước ngoài và của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sẽ làm sống lại nền kinh tế đang chậm lại của mình, các nhà đầu tư Mỹ tin rằng hiệp ước này sẽ cho họ tiếp cận nhiều hơn tới nhiều ngành công nghiệp do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông.
Kể từ khi quá trình đàm phán diễn ra trong một nền kinh tế được Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ, có một điều chắc chắn là: quá trình này không thể hoàn toàn minh bạch, cũng không phải không có những thỏa hiệp khổng lồ đằng sau hậu trường.
http://vietdaikynguyen.com/v3/95790-hiep-dinh-thuong-mai-lon-giua-my-va-trung-quoc-da-gan-hoan-tat/