Di Sản Hồ Chí Minh
Hình công an tra tấn phụ nữ gây căm phẫn trên mạng xã hội
9-3-2017
Có thể hợp lực ngăn chặn tra tấn tại Việt Nam hay không?
VIỆT NAM (NV) – Hai tấm ảnh ghi nhận chuyện “công an nhân dân” Việt Nam tra tấn nghi can được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và làm nhiều người căm phẫn.
Tấm thứ nhất được một người ẩn danh đưa lên Facebook vào ngày 9 Tháng Ba. Ảnh cho thấy một phụ nữ bị còng một tay vào cửa sổ và một “công an nhân dân” vừa lấy tay ấn đầu cô xuống, vừa dùng chân đạp vào gáy cô.
Trong khi người sử dụng Internet tại Việt Nam chưa hết bàng hoàng thì sáng ngày 10 Tháng Ba, người ẩn danh đưa lên Facebook tấm ảnh thứ hai cho thấy “công an nhân dân” trong tấm ảnh trước vừa dùng tay bóp gáy người phụ nữ, vừa dùng đầu gối đè cô xuống sâu và mạnh hơn, bất kể tay cô vẫn bị còng dính vào cửa sổ và bả vai bị xoay theo hướng ngược lại.
Chưa biết người ẩn danh có đưa thêm những tấm ảnh khác hay không nhưng đây là lần đầu tiên hình ảnh về chuyện tra tấn nghi can của “công an nhân dân” được công bố.
Bố cục ảnh cho thấy ảnh được chụp lén từ bên ngoài cửa sổ và mục đích là để tố cáo.
Bắt đầu có một số facebooker kêu gọi mọi người hỗ trợ xác định nơi chụp, tên và số phận hiện giờ của nạn nhân và danh tính kẻ tra tấn.
Cứ vào đồn công an là chết?
Cách đây 2 năm, do áp lực của dư luận, Tháng Ba năm 2015, Bộ Công An Việt Nam phải công bố, từ 1 Tháng Mười năm 2011 đến 30 Tháng Chín năm 2014, tại Việt Nam có 226 nghi can chết khi đang bị tạm giữ, tạm giam nhưng đa số là do “bị bệnh” hoặc “tự sát.”
Sau đó, con số chết do “bị bệnh” hoặc “tự sát” lúc đang bị tạm giữ, tạm giam tăng không ngừng.
Cũng vào thời điểm đó, công chúng sững sờ khi Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Ðỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl, Khâu Sóc, cùng ngụ tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng, từng cùng thú nhận đã “giết” ông Lý Văn Dũng hồi Tháng Bảy năm 2013, hoàn toàn vô tội.
Thủ phạm tước đoạt tính mạng ông Dũng là hai cô gái. Còn cả 6 nhận đã “giết” ông Dũng chỉ vì bị các điều tra viên của Ðội Cảnh Sát Ðiều Tra Án Xâm Phạm Nhân Thân của công an Sóc Trăng dùng còng treo lên cửa sổ, rồi dùng tay, dùi cui, đánh họ, thậm chí còn dùng khăn bàn, bọc nước đá vào hạ bộ các nạn nhân, ép họ khai theo ý của các điều tra viên.
Ðể gia tăng mức độ tin cậy của những lời nhận tội, Ðội Cảnh Sát Ðiều Tra Án Xâm Phạm Nhân Thân của công an Sóc Trăng còn bắt thêm một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Bé Diễm và truy cứu trách nhiệm hình sự vì “không tố giác tội phạm”…
Trước những hình ảnh vừa được công bố về hoạt động tra tấn của “công an nhân dân,” ngoài chuyện bày tỏ sự thương cảm, phẫn nộ, người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam có nên hợp lực hành động, kêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền, chính quyền các quốc gia nơi mình cư trú chính thức phản kháng, đòi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra, ít nhất là về số phận nạn nhân và kẻ thủ ác trong hai tấm ảnh rất rõ ràng này hay không? (G.Ð)
Bức ảnh thứ hai, người phụ nữ bị viên công an bóp gáy, dùng đầu gối đè cô xuống trong khi tay vẫn đang bị còng vào cửa sổ. (Hình: Facebook)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Hình công an tra tấn phụ nữ gây căm phẫn trên mạng xã hội
9-3-2017
Có thể hợp lực ngăn chặn tra tấn tại Việt Nam hay không?
VIỆT NAM (NV) – Hai tấm ảnh ghi nhận chuyện “công an nhân dân” Việt Nam tra tấn nghi can được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và làm nhiều người căm phẫn.
Tấm thứ nhất được một người ẩn danh đưa lên Facebook vào ngày 9 Tháng Ba. Ảnh cho thấy một phụ nữ bị còng một tay vào cửa sổ và một “công an nhân dân” vừa lấy tay ấn đầu cô xuống, vừa dùng chân đạp vào gáy cô.
Trong khi người sử dụng Internet tại Việt Nam chưa hết bàng hoàng thì sáng ngày 10 Tháng Ba, người ẩn danh đưa lên Facebook tấm ảnh thứ hai cho thấy “công an nhân dân” trong tấm ảnh trước vừa dùng tay bóp gáy người phụ nữ, vừa dùng đầu gối đè cô xuống sâu và mạnh hơn, bất kể tay cô vẫn bị còng dính vào cửa sổ và bả vai bị xoay theo hướng ngược lại.
Chưa biết người ẩn danh có đưa thêm những tấm ảnh khác hay không nhưng đây là lần đầu tiên hình ảnh về chuyện tra tấn nghi can của “công an nhân dân” được công bố.
Bố cục ảnh cho thấy ảnh được chụp lén từ bên ngoài cửa sổ và mục đích là để tố cáo.
Bắt đầu có một số facebooker kêu gọi mọi người hỗ trợ xác định nơi chụp, tên và số phận hiện giờ của nạn nhân và danh tính kẻ tra tấn.
Cứ vào đồn công an là chết?
Cách đây 2 năm, do áp lực của dư luận, Tháng Ba năm 2015, Bộ Công An Việt Nam phải công bố, từ 1 Tháng Mười năm 2011 đến 30 Tháng Chín năm 2014, tại Việt Nam có 226 nghi can chết khi đang bị tạm giữ, tạm giam nhưng đa số là do “bị bệnh” hoặc “tự sát.”
Sau đó, con số chết do “bị bệnh” hoặc “tự sát” lúc đang bị tạm giữ, tạm giam tăng không ngừng.
Cũng vào thời điểm đó, công chúng sững sờ khi Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Ðỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl, Khâu Sóc, cùng ngụ tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng, từng cùng thú nhận đã “giết” ông Lý Văn Dũng hồi Tháng Bảy năm 2013, hoàn toàn vô tội.
Thủ phạm tước đoạt tính mạng ông Dũng là hai cô gái. Còn cả 6 nhận đã “giết” ông Dũng chỉ vì bị các điều tra viên của Ðội Cảnh Sát Ðiều Tra Án Xâm Phạm Nhân Thân của công an Sóc Trăng dùng còng treo lên cửa sổ, rồi dùng tay, dùi cui, đánh họ, thậm chí còn dùng khăn bàn, bọc nước đá vào hạ bộ các nạn nhân, ép họ khai theo ý của các điều tra viên.
Ðể gia tăng mức độ tin cậy của những lời nhận tội, Ðội Cảnh Sát Ðiều Tra Án Xâm Phạm Nhân Thân của công an Sóc Trăng còn bắt thêm một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Bé Diễm và truy cứu trách nhiệm hình sự vì “không tố giác tội phạm”…
Trước những hình ảnh vừa được công bố về hoạt động tra tấn của “công an nhân dân,” ngoài chuyện bày tỏ sự thương cảm, phẫn nộ, người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam có nên hợp lực hành động, kêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền, chính quyền các quốc gia nơi mình cư trú chính thức phản kháng, đòi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra, ít nhất là về số phận nạn nhân và kẻ thủ ác trong hai tấm ảnh rất rõ ràng này hay không? (G.Ð)
Bức ảnh thứ hai, người phụ nữ bị viên công an bóp gáy, dùng đầu gối đè cô xuống trong khi tay vẫn đang bị còng vào cửa sổ. (Hình: Facebook)