Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

Hồ lượm chính quyền - Việt Nhân

(HNPĐ) Đúng là vận nước đã đến hồi đen tối, mà những chuyện thật xảy ra cứ như là chuyện đùa! Đó là chuyện những ngày tháng Tám, đầu tháng Chín, mà sau này Hồ cùng đám tuyên giáo



(HNPĐ) Đúng là vận nước đã đến hồi đen tối, mà những chuyện thật xảy ra cứ như là chuyện đùa! Đó là chuyện những ngày tháng Tám, đầu tháng Chín, mà sau này Hồ cùng đám tuyên giáo đảng huênh hoang gọi là “tiếp thu Hà Nội”, một ông anh đã hai lần trốn chạy cộng sản, cụ Fugitive nhìn những tấm ảnh năm 1945 và 1975, cụ thở dài nói: Ba mươi năm một thời gian đủ dài cho mọi thay đổi nhưng chúng vẫn thế, ở Hà Nội 1945, hay Sài Gòn 1975, chúng vẫn không một chút văn minh khác biệt.

Ngoài toán Deer Team đầu tiên nhảy dù từ chiếc C-47 sáng ngày 16/07/1945, Mỹ còn gửi xuống một toán thứ hai sau đó một tuần, có thêm bác sĩ quân y Paul Hoaglund người trị bệnh cho Hồ, và một sĩ quan nữa là Trung úy René Défourneaux, người Mỹ gốc Pháp. Qua thiếu tá Allison Thomas mà Hồ biết Nhật đã đầu hàng sau khi Mỹ ném hai trái bom nguyên tử, và tại Tân Trào ngày 13/08/1945 một hội nghị chiến lược được tổ chức đưa ra ‘kế hoạch tổng khởi nghĩa’, và ngày 15/08 khi hội nghị bế mạc, có một bữa tiệc liên hoan chung Mỹ, VM.

Vào thời điểm trung tuần tháng 08/1945, Hồ vẫn còn nằm trên cáng bởi căn bệnh sốt rét và kiết lỵ, thì tại Hà Nội dân chúng đã biết tin phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, sau hai quả bom nguyên tử (06-09/08/1945), do Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. William Duiker viết trong HCM: A Life trang 309: “Những báo cáo mà Tokyo đã chấp nhận các điều khoản hòa bình của Đồng minh ngày hôm trước, đến Hà Nội vào ngày 15 tháng Tám. Chính quyền chiếm đóng của Nhật Bản ngay lập tức chuyển giao quyền lực cho chính quyền Việt Nam địa phương…”

Và cũng nơi trang 309 William Duiker viết tiếp: “…Chiều tối đó, những thành viên của ủy ban khu vực Bắc Bộ thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương (DCSĐD) gặp nhau ở vùng ngoại ô Hà Đông để lên kế hoạch cho sự đáp ứng của họ đối với những sự kiện trong tuần. Mặc dù ủy ban đã không nhận được những mệnh lệnh từ trụ sở chính của ông Hồ ở Tân Trào…” Vậy cho thấy chuyện VM cướp buổi mít tinh của 20.000 dân Hà Nội ngày 17/08/1945, để biến thành cuộc tuần hành ủng hộ phong trào VM, ngay cả Hồ cũng hoàn toàn mù tịt!

Bài viết này với tựa đề “Hồ lượm chính quyền” với những chi tiết được đưa ra để quý bạn đọc thấy được đó là ‘cướp chính quyền’ hay ‘lượm chính quyền’, những gì xảy ra ở Hà Nội, lực lượng của Hồ chưa tới trăm tay súng rời Tân Trào, đám VM này vừa lót lòng với những bài học làm lính của toán OSS. Nhật đầu hàng 15/08, và Hồ quyết định chớp lấy thời cơ… Thomas phát những vũ khí mà Deer Team đã sử dụng trong huấn luyện cho bộ đội VM và thông báo là hôm sau họ có thể ra đi, Henry A. Prunier kể lại: Khoảng 30 lính VM đã xuyên rừng tiến về Hà Nội!

Toán OSS và quân của Võ Nguyên Giáp chia làm 2 nhóm hướng về Thái Nguyên, một do Võ Nguyên Giáp và Thomas, một do Défourneaux và Đàm Quang Trung cùng đi, đêm đến nghỉ qua đêm cùng nhau, sáng hôm sau lại chia đôi mà đi tiếp. Rời Tân Trào 16/08, đến Thái Nguyên 19/08, tại đây Henry A. Prunier kể lại, Giáp cùng trung đội lính VM lên kế hoạch tấn công một đồn của Nhật, trận đánh kéo dài trong hai ngày: “Tôi nghĩ là với trận đánh này, ông Giáp muốn chứng minh cho chúng tôi thấy, những kinh nghiệm quân sự mà họ đã học được”.

Tuy được lệnh của Archimedes Patti tại Côn Minh, là không được can dự mọi sự việc dính đến người Nhật, nhưng Thomas đã tham gia vào trận chiến đầu tiên đó của VM, Prunier kể lại: “Một vài người của VM bị giết còn bao nhiêu lính Nhật chết thì tôi không biết”. Ngày 23/08/1945, đang khi còn ở Thái Nguyên, Võ Nguyên Giáp nhận được tin VM đã cướp được chính quyền tại Hà Nội, nên để Thomas lại mà cùng hai tiểu đội VM chạy về Hà Nội.  Sáng ngày 24/08/1945 Hồ từ Tuyên Quang đi qua Thái Nguyên, ghé chào Thomas rồi gấp rút về Hà Nội.

Trận đánh đầu tiên của VM ở Thái Nguyên mà sau này An Nam cộng đảng ca tụng! Nhật đã buông súng đầu hàng từ 15/08/1945, chuyện xảy ra cũng vì tên ấm ớ Allison Thomas và Giáp lùn bắng nhắng, chỉ thế thôi. Nói như vẹm là không có trận Thái Nguyên, đoàn quân không đưa Hồ về Hà Nội được, là câu của những đứa nói hùa, còn khi Giáp rời Thái Nguyên, nhưng VM vẫn tấn công một số toà nhà, và doanh trại Nhật, tài liệu đảng sau này nói rằng do cán bộ VM chỉ huy (?!) Nhưng trung úy Défourneaux của toán OSS thì nói rằng Thomas đã làm việc này!

Câu nói thối: Giải phóng Thái Nguyên. Sự thật là do sự đầu hàng của Nhật mà các nơi đều bỏ ngỏ, đất nước lúc đó đã lâm cảnh vô chủ, sau khi Thủ tướng Trần Trọng Kim từ chức, kể cả thủ đô Hà Nội, Khâm sai Phan Kế Toại cũng đã từ chức. Những người Hà Nội như cụ Fugitive (90 tuổi) còn sống đây cho biết, các trụ sở hành chánh của chính phủ Trần Trọng Kim không một bóng người! Sáng 19/08/1945 dân được tụ tập tại Nhà hát lớn Thành phố, với cờ đỏ sao vàng nhóm Xuân Thủy, Văn Tiến Dũng, Hoàng Tùng… xưng là Mặt Trận Cứu Quốc Việt Minh!

Mãi hai hôm sau 21/08, Trường Chinh về tới Hà Nội, phối hợp với nhóm cướp chính quyền để tìm thêm người đi chiếm các công sở đang bỏ trống… Vậy đã rõ 19/08/1945, đảng An Nam cộng huênh hoang ngày thắng lợi ‘cách mạng mùa thu lịch sử’, thì Hồ còn tại Tân Trào, Giáp lùn đang thực hành cách ném lựu đạn vào quân Nhật ở Thái Nguyên. Sự thực khó chối, cuộc cướp chính quyền taị Hà Nội, Hồ, Giáp, Đồng, Chinh, chả có một tên nào can dự, và cũng không là bởi kế hoạch tổng khởi nghĩa do Hồ phát động từ Tân Trào như tài liệu đảng nói.

Hồ về Hà Nội với đội Con Nai OSS của Mỹ, lược lại sự kiện mà nghe buồn, đất nước bước vào con đường cùng, bởi những kẻ như Hồ, Giáp, đó là cái đau của dân tộc! Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về bối cảnh lúc bấy giờ, xin được lược trích ra đây những chuyện bên lề, cũng là những gì xảy ra vào thời khắc đó… Bài viết của  Hilaire du Berrier trích từ đặc san “Historia Hors Série 23 - Histoire de L'espionnage 1945/1971”, năm 1945 tại Trung Hoa, Du Berrier tham gia vào lực lượng đặc biệt của Cơ Quan Tình Báo Mỹ (OSS):

“Trên đường tiến về Hà Nội, đơn vị của Hồ đi tiên phong, sau đó là đội hình chính với các cố vấn Mỹ. Việc thường xảy ra là khi bảy cố vấn Mỹ đi đến nơi nào thì các làng mạc ở nơi đó vẫn còn đang bốc cháy. Bằng đường lối này, Hồ Chí Minh bảo đảm cho mình sự ‘hợp tác’. Một làng bị đốt cháy, dân làng bị giết và phần còn lại của vùng liên hệ đứng vào hàng ngũ của Hồ”. (Ác!)

“Vào đầu tháng chín, ‘nhà cầm quyền mới’ và các cố vấn Mỹ với các thiết bị của họ tiến vào Hà Nội. Hồ Chí Minh tổ chức một loạt các buổi thuyết trình, hội thảo tại Phủ Toàn Quyền, trong khi Chủ Tịch Nhân Dân Thành Phố thì bận bịu trong công chuyện cung cấp cho các người Mỹ với dáng vẻ ngây ngô này điều mà Defourneaux gọi là những ‘êm dịu và thoải mái’ của cuộc sống mà lâu nay họ bị thiếu thốn”.

Những ‘êm dịu và thoải mái’ bấy lâu ‘thiếu thốn’ mà tay trung úy Mỹ gốc Pháp Defourneaux nói ở đây, không khác những điều mà Henry A Prunie, đã từng kể về chuyện Hồ muốn đãi gái cùng thuốc kích dục đông y, cho đám lính OSS khi ấy vừa mới nhảy dù xuống Tân Trào!!! Và tiếp theo đây là lời của Hoàng Tùng, kẻ được Hồ đặt vào ghế bí thư Hà Nội đầu tiên,  Hoàng Tùng - Những kỷ niệm về Bác Hồ | Dân Luận (www.danluan.org/thu-vien/20090909/hoang-tung...):

“Sau ngày 19/8, Hà Nội lập chính quyền cách mạng.  Tôi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở ngoại thành, tham gia chỉ đạo khởi nghĩa ở Đông Anh, Phúc Yên, trực tiếp chỉ đạo việc lập chính quyền ở ngoại thành Hà Nội… Những người ra mắt toàn là học trò trung học Hà Nội cũ, như Trần Quang Huy ở trường Thăng Long, Nguyễn Duy Thân ở trường Bưởi, cùng với ông Vũ Kỳ… Hai cuộc ra mắt toàn là các cậu học trò kém tuổi tôi…

 …Nhân dân Hà Nội xôn xao lắm, họ nói lãnh tụ Việt Minh có thế thôi à!  Tôi cũng sốt ruột, khởi nghĩa xong họ bầu tôi làm chủ tịch, được 3 ngày tôi không làm nữa… Hàng ngày tôi ra Bắc Bộ phủ gặp anh Xuân Thủy và một số người khác, họ hỏi tôi: Anh xem có cách nào đi tìm Trung ương về không, chứ thấy tình hình khó khăn lắm.  Dân không hiểu lãnh tụ Việt Minh là ai cả, chúng tôi thì còn trẻ lắm, tôi làm sao biết được để mời.  Hàng ngày giải quyết công việc ở trong khu xong tôi lại đạp xe ra Bắc Bộ phủ xem tình hình thế nào…”

Từ Tân Trào, Hồ về Hà Nội lượm được chính quyền: “Pháp đổ rồi, Nhật hàng rồi, chính phủ Trần Trọng Kim tê liệt rồi, chính quyền bỏ rơi, thì ta ‘lượm’ được chứ ‘cướp’ ở tay ai?” đó là lời cụ Phan Khôi, người đã dùng chữ “lượm được chính quyền” để gọi ngày19/08/1945, mà đảng An Nam cộng nói tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Xin mượn câu nói này để kết thúc bài viết!

VIỆT NHÂN (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồ lượm chính quyền - Việt Nhân

(HNPĐ) Đúng là vận nước đã đến hồi đen tối, mà những chuyện thật xảy ra cứ như là chuyện đùa! Đó là chuyện những ngày tháng Tám, đầu tháng Chín, mà sau này Hồ cùng đám tuyên giáo



(HNPĐ) Đúng là vận nước đã đến hồi đen tối, mà những chuyện thật xảy ra cứ như là chuyện đùa! Đó là chuyện những ngày tháng Tám, đầu tháng Chín, mà sau này Hồ cùng đám tuyên giáo đảng huênh hoang gọi là “tiếp thu Hà Nội”, một ông anh đã hai lần trốn chạy cộng sản, cụ Fugitive nhìn những tấm ảnh năm 1945 và 1975, cụ thở dài nói: Ba mươi năm một thời gian đủ dài cho mọi thay đổi nhưng chúng vẫn thế, ở Hà Nội 1945, hay Sài Gòn 1975, chúng vẫn không một chút văn minh khác biệt.

Ngoài toán Deer Team đầu tiên nhảy dù từ chiếc C-47 sáng ngày 16/07/1945, Mỹ còn gửi xuống một toán thứ hai sau đó một tuần, có thêm bác sĩ quân y Paul Hoaglund người trị bệnh cho Hồ, và một sĩ quan nữa là Trung úy René Défourneaux, người Mỹ gốc Pháp. Qua thiếu tá Allison Thomas mà Hồ biết Nhật đã đầu hàng sau khi Mỹ ném hai trái bom nguyên tử, và tại Tân Trào ngày 13/08/1945 một hội nghị chiến lược được tổ chức đưa ra ‘kế hoạch tổng khởi nghĩa’, và ngày 15/08 khi hội nghị bế mạc, có một bữa tiệc liên hoan chung Mỹ, VM.

Vào thời điểm trung tuần tháng 08/1945, Hồ vẫn còn nằm trên cáng bởi căn bệnh sốt rét và kiết lỵ, thì tại Hà Nội dân chúng đã biết tin phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, sau hai quả bom nguyên tử (06-09/08/1945), do Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. William Duiker viết trong HCM: A Life trang 309: “Những báo cáo mà Tokyo đã chấp nhận các điều khoản hòa bình của Đồng minh ngày hôm trước, đến Hà Nội vào ngày 15 tháng Tám. Chính quyền chiếm đóng của Nhật Bản ngay lập tức chuyển giao quyền lực cho chính quyền Việt Nam địa phương…”

Và cũng nơi trang 309 William Duiker viết tiếp: “…Chiều tối đó, những thành viên của ủy ban khu vực Bắc Bộ thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương (DCSĐD) gặp nhau ở vùng ngoại ô Hà Đông để lên kế hoạch cho sự đáp ứng của họ đối với những sự kiện trong tuần. Mặc dù ủy ban đã không nhận được những mệnh lệnh từ trụ sở chính của ông Hồ ở Tân Trào…” Vậy cho thấy chuyện VM cướp buổi mít tinh của 20.000 dân Hà Nội ngày 17/08/1945, để biến thành cuộc tuần hành ủng hộ phong trào VM, ngay cả Hồ cũng hoàn toàn mù tịt!

Bài viết này với tựa đề “Hồ lượm chính quyền” với những chi tiết được đưa ra để quý bạn đọc thấy được đó là ‘cướp chính quyền’ hay ‘lượm chính quyền’, những gì xảy ra ở Hà Nội, lực lượng của Hồ chưa tới trăm tay súng rời Tân Trào, đám VM này vừa lót lòng với những bài học làm lính của toán OSS. Nhật đầu hàng 15/08, và Hồ quyết định chớp lấy thời cơ… Thomas phát những vũ khí mà Deer Team đã sử dụng trong huấn luyện cho bộ đội VM và thông báo là hôm sau họ có thể ra đi, Henry A. Prunier kể lại: Khoảng 30 lính VM đã xuyên rừng tiến về Hà Nội!

Toán OSS và quân của Võ Nguyên Giáp chia làm 2 nhóm hướng về Thái Nguyên, một do Võ Nguyên Giáp và Thomas, một do Défourneaux và Đàm Quang Trung cùng đi, đêm đến nghỉ qua đêm cùng nhau, sáng hôm sau lại chia đôi mà đi tiếp. Rời Tân Trào 16/08, đến Thái Nguyên 19/08, tại đây Henry A. Prunier kể lại, Giáp cùng trung đội lính VM lên kế hoạch tấn công một đồn của Nhật, trận đánh kéo dài trong hai ngày: “Tôi nghĩ là với trận đánh này, ông Giáp muốn chứng minh cho chúng tôi thấy, những kinh nghiệm quân sự mà họ đã học được”.

Tuy được lệnh của Archimedes Patti tại Côn Minh, là không được can dự mọi sự việc dính đến người Nhật, nhưng Thomas đã tham gia vào trận chiến đầu tiên đó của VM, Prunier kể lại: “Một vài người của VM bị giết còn bao nhiêu lính Nhật chết thì tôi không biết”. Ngày 23/08/1945, đang khi còn ở Thái Nguyên, Võ Nguyên Giáp nhận được tin VM đã cướp được chính quyền tại Hà Nội, nên để Thomas lại mà cùng hai tiểu đội VM chạy về Hà Nội.  Sáng ngày 24/08/1945 Hồ từ Tuyên Quang đi qua Thái Nguyên, ghé chào Thomas rồi gấp rút về Hà Nội.

Trận đánh đầu tiên của VM ở Thái Nguyên mà sau này An Nam cộng đảng ca tụng! Nhật đã buông súng đầu hàng từ 15/08/1945, chuyện xảy ra cũng vì tên ấm ớ Allison Thomas và Giáp lùn bắng nhắng, chỉ thế thôi. Nói như vẹm là không có trận Thái Nguyên, đoàn quân không đưa Hồ về Hà Nội được, là câu của những đứa nói hùa, còn khi Giáp rời Thái Nguyên, nhưng VM vẫn tấn công một số toà nhà, và doanh trại Nhật, tài liệu đảng sau này nói rằng do cán bộ VM chỉ huy (?!) Nhưng trung úy Défourneaux của toán OSS thì nói rằng Thomas đã làm việc này!

Câu nói thối: Giải phóng Thái Nguyên. Sự thật là do sự đầu hàng của Nhật mà các nơi đều bỏ ngỏ, đất nước lúc đó đã lâm cảnh vô chủ, sau khi Thủ tướng Trần Trọng Kim từ chức, kể cả thủ đô Hà Nội, Khâm sai Phan Kế Toại cũng đã từ chức. Những người Hà Nội như cụ Fugitive (90 tuổi) còn sống đây cho biết, các trụ sở hành chánh của chính phủ Trần Trọng Kim không một bóng người! Sáng 19/08/1945 dân được tụ tập tại Nhà hát lớn Thành phố, với cờ đỏ sao vàng nhóm Xuân Thủy, Văn Tiến Dũng, Hoàng Tùng… xưng là Mặt Trận Cứu Quốc Việt Minh!

Mãi hai hôm sau 21/08, Trường Chinh về tới Hà Nội, phối hợp với nhóm cướp chính quyền để tìm thêm người đi chiếm các công sở đang bỏ trống… Vậy đã rõ 19/08/1945, đảng An Nam cộng huênh hoang ngày thắng lợi ‘cách mạng mùa thu lịch sử’, thì Hồ còn tại Tân Trào, Giáp lùn đang thực hành cách ném lựu đạn vào quân Nhật ở Thái Nguyên. Sự thực khó chối, cuộc cướp chính quyền taị Hà Nội, Hồ, Giáp, Đồng, Chinh, chả có một tên nào can dự, và cũng không là bởi kế hoạch tổng khởi nghĩa do Hồ phát động từ Tân Trào như tài liệu đảng nói.

Hồ về Hà Nội với đội Con Nai OSS của Mỹ, lược lại sự kiện mà nghe buồn, đất nước bước vào con đường cùng, bởi những kẻ như Hồ, Giáp, đó là cái đau của dân tộc! Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về bối cảnh lúc bấy giờ, xin được lược trích ra đây những chuyện bên lề, cũng là những gì xảy ra vào thời khắc đó… Bài viết của  Hilaire du Berrier trích từ đặc san “Historia Hors Série 23 - Histoire de L'espionnage 1945/1971”, năm 1945 tại Trung Hoa, Du Berrier tham gia vào lực lượng đặc biệt của Cơ Quan Tình Báo Mỹ (OSS):

“Trên đường tiến về Hà Nội, đơn vị của Hồ đi tiên phong, sau đó là đội hình chính với các cố vấn Mỹ. Việc thường xảy ra là khi bảy cố vấn Mỹ đi đến nơi nào thì các làng mạc ở nơi đó vẫn còn đang bốc cháy. Bằng đường lối này, Hồ Chí Minh bảo đảm cho mình sự ‘hợp tác’. Một làng bị đốt cháy, dân làng bị giết và phần còn lại của vùng liên hệ đứng vào hàng ngũ của Hồ”. (Ác!)

“Vào đầu tháng chín, ‘nhà cầm quyền mới’ và các cố vấn Mỹ với các thiết bị của họ tiến vào Hà Nội. Hồ Chí Minh tổ chức một loạt các buổi thuyết trình, hội thảo tại Phủ Toàn Quyền, trong khi Chủ Tịch Nhân Dân Thành Phố thì bận bịu trong công chuyện cung cấp cho các người Mỹ với dáng vẻ ngây ngô này điều mà Defourneaux gọi là những ‘êm dịu và thoải mái’ của cuộc sống mà lâu nay họ bị thiếu thốn”.

Những ‘êm dịu và thoải mái’ bấy lâu ‘thiếu thốn’ mà tay trung úy Mỹ gốc Pháp Defourneaux nói ở đây, không khác những điều mà Henry A Prunie, đã từng kể về chuyện Hồ muốn đãi gái cùng thuốc kích dục đông y, cho đám lính OSS khi ấy vừa mới nhảy dù xuống Tân Trào!!! Và tiếp theo đây là lời của Hoàng Tùng, kẻ được Hồ đặt vào ghế bí thư Hà Nội đầu tiên,  Hoàng Tùng - Những kỷ niệm về Bác Hồ | Dân Luận (www.danluan.org/thu-vien/20090909/hoang-tung...):

“Sau ngày 19/8, Hà Nội lập chính quyền cách mạng.  Tôi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở ngoại thành, tham gia chỉ đạo khởi nghĩa ở Đông Anh, Phúc Yên, trực tiếp chỉ đạo việc lập chính quyền ở ngoại thành Hà Nội… Những người ra mắt toàn là học trò trung học Hà Nội cũ, như Trần Quang Huy ở trường Thăng Long, Nguyễn Duy Thân ở trường Bưởi, cùng với ông Vũ Kỳ… Hai cuộc ra mắt toàn là các cậu học trò kém tuổi tôi…

 …Nhân dân Hà Nội xôn xao lắm, họ nói lãnh tụ Việt Minh có thế thôi à!  Tôi cũng sốt ruột, khởi nghĩa xong họ bầu tôi làm chủ tịch, được 3 ngày tôi không làm nữa… Hàng ngày tôi ra Bắc Bộ phủ gặp anh Xuân Thủy và một số người khác, họ hỏi tôi: Anh xem có cách nào đi tìm Trung ương về không, chứ thấy tình hình khó khăn lắm.  Dân không hiểu lãnh tụ Việt Minh là ai cả, chúng tôi thì còn trẻ lắm, tôi làm sao biết được để mời.  Hàng ngày giải quyết công việc ở trong khu xong tôi lại đạp xe ra Bắc Bộ phủ xem tình hình thế nào…”

Từ Tân Trào, Hồ về Hà Nội lượm được chính quyền: “Pháp đổ rồi, Nhật hàng rồi, chính phủ Trần Trọng Kim tê liệt rồi, chính quyền bỏ rơi, thì ta ‘lượm’ được chứ ‘cướp’ ở tay ai?” đó là lời cụ Phan Khôi, người đã dùng chữ “lượm được chính quyền” để gọi ngày19/08/1945, mà đảng An Nam cộng nói tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Xin mượn câu nói này để kết thúc bài viết!

VIỆT NHÂN (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm