Cà Kê Dê Ngỗng
Hồ sơ Chu Vĩnh Khang ( 1, 2 )
Chiến dịch “bẻ răng cọp” với các vụ xét nhà và tịch thu tài sản những người thân cận Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác trong ít nhất bốn tháng qua.
Mạnh Kim
Theo FB Mạnh Kim
BÀI 1: CHIẾN DỊCH VỜN HỔ
Chưa có vụ án hình sự xen lẫn chính trị nào qui mô bằng vụ Chu Vĩnh Khang mà Chính phủ Bắc Kinh đang thực hiện, ít nhất trong hai thập niên qua. Reuters (30-3-2014) cho biết, Bắc Kinh đã tịch thu số tài sản trị giá đến 14,5 tỉ USD từ thân nhân và thành phần cánh hẩu của cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị-cựu Bộ trưởng Bộ công an Chu Vĩnh Khang. Hơn 300 bà con, đồng minh chính trị và cựu viên chức từng làm việc dưới trướng họ Chu cũng bị bắt…
Bẻ răng cọp
Chiến dịch “bẻ răng cọp” với các vụ xét nhà và tịch thu tài sản những người thân cận Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác trong ít nhất bốn tháng qua. Hàng loạt tài khoản bị khóa; khoảng 300 căn hộ-biệt thự trị giá chừng 1,7 tỉ tệ bị tịch thu; chưa kể nhiều đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật trị giá 1 tỉ tệ cùng hơn 60 xe hơi và vàng bạc…
Trong số thân nhân và vây cánh Chu Vĩnh Khang bị bắt có vợ ông – cựu phóng viên truyền hình Cổ Hiểu Diệp; cậu con trai (từ cuộc hôn nhân trước) Chu Bân; cựu chủ tịch PetroChina và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) Tương Khiết Mẫn; cựu Thứ trưởng công an Lý Đông Sanh… Hơn 20 cận vệ, thư ký, tài xế của Chu Vĩnh Khang cũng bị câu lưu… Ký Văn Lâm, một tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang, bất ngờ bị rớt khỏi ghế Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam. Ký từng làm việc cho Chu khi Chu là Bộ trưởng tài nguyên đất đai vào cuối thập niên 1990; sau đó đương sự theo Chu đến Tứ Xuyên làm thư ký riêng khi Chu ngồi ghế bí thư tỉnh ủy, rồi đến đầu những năm 2000 lại theo Chu về làm tại Bộ công an. Cuối năm 2010, Ký được chuyển đến Hải Nam… Một nhân vật có số phận tương tự Ký Văn Lâm là Diêu Mộc Căn (bị hất khỏi ghế Phó chủ tịch tỉnh Giang Tây)… Danh sách viên chức gặp “họa” (liên quan Chu Vĩnh Khang) từ sau Đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18 vào tháng 11-2013 còn rất dài: Quý Kiến Nghiệp, Phó bí thư Nam Kinh; Liêu Thiểu Hoa, Ủy viên thường vụ Quý Châu; Trần Bách Hòe, phó chủ tịch Ủy ban chính pháp Hồ Bắc; Quách Hữu Minh, Phó chủ tịch tỉnh Hồ Bắc; Đồng Danh Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban chính pháp Hồ Nam; Nghê Phát Khoa, Phó chủ tịch tỉnh An Huy; Chu Trấn Hoành, Ủy viên thường vụ Quảng Đông… Riêng Chu Bân, đương sự đã bị “vịn” vào tháng 9-2013 sau khi trốn sang Singapore...
Sự kiện thời sự nổi bật đầu tiên liên quan “đại án Chu Vĩnh Khang” là vụ xử trùm xã hội đen Lưu Hán, vốn từng “làm ăn” với Chu Bân, diễn ra hạ tuần tháng 3 và đầu tháng 4-2014… Đây chắc chắn là sự kiện “đệm” chuẩn bị “cơ sở pháp lý” để đưa Chu Bân ra tòa. Thực tế thì chiến dịch chặt đứt vây cánh Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện hơn một năm qua. WantChinaTimes (1-1-2014) cho biết, việc viên chức cấp cao tỉnh Tứ Xuyên Lý Sùng Hy bị đánh “rớt đài” (sau khi bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành bị hạ bệ) là có ít nhiều liên quan Chu Vĩnh Khang. Năm 2003, với tư cách Phó bí thư tỉnh ủy kiêm trưởng ban kỷ luật đảng ủy, Lý Sùng Hy nắm một dự án khai thác khoáng sản tại 10 địa điểm ở địa phương trị giá 535 triệu tệ (88,4 triệu USD). Kẻ được Lý Sùng Hy móc nối đứng sau dự án này là trùm giang hồ Lưu Hán...
Tại sao Chu Vĩnh Khang bị “đánh”?
Trên bề mặt và một cách chưa chính thức, cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang bị (dư luận) ghép vào tội tham nhũng, lộng quyền và suy thoái đạo đức. Theo TheDailyBeast (12-12-2013), khi còn làm bí thư Tứ Xuyên từ năm 1999-2002, Chu Vĩnh Khang, dù có gia đình, đã bí mật quan hệ với phóng viên truyền hình Cổ Hiểu Diệp (nhỏ hơn 28 tuổi). Khi Cổ Hiểu Diệp mang thai, Chu hứa ly dị vợ để kết hôn chính thức với cô năm 2008. Tuy nhiên, không lâu sau đó, vợ của Chu chết một cách bí ẩn trong một tai nạn xe. Hai tài xế liên quan bị xử hơn 10 năm tù nhưng được thả chỉ ba năm sau. Sau đó, Chu thành hôn với Cổ Hiểu Diệp. Nghi bố đứng sau vụ giết mẹ mình, người con thứ hai của Chu (em của Chu Bân) nhất định cắt đứt mọi quan hệ. Cũng theo nguồn TheDailyBeast, Chu có thể cũng liên can đến loạt vụ giết đối thủ chính trị…
Thời Chu Vĩnh Khang ngồi ghế lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Chu Bân đã bỏ túi hơn 10 tỉ tệ (1,6 tỉ USD) từ các dự án chỉ riêng ở Trùng Khánh. Dựa vào cái bóng của cha, Chu Bân tống tiền nhiều doanh nghiệp để ăn “phí bảo kê”. Trong một vụ, Chu Vĩnh Khang đã giúp con trai “giải cứu” một trùm giang hồ sau khi tay này giết một chủ bất động sản khi người từ chối “tái định cư” nhường chỗ cho một dự án. Nạn nhân bị trói vào gốc cây và bị dội dầu sôi vào đầu!
Với tư cách Ủy viên thường vụ Bộ chính trị phụ trách chính pháp, Chu Vĩnh Khang kiểm soát các bộ máy tư pháp, hành pháp và lập pháp với nhân sự lên đến 10 triệu người. “Vương quốc” của Chu, được xem là quyền lực thứ tư, sau Đảng, Chính phủ và quân đội, mạnh hơn cả lực lượng cảnh sát, các cơ quan công tố-điều tra, tòa án, an ninh nội chính…! Với ảnh hưởng bao trùm từ trung ương xuống địa phương của Chu, đặc biệt việc Chu ủng hộ Bạc Hy Lai “giật ghế” của Tập Cận Bình – như nhiều đồn thổi phổ biến, Tập quyết định ra tay. TheDailyBeast cho biết, Tập đưa vụ Chu ra bàn và “xin ý kiến” trước 6 ủy viên thường vụ Bộ chính trị vào trưa ngày 1-12-2013. Sau đó, một nhóm điều tra đặc biệt được cử đến nhà riêng đương sự, thông báo về quyết định của Bộ chính trị cũng như việc Chu lẫn vợ bắt đầu bị giam lỏng…
WantChinaTimes (31-3-2014) thuật thêm, vào hè 2013, Chu biết mình sẽ bị “chơi”, khi đương sự nhận cú điện “mật báo” cho biết ông không được mời đến dự cuộc họp giới lãnh đạo chóp bu của Đảng tổ chức hàng năm tại khu nghỉ mát Bắc Đới Hà (Hà Bắc). Như tất cả cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Chu cũng có một biệt thự tại Bắc Đới Hà, gần sát căn biệt thự của Hồ Cẩm Đào. Sau cú điện trên, Chu bắt đầu hoảng. Đương sự cầu cứu Giang Trạch Dân nhưng Giang không tiếp… Suốt từ đó đến nay, Chu Vĩnh Khang vẫn chưa chính thức bị ghép vào bất kỳ tội danh nào. Con hổ bị vây vẫn tiếp tục bị vờn. Trong cuộc họp báo với giới chức Bộ ngoại giao đầu tháng 3-2014 do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì được phát lên truyền hình, phóng viên được yêu cầu không được hỏi bất kỳ gì liên quan Chu Vĩnh Khang (Lý Khắc Cường chỉ nói chung chung về chiến dịch đánh tham nhũng, rằng “Bất luận ông ấy là ai, ở vị trí cao như thế nào, nếu phạm kỷ luật đảng, ông ấy phải bị trừng trị, bởi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”).
Chu Bân
Wall Street Journal (31-3-2014) cho biết, trong cuộc phỏng vấn mới đây tại nhà riêng ở Nam California, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Zhan Minli (Chiêm Mẫn Lợi) 71 tuổi – nói rằng gia đình họ chẳng làm gì sai và chỉ là nạn nhân của cuộc đấu đá quyền lực “vốn thường thấy trong lịch sử Trung Quốc”. Thập niên 1990, Chu Bân lập gia đình với Fiona Huang Wan (Hoàng Uyển) và sống tại khu biệt lập ở ngoại ô Bắc Kinh. Chu Bân đồng thời đứng tên sở hữu căn nhà mà mẹ vợ sống ở Laguna Woods (California). Vào khoảng thời điểm Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia giữa thập niên 1990, Chu Bân đến Dallas, học Đại học Texas; tốt nghiệp bằng quản trị kinh doanh và thạc sĩ quản trị hành chánh. Chu Bân gặp và cưới Hoàng Uyển trong thời gian này (bố Hoàng Uyển, ông Steve Huang Yusheng, tức Hoàng Du Sanh, đến Mỹ vào thập niên 1980). Cặp Chu Bân-Hoàng Uyển bắt đầu trở về Trung Quốc “lập nghiệp” không lâu trước khi xảy ra sự kiện khủng bố 11-9-2001. Khoảng hơn một năm sau, Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm lãnh đạo một cơ quan mới thành lập: Bộ tài nguyên đất đai rồi tiếp đó làm bí thư Tứ Xuyên và cuối cùng lên Bộ trưởng Bộ công an. Đó là lúc Chu Bân bắt đầu “phất”…
Tháng 4-2004, công ty Kỹ thuật năng lượng Mặt trời mọc được thành lập, với Chu Bân và các anh em vợ là cổ đông lớn nhất. “Mặt trời mọc” nhanh chóng kiểm soát các vụ thầu cung cấp hệ thống kỹ thuật cho các trạm xăng thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia khắp Trung Quốc. Năm 2011, một website thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc đã đưa “Mặt trời mọc” vào danh sách các nhà cung ứng lớn nhất của họ. Trong khi Chu Bân “khai thác” công nghiệp dầu, cô vợ Hoàng Uyển nhảy vào lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình. Vào buổi tối ngay sau khi xảy ra vụ động đất Tứ Xuyên vào tháng 5-2008, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã buộc phải dùng “giờ vàng” để chiếu ra mắt chương trình giải trí lớn nhất mà “bà” Hoàng Uyển sản xuất: “Câu chuyện cảnh sát”. Dân trong cuộc cho biết, chương trình truyền hình này được bấm máy dưới sự tài trợ của Bộ công an và được quay tại Trùng Khánh, nơi một cánh hẩu của Chu Vĩnh Khang – Bạc Hy Lai – đang ngồi ghế bí thư. Phần bà mẹ vợ Chiêm Mẫn Lợi, hồ sơ điều tra cho thấy bà có tên trong danh sách cổ đông của hơn 10 công ty…
(Bài đã đăng báo)
Chưa có vụ án hình sự xen lẫn chính trị nào qui mô bằng vụ Chu Vĩnh Khang mà Chính phủ Bắc Kinh đang thực hiện, ít nhất trong hai thập niên qua. Reuters (30-3-2014) cho biết, Bắc Kinh đã tịch thu số tài sản trị giá đến 14,5 tỉ USD từ thân nhân và thành phần cánh hẩu của cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị-cựu Bộ trưởng Bộ công an Chu Vĩnh Khang. Hơn 300 bà con, đồng minh chính trị và cựu viên chức từng làm việc dưới trướng họ Chu cũng bị bắt…
Bẻ răng cọp
Chiến dịch “bẻ răng cọp” với các vụ xét nhà và tịch thu tài sản những người thân cận Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác trong ít nhất bốn tháng qua. Hàng loạt tài khoản bị khóa; khoảng 300 căn hộ-biệt thự trị giá chừng 1,7 tỉ tệ bị tịch thu; chưa kể nhiều đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật trị giá 1 tỉ tệ cùng hơn 60 xe hơi và vàng bạc…
Trong số thân nhân và vây cánh Chu Vĩnh Khang bị bắt có vợ ông – cựu phóng viên truyền hình Cổ Hiểu Diệp; cậu con trai (từ cuộc hôn nhân trước) Chu Bân; cựu chủ tịch PetroChina và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) Tương Khiết Mẫn; cựu Thứ trưởng công an Lý Đông Sanh… Hơn 20 cận vệ, thư ký, tài xế của Chu Vĩnh Khang cũng bị câu lưu… Ký Văn Lâm, một tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang, bất ngờ bị rớt khỏi ghế Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam. Ký từng làm việc cho Chu khi Chu là Bộ trưởng tài nguyên đất đai vào cuối thập niên 1990; sau đó đương sự theo Chu đến Tứ Xuyên làm thư ký riêng khi Chu ngồi ghế bí thư tỉnh ủy, rồi đến đầu những năm 2000 lại theo Chu về làm tại Bộ công an. Cuối năm 2010, Ký được chuyển đến Hải Nam… Một nhân vật có số phận tương tự Ký Văn Lâm là Diêu Mộc Căn (bị hất khỏi ghế Phó chủ tịch tỉnh Giang Tây)… Danh sách viên chức gặp “họa” (liên quan Chu Vĩnh Khang) từ sau Đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18 vào tháng 11-2013 còn rất dài: Quý Kiến Nghiệp, Phó bí thư Nam Kinh; Liêu Thiểu Hoa, Ủy viên thường vụ Quý Châu; Trần Bách Hòe, phó chủ tịch Ủy ban chính pháp Hồ Bắc; Quách Hữu Minh, Phó chủ tịch tỉnh Hồ Bắc; Đồng Danh Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban chính pháp Hồ Nam; Nghê Phát Khoa, Phó chủ tịch tỉnh An Huy; Chu Trấn Hoành, Ủy viên thường vụ Quảng Đông… Riêng Chu Bân, đương sự đã bị “vịn” vào tháng 9-2013 sau khi trốn sang Singapore...
Sự kiện thời sự nổi bật đầu tiên liên quan “đại án Chu Vĩnh Khang” là vụ xử trùm xã hội đen Lưu Hán, vốn từng “làm ăn” với Chu Bân, diễn ra hạ tuần tháng 3 và đầu tháng 4-2014… Đây chắc chắn là sự kiện “đệm” chuẩn bị “cơ sở pháp lý” để đưa Chu Bân ra tòa. Thực tế thì chiến dịch chặt đứt vây cánh Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện hơn một năm qua. WantChinaTimes (1-1-2014) cho biết, việc viên chức cấp cao tỉnh Tứ Xuyên Lý Sùng Hy bị đánh “rớt đài” (sau khi bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành bị hạ bệ) là có ít nhiều liên quan Chu Vĩnh Khang. Năm 2003, với tư cách Phó bí thư tỉnh ủy kiêm trưởng ban kỷ luật đảng ủy, Lý Sùng Hy nắm một dự án khai thác khoáng sản tại 10 địa điểm ở địa phương trị giá 535 triệu tệ (88,4 triệu USD). Kẻ được Lý Sùng Hy móc nối đứng sau dự án này là trùm giang hồ Lưu Hán...
Tại sao Chu Vĩnh Khang bị “đánh”?
Trên bề mặt và một cách chưa chính thức, cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang bị (dư luận) ghép vào tội tham nhũng, lộng quyền và suy thoái đạo đức. Theo TheDailyBeast (12-12-2013), khi còn làm bí thư Tứ Xuyên từ năm 1999-2002, Chu Vĩnh Khang, dù có gia đình, đã bí mật quan hệ với phóng viên truyền hình Cổ Hiểu Diệp (nhỏ hơn 28 tuổi). Khi Cổ Hiểu Diệp mang thai, Chu hứa ly dị vợ để kết hôn chính thức với cô năm 2008. Tuy nhiên, không lâu sau đó, vợ của Chu chết một cách bí ẩn trong một tai nạn xe. Hai tài xế liên quan bị xử hơn 10 năm tù nhưng được thả chỉ ba năm sau. Sau đó, Chu thành hôn với Cổ Hiểu Diệp. Nghi bố đứng sau vụ giết mẹ mình, người con thứ hai của Chu (em của Chu Bân) nhất định cắt đứt mọi quan hệ. Cũng theo nguồn TheDailyBeast, Chu có thể cũng liên can đến loạt vụ giết đối thủ chính trị…
Thời Chu Vĩnh Khang ngồi ghế lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Chu Bân đã bỏ túi hơn 10 tỉ tệ (1,6 tỉ USD) từ các dự án chỉ riêng ở Trùng Khánh. Dựa vào cái bóng của cha, Chu Bân tống tiền nhiều doanh nghiệp để ăn “phí bảo kê”. Trong một vụ, Chu Vĩnh Khang đã giúp con trai “giải cứu” một trùm giang hồ sau khi tay này giết một chủ bất động sản khi người từ chối “tái định cư” nhường chỗ cho một dự án. Nạn nhân bị trói vào gốc cây và bị dội dầu sôi vào đầu!
Với tư cách Ủy viên thường vụ Bộ chính trị phụ trách chính pháp, Chu Vĩnh Khang kiểm soát các bộ máy tư pháp, hành pháp và lập pháp với nhân sự lên đến 10 triệu người. “Vương quốc” của Chu, được xem là quyền lực thứ tư, sau Đảng, Chính phủ và quân đội, mạnh hơn cả lực lượng cảnh sát, các cơ quan công tố-điều tra, tòa án, an ninh nội chính…! Với ảnh hưởng bao trùm từ trung ương xuống địa phương của Chu, đặc biệt việc Chu ủng hộ Bạc Hy Lai “giật ghế” của Tập Cận Bình – như nhiều đồn thổi phổ biến, Tập quyết định ra tay. TheDailyBeast cho biết, Tập đưa vụ Chu ra bàn và “xin ý kiến” trước 6 ủy viên thường vụ Bộ chính trị vào trưa ngày 1-12-2013. Sau đó, một nhóm điều tra đặc biệt được cử đến nhà riêng đương sự, thông báo về quyết định của Bộ chính trị cũng như việc Chu lẫn vợ bắt đầu bị giam lỏng…
WantChinaTimes (31-3-2014) thuật thêm, vào hè 2013, Chu biết mình sẽ bị “chơi”, khi đương sự nhận cú điện “mật báo” cho biết ông không được mời đến dự cuộc họp giới lãnh đạo chóp bu của Đảng tổ chức hàng năm tại khu nghỉ mát Bắc Đới Hà (Hà Bắc). Như tất cả cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Chu cũng có một biệt thự tại Bắc Đới Hà, gần sát căn biệt thự của Hồ Cẩm Đào. Sau cú điện trên, Chu bắt đầu hoảng. Đương sự cầu cứu Giang Trạch Dân nhưng Giang không tiếp… Suốt từ đó đến nay, Chu Vĩnh Khang vẫn chưa chính thức bị ghép vào bất kỳ tội danh nào. Con hổ bị vây vẫn tiếp tục bị vờn. Trong cuộc họp báo với giới chức Bộ ngoại giao đầu tháng 3-2014 do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì được phát lên truyền hình, phóng viên được yêu cầu không được hỏi bất kỳ gì liên quan Chu Vĩnh Khang (Lý Khắc Cường chỉ nói chung chung về chiến dịch đánh tham nhũng, rằng “Bất luận ông ấy là ai, ở vị trí cao như thế nào, nếu phạm kỷ luật đảng, ông ấy phải bị trừng trị, bởi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”).
Chu Bân
Wall Street Journal (31-3-2014) cho biết, trong cuộc phỏng vấn mới đây tại nhà riêng ở Nam California, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Zhan Minli (Chiêm Mẫn Lợi) 71 tuổi – nói rằng gia đình họ chẳng làm gì sai và chỉ là nạn nhân của cuộc đấu đá quyền lực “vốn thường thấy trong lịch sử Trung Quốc”. Thập niên 1990, Chu Bân lập gia đình với Fiona Huang Wan (Hoàng Uyển) và sống tại khu biệt lập ở ngoại ô Bắc Kinh. Chu Bân đồng thời đứng tên sở hữu căn nhà mà mẹ vợ sống ở Laguna Woods (California). Vào khoảng thời điểm Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia giữa thập niên 1990, Chu Bân đến Dallas, học Đại học Texas; tốt nghiệp bằng quản trị kinh doanh và thạc sĩ quản trị hành chánh. Chu Bân gặp và cưới Hoàng Uyển trong thời gian này (bố Hoàng Uyển, ông Steve Huang Yusheng, tức Hoàng Du Sanh, đến Mỹ vào thập niên 1980). Cặp Chu Bân-Hoàng Uyển bắt đầu trở về Trung Quốc “lập nghiệp” không lâu trước khi xảy ra sự kiện khủng bố 11-9-2001. Khoảng hơn một năm sau, Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm lãnh đạo một cơ quan mới thành lập: Bộ tài nguyên đất đai rồi tiếp đó làm bí thư Tứ Xuyên và cuối cùng lên Bộ trưởng Bộ công an. Đó là lúc Chu Bân bắt đầu “phất”…
Tháng 4-2004, công ty Kỹ thuật năng lượng Mặt trời mọc được thành lập, với Chu Bân và các anh em vợ là cổ đông lớn nhất. “Mặt trời mọc” nhanh chóng kiểm soát các vụ thầu cung cấp hệ thống kỹ thuật cho các trạm xăng thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia khắp Trung Quốc. Năm 2011, một website thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc đã đưa “Mặt trời mọc” vào danh sách các nhà cung ứng lớn nhất của họ. Trong khi Chu Bân “khai thác” công nghiệp dầu, cô vợ Hoàng Uyển nhảy vào lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình. Vào buổi tối ngay sau khi xảy ra vụ động đất Tứ Xuyên vào tháng 5-2008, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã buộc phải dùng “giờ vàng” để chiếu ra mắt chương trình giải trí lớn nhất mà “bà” Hoàng Uyển sản xuất: “Câu chuyện cảnh sát”. Dân trong cuộc cho biết, chương trình truyền hình này được bấm máy dưới sự tài trợ của Bộ công an và được quay tại Trùng Khánh, nơi một cánh hẩu của Chu Vĩnh Khang – Bạc Hy Lai – đang ngồi ghế bí thư. Phần bà mẹ vợ Chiêm Mẫn Lợi, hồ sơ điều tra cho thấy bà có tên trong danh sách cổ đông của hơn 10 công ty…
BÀI 2: “TRIỀU ĐẠI NHÀ CHU”
Thân thế gần như không có gì đáng nói nhưng sự nghiệp Chu Vĩnh Khang thì rực rỡ huy hoàng. Ông đã đi lên rất nhanh trên hoạn lộ và xây dựng được một hệ thống tham nhũng gắn kết với các thành viên gia đình…
Một người làm quan…
Sinh tháng 12-1942 tại Vô Tích (Giang Tô) trong một gia đình nông dân với tên khai sinh là Chu Nguyên Căn, đương sự rời làng năm 15 tuổi và gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc năm 1964. Không hiểu vì lý do gì cái tên này đã được đổi thành “Chu Vĩnh Khang” khi Chu lên Bắc Kinh học. Tốt nghiệp khoa địa chất thăm dò thuộc Viện dầu khí Bắc Kinh, Chu khởi đầu sự nghiệp từ công nghiệp dầu. Theo Financial Times (31-3-2014), năm 1967, Chu là kỹ sư dầu khí tại mỏ Đại Khánh (Hắc Long Giang) gần Siberia. Với chính sách thúc đẩy dầu khí làm trụ cột cho phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình, Chu bắt đầu thăng tiến nhanh, từ dầu bước sang chính trị. Những vị trí đầu tiên mà Chu được bổ nhiệm là thị trưởng hoặc bí thư tại các thành phố liên quan đến công nghiệp dầu chẳng hạn Bàn Cẩm (Liêu Ninh) và Đông Doanh (Sơn Đông). Chính tại Liêu Ninh, Chu Vĩnh Khang “bắt bồ” với Bạc Hy Lai (lúc đó là thị trưởng Đại Liên, thành phố cảng thuộc Liêu Ninh).
Từ 1998-1999, Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng tài nguyên đất đai, nơi được quyền kiểm soát tất cả đất đai và mỏ khoáng khắp Trung Quốc. Sau đó, Chu làm bí thư Tứ Xuyên. Năm 2002, Chu vào Bộ chính trị; từ năm 2007-2012 làm Ủy viên thường vụ Bộ chính trị (một “thượng tầng chính trị” Trung Quốc với số ủy viên thời điểm đó chỉ có 9 người). Từ 2002-2007, Chu làm Bộ trưởng Bộ công an rồi từ 2007-2012 làm bí thư Ủy ban chính pháp, nơi giám sát tất cả tòa án và lực lượng cảnh sát. Thời Chu, ngân sách an ninh nội chính của Trung Quốc được cấp cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Cũng trong thời này, Chu và Bạc phối hợp thực hiện chiến dịch trấn áp tội phạm tại Trùng Khánh đồng thời phát động phong trào “cách mạng đỏ” (ca Hồng, đả Hắc)…
Muốn hiểu rõ hơn về Chu Vĩnh Khang, phải đến Tây Tiền Đầu (Vô Tích), một ngôi làng nhỏ chỉ với hơn 300 dân. Tại đây, theo Wall Street Journal (1-4-2014), lịch sử “nhà Chu” đã được khắc trên 5 tấm bia gia phả bằng đá. Trên đó, không có tên “Chu Vĩnh Khang” mà chỉ có tên “Chu Nguyên Căn”. Tên của Chu Bân cũng được khắc trên một bia (cùng với tên của ba người đàn ông khác cùng thế hệ). Dân làng cho biết, năm 2013, Chu Vĩnh Khang trở về thăm quê, lưu lại chỉ khoảng một tiếng, cùng với lực lượng cận vệ dày đặc.
Ngày 12-2-2014, theo tờ Tài Tân (4-3-2014), một đám tang được tổ chức trong ngôi nhà từ đường của Chu Vĩnh Khang tại làng Tây Tiền Đầu (ảnh). Đó là đám tang của Chu Nguyên Hưng, em trai Chu Vĩnh Khang, chết vì ung thư, ở tuổi 69. Thời gian người anh cả Chu Vĩnh Khang lên Bắc Kinh học, ngôi nhà được giao lại cho hai cậu em. Họ không học hành nhiều nhưng sau này nhờ cái thế của ông anh nên trở thành những nhân vật có thế lực nhất nhì trong vùng. Dịp lễ tết, hàng đoàn xe đậu dài trước cổng nhà họ để “cúng kiếng” cho hai ông em, trong đó có người em út Chu Nguyên Thanh từng làm phó giám đốc Sở tài nguyên đất đai địa phương. Năm 1996, chính quyền địa phương từng có kế hoạch giải tỏa qui hoạch xóa sổ toàn bộ ngôi làng nhưng khi người ta nhìn thấy các tấm bia đá họ Chu thì dự án bị hủy.
Dân làng thuật rằng, hai ông em Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh phất lên rất nhanh theo đà thăng tiến sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang. Có lúc giành độc quyền bán rượu Ngũ Lương Dịch, Chu Nguyên Hưng được dân làng nể sợ đến mức ai muốn tìm việc hoặc lập công ty thì cứ đến gõ cửa đương sự để được giúp. Cũng theo tờ Tài Tân, một viên chức Vô Tích từng chi cho “hai ông Chu nhỏ” 150.000 tệ để “chạy án” một vụ kiện. Một lá thư “gửi tay” của “hai ông Chu nhỏ” cũng có thể giúp học sinh thi rớt đại học được lọt vào trường cảnh sát ở Giang Tô… Ngoài việc kinh doanh dầu khí, vợ của Chu Nguyên Thanh – Chu Linh Anh – cũng tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực khác, đồng thời có “chân trụ” trong một công ty vốn là đối tác của Tập đoàn dầu khí quốc gia chuyên khai thác khoáng sản. Theo WantChinaTimes (5-3-2014), tính đến tháng 6-2011, giá trị các dự án khoáng sản liên quan công ty của Chu Linh Anh lên đến 715 triệu tệ (116 triệu USD). Năm 2010, Chu Linh Anh còn đầu tư 19 triệu tệ (3 triệu USD) vào một đại lý xe Audi...
7g tối ngày 1-12-2013, hơn 10 nhân viên thường phục bất ngờ gõ cửa căn hộ của Chu Nguyên Thanh tại Vô Tích, cách làng Tây Tiền Đầu khoảng 40 phút đi xe. Các thanh tra viên ở đó cho đến 5g sáng hôm sau; và khi họ rời đi, người ta thấy có cả Chu Nguyên Thanh và bà vợ Chu Linh Anh. Cùng lúc, tại làng Tây Tiền Đầu, một nhóm thanh tra chống tham nhũng cũng đến gõ cửa nhà Chu Nguyên Hưng, khi ông này đang thoi thóp chờ chết bởi căn bệnh ung thư xương…
Và gần như trong cùng thời điểm (cuối tháng 12-2013), thanh tra chống tham nhũng cũng đến nhà cậu con trai Chu Bân tại ngoại ô Bắc Kinh, nơi Chu Bân và vợ sống với đứa con gái 5 tuổi. Như kể ở kỳ một, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Chiêm Mẫn Lợi, dù ở Mỹ – đã tận dụng ảnh hưởng của cậu con rể và ông sui gia để làm ăn tại Trung Quốc. Chiêm Mẫn Lợi từng là cổ đông lớn nhất công ty Beijing Hai Tian Yong Feng Oil Sales (“Bắc Kinh Hải Thiên Vĩnh Phong thạch du tiêu thụ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2003 (hai năm sau khi Chu Bân từ Mỹ trở về Trung Quốc). Công ty này được giải thể năm 2009. Tài liệu đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Hải Thiên Vĩnh Phong là cổ đông đầu tiên của một công ty khác, Shaanxi De Gan Oil Technology Co (“Thiểm Tây Đức Cam thạch du khoa kỹ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2007. Việc thành lập doanh nghiệp lòng vòng như thế hẳn nhiên là cách để tránh bị dòm ngó.
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, bà Chiêm Mẫn Lợi cho biết mình đến Trung Quốc vài tháng vào năm 2013 và có biết chuyện cậu con rể cũng như ông sui Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra. Tháng 10-2013, bức ảnh Chu Vĩnh Khang đến thăm Đại học dầu khí được đăng trên website nhà trường. Đó là một trong những lần cuối cùng Chu Vĩnh Khang xuất hiện trước công chúng. Cuối tháng đó, Chiêm Mẫn Lợi trở về Mỹ. Vài ngày sau, bà kể, đường dây liên lạc với gia đình bà bị “chết” sau một cú gọi bằng dịch vụ trực tuyến Skype. Suốt từ đó, bà không nhận được cuộc gọi nào từ gia đình Chu Bân và cũng không thể gọi cho họ…
Cuộc chiến không bao giờ kết thúc!
Viết trên Viện chính sách Trung Quốc (17-3-2014), Andrew Wedeman, giáo sư chính trị học Đại học bang Georgia, cho biết, từ năm 1997 đến 2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đã kết án 550.000 cá nhân với các tội danh tham nhũng hoặc vô trách nhiệm trong đó có vụ Trần Lương Vũ năm 2006 và Bạc Hy Lai năm 2012. Quả là tình trạng tham nhũng Trung Quốc đã trở thành căn bệnh ung thu di căn. Số vụ án tham nhũng và viên chức vô trách nhiệm được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận đã tăng từ 34.326 năm 2012 lên 37.551 năm 2013. Tỉ lệ viên chức từ cấp quận đến cấp tỉnh liên quan tham nhũng đều tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 8 viên chức cấp tỉnh và cấp bộ bị kết tội tham nhũng, so với 5 vào năm 2012. Ủy ban thanh tra kỷ luật đảng cho biết tỉ lệ đảng viên đối mặt với một hình thức kỷ luật nào đó đã tăng đến 13,3%...
Chẳng đời chủ tịch Trung Quốc nào mà không hô hào chống tham nhũng. Thời Giang Trạch Dân, Thủ tướng Chu Dung Cơ từng nói ông chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài với 99 cỗ dành cho quan tham và một cỗ cho mình. Năm 2006, phát biểu trước Ban phòng chống tham nhũng trung ương, Hồ Cẩm Đào đã nêu tội lạm quyền của nhiều viên chức Đảng dẫn đến xáo trộn xã hội và tạo ra phản kháng quần chúng. “Cái quả bom nổ chậm ấy chôn trong xã hội có thể dẫn đến loạt vụ nổ, đưa đến bất ổn đồng thời làm tê liệt bộ máy nhà nước” – Hồ Cẩm Đào nói…
Vấn đề ở đây rõ ràng không chỉ là phương pháp chống tham nhũng mà còn phải là sự mạnh tay thay đổi hệ thống đào tạo và bổ nhiệm viên chức vốn tồn tại từ thời Mao Trạch Đông. Chừng nào mà điều này chưa thực hiện, mọi chiến dịch “đánh hổ” hay “diệt ruồi” đều chỉ dừng ở mức xử lý vụ việc hoặc cá nhân cụ thể nào đó chứ không phải giải quyết được cái gốc căn nguyên. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi có trường hợp chính thanh tra điều tra tham nhũng lại dính vào đường dây “chạy án” tham nhũng?! Chống tham nhũng, trong nhiều trường hợp, lại là “phương tiện” để trừ khử nhau trong các cuộc đấm đá nội bộ. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi mà quyền lực có thể được mua và bán với những cái giá rất cụ thể được định bằng vị trí cụ thể?! Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi vẫn tồn tại các nhóm lợi ích gắn kết nhau bằng quyền lợi và quyền lực?! Diệt hổ hay ruồi gì thì cũng phải chấn chỉnh hệ thống đi đã, từ quản trị hành chính công nói riêng đến hệ thống chính trị nói chung!
Thân thế gần như không có gì đáng nói nhưng sự nghiệp Chu Vĩnh Khang thì rực rỡ huy hoàng. Ông đã đi lên rất nhanh trên hoạn lộ và xây dựng được một hệ thống tham nhũng gắn kết với các thành viên gia đình…
Một người làm quan…
Sinh tháng 12-1942 tại Vô Tích (Giang Tô) trong một gia đình nông dân với tên khai sinh là Chu Nguyên Căn, đương sự rời làng năm 15 tuổi và gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc năm 1964. Không hiểu vì lý do gì cái tên này đã được đổi thành “Chu Vĩnh Khang” khi Chu lên Bắc Kinh học. Tốt nghiệp khoa địa chất thăm dò thuộc Viện dầu khí Bắc Kinh, Chu khởi đầu sự nghiệp từ công nghiệp dầu. Theo Financial Times (31-3-2014), năm 1967, Chu là kỹ sư dầu khí tại mỏ Đại Khánh (Hắc Long Giang) gần Siberia. Với chính sách thúc đẩy dầu khí làm trụ cột cho phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình, Chu bắt đầu thăng tiến nhanh, từ dầu bước sang chính trị. Những vị trí đầu tiên mà Chu được bổ nhiệm là thị trưởng hoặc bí thư tại các thành phố liên quan đến công nghiệp dầu chẳng hạn Bàn Cẩm (Liêu Ninh) và Đông Doanh (Sơn Đông). Chính tại Liêu Ninh, Chu Vĩnh Khang “bắt bồ” với Bạc Hy Lai (lúc đó là thị trưởng Đại Liên, thành phố cảng thuộc Liêu Ninh).
Từ 1998-1999, Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng tài nguyên đất đai, nơi được quyền kiểm soát tất cả đất đai và mỏ khoáng khắp Trung Quốc. Sau đó, Chu làm bí thư Tứ Xuyên. Năm 2002, Chu vào Bộ chính trị; từ năm 2007-2012 làm Ủy viên thường vụ Bộ chính trị (một “thượng tầng chính trị” Trung Quốc với số ủy viên thời điểm đó chỉ có 9 người). Từ 2002-2007, Chu làm Bộ trưởng Bộ công an rồi từ 2007-2012 làm bí thư Ủy ban chính pháp, nơi giám sát tất cả tòa án và lực lượng cảnh sát. Thời Chu, ngân sách an ninh nội chính của Trung Quốc được cấp cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Cũng trong thời này, Chu và Bạc phối hợp thực hiện chiến dịch trấn áp tội phạm tại Trùng Khánh đồng thời phát động phong trào “cách mạng đỏ” (ca Hồng, đả Hắc)…
Muốn hiểu rõ hơn về Chu Vĩnh Khang, phải đến Tây Tiền Đầu (Vô Tích), một ngôi làng nhỏ chỉ với hơn 300 dân. Tại đây, theo Wall Street Journal (1-4-2014), lịch sử “nhà Chu” đã được khắc trên 5 tấm bia gia phả bằng đá. Trên đó, không có tên “Chu Vĩnh Khang” mà chỉ có tên “Chu Nguyên Căn”. Tên của Chu Bân cũng được khắc trên một bia (cùng với tên của ba người đàn ông khác cùng thế hệ). Dân làng cho biết, năm 2013, Chu Vĩnh Khang trở về thăm quê, lưu lại chỉ khoảng một tiếng, cùng với lực lượng cận vệ dày đặc.
Ngày 12-2-2014, theo tờ Tài Tân (4-3-2014), một đám tang được tổ chức trong ngôi nhà từ đường của Chu Vĩnh Khang tại làng Tây Tiền Đầu (ảnh). Đó là đám tang của Chu Nguyên Hưng, em trai Chu Vĩnh Khang, chết vì ung thư, ở tuổi 69. Thời gian người anh cả Chu Vĩnh Khang lên Bắc Kinh học, ngôi nhà được giao lại cho hai cậu em. Họ không học hành nhiều nhưng sau này nhờ cái thế của ông anh nên trở thành những nhân vật có thế lực nhất nhì trong vùng. Dịp lễ tết, hàng đoàn xe đậu dài trước cổng nhà họ để “cúng kiếng” cho hai ông em, trong đó có người em út Chu Nguyên Thanh từng làm phó giám đốc Sở tài nguyên đất đai địa phương. Năm 1996, chính quyền địa phương từng có kế hoạch giải tỏa qui hoạch xóa sổ toàn bộ ngôi làng nhưng khi người ta nhìn thấy các tấm bia đá họ Chu thì dự án bị hủy.
Dân làng thuật rằng, hai ông em Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh phất lên rất nhanh theo đà thăng tiến sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang. Có lúc giành độc quyền bán rượu Ngũ Lương Dịch, Chu Nguyên Hưng được dân làng nể sợ đến mức ai muốn tìm việc hoặc lập công ty thì cứ đến gõ cửa đương sự để được giúp. Cũng theo tờ Tài Tân, một viên chức Vô Tích từng chi cho “hai ông Chu nhỏ” 150.000 tệ để “chạy án” một vụ kiện. Một lá thư “gửi tay” của “hai ông Chu nhỏ” cũng có thể giúp học sinh thi rớt đại học được lọt vào trường cảnh sát ở Giang Tô… Ngoài việc kinh doanh dầu khí, vợ của Chu Nguyên Thanh – Chu Linh Anh – cũng tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực khác, đồng thời có “chân trụ” trong một công ty vốn là đối tác của Tập đoàn dầu khí quốc gia chuyên khai thác khoáng sản. Theo WantChinaTimes (5-3-2014), tính đến tháng 6-2011, giá trị các dự án khoáng sản liên quan công ty của Chu Linh Anh lên đến 715 triệu tệ (116 triệu USD). Năm 2010, Chu Linh Anh còn đầu tư 19 triệu tệ (3 triệu USD) vào một đại lý xe Audi...
7g tối ngày 1-12-2013, hơn 10 nhân viên thường phục bất ngờ gõ cửa căn hộ của Chu Nguyên Thanh tại Vô Tích, cách làng Tây Tiền Đầu khoảng 40 phút đi xe. Các thanh tra viên ở đó cho đến 5g sáng hôm sau; và khi họ rời đi, người ta thấy có cả Chu Nguyên Thanh và bà vợ Chu Linh Anh. Cùng lúc, tại làng Tây Tiền Đầu, một nhóm thanh tra chống tham nhũng cũng đến gõ cửa nhà Chu Nguyên Hưng, khi ông này đang thoi thóp chờ chết bởi căn bệnh ung thư xương…
Và gần như trong cùng thời điểm (cuối tháng 12-2013), thanh tra chống tham nhũng cũng đến nhà cậu con trai Chu Bân tại ngoại ô Bắc Kinh, nơi Chu Bân và vợ sống với đứa con gái 5 tuổi. Như kể ở kỳ một, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Chiêm Mẫn Lợi, dù ở Mỹ – đã tận dụng ảnh hưởng của cậu con rể và ông sui gia để làm ăn tại Trung Quốc. Chiêm Mẫn Lợi từng là cổ đông lớn nhất công ty Beijing Hai Tian Yong Feng Oil Sales (“Bắc Kinh Hải Thiên Vĩnh Phong thạch du tiêu thụ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2003 (hai năm sau khi Chu Bân từ Mỹ trở về Trung Quốc). Công ty này được giải thể năm 2009. Tài liệu đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Hải Thiên Vĩnh Phong là cổ đông đầu tiên của một công ty khác, Shaanxi De Gan Oil Technology Co (“Thiểm Tây Đức Cam thạch du khoa kỹ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2007. Việc thành lập doanh nghiệp lòng vòng như thế hẳn nhiên là cách để tránh bị dòm ngó.
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, bà Chiêm Mẫn Lợi cho biết mình đến Trung Quốc vài tháng vào năm 2013 và có biết chuyện cậu con rể cũng như ông sui Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra. Tháng 10-2013, bức ảnh Chu Vĩnh Khang đến thăm Đại học dầu khí được đăng trên website nhà trường. Đó là một trong những lần cuối cùng Chu Vĩnh Khang xuất hiện trước công chúng. Cuối tháng đó, Chiêm Mẫn Lợi trở về Mỹ. Vài ngày sau, bà kể, đường dây liên lạc với gia đình bà bị “chết” sau một cú gọi bằng dịch vụ trực tuyến Skype. Suốt từ đó, bà không nhận được cuộc gọi nào từ gia đình Chu Bân và cũng không thể gọi cho họ…
Cuộc chiến không bao giờ kết thúc!
Viết trên Viện chính sách Trung Quốc (17-3-2014), Andrew Wedeman, giáo sư chính trị học Đại học bang Georgia, cho biết, từ năm 1997 đến 2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đã kết án 550.000 cá nhân với các tội danh tham nhũng hoặc vô trách nhiệm trong đó có vụ Trần Lương Vũ năm 2006 và Bạc Hy Lai năm 2012. Quả là tình trạng tham nhũng Trung Quốc đã trở thành căn bệnh ung thu di căn. Số vụ án tham nhũng và viên chức vô trách nhiệm được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận đã tăng từ 34.326 năm 2012 lên 37.551 năm 2013. Tỉ lệ viên chức từ cấp quận đến cấp tỉnh liên quan tham nhũng đều tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 8 viên chức cấp tỉnh và cấp bộ bị kết tội tham nhũng, so với 5 vào năm 2012. Ủy ban thanh tra kỷ luật đảng cho biết tỉ lệ đảng viên đối mặt với một hình thức kỷ luật nào đó đã tăng đến 13,3%...
Chẳng đời chủ tịch Trung Quốc nào mà không hô hào chống tham nhũng. Thời Giang Trạch Dân, Thủ tướng Chu Dung Cơ từng nói ông chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài với 99 cỗ dành cho quan tham và một cỗ cho mình. Năm 2006, phát biểu trước Ban phòng chống tham nhũng trung ương, Hồ Cẩm Đào đã nêu tội lạm quyền của nhiều viên chức Đảng dẫn đến xáo trộn xã hội và tạo ra phản kháng quần chúng. “Cái quả bom nổ chậm ấy chôn trong xã hội có thể dẫn đến loạt vụ nổ, đưa đến bất ổn đồng thời làm tê liệt bộ máy nhà nước” – Hồ Cẩm Đào nói…
Vấn đề ở đây rõ ràng không chỉ là phương pháp chống tham nhũng mà còn phải là sự mạnh tay thay đổi hệ thống đào tạo và bổ nhiệm viên chức vốn tồn tại từ thời Mao Trạch Đông. Chừng nào mà điều này chưa thực hiện, mọi chiến dịch “đánh hổ” hay “diệt ruồi” đều chỉ dừng ở mức xử lý vụ việc hoặc cá nhân cụ thể nào đó chứ không phải giải quyết được cái gốc căn nguyên. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi có trường hợp chính thanh tra điều tra tham nhũng lại dính vào đường dây “chạy án” tham nhũng?! Chống tham nhũng, trong nhiều trường hợp, lại là “phương tiện” để trừ khử nhau trong các cuộc đấm đá nội bộ. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi mà quyền lực có thể được mua và bán với những cái giá rất cụ thể được định bằng vị trí cụ thể?! Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi vẫn tồn tại các nhóm lợi ích gắn kết nhau bằng quyền lợi và quyền lực?! Diệt hổ hay ruồi gì thì cũng phải chấn chỉnh hệ thống đi đã, từ quản trị hành chính công nói riêng đến hệ thống chính trị nói chung!
(Bài đã đăng báo)
Mạnh Kim
Theo FB Mạnh Kim
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hồ sơ Chu Vĩnh Khang ( 1, 2 )
Chiến dịch “bẻ răng cọp” với các vụ xét nhà và tịch thu tài sản những người thân cận Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác trong ít nhất bốn tháng qua.
BÀI 1: CHIẾN DỊCH VỜN HỔ
Chưa có vụ án hình sự xen lẫn chính trị nào qui mô bằng vụ Chu Vĩnh Khang mà Chính phủ Bắc Kinh đang thực hiện, ít nhất trong hai thập niên qua. Reuters (30-3-2014) cho biết, Bắc Kinh đã tịch thu số tài sản trị giá đến 14,5 tỉ USD từ thân nhân và thành phần cánh hẩu của cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị-cựu Bộ trưởng Bộ công an Chu Vĩnh Khang. Hơn 300 bà con, đồng minh chính trị và cựu viên chức từng làm việc dưới trướng họ Chu cũng bị bắt…
Bẻ răng cọp
Chiến dịch “bẻ răng cọp” với các vụ xét nhà và tịch thu tài sản những người thân cận Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác trong ít nhất bốn tháng qua. Hàng loạt tài khoản bị khóa; khoảng 300 căn hộ-biệt thự trị giá chừng 1,7 tỉ tệ bị tịch thu; chưa kể nhiều đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật trị giá 1 tỉ tệ cùng hơn 60 xe hơi và vàng bạc…
Trong số thân nhân và vây cánh Chu Vĩnh Khang bị bắt có vợ ông – cựu phóng viên truyền hình Cổ Hiểu Diệp; cậu con trai (từ cuộc hôn nhân trước) Chu Bân; cựu chủ tịch PetroChina và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) Tương Khiết Mẫn; cựu Thứ trưởng công an Lý Đông Sanh… Hơn 20 cận vệ, thư ký, tài xế của Chu Vĩnh Khang cũng bị câu lưu… Ký Văn Lâm, một tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang, bất ngờ bị rớt khỏi ghế Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam. Ký từng làm việc cho Chu khi Chu là Bộ trưởng tài nguyên đất đai vào cuối thập niên 1990; sau đó đương sự theo Chu đến Tứ Xuyên làm thư ký riêng khi Chu ngồi ghế bí thư tỉnh ủy, rồi đến đầu những năm 2000 lại theo Chu về làm tại Bộ công an. Cuối năm 2010, Ký được chuyển đến Hải Nam… Một nhân vật có số phận tương tự Ký Văn Lâm là Diêu Mộc Căn (bị hất khỏi ghế Phó chủ tịch tỉnh Giang Tây)… Danh sách viên chức gặp “họa” (liên quan Chu Vĩnh Khang) từ sau Đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18 vào tháng 11-2013 còn rất dài: Quý Kiến Nghiệp, Phó bí thư Nam Kinh; Liêu Thiểu Hoa, Ủy viên thường vụ Quý Châu; Trần Bách Hòe, phó chủ tịch Ủy ban chính pháp Hồ Bắc; Quách Hữu Minh, Phó chủ tịch tỉnh Hồ Bắc; Đồng Danh Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban chính pháp Hồ Nam; Nghê Phát Khoa, Phó chủ tịch tỉnh An Huy; Chu Trấn Hoành, Ủy viên thường vụ Quảng Đông… Riêng Chu Bân, đương sự đã bị “vịn” vào tháng 9-2013 sau khi trốn sang Singapore...
Sự kiện thời sự nổi bật đầu tiên liên quan “đại án Chu Vĩnh Khang” là vụ xử trùm xã hội đen Lưu Hán, vốn từng “làm ăn” với Chu Bân, diễn ra hạ tuần tháng 3 và đầu tháng 4-2014… Đây chắc chắn là sự kiện “đệm” chuẩn bị “cơ sở pháp lý” để đưa Chu Bân ra tòa. Thực tế thì chiến dịch chặt đứt vây cánh Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện hơn một năm qua. WantChinaTimes (1-1-2014) cho biết, việc viên chức cấp cao tỉnh Tứ Xuyên Lý Sùng Hy bị đánh “rớt đài” (sau khi bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành bị hạ bệ) là có ít nhiều liên quan Chu Vĩnh Khang. Năm 2003, với tư cách Phó bí thư tỉnh ủy kiêm trưởng ban kỷ luật đảng ủy, Lý Sùng Hy nắm một dự án khai thác khoáng sản tại 10 địa điểm ở địa phương trị giá 535 triệu tệ (88,4 triệu USD). Kẻ được Lý Sùng Hy móc nối đứng sau dự án này là trùm giang hồ Lưu Hán...
Tại sao Chu Vĩnh Khang bị “đánh”?
Trên bề mặt và một cách chưa chính thức, cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang bị (dư luận) ghép vào tội tham nhũng, lộng quyền và suy thoái đạo đức. Theo TheDailyBeast (12-12-2013), khi còn làm bí thư Tứ Xuyên từ năm 1999-2002, Chu Vĩnh Khang, dù có gia đình, đã bí mật quan hệ với phóng viên truyền hình Cổ Hiểu Diệp (nhỏ hơn 28 tuổi). Khi Cổ Hiểu Diệp mang thai, Chu hứa ly dị vợ để kết hôn chính thức với cô năm 2008. Tuy nhiên, không lâu sau đó, vợ của Chu chết một cách bí ẩn trong một tai nạn xe. Hai tài xế liên quan bị xử hơn 10 năm tù nhưng được thả chỉ ba năm sau. Sau đó, Chu thành hôn với Cổ Hiểu Diệp. Nghi bố đứng sau vụ giết mẹ mình, người con thứ hai của Chu (em của Chu Bân) nhất định cắt đứt mọi quan hệ. Cũng theo nguồn TheDailyBeast, Chu có thể cũng liên can đến loạt vụ giết đối thủ chính trị…
Thời Chu Vĩnh Khang ngồi ghế lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Chu Bân đã bỏ túi hơn 10 tỉ tệ (1,6 tỉ USD) từ các dự án chỉ riêng ở Trùng Khánh. Dựa vào cái bóng của cha, Chu Bân tống tiền nhiều doanh nghiệp để ăn “phí bảo kê”. Trong một vụ, Chu Vĩnh Khang đã giúp con trai “giải cứu” một trùm giang hồ sau khi tay này giết một chủ bất động sản khi người từ chối “tái định cư” nhường chỗ cho một dự án. Nạn nhân bị trói vào gốc cây và bị dội dầu sôi vào đầu!
Với tư cách Ủy viên thường vụ Bộ chính trị phụ trách chính pháp, Chu Vĩnh Khang kiểm soát các bộ máy tư pháp, hành pháp và lập pháp với nhân sự lên đến 10 triệu người. “Vương quốc” của Chu, được xem là quyền lực thứ tư, sau Đảng, Chính phủ và quân đội, mạnh hơn cả lực lượng cảnh sát, các cơ quan công tố-điều tra, tòa án, an ninh nội chính…! Với ảnh hưởng bao trùm từ trung ương xuống địa phương của Chu, đặc biệt việc Chu ủng hộ Bạc Hy Lai “giật ghế” của Tập Cận Bình – như nhiều đồn thổi phổ biến, Tập quyết định ra tay. TheDailyBeast cho biết, Tập đưa vụ Chu ra bàn và “xin ý kiến” trước 6 ủy viên thường vụ Bộ chính trị vào trưa ngày 1-12-2013. Sau đó, một nhóm điều tra đặc biệt được cử đến nhà riêng đương sự, thông báo về quyết định của Bộ chính trị cũng như việc Chu lẫn vợ bắt đầu bị giam lỏng…
WantChinaTimes (31-3-2014) thuật thêm, vào hè 2013, Chu biết mình sẽ bị “chơi”, khi đương sự nhận cú điện “mật báo” cho biết ông không được mời đến dự cuộc họp giới lãnh đạo chóp bu của Đảng tổ chức hàng năm tại khu nghỉ mát Bắc Đới Hà (Hà Bắc). Như tất cả cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Chu cũng có một biệt thự tại Bắc Đới Hà, gần sát căn biệt thự của Hồ Cẩm Đào. Sau cú điện trên, Chu bắt đầu hoảng. Đương sự cầu cứu Giang Trạch Dân nhưng Giang không tiếp… Suốt từ đó đến nay, Chu Vĩnh Khang vẫn chưa chính thức bị ghép vào bất kỳ tội danh nào. Con hổ bị vây vẫn tiếp tục bị vờn. Trong cuộc họp báo với giới chức Bộ ngoại giao đầu tháng 3-2014 do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì được phát lên truyền hình, phóng viên được yêu cầu không được hỏi bất kỳ gì liên quan Chu Vĩnh Khang (Lý Khắc Cường chỉ nói chung chung về chiến dịch đánh tham nhũng, rằng “Bất luận ông ấy là ai, ở vị trí cao như thế nào, nếu phạm kỷ luật đảng, ông ấy phải bị trừng trị, bởi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”).
Chu Bân
Wall Street Journal (31-3-2014) cho biết, trong cuộc phỏng vấn mới đây tại nhà riêng ở Nam California, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Zhan Minli (Chiêm Mẫn Lợi) 71 tuổi – nói rằng gia đình họ chẳng làm gì sai và chỉ là nạn nhân của cuộc đấu đá quyền lực “vốn thường thấy trong lịch sử Trung Quốc”. Thập niên 1990, Chu Bân lập gia đình với Fiona Huang Wan (Hoàng Uyển) và sống tại khu biệt lập ở ngoại ô Bắc Kinh. Chu Bân đồng thời đứng tên sở hữu căn nhà mà mẹ vợ sống ở Laguna Woods (California). Vào khoảng thời điểm Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia giữa thập niên 1990, Chu Bân đến Dallas, học Đại học Texas; tốt nghiệp bằng quản trị kinh doanh và thạc sĩ quản trị hành chánh. Chu Bân gặp và cưới Hoàng Uyển trong thời gian này (bố Hoàng Uyển, ông Steve Huang Yusheng, tức Hoàng Du Sanh, đến Mỹ vào thập niên 1980). Cặp Chu Bân-Hoàng Uyển bắt đầu trở về Trung Quốc “lập nghiệp” không lâu trước khi xảy ra sự kiện khủng bố 11-9-2001. Khoảng hơn một năm sau, Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm lãnh đạo một cơ quan mới thành lập: Bộ tài nguyên đất đai rồi tiếp đó làm bí thư Tứ Xuyên và cuối cùng lên Bộ trưởng Bộ công an. Đó là lúc Chu Bân bắt đầu “phất”…
Tháng 4-2004, công ty Kỹ thuật năng lượng Mặt trời mọc được thành lập, với Chu Bân và các anh em vợ là cổ đông lớn nhất. “Mặt trời mọc” nhanh chóng kiểm soát các vụ thầu cung cấp hệ thống kỹ thuật cho các trạm xăng thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia khắp Trung Quốc. Năm 2011, một website thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc đã đưa “Mặt trời mọc” vào danh sách các nhà cung ứng lớn nhất của họ. Trong khi Chu Bân “khai thác” công nghiệp dầu, cô vợ Hoàng Uyển nhảy vào lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình. Vào buổi tối ngay sau khi xảy ra vụ động đất Tứ Xuyên vào tháng 5-2008, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã buộc phải dùng “giờ vàng” để chiếu ra mắt chương trình giải trí lớn nhất mà “bà” Hoàng Uyển sản xuất: “Câu chuyện cảnh sát”. Dân trong cuộc cho biết, chương trình truyền hình này được bấm máy dưới sự tài trợ của Bộ công an và được quay tại Trùng Khánh, nơi một cánh hẩu của Chu Vĩnh Khang – Bạc Hy Lai – đang ngồi ghế bí thư. Phần bà mẹ vợ Chiêm Mẫn Lợi, hồ sơ điều tra cho thấy bà có tên trong danh sách cổ đông của hơn 10 công ty…
(Bài đã đăng báo)
Chưa có vụ án hình sự xen lẫn chính trị nào qui mô bằng vụ Chu Vĩnh Khang mà Chính phủ Bắc Kinh đang thực hiện, ít nhất trong hai thập niên qua. Reuters (30-3-2014) cho biết, Bắc Kinh đã tịch thu số tài sản trị giá đến 14,5 tỉ USD từ thân nhân và thành phần cánh hẩu của cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị-cựu Bộ trưởng Bộ công an Chu Vĩnh Khang. Hơn 300 bà con, đồng minh chính trị và cựu viên chức từng làm việc dưới trướng họ Chu cũng bị bắt…
Bẻ răng cọp
Chiến dịch “bẻ răng cọp” với các vụ xét nhà và tịch thu tài sản những người thân cận Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác trong ít nhất bốn tháng qua. Hàng loạt tài khoản bị khóa; khoảng 300 căn hộ-biệt thự trị giá chừng 1,7 tỉ tệ bị tịch thu; chưa kể nhiều đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật trị giá 1 tỉ tệ cùng hơn 60 xe hơi và vàng bạc…
Trong số thân nhân và vây cánh Chu Vĩnh Khang bị bắt có vợ ông – cựu phóng viên truyền hình Cổ Hiểu Diệp; cậu con trai (từ cuộc hôn nhân trước) Chu Bân; cựu chủ tịch PetroChina và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) Tương Khiết Mẫn; cựu Thứ trưởng công an Lý Đông Sanh… Hơn 20 cận vệ, thư ký, tài xế của Chu Vĩnh Khang cũng bị câu lưu… Ký Văn Lâm, một tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang, bất ngờ bị rớt khỏi ghế Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam. Ký từng làm việc cho Chu khi Chu là Bộ trưởng tài nguyên đất đai vào cuối thập niên 1990; sau đó đương sự theo Chu đến Tứ Xuyên làm thư ký riêng khi Chu ngồi ghế bí thư tỉnh ủy, rồi đến đầu những năm 2000 lại theo Chu về làm tại Bộ công an. Cuối năm 2010, Ký được chuyển đến Hải Nam… Một nhân vật có số phận tương tự Ký Văn Lâm là Diêu Mộc Căn (bị hất khỏi ghế Phó chủ tịch tỉnh Giang Tây)… Danh sách viên chức gặp “họa” (liên quan Chu Vĩnh Khang) từ sau Đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18 vào tháng 11-2013 còn rất dài: Quý Kiến Nghiệp, Phó bí thư Nam Kinh; Liêu Thiểu Hoa, Ủy viên thường vụ Quý Châu; Trần Bách Hòe, phó chủ tịch Ủy ban chính pháp Hồ Bắc; Quách Hữu Minh, Phó chủ tịch tỉnh Hồ Bắc; Đồng Danh Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban chính pháp Hồ Nam; Nghê Phát Khoa, Phó chủ tịch tỉnh An Huy; Chu Trấn Hoành, Ủy viên thường vụ Quảng Đông… Riêng Chu Bân, đương sự đã bị “vịn” vào tháng 9-2013 sau khi trốn sang Singapore...
Sự kiện thời sự nổi bật đầu tiên liên quan “đại án Chu Vĩnh Khang” là vụ xử trùm xã hội đen Lưu Hán, vốn từng “làm ăn” với Chu Bân, diễn ra hạ tuần tháng 3 và đầu tháng 4-2014… Đây chắc chắn là sự kiện “đệm” chuẩn bị “cơ sở pháp lý” để đưa Chu Bân ra tòa. Thực tế thì chiến dịch chặt đứt vây cánh Chu Vĩnh Khang đã được thực hiện hơn một năm qua. WantChinaTimes (1-1-2014) cho biết, việc viên chức cấp cao tỉnh Tứ Xuyên Lý Sùng Hy bị đánh “rớt đài” (sau khi bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành bị hạ bệ) là có ít nhiều liên quan Chu Vĩnh Khang. Năm 2003, với tư cách Phó bí thư tỉnh ủy kiêm trưởng ban kỷ luật đảng ủy, Lý Sùng Hy nắm một dự án khai thác khoáng sản tại 10 địa điểm ở địa phương trị giá 535 triệu tệ (88,4 triệu USD). Kẻ được Lý Sùng Hy móc nối đứng sau dự án này là trùm giang hồ Lưu Hán...
Tại sao Chu Vĩnh Khang bị “đánh”?
Trên bề mặt và một cách chưa chính thức, cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang bị (dư luận) ghép vào tội tham nhũng, lộng quyền và suy thoái đạo đức. Theo TheDailyBeast (12-12-2013), khi còn làm bí thư Tứ Xuyên từ năm 1999-2002, Chu Vĩnh Khang, dù có gia đình, đã bí mật quan hệ với phóng viên truyền hình Cổ Hiểu Diệp (nhỏ hơn 28 tuổi). Khi Cổ Hiểu Diệp mang thai, Chu hứa ly dị vợ để kết hôn chính thức với cô năm 2008. Tuy nhiên, không lâu sau đó, vợ của Chu chết một cách bí ẩn trong một tai nạn xe. Hai tài xế liên quan bị xử hơn 10 năm tù nhưng được thả chỉ ba năm sau. Sau đó, Chu thành hôn với Cổ Hiểu Diệp. Nghi bố đứng sau vụ giết mẹ mình, người con thứ hai của Chu (em của Chu Bân) nhất định cắt đứt mọi quan hệ. Cũng theo nguồn TheDailyBeast, Chu có thể cũng liên can đến loạt vụ giết đối thủ chính trị…
Thời Chu Vĩnh Khang ngồi ghế lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Chu Bân đã bỏ túi hơn 10 tỉ tệ (1,6 tỉ USD) từ các dự án chỉ riêng ở Trùng Khánh. Dựa vào cái bóng của cha, Chu Bân tống tiền nhiều doanh nghiệp để ăn “phí bảo kê”. Trong một vụ, Chu Vĩnh Khang đã giúp con trai “giải cứu” một trùm giang hồ sau khi tay này giết một chủ bất động sản khi người từ chối “tái định cư” nhường chỗ cho một dự án. Nạn nhân bị trói vào gốc cây và bị dội dầu sôi vào đầu!
Với tư cách Ủy viên thường vụ Bộ chính trị phụ trách chính pháp, Chu Vĩnh Khang kiểm soát các bộ máy tư pháp, hành pháp và lập pháp với nhân sự lên đến 10 triệu người. “Vương quốc” của Chu, được xem là quyền lực thứ tư, sau Đảng, Chính phủ và quân đội, mạnh hơn cả lực lượng cảnh sát, các cơ quan công tố-điều tra, tòa án, an ninh nội chính…! Với ảnh hưởng bao trùm từ trung ương xuống địa phương của Chu, đặc biệt việc Chu ủng hộ Bạc Hy Lai “giật ghế” của Tập Cận Bình – như nhiều đồn thổi phổ biến, Tập quyết định ra tay. TheDailyBeast cho biết, Tập đưa vụ Chu ra bàn và “xin ý kiến” trước 6 ủy viên thường vụ Bộ chính trị vào trưa ngày 1-12-2013. Sau đó, một nhóm điều tra đặc biệt được cử đến nhà riêng đương sự, thông báo về quyết định của Bộ chính trị cũng như việc Chu lẫn vợ bắt đầu bị giam lỏng…
WantChinaTimes (31-3-2014) thuật thêm, vào hè 2013, Chu biết mình sẽ bị “chơi”, khi đương sự nhận cú điện “mật báo” cho biết ông không được mời đến dự cuộc họp giới lãnh đạo chóp bu của Đảng tổ chức hàng năm tại khu nghỉ mát Bắc Đới Hà (Hà Bắc). Như tất cả cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Chu cũng có một biệt thự tại Bắc Đới Hà, gần sát căn biệt thự của Hồ Cẩm Đào. Sau cú điện trên, Chu bắt đầu hoảng. Đương sự cầu cứu Giang Trạch Dân nhưng Giang không tiếp… Suốt từ đó đến nay, Chu Vĩnh Khang vẫn chưa chính thức bị ghép vào bất kỳ tội danh nào. Con hổ bị vây vẫn tiếp tục bị vờn. Trong cuộc họp báo với giới chức Bộ ngoại giao đầu tháng 3-2014 do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì được phát lên truyền hình, phóng viên được yêu cầu không được hỏi bất kỳ gì liên quan Chu Vĩnh Khang (Lý Khắc Cường chỉ nói chung chung về chiến dịch đánh tham nhũng, rằng “Bất luận ông ấy là ai, ở vị trí cao như thế nào, nếu phạm kỷ luật đảng, ông ấy phải bị trừng trị, bởi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”).
Chu Bân
Wall Street Journal (31-3-2014) cho biết, trong cuộc phỏng vấn mới đây tại nhà riêng ở Nam California, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Zhan Minli (Chiêm Mẫn Lợi) 71 tuổi – nói rằng gia đình họ chẳng làm gì sai và chỉ là nạn nhân của cuộc đấu đá quyền lực “vốn thường thấy trong lịch sử Trung Quốc”. Thập niên 1990, Chu Bân lập gia đình với Fiona Huang Wan (Hoàng Uyển) và sống tại khu biệt lập ở ngoại ô Bắc Kinh. Chu Bân đồng thời đứng tên sở hữu căn nhà mà mẹ vợ sống ở Laguna Woods (California). Vào khoảng thời điểm Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia giữa thập niên 1990, Chu Bân đến Dallas, học Đại học Texas; tốt nghiệp bằng quản trị kinh doanh và thạc sĩ quản trị hành chánh. Chu Bân gặp và cưới Hoàng Uyển trong thời gian này (bố Hoàng Uyển, ông Steve Huang Yusheng, tức Hoàng Du Sanh, đến Mỹ vào thập niên 1980). Cặp Chu Bân-Hoàng Uyển bắt đầu trở về Trung Quốc “lập nghiệp” không lâu trước khi xảy ra sự kiện khủng bố 11-9-2001. Khoảng hơn một năm sau, Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm lãnh đạo một cơ quan mới thành lập: Bộ tài nguyên đất đai rồi tiếp đó làm bí thư Tứ Xuyên và cuối cùng lên Bộ trưởng Bộ công an. Đó là lúc Chu Bân bắt đầu “phất”…
Tháng 4-2004, công ty Kỹ thuật năng lượng Mặt trời mọc được thành lập, với Chu Bân và các anh em vợ là cổ đông lớn nhất. “Mặt trời mọc” nhanh chóng kiểm soát các vụ thầu cung cấp hệ thống kỹ thuật cho các trạm xăng thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia khắp Trung Quốc. Năm 2011, một website thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc đã đưa “Mặt trời mọc” vào danh sách các nhà cung ứng lớn nhất của họ. Trong khi Chu Bân “khai thác” công nghiệp dầu, cô vợ Hoàng Uyển nhảy vào lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình. Vào buổi tối ngay sau khi xảy ra vụ động đất Tứ Xuyên vào tháng 5-2008, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã buộc phải dùng “giờ vàng” để chiếu ra mắt chương trình giải trí lớn nhất mà “bà” Hoàng Uyển sản xuất: “Câu chuyện cảnh sát”. Dân trong cuộc cho biết, chương trình truyền hình này được bấm máy dưới sự tài trợ của Bộ công an và được quay tại Trùng Khánh, nơi một cánh hẩu của Chu Vĩnh Khang – Bạc Hy Lai – đang ngồi ghế bí thư. Phần bà mẹ vợ Chiêm Mẫn Lợi, hồ sơ điều tra cho thấy bà có tên trong danh sách cổ đông của hơn 10 công ty…
BÀI 2: “TRIỀU ĐẠI NHÀ CHU”
Thân thế gần như không có gì đáng nói nhưng sự nghiệp Chu Vĩnh Khang thì rực rỡ huy hoàng. Ông đã đi lên rất nhanh trên hoạn lộ và xây dựng được một hệ thống tham nhũng gắn kết với các thành viên gia đình…
Một người làm quan…
Sinh tháng 12-1942 tại Vô Tích (Giang Tô) trong một gia đình nông dân với tên khai sinh là Chu Nguyên Căn, đương sự rời làng năm 15 tuổi và gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc năm 1964. Không hiểu vì lý do gì cái tên này đã được đổi thành “Chu Vĩnh Khang” khi Chu lên Bắc Kinh học. Tốt nghiệp khoa địa chất thăm dò thuộc Viện dầu khí Bắc Kinh, Chu khởi đầu sự nghiệp từ công nghiệp dầu. Theo Financial Times (31-3-2014), năm 1967, Chu là kỹ sư dầu khí tại mỏ Đại Khánh (Hắc Long Giang) gần Siberia. Với chính sách thúc đẩy dầu khí làm trụ cột cho phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình, Chu bắt đầu thăng tiến nhanh, từ dầu bước sang chính trị. Những vị trí đầu tiên mà Chu được bổ nhiệm là thị trưởng hoặc bí thư tại các thành phố liên quan đến công nghiệp dầu chẳng hạn Bàn Cẩm (Liêu Ninh) và Đông Doanh (Sơn Đông). Chính tại Liêu Ninh, Chu Vĩnh Khang “bắt bồ” với Bạc Hy Lai (lúc đó là thị trưởng Đại Liên, thành phố cảng thuộc Liêu Ninh).
Từ 1998-1999, Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng tài nguyên đất đai, nơi được quyền kiểm soát tất cả đất đai và mỏ khoáng khắp Trung Quốc. Sau đó, Chu làm bí thư Tứ Xuyên. Năm 2002, Chu vào Bộ chính trị; từ năm 2007-2012 làm Ủy viên thường vụ Bộ chính trị (một “thượng tầng chính trị” Trung Quốc với số ủy viên thời điểm đó chỉ có 9 người). Từ 2002-2007, Chu làm Bộ trưởng Bộ công an rồi từ 2007-2012 làm bí thư Ủy ban chính pháp, nơi giám sát tất cả tòa án và lực lượng cảnh sát. Thời Chu, ngân sách an ninh nội chính của Trung Quốc được cấp cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Cũng trong thời này, Chu và Bạc phối hợp thực hiện chiến dịch trấn áp tội phạm tại Trùng Khánh đồng thời phát động phong trào “cách mạng đỏ” (ca Hồng, đả Hắc)…
Muốn hiểu rõ hơn về Chu Vĩnh Khang, phải đến Tây Tiền Đầu (Vô Tích), một ngôi làng nhỏ chỉ với hơn 300 dân. Tại đây, theo Wall Street Journal (1-4-2014), lịch sử “nhà Chu” đã được khắc trên 5 tấm bia gia phả bằng đá. Trên đó, không có tên “Chu Vĩnh Khang” mà chỉ có tên “Chu Nguyên Căn”. Tên của Chu Bân cũng được khắc trên một bia (cùng với tên của ba người đàn ông khác cùng thế hệ). Dân làng cho biết, năm 2013, Chu Vĩnh Khang trở về thăm quê, lưu lại chỉ khoảng một tiếng, cùng với lực lượng cận vệ dày đặc.
Ngày 12-2-2014, theo tờ Tài Tân (4-3-2014), một đám tang được tổ chức trong ngôi nhà từ đường của Chu Vĩnh Khang tại làng Tây Tiền Đầu (ảnh). Đó là đám tang của Chu Nguyên Hưng, em trai Chu Vĩnh Khang, chết vì ung thư, ở tuổi 69. Thời gian người anh cả Chu Vĩnh Khang lên Bắc Kinh học, ngôi nhà được giao lại cho hai cậu em. Họ không học hành nhiều nhưng sau này nhờ cái thế của ông anh nên trở thành những nhân vật có thế lực nhất nhì trong vùng. Dịp lễ tết, hàng đoàn xe đậu dài trước cổng nhà họ để “cúng kiếng” cho hai ông em, trong đó có người em út Chu Nguyên Thanh từng làm phó giám đốc Sở tài nguyên đất đai địa phương. Năm 1996, chính quyền địa phương từng có kế hoạch giải tỏa qui hoạch xóa sổ toàn bộ ngôi làng nhưng khi người ta nhìn thấy các tấm bia đá họ Chu thì dự án bị hủy.
Dân làng thuật rằng, hai ông em Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh phất lên rất nhanh theo đà thăng tiến sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang. Có lúc giành độc quyền bán rượu Ngũ Lương Dịch, Chu Nguyên Hưng được dân làng nể sợ đến mức ai muốn tìm việc hoặc lập công ty thì cứ đến gõ cửa đương sự để được giúp. Cũng theo tờ Tài Tân, một viên chức Vô Tích từng chi cho “hai ông Chu nhỏ” 150.000 tệ để “chạy án” một vụ kiện. Một lá thư “gửi tay” của “hai ông Chu nhỏ” cũng có thể giúp học sinh thi rớt đại học được lọt vào trường cảnh sát ở Giang Tô… Ngoài việc kinh doanh dầu khí, vợ của Chu Nguyên Thanh – Chu Linh Anh – cũng tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực khác, đồng thời có “chân trụ” trong một công ty vốn là đối tác của Tập đoàn dầu khí quốc gia chuyên khai thác khoáng sản. Theo WantChinaTimes (5-3-2014), tính đến tháng 6-2011, giá trị các dự án khoáng sản liên quan công ty của Chu Linh Anh lên đến 715 triệu tệ (116 triệu USD). Năm 2010, Chu Linh Anh còn đầu tư 19 triệu tệ (3 triệu USD) vào một đại lý xe Audi...
7g tối ngày 1-12-2013, hơn 10 nhân viên thường phục bất ngờ gõ cửa căn hộ của Chu Nguyên Thanh tại Vô Tích, cách làng Tây Tiền Đầu khoảng 40 phút đi xe. Các thanh tra viên ở đó cho đến 5g sáng hôm sau; và khi họ rời đi, người ta thấy có cả Chu Nguyên Thanh và bà vợ Chu Linh Anh. Cùng lúc, tại làng Tây Tiền Đầu, một nhóm thanh tra chống tham nhũng cũng đến gõ cửa nhà Chu Nguyên Hưng, khi ông này đang thoi thóp chờ chết bởi căn bệnh ung thư xương…
Và gần như trong cùng thời điểm (cuối tháng 12-2013), thanh tra chống tham nhũng cũng đến nhà cậu con trai Chu Bân tại ngoại ô Bắc Kinh, nơi Chu Bân và vợ sống với đứa con gái 5 tuổi. Như kể ở kỳ một, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Chiêm Mẫn Lợi, dù ở Mỹ – đã tận dụng ảnh hưởng của cậu con rể và ông sui gia để làm ăn tại Trung Quốc. Chiêm Mẫn Lợi từng là cổ đông lớn nhất công ty Beijing Hai Tian Yong Feng Oil Sales (“Bắc Kinh Hải Thiên Vĩnh Phong thạch du tiêu thụ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2003 (hai năm sau khi Chu Bân từ Mỹ trở về Trung Quốc). Công ty này được giải thể năm 2009. Tài liệu đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Hải Thiên Vĩnh Phong là cổ đông đầu tiên của một công ty khác, Shaanxi De Gan Oil Technology Co (“Thiểm Tây Đức Cam thạch du khoa kỹ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2007. Việc thành lập doanh nghiệp lòng vòng như thế hẳn nhiên là cách để tránh bị dòm ngó.
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, bà Chiêm Mẫn Lợi cho biết mình đến Trung Quốc vài tháng vào năm 2013 và có biết chuyện cậu con rể cũng như ông sui Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra. Tháng 10-2013, bức ảnh Chu Vĩnh Khang đến thăm Đại học dầu khí được đăng trên website nhà trường. Đó là một trong những lần cuối cùng Chu Vĩnh Khang xuất hiện trước công chúng. Cuối tháng đó, Chiêm Mẫn Lợi trở về Mỹ. Vài ngày sau, bà kể, đường dây liên lạc với gia đình bà bị “chết” sau một cú gọi bằng dịch vụ trực tuyến Skype. Suốt từ đó, bà không nhận được cuộc gọi nào từ gia đình Chu Bân và cũng không thể gọi cho họ…
Cuộc chiến không bao giờ kết thúc!
Viết trên Viện chính sách Trung Quốc (17-3-2014), Andrew Wedeman, giáo sư chính trị học Đại học bang Georgia, cho biết, từ năm 1997 đến 2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đã kết án 550.000 cá nhân với các tội danh tham nhũng hoặc vô trách nhiệm trong đó có vụ Trần Lương Vũ năm 2006 và Bạc Hy Lai năm 2012. Quả là tình trạng tham nhũng Trung Quốc đã trở thành căn bệnh ung thu di căn. Số vụ án tham nhũng và viên chức vô trách nhiệm được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận đã tăng từ 34.326 năm 2012 lên 37.551 năm 2013. Tỉ lệ viên chức từ cấp quận đến cấp tỉnh liên quan tham nhũng đều tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 8 viên chức cấp tỉnh và cấp bộ bị kết tội tham nhũng, so với 5 vào năm 2012. Ủy ban thanh tra kỷ luật đảng cho biết tỉ lệ đảng viên đối mặt với một hình thức kỷ luật nào đó đã tăng đến 13,3%...
Chẳng đời chủ tịch Trung Quốc nào mà không hô hào chống tham nhũng. Thời Giang Trạch Dân, Thủ tướng Chu Dung Cơ từng nói ông chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài với 99 cỗ dành cho quan tham và một cỗ cho mình. Năm 2006, phát biểu trước Ban phòng chống tham nhũng trung ương, Hồ Cẩm Đào đã nêu tội lạm quyền của nhiều viên chức Đảng dẫn đến xáo trộn xã hội và tạo ra phản kháng quần chúng. “Cái quả bom nổ chậm ấy chôn trong xã hội có thể dẫn đến loạt vụ nổ, đưa đến bất ổn đồng thời làm tê liệt bộ máy nhà nước” – Hồ Cẩm Đào nói…
Vấn đề ở đây rõ ràng không chỉ là phương pháp chống tham nhũng mà còn phải là sự mạnh tay thay đổi hệ thống đào tạo và bổ nhiệm viên chức vốn tồn tại từ thời Mao Trạch Đông. Chừng nào mà điều này chưa thực hiện, mọi chiến dịch “đánh hổ” hay “diệt ruồi” đều chỉ dừng ở mức xử lý vụ việc hoặc cá nhân cụ thể nào đó chứ không phải giải quyết được cái gốc căn nguyên. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi có trường hợp chính thanh tra điều tra tham nhũng lại dính vào đường dây “chạy án” tham nhũng?! Chống tham nhũng, trong nhiều trường hợp, lại là “phương tiện” để trừ khử nhau trong các cuộc đấm đá nội bộ. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi mà quyền lực có thể được mua và bán với những cái giá rất cụ thể được định bằng vị trí cụ thể?! Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi vẫn tồn tại các nhóm lợi ích gắn kết nhau bằng quyền lợi và quyền lực?! Diệt hổ hay ruồi gì thì cũng phải chấn chỉnh hệ thống đi đã, từ quản trị hành chính công nói riêng đến hệ thống chính trị nói chung!
Thân thế gần như không có gì đáng nói nhưng sự nghiệp Chu Vĩnh Khang thì rực rỡ huy hoàng. Ông đã đi lên rất nhanh trên hoạn lộ và xây dựng được một hệ thống tham nhũng gắn kết với các thành viên gia đình…
Một người làm quan…
Sinh tháng 12-1942 tại Vô Tích (Giang Tô) trong một gia đình nông dân với tên khai sinh là Chu Nguyên Căn, đương sự rời làng năm 15 tuổi và gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc năm 1964. Không hiểu vì lý do gì cái tên này đã được đổi thành “Chu Vĩnh Khang” khi Chu lên Bắc Kinh học. Tốt nghiệp khoa địa chất thăm dò thuộc Viện dầu khí Bắc Kinh, Chu khởi đầu sự nghiệp từ công nghiệp dầu. Theo Financial Times (31-3-2014), năm 1967, Chu là kỹ sư dầu khí tại mỏ Đại Khánh (Hắc Long Giang) gần Siberia. Với chính sách thúc đẩy dầu khí làm trụ cột cho phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình, Chu bắt đầu thăng tiến nhanh, từ dầu bước sang chính trị. Những vị trí đầu tiên mà Chu được bổ nhiệm là thị trưởng hoặc bí thư tại các thành phố liên quan đến công nghiệp dầu chẳng hạn Bàn Cẩm (Liêu Ninh) và Đông Doanh (Sơn Đông). Chính tại Liêu Ninh, Chu Vĩnh Khang “bắt bồ” với Bạc Hy Lai (lúc đó là thị trưởng Đại Liên, thành phố cảng thuộc Liêu Ninh).
Từ 1998-1999, Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng tài nguyên đất đai, nơi được quyền kiểm soát tất cả đất đai và mỏ khoáng khắp Trung Quốc. Sau đó, Chu làm bí thư Tứ Xuyên. Năm 2002, Chu vào Bộ chính trị; từ năm 2007-2012 làm Ủy viên thường vụ Bộ chính trị (một “thượng tầng chính trị” Trung Quốc với số ủy viên thời điểm đó chỉ có 9 người). Từ 2002-2007, Chu làm Bộ trưởng Bộ công an rồi từ 2007-2012 làm bí thư Ủy ban chính pháp, nơi giám sát tất cả tòa án và lực lượng cảnh sát. Thời Chu, ngân sách an ninh nội chính của Trung Quốc được cấp cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Cũng trong thời này, Chu và Bạc phối hợp thực hiện chiến dịch trấn áp tội phạm tại Trùng Khánh đồng thời phát động phong trào “cách mạng đỏ” (ca Hồng, đả Hắc)…
Muốn hiểu rõ hơn về Chu Vĩnh Khang, phải đến Tây Tiền Đầu (Vô Tích), một ngôi làng nhỏ chỉ với hơn 300 dân. Tại đây, theo Wall Street Journal (1-4-2014), lịch sử “nhà Chu” đã được khắc trên 5 tấm bia gia phả bằng đá. Trên đó, không có tên “Chu Vĩnh Khang” mà chỉ có tên “Chu Nguyên Căn”. Tên của Chu Bân cũng được khắc trên một bia (cùng với tên của ba người đàn ông khác cùng thế hệ). Dân làng cho biết, năm 2013, Chu Vĩnh Khang trở về thăm quê, lưu lại chỉ khoảng một tiếng, cùng với lực lượng cận vệ dày đặc.
Ngày 12-2-2014, theo tờ Tài Tân (4-3-2014), một đám tang được tổ chức trong ngôi nhà từ đường của Chu Vĩnh Khang tại làng Tây Tiền Đầu (ảnh). Đó là đám tang của Chu Nguyên Hưng, em trai Chu Vĩnh Khang, chết vì ung thư, ở tuổi 69. Thời gian người anh cả Chu Vĩnh Khang lên Bắc Kinh học, ngôi nhà được giao lại cho hai cậu em. Họ không học hành nhiều nhưng sau này nhờ cái thế của ông anh nên trở thành những nhân vật có thế lực nhất nhì trong vùng. Dịp lễ tết, hàng đoàn xe đậu dài trước cổng nhà họ để “cúng kiếng” cho hai ông em, trong đó có người em út Chu Nguyên Thanh từng làm phó giám đốc Sở tài nguyên đất đai địa phương. Năm 1996, chính quyền địa phương từng có kế hoạch giải tỏa qui hoạch xóa sổ toàn bộ ngôi làng nhưng khi người ta nhìn thấy các tấm bia đá họ Chu thì dự án bị hủy.
Dân làng thuật rằng, hai ông em Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh phất lên rất nhanh theo đà thăng tiến sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang. Có lúc giành độc quyền bán rượu Ngũ Lương Dịch, Chu Nguyên Hưng được dân làng nể sợ đến mức ai muốn tìm việc hoặc lập công ty thì cứ đến gõ cửa đương sự để được giúp. Cũng theo tờ Tài Tân, một viên chức Vô Tích từng chi cho “hai ông Chu nhỏ” 150.000 tệ để “chạy án” một vụ kiện. Một lá thư “gửi tay” của “hai ông Chu nhỏ” cũng có thể giúp học sinh thi rớt đại học được lọt vào trường cảnh sát ở Giang Tô… Ngoài việc kinh doanh dầu khí, vợ của Chu Nguyên Thanh – Chu Linh Anh – cũng tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực khác, đồng thời có “chân trụ” trong một công ty vốn là đối tác của Tập đoàn dầu khí quốc gia chuyên khai thác khoáng sản. Theo WantChinaTimes (5-3-2014), tính đến tháng 6-2011, giá trị các dự án khoáng sản liên quan công ty của Chu Linh Anh lên đến 715 triệu tệ (116 triệu USD). Năm 2010, Chu Linh Anh còn đầu tư 19 triệu tệ (3 triệu USD) vào một đại lý xe Audi...
7g tối ngày 1-12-2013, hơn 10 nhân viên thường phục bất ngờ gõ cửa căn hộ của Chu Nguyên Thanh tại Vô Tích, cách làng Tây Tiền Đầu khoảng 40 phút đi xe. Các thanh tra viên ở đó cho đến 5g sáng hôm sau; và khi họ rời đi, người ta thấy có cả Chu Nguyên Thanh và bà vợ Chu Linh Anh. Cùng lúc, tại làng Tây Tiền Đầu, một nhóm thanh tra chống tham nhũng cũng đến gõ cửa nhà Chu Nguyên Hưng, khi ông này đang thoi thóp chờ chết bởi căn bệnh ung thư xương…
Và gần như trong cùng thời điểm (cuối tháng 12-2013), thanh tra chống tham nhũng cũng đến nhà cậu con trai Chu Bân tại ngoại ô Bắc Kinh, nơi Chu Bân và vợ sống với đứa con gái 5 tuổi. Như kể ở kỳ một, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Chiêm Mẫn Lợi, dù ở Mỹ – đã tận dụng ảnh hưởng của cậu con rể và ông sui gia để làm ăn tại Trung Quốc. Chiêm Mẫn Lợi từng là cổ đông lớn nhất công ty Beijing Hai Tian Yong Feng Oil Sales (“Bắc Kinh Hải Thiên Vĩnh Phong thạch du tiêu thụ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2003 (hai năm sau khi Chu Bân từ Mỹ trở về Trung Quốc). Công ty này được giải thể năm 2009. Tài liệu đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Hải Thiên Vĩnh Phong là cổ đông đầu tiên của một công ty khác, Shaanxi De Gan Oil Technology Co (“Thiểm Tây Đức Cam thạch du khoa kỹ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2007. Việc thành lập doanh nghiệp lòng vòng như thế hẳn nhiên là cách để tránh bị dòm ngó.
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, bà Chiêm Mẫn Lợi cho biết mình đến Trung Quốc vài tháng vào năm 2013 và có biết chuyện cậu con rể cũng như ông sui Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra. Tháng 10-2013, bức ảnh Chu Vĩnh Khang đến thăm Đại học dầu khí được đăng trên website nhà trường. Đó là một trong những lần cuối cùng Chu Vĩnh Khang xuất hiện trước công chúng. Cuối tháng đó, Chiêm Mẫn Lợi trở về Mỹ. Vài ngày sau, bà kể, đường dây liên lạc với gia đình bà bị “chết” sau một cú gọi bằng dịch vụ trực tuyến Skype. Suốt từ đó, bà không nhận được cuộc gọi nào từ gia đình Chu Bân và cũng không thể gọi cho họ…
Cuộc chiến không bao giờ kết thúc!
Viết trên Viện chính sách Trung Quốc (17-3-2014), Andrew Wedeman, giáo sư chính trị học Đại học bang Georgia, cho biết, từ năm 1997 đến 2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đã kết án 550.000 cá nhân với các tội danh tham nhũng hoặc vô trách nhiệm trong đó có vụ Trần Lương Vũ năm 2006 và Bạc Hy Lai năm 2012. Quả là tình trạng tham nhũng Trung Quốc đã trở thành căn bệnh ung thu di căn. Số vụ án tham nhũng và viên chức vô trách nhiệm được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận đã tăng từ 34.326 năm 2012 lên 37.551 năm 2013. Tỉ lệ viên chức từ cấp quận đến cấp tỉnh liên quan tham nhũng đều tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 8 viên chức cấp tỉnh và cấp bộ bị kết tội tham nhũng, so với 5 vào năm 2012. Ủy ban thanh tra kỷ luật đảng cho biết tỉ lệ đảng viên đối mặt với một hình thức kỷ luật nào đó đã tăng đến 13,3%...
Chẳng đời chủ tịch Trung Quốc nào mà không hô hào chống tham nhũng. Thời Giang Trạch Dân, Thủ tướng Chu Dung Cơ từng nói ông chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài với 99 cỗ dành cho quan tham và một cỗ cho mình. Năm 2006, phát biểu trước Ban phòng chống tham nhũng trung ương, Hồ Cẩm Đào đã nêu tội lạm quyền của nhiều viên chức Đảng dẫn đến xáo trộn xã hội và tạo ra phản kháng quần chúng. “Cái quả bom nổ chậm ấy chôn trong xã hội có thể dẫn đến loạt vụ nổ, đưa đến bất ổn đồng thời làm tê liệt bộ máy nhà nước” – Hồ Cẩm Đào nói…
Vấn đề ở đây rõ ràng không chỉ là phương pháp chống tham nhũng mà còn phải là sự mạnh tay thay đổi hệ thống đào tạo và bổ nhiệm viên chức vốn tồn tại từ thời Mao Trạch Đông. Chừng nào mà điều này chưa thực hiện, mọi chiến dịch “đánh hổ” hay “diệt ruồi” đều chỉ dừng ở mức xử lý vụ việc hoặc cá nhân cụ thể nào đó chứ không phải giải quyết được cái gốc căn nguyên. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi có trường hợp chính thanh tra điều tra tham nhũng lại dính vào đường dây “chạy án” tham nhũng?! Chống tham nhũng, trong nhiều trường hợp, lại là “phương tiện” để trừ khử nhau trong các cuộc đấm đá nội bộ. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi mà quyền lực có thể được mua và bán với những cái giá rất cụ thể được định bằng vị trí cụ thể?! Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi vẫn tồn tại các nhóm lợi ích gắn kết nhau bằng quyền lợi và quyền lực?! Diệt hổ hay ruồi gì thì cũng phải chấn chỉnh hệ thống đi đã, từ quản trị hành chính công nói riêng đến hệ thống chính trị nói chung!
(Bài đã đăng báo)
Mạnh Kim
Theo FB Mạnh Kim