Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Hồ và người Mỹ - Việt Nhân
(HNPĐ) Những ngày Hồ bị tù ở Liễu Châu, đó là lần bị bắt thứ hai, để khác biệt với lần đầu tháng 07/1931 tại Quảng Châu khi Hồ trong vai vợ chồng cùng Lâm Y Lan, lần đó Hồ bị bắt chỉ ba ngày sau được giải cứu
(HNPĐ) Những ngày Hồ bị tù ở Liễu Châu, đó là lần bị bắt thứ hai, để khác biệt với lần đầu tháng 07/1931 tại Quảng Châu khi Hồ trong vai vợ chồng cùng Lâm Y Lan, lần đó Hồ bị bắt chỉ ba ngày sau được giải cứu. Xin cũng được nhắc lại trước đó tháng 06/1931, Nguyễn bị bắt ở Hong Kong, cả hai Hồ lẫn Nguyễn còn đủ, nên mọi tài liệu sau này viết lại đều tập trung vào Nguyễn, mà không hề nói đến Hồ, cũng là để giấu đi một vai diễn chưa đến lúc, nhưng qua HCM Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng, ta được biết rõ hơn về sự kiện này.
Khi Hồ ở Liễu Châu, kết nối cả hai HCM: A Life cùng HCM Sinh Bình Khảo ta cũng thấy được những ngày tháng đó khá liên tục, và biết được Hồ đã có nhận tiền cùng người của TH.QDĐ. HCM: A Life của William Duiker trang 276 viết: “Ông Zhang Fakui đồng ý cung cấp cho ông Hồ một sổ thông hành được qua lại nhiều lần vào trong Trung Quốc, cũng như cung cấp thuốc men và tài chánh để sử dụng riêng, nhưng ông ta chỉ ra rằng việc ủng hộ tài chính bổ sung cho những hoạt động chống Nhật bên trong Đông Dương sẽ đòi hỏi sự suy xét sâu xa hơn.”
Nhận tiền của Zhang Fakui (Trương Phát Khuê) và nhận người của Xiao Wen (Tiêu Văn), Hồ quay về Pắc Bó lần thứ hai, Vũ Anh và Võ Nguyên Giáp đến Tĩnh Tây đón Hồ vào giữa tháng Chín và quay về Pắc Bó ngày 20/09, Hồ ở lại Pắc Bó, và đám Võ Nguyên Giáp trở về khu căn cứ Bắc Sơn-Võ Nhai với lời căn dặn của Hồ, giai đoạn của cuộc cách mạng ôn hòa đã qua, nhưng giờ khắc của các cuộc tổng nổi dậy thì chưa tới. Và như mọi người đều biết tiếp theo đó 22/12/1944 đội “Tuyên truyền, Giải phóng Việt Nam” ra đời với vỏn vẹn 34 người!
Thực lực thì như vậy và thời gian ngắn ngủi chỉ chín tháng, mà nói Hồ đã đánh thực dân Pháp, phát xít Nhật, để khai sinh ra nước VNDCCH ngày 02/09/1945, thì những ai tin vào điều ấy là thực, thiết nghĩ cần coi lại sự nhận định của mình. Đội tuyên truyền giải phóng quân này do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, dù có cộng thêm Đội Cứu Quốc Quân lúc ấy không là của Hồ, mà là của Chu Văn Tấn đã có từ trước tại Bắc Sơn thì cũng chưa đến hai trung đội. Chưa nói với nhân số ít ỏi như vậy, mà trong manh động đã bị tiêu hao do quân Pháp càn và diệt!
HCM: A Life, trang 282 ghi lại lời chúc mừng của Hồ: “Lữ đoàn tuyên truyền của Quân đội Giải phóng Việt Nam được gọi là người anh lớn cho một gia đình đông người. Tôi hy vọng rằng vẫn còn những lữ đoàn khác sẽ sớm nhìn thấy ánh sáng ban ngày.” ta cũng thấy William Duiker cũng bị lây vơi lối nói đầy vẻ cường điệu đó: “Với sự hình thành của những đơn vị đầu tiên thuộc những lữ đoàn tuyên truyền vũ trang vào ngày 22/12//1944, hình dáng của các lực lượng vũ trang cách mạng trong tương lai, được biết đến như là Việt Nam Giải Phóng Quân.”
Câu chuyện kỳ này: Hồ và người Mỹ! Ngày 11/11/1944, Trung úy Rudolph Shaw, do chiếc phi cơ do thám gặp trục trặc động cơ mà đã phải nhảy dù xuống vùng của Việt Minh, Hồ trong vai kẻ có công cứu nạn người phi công, mà tìm đến Bộ Tư lệnh Phi đoàn Cọp Bay của tướng Claire Chennault tại Côn Minh. Nên khi Rudolph Shaw yêu cầu được sự giúp đỡ đưa về bên kia biên giới TQ, Hồ nhận lời sẽ cùng Shaw về căn cứ Không Lực 14 của Hoa Kỳ tại Côn Minh, nhưng sự việc đã không theo ý Hồ, sang đến đất TQ thì Shaw được phi cơ đón đi riêng.
Bị bỏ lại cùng hai đàn em, nhưng Hồ vẫn quyết tận dụng cơ hội hiếm có này để gặp gỡ với các giới chức Mỹ ở Côn Minh, mà tiếp tục cuộc hành trình, nhưng một lần nữa chuyến đi bị chậm lại, Hồ bị một cơn sốt rét đã phải nằm bệnh lại nhiều ngày tại thị trấn Nghi Lương, Côn Minh. Cho đến đầu năm 1945 Hồ mới đến được Côn Minh, mọi chuyện đã trễ, bằng máy bay Trung úy Rudolph Shaw đã trở về Hoa Kỳ… Nhưng tại Côn Minh 27/3/1945, Hồ vẫn được gặp Tướng Chennault và các viên chức Mỹ, sau đó được gặp lại cả Trương Phát Khuê (Zhang Fakui)
Năm 1945 là năm được biết đến là năm VM cướp chính quyền của nhân dân, thì năm 1945 cũng được biết đến là năm Ất Dậu, dân Việt chết đói hàng triệu người, đó cũng là lúc VM lợi dụng nạn đói đang lan tràn ở miền Bắc, để phát triển lực lượng. Cướp lấy thóc gạo bất luận của ai, hầu hết là của tư nhận, kể cả cướp thóc cứu trợ dân đói để tồn tại, và chuyện mộ lính đã có phần dễ dàng, dân đói gia nhập để có cái ăn, sau này tài liệu đảng viết lại gọi đó là các cuộc đột kích cướp lương của Pháp, Nhật. Thật ra lúc đó VM chưa đủ sức để làm chuyện như vậy!
Đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh, VM xua dân đi cướp kho lương rồi xung công đem về tích trữ… Đó là sự thực, người Việt miền Bắc có tuổi (80 hơn) nay vẫn chưa quên cái ác của VM lúc đó, giết người cướp của không khác thổ phỉ, và cũng vì thế hai tiếng cộng phỉ từ đó mà có. Cái ác làm người dân sợ, VM giết những ai không thuận ý chúng, rồi vu cho là tề điệp, nên chuyện hai vạn dân Hà Nội mít tinh ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim ngày 17/08/1945, mà chúng thì chưa tới mười người, đã cướp được cuộc biểu tình, để biến thành tuần hành ủng hộ VM.
Sáng ngày 16/07/1945, sáu thành viên Deer Team bay trên một chiếc C-47, đã nhảy dù xuống Tân Trào… Đây là toán OSS (Office of Strategic Services), mà mọi người vẫn nghe kể đã có công cứu mạng Hồ, lúc đó đang liệt giường vì những cơn sốt rét cùng bệnh kiết lỵ, thân chỉ còn toàn da với xương, và để trả ơn như lời kể lại của một thành viên OSS là Henry A. Prunier, sau khi được cứu sống, Hồ đề nghị cung ứng đàn bà đẹp và thuốc kích dục đông y cho những người lính Mỹ này, nhưng nhóm lính OSS từ chối vì quân lệnh cấm. Đúng là đầu óc dâm tặc!
Với nhiệm vụ huấn luyện cho lính Việt Minh khi ấy mới được thành lập, thời gian nhóm OSS huấn luyện chỉ kéo dài từ tuần cuối tháng 07 qua đến quá giữa tháng 08/1945, thời gian tuy ngắn nhưng nhóm cũng đã bày vẽ được cho Võ Nguyên Giáp những kỹ năng chiến trận cơ bản. Henry A. Prunier kể: “Họ không được vũ trang tốt và thiếu khả năng sử dụng vũ khí”, vũ khí duy nhất VM có là hỏa mai Musketoon, và ít súng thu được của Pháp. OSS thả dù xuống cho VM súng trường M-1, bazooka, cối 60 mm, và súng máy loại nhẹ, đủ trang bị cho 80 người.
Chuyến đi Côn Minh sau vụ giải cứu phi công Rudolph Shaw, cuối cùng Hồ cũng được bắt tay cùng người Mỹ, để rồi tại Tân Trào, Tuyên Quang, Hồ có được những người lính OSS huấn luyện cho VM. Và đặc biệt hơn nữa, toán tình báo Hoa Kỳ khi nghe tin Nhật đầu hàng đã hành quân cùng Hồ về tới Thái Nguyên vào ngày 23/08/1945, mà một ngày trước đó 22/08/1945, Thiếu tá tình báo Mỹ Archimedes Patti đã đáp máy bay xuống phi trường Gia Lâm cùng với đoàn 12 nhân viên tình báo Hoa Kỳ.
Tháng 04/1945, tại Côn Minh Archimedes Patti và Hồ hai bên đã gặp nhau lần đầu, và rồi những gì xảy ra trong giai đoạn này, có nhận định cho rằng lúc đó, Hồ đã là một chọn lựa của Mỹ. Và qua hồi ký của Archimedes Patti, cũng thấy được chính tình báo Mỹ đã đưa Hồ từ Liễu Châu về Pắc Bó (10/1944), những ngày cuối tháng 08/1945 người Mỹ vẫn còn đứng cùng Hồ, và tại Hà Nội kể cả trong ngày 02/09/1945… Nhưng rồi cục diện đảo ngược, những lá thư không hồi đáp của Hồ gửi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman cho thấy điều đó!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
(HNPĐ) Những ngày Hồ bị tù ở Liễu Châu, đó là lần bị bắt thứ hai, để khác biệt với lần đầu tháng 07/1931 tại Quảng Châu khi Hồ trong vai vợ chồng cùng Lâm Y Lan, lần đó Hồ bị bắt chỉ ba ngày sau được giải cứu. Xin cũng được nhắc lại trước đó tháng 06/1931, Nguyễn bị bắt ở Hong Kong, cả hai Hồ lẫn Nguyễn còn đủ, nên mọi tài liệu sau này viết lại đều tập trung vào Nguyễn, mà không hề nói đến Hồ, cũng là để giấu đi một vai diễn chưa đến lúc, nhưng qua HCM Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng, ta được biết rõ hơn về sự kiện này.
Khi Hồ ở Liễu Châu, kết nối cả hai HCM: A Life cùng HCM Sinh Bình Khảo ta cũng thấy được những ngày tháng đó khá liên tục, và biết được Hồ đã có nhận tiền cùng người của TH.QDĐ. HCM: A Life của William Duiker trang 276 viết: “Ông Zhang Fakui đồng ý cung cấp cho ông Hồ một sổ thông hành được qua lại nhiều lần vào trong Trung Quốc, cũng như cung cấp thuốc men và tài chánh để sử dụng riêng, nhưng ông ta chỉ ra rằng việc ủng hộ tài chính bổ sung cho những hoạt động chống Nhật bên trong Đông Dương sẽ đòi hỏi sự suy xét sâu xa hơn.”
Nhận tiền của Zhang Fakui (Trương Phát Khuê) và nhận người của Xiao Wen (Tiêu Văn), Hồ quay về Pắc Bó lần thứ hai, Vũ Anh và Võ Nguyên Giáp đến Tĩnh Tây đón Hồ vào giữa tháng Chín và quay về Pắc Bó ngày 20/09, Hồ ở lại Pắc Bó, và đám Võ Nguyên Giáp trở về khu căn cứ Bắc Sơn-Võ Nhai với lời căn dặn của Hồ, giai đoạn của cuộc cách mạng ôn hòa đã qua, nhưng giờ khắc của các cuộc tổng nổi dậy thì chưa tới. Và như mọi người đều biết tiếp theo đó 22/12/1944 đội “Tuyên truyền, Giải phóng Việt Nam” ra đời với vỏn vẹn 34 người!
Thực lực thì như vậy và thời gian ngắn ngủi chỉ chín tháng, mà nói Hồ đã đánh thực dân Pháp, phát xít Nhật, để khai sinh ra nước VNDCCH ngày 02/09/1945, thì những ai tin vào điều ấy là thực, thiết nghĩ cần coi lại sự nhận định của mình. Đội tuyên truyền giải phóng quân này do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, dù có cộng thêm Đội Cứu Quốc Quân lúc ấy không là của Hồ, mà là của Chu Văn Tấn đã có từ trước tại Bắc Sơn thì cũng chưa đến hai trung đội. Chưa nói với nhân số ít ỏi như vậy, mà trong manh động đã bị tiêu hao do quân Pháp càn và diệt!
HCM: A Life, trang 282 ghi lại lời chúc mừng của Hồ: “Lữ đoàn tuyên truyền của Quân đội Giải phóng Việt Nam được gọi là người anh lớn cho một gia đình đông người. Tôi hy vọng rằng vẫn còn những lữ đoàn khác sẽ sớm nhìn thấy ánh sáng ban ngày.” ta cũng thấy William Duiker cũng bị lây vơi lối nói đầy vẻ cường điệu đó: “Với sự hình thành của những đơn vị đầu tiên thuộc những lữ đoàn tuyên truyền vũ trang vào ngày 22/12//1944, hình dáng của các lực lượng vũ trang cách mạng trong tương lai, được biết đến như là Việt Nam Giải Phóng Quân.”
Câu chuyện kỳ này: Hồ và người Mỹ! Ngày 11/11/1944, Trung úy Rudolph Shaw, do chiếc phi cơ do thám gặp trục trặc động cơ mà đã phải nhảy dù xuống vùng của Việt Minh, Hồ trong vai kẻ có công cứu nạn người phi công, mà tìm đến Bộ Tư lệnh Phi đoàn Cọp Bay của tướng Claire Chennault tại Côn Minh. Nên khi Rudolph Shaw yêu cầu được sự giúp đỡ đưa về bên kia biên giới TQ, Hồ nhận lời sẽ cùng Shaw về căn cứ Không Lực 14 của Hoa Kỳ tại Côn Minh, nhưng sự việc đã không theo ý Hồ, sang đến đất TQ thì Shaw được phi cơ đón đi riêng.
Bị bỏ lại cùng hai đàn em, nhưng Hồ vẫn quyết tận dụng cơ hội hiếm có này để gặp gỡ với các giới chức Mỹ ở Côn Minh, mà tiếp tục cuộc hành trình, nhưng một lần nữa chuyến đi bị chậm lại, Hồ bị một cơn sốt rét đã phải nằm bệnh lại nhiều ngày tại thị trấn Nghi Lương, Côn Minh. Cho đến đầu năm 1945 Hồ mới đến được Côn Minh, mọi chuyện đã trễ, bằng máy bay Trung úy Rudolph Shaw đã trở về Hoa Kỳ… Nhưng tại Côn Minh 27/3/1945, Hồ vẫn được gặp Tướng Chennault và các viên chức Mỹ, sau đó được gặp lại cả Trương Phát Khuê (Zhang Fakui)
Năm 1945 là năm được biết đến là năm VM cướp chính quyền của nhân dân, thì năm 1945 cũng được biết đến là năm Ất Dậu, dân Việt chết đói hàng triệu người, đó cũng là lúc VM lợi dụng nạn đói đang lan tràn ở miền Bắc, để phát triển lực lượng. Cướp lấy thóc gạo bất luận của ai, hầu hết là của tư nhận, kể cả cướp thóc cứu trợ dân đói để tồn tại, và chuyện mộ lính đã có phần dễ dàng, dân đói gia nhập để có cái ăn, sau này tài liệu đảng viết lại gọi đó là các cuộc đột kích cướp lương của Pháp, Nhật. Thật ra lúc đó VM chưa đủ sức để làm chuyện như vậy!
Đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh, VM xua dân đi cướp kho lương rồi xung công đem về tích trữ… Đó là sự thực, người Việt miền Bắc có tuổi (80 hơn) nay vẫn chưa quên cái ác của VM lúc đó, giết người cướp của không khác thổ phỉ, và cũng vì thế hai tiếng cộng phỉ từ đó mà có. Cái ác làm người dân sợ, VM giết những ai không thuận ý chúng, rồi vu cho là tề điệp, nên chuyện hai vạn dân Hà Nội mít tinh ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim ngày 17/08/1945, mà chúng thì chưa tới mười người, đã cướp được cuộc biểu tình, để biến thành tuần hành ủng hộ VM.
Sáng ngày 16/07/1945, sáu thành viên Deer Team bay trên một chiếc C-47, đã nhảy dù xuống Tân Trào… Đây là toán OSS (Office of Strategic Services), mà mọi người vẫn nghe kể đã có công cứu mạng Hồ, lúc đó đang liệt giường vì những cơn sốt rét cùng bệnh kiết lỵ, thân chỉ còn toàn da với xương, và để trả ơn như lời kể lại của một thành viên OSS là Henry A. Prunier, sau khi được cứu sống, Hồ đề nghị cung ứng đàn bà đẹp và thuốc kích dục đông y cho những người lính Mỹ này, nhưng nhóm lính OSS từ chối vì quân lệnh cấm. Đúng là đầu óc dâm tặc!
Với nhiệm vụ huấn luyện cho lính Việt Minh khi ấy mới được thành lập, thời gian nhóm OSS huấn luyện chỉ kéo dài từ tuần cuối tháng 07 qua đến quá giữa tháng 08/1945, thời gian tuy ngắn nhưng nhóm cũng đã bày vẽ được cho Võ Nguyên Giáp những kỹ năng chiến trận cơ bản. Henry A. Prunier kể: “Họ không được vũ trang tốt và thiếu khả năng sử dụng vũ khí”, vũ khí duy nhất VM có là hỏa mai Musketoon, và ít súng thu được của Pháp. OSS thả dù xuống cho VM súng trường M-1, bazooka, cối 60 mm, và súng máy loại nhẹ, đủ trang bị cho 80 người.
Chuyến đi Côn Minh sau vụ giải cứu phi công Rudolph Shaw, cuối cùng Hồ cũng được bắt tay cùng người Mỹ, để rồi tại Tân Trào, Tuyên Quang, Hồ có được những người lính OSS huấn luyện cho VM. Và đặc biệt hơn nữa, toán tình báo Hoa Kỳ khi nghe tin Nhật đầu hàng đã hành quân cùng Hồ về tới Thái Nguyên vào ngày 23/08/1945, mà một ngày trước đó 22/08/1945, Thiếu tá tình báo Mỹ Archimedes Patti đã đáp máy bay xuống phi trường Gia Lâm cùng với đoàn 12 nhân viên tình báo Hoa Kỳ.
Tháng 04/1945, tại Côn Minh Archimedes Patti và Hồ hai bên đã gặp nhau lần đầu, và rồi những gì xảy ra trong giai đoạn này, có nhận định cho rằng lúc đó, Hồ đã là một chọn lựa của Mỹ. Và qua hồi ký của Archimedes Patti, cũng thấy được chính tình báo Mỹ đã đưa Hồ từ Liễu Châu về Pắc Bó (10/1944), những ngày cuối tháng 08/1945 người Mỹ vẫn còn đứng cùng Hồ, và tại Hà Nội kể cả trong ngày 02/09/1945… Nhưng rồi cục diện đảo ngược, những lá thư không hồi đáp của Hồ gửi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman cho thấy điều đó!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Hồ và người Mỹ - Việt Nhân
(HNPĐ) Những ngày Hồ bị tù ở Liễu Châu, đó là lần bị bắt thứ hai, để khác biệt với lần đầu tháng 07/1931 tại Quảng Châu khi Hồ trong vai vợ chồng cùng Lâm Y Lan, lần đó Hồ bị bắt chỉ ba ngày sau được giải cứu
(HNPĐ) Những ngày Hồ bị tù ở Liễu Châu, đó là lần bị bắt thứ hai, để khác biệt với lần đầu tháng 07/1931 tại Quảng Châu khi Hồ trong vai vợ chồng cùng Lâm Y Lan, lần đó Hồ bị bắt chỉ ba ngày sau được giải cứu. Xin cũng được nhắc lại trước đó tháng 06/1931, Nguyễn bị bắt ở Hong Kong, cả hai Hồ lẫn Nguyễn còn đủ, nên mọi tài liệu sau này viết lại đều tập trung vào Nguyễn, mà không hề nói đến Hồ, cũng là để giấu đi một vai diễn chưa đến lúc, nhưng qua HCM Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng, ta được biết rõ hơn về sự kiện này.
Khi Hồ ở Liễu Châu, kết nối cả hai HCM: A Life cùng HCM Sinh Bình Khảo ta cũng thấy được những ngày tháng đó khá liên tục, và biết được Hồ đã có nhận tiền cùng người của TH.QDĐ. HCM: A Life của William Duiker trang 276 viết: “Ông Zhang Fakui đồng ý cung cấp cho ông Hồ một sổ thông hành được qua lại nhiều lần vào trong Trung Quốc, cũng như cung cấp thuốc men và tài chánh để sử dụng riêng, nhưng ông ta chỉ ra rằng việc ủng hộ tài chính bổ sung cho những hoạt động chống Nhật bên trong Đông Dương sẽ đòi hỏi sự suy xét sâu xa hơn.”
Nhận tiền của Zhang Fakui (Trương Phát Khuê) và nhận người của Xiao Wen (Tiêu Văn), Hồ quay về Pắc Bó lần thứ hai, Vũ Anh và Võ Nguyên Giáp đến Tĩnh Tây đón Hồ vào giữa tháng Chín và quay về Pắc Bó ngày 20/09, Hồ ở lại Pắc Bó, và đám Võ Nguyên Giáp trở về khu căn cứ Bắc Sơn-Võ Nhai với lời căn dặn của Hồ, giai đoạn của cuộc cách mạng ôn hòa đã qua, nhưng giờ khắc của các cuộc tổng nổi dậy thì chưa tới. Và như mọi người đều biết tiếp theo đó 22/12/1944 đội “Tuyên truyền, Giải phóng Việt Nam” ra đời với vỏn vẹn 34 người!
Thực lực thì như vậy và thời gian ngắn ngủi chỉ chín tháng, mà nói Hồ đã đánh thực dân Pháp, phát xít Nhật, để khai sinh ra nước VNDCCH ngày 02/09/1945, thì những ai tin vào điều ấy là thực, thiết nghĩ cần coi lại sự nhận định của mình. Đội tuyên truyền giải phóng quân này do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, dù có cộng thêm Đội Cứu Quốc Quân lúc ấy không là của Hồ, mà là của Chu Văn Tấn đã có từ trước tại Bắc Sơn thì cũng chưa đến hai trung đội. Chưa nói với nhân số ít ỏi như vậy, mà trong manh động đã bị tiêu hao do quân Pháp càn và diệt!
HCM: A Life, trang 282 ghi lại lời chúc mừng của Hồ: “Lữ đoàn tuyên truyền của Quân đội Giải phóng Việt Nam được gọi là người anh lớn cho một gia đình đông người. Tôi hy vọng rằng vẫn còn những lữ đoàn khác sẽ sớm nhìn thấy ánh sáng ban ngày.” ta cũng thấy William Duiker cũng bị lây vơi lối nói đầy vẻ cường điệu đó: “Với sự hình thành của những đơn vị đầu tiên thuộc những lữ đoàn tuyên truyền vũ trang vào ngày 22/12//1944, hình dáng của các lực lượng vũ trang cách mạng trong tương lai, được biết đến như là Việt Nam Giải Phóng Quân.”
Câu chuyện kỳ này: Hồ và người Mỹ! Ngày 11/11/1944, Trung úy Rudolph Shaw, do chiếc phi cơ do thám gặp trục trặc động cơ mà đã phải nhảy dù xuống vùng của Việt Minh, Hồ trong vai kẻ có công cứu nạn người phi công, mà tìm đến Bộ Tư lệnh Phi đoàn Cọp Bay của tướng Claire Chennault tại Côn Minh. Nên khi Rudolph Shaw yêu cầu được sự giúp đỡ đưa về bên kia biên giới TQ, Hồ nhận lời sẽ cùng Shaw về căn cứ Không Lực 14 của Hoa Kỳ tại Côn Minh, nhưng sự việc đã không theo ý Hồ, sang đến đất TQ thì Shaw được phi cơ đón đi riêng.
Bị bỏ lại cùng hai đàn em, nhưng Hồ vẫn quyết tận dụng cơ hội hiếm có này để gặp gỡ với các giới chức Mỹ ở Côn Minh, mà tiếp tục cuộc hành trình, nhưng một lần nữa chuyến đi bị chậm lại, Hồ bị một cơn sốt rét đã phải nằm bệnh lại nhiều ngày tại thị trấn Nghi Lương, Côn Minh. Cho đến đầu năm 1945 Hồ mới đến được Côn Minh, mọi chuyện đã trễ, bằng máy bay Trung úy Rudolph Shaw đã trở về Hoa Kỳ… Nhưng tại Côn Minh 27/3/1945, Hồ vẫn được gặp Tướng Chennault và các viên chức Mỹ, sau đó được gặp lại cả Trương Phát Khuê (Zhang Fakui)
Năm 1945 là năm được biết đến là năm VM cướp chính quyền của nhân dân, thì năm 1945 cũng được biết đến là năm Ất Dậu, dân Việt chết đói hàng triệu người, đó cũng là lúc VM lợi dụng nạn đói đang lan tràn ở miền Bắc, để phát triển lực lượng. Cướp lấy thóc gạo bất luận của ai, hầu hết là của tư nhận, kể cả cướp thóc cứu trợ dân đói để tồn tại, và chuyện mộ lính đã có phần dễ dàng, dân đói gia nhập để có cái ăn, sau này tài liệu đảng viết lại gọi đó là các cuộc đột kích cướp lương của Pháp, Nhật. Thật ra lúc đó VM chưa đủ sức để làm chuyện như vậy!
Đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh, VM xua dân đi cướp kho lương rồi xung công đem về tích trữ… Đó là sự thực, người Việt miền Bắc có tuổi (80 hơn) nay vẫn chưa quên cái ác của VM lúc đó, giết người cướp của không khác thổ phỉ, và cũng vì thế hai tiếng cộng phỉ từ đó mà có. Cái ác làm người dân sợ, VM giết những ai không thuận ý chúng, rồi vu cho là tề điệp, nên chuyện hai vạn dân Hà Nội mít tinh ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim ngày 17/08/1945, mà chúng thì chưa tới mười người, đã cướp được cuộc biểu tình, để biến thành tuần hành ủng hộ VM.
Sáng ngày 16/07/1945, sáu thành viên Deer Team bay trên một chiếc C-47, đã nhảy dù xuống Tân Trào… Đây là toán OSS (Office of Strategic Services), mà mọi người vẫn nghe kể đã có công cứu mạng Hồ, lúc đó đang liệt giường vì những cơn sốt rét cùng bệnh kiết lỵ, thân chỉ còn toàn da với xương, và để trả ơn như lời kể lại của một thành viên OSS là Henry A. Prunier, sau khi được cứu sống, Hồ đề nghị cung ứng đàn bà đẹp và thuốc kích dục đông y cho những người lính Mỹ này, nhưng nhóm lính OSS từ chối vì quân lệnh cấm. Đúng là đầu óc dâm tặc!
Với nhiệm vụ huấn luyện cho lính Việt Minh khi ấy mới được thành lập, thời gian nhóm OSS huấn luyện chỉ kéo dài từ tuần cuối tháng 07 qua đến quá giữa tháng 08/1945, thời gian tuy ngắn nhưng nhóm cũng đã bày vẽ được cho Võ Nguyên Giáp những kỹ năng chiến trận cơ bản. Henry A. Prunier kể: “Họ không được vũ trang tốt và thiếu khả năng sử dụng vũ khí”, vũ khí duy nhất VM có là hỏa mai Musketoon, và ít súng thu được của Pháp. OSS thả dù xuống cho VM súng trường M-1, bazooka, cối 60 mm, và súng máy loại nhẹ, đủ trang bị cho 80 người.
Chuyến đi Côn Minh sau vụ giải cứu phi công Rudolph Shaw, cuối cùng Hồ cũng được bắt tay cùng người Mỹ, để rồi tại Tân Trào, Tuyên Quang, Hồ có được những người lính OSS huấn luyện cho VM. Và đặc biệt hơn nữa, toán tình báo Hoa Kỳ khi nghe tin Nhật đầu hàng đã hành quân cùng Hồ về tới Thái Nguyên vào ngày 23/08/1945, mà một ngày trước đó 22/08/1945, Thiếu tá tình báo Mỹ Archimedes Patti đã đáp máy bay xuống phi trường Gia Lâm cùng với đoàn 12 nhân viên tình báo Hoa Kỳ.
Tháng 04/1945, tại Côn Minh Archimedes Patti và Hồ hai bên đã gặp nhau lần đầu, và rồi những gì xảy ra trong giai đoạn này, có nhận định cho rằng lúc đó, Hồ đã là một chọn lựa của Mỹ. Và qua hồi ký của Archimedes Patti, cũng thấy được chính tình báo Mỹ đã đưa Hồ từ Liễu Châu về Pắc Bó (10/1944), những ngày cuối tháng 08/1945 người Mỹ vẫn còn đứng cùng Hồ, và tại Hà Nội kể cả trong ngày 02/09/1945… Nhưng rồi cục diện đảo ngược, những lá thư không hồi đáp của Hồ gửi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman cho thấy điều đó!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)