Thân Hữu Tiếp Tay...
Hoa Kỳ ‘ve vãn’ Lào sau gần 60 năm
Bà Clinton là ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên tới Lào trong gần 60 năm
BBC
-
Bà Hillary Clinton đã trở thành ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên tới thăm Lào trong gần 60 năm qua.
Hãng thông tấn AP của Hoa Kỳ nói chuyến thăm của bà Clinton là để xem xét khả năng biến Lào thành một bàn đạp mới để có ảnh hưởng tại Châu Á.
Bà Clinton đã gặp Thủ tướng Thongsing Thammavong và Ngoại trưởng Thongloun Sisoulith tại thủ đô Vientiane.
Năm nay Washington bỏ ra chín triệu đôla để rà phá bom mìn chưa nổ ở Lào từ thời Chiến tranh Việt Nam.
AP nói Hoa Kỳ thả hai triệu tấn bom xuống Lào trong giai đoạn 1964-1973, trung bình mỗi đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ của đất nước này phải gánh một tấn bom.
Hãng thông tấn Hoa Kỳ cũng nói Lào là nước bị ném bom nặng nhất tính theo đầu người trong lịch sử nhân loại.
Theo hãng này, khoảng một phần ba trong số 270 triệu bom chùm Hoa Kỳ ném xuống Lào không nổ và hơn 20.000 người thiệt mạng vì bom mìn từ thời chiến trong hơn ba thập niên qua.
Hoãn xây đập
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cuối cùng thăm Lào là ông John Foster Dulles hồi năm 1955.
Khi đó Hoa Kỳ sợ rằng nếu Lào rơi vào tay cộng sản thì hiệu ứng domino sẽ khiến cả Châu Á nhuốm màu đỏ.
Mặc dù sau đó Washington tập trung sự chú ý vào Việt Nam nhưng Lào cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến này.
“Chuyến thăm của tôi thể hiện ưu tiên chiến lược của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ ngày nay.”
Bà Hillary Clinton
Hãng tin AP nói hiện vẫn còn 300 lính Hoa Kỳ mất tích tại Lào và hai bên đã đồng ý tăng cường hợp tác trong việc tìm kiếm những người lính mất tích.
Hai bên cũng thảo luận chuyện Lào xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Theo AP, bà Clinton cũng đã thăm một ngôi chùa và trung tâm chân tay giả do Hoa Kỳ tài trợ.
Một vấn đề quan trọng khác trong nghị trình là dự án xây đập Xayaburi trị giá gần bốn tỷ đôla mà các nhà chỉ trích nói rằng ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống của hàng triệu người.
Lào đang hoãn xây đập do nhiều nước trong đó có Việt Nam phản đối và Hoa Kỳ cũng gây sức ép để dự án tiếp tục bị trì hoãn.
‘Chuyển trọng tâm’
Chuyến thăm của bà Clinton tới Lào là một phần của chuyến thăm Châu Á vốn được các chuyên gia xem là thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ tới khu vực này.
“Chuyến thăm của tôi thể hiện ưu tiên chiến lược của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ ngày nay,” bà Clinton nói với phóng viên khi còn ở Mông Cổ.
Căng thẳng trên Biển Đông dự kiến sẽ là trọng tâm của cuộc họp ARF
“Sau mười năm tập trung vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ đang tăng đáng kể đầu tư – ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những lĩnh vực khác – vào phần này của thế giới.
“Đó là điều chúng tôi gọi là chuyển trọng tâm về Châu Á.”
Sau Lào, bà Clinton sẽ tới diễn đàn khu vực Asean ARF ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia nơi bà sẽ gặp người tương nhiệm của khối 10 quốc gia và các nước Châu Á khác trong đó có Trung Quốc.
Những căng thẳng trên Biển Đông dự kiến sẽ là trung tâm của các bàn thảo.
Bà Clinton từng thúc giục các nước đẩy nhanh quá trình thảo ra quy tắc ứng xử để giải quyết xung đột trong vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
Hoa Kỳ ‘ve vãn’ Lào sau gần 60 năm
Bà Clinton là ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên tới Lào trong gần 60 năm
BBC
-
Bà Hillary Clinton đã trở thành ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên tới thăm Lào trong gần 60 năm qua.
Hãng thông tấn AP của Hoa Kỳ nói chuyến thăm của bà Clinton là để xem xét khả năng biến Lào thành một bàn đạp mới để có ảnh hưởng tại Châu Á.
Bà Clinton đã gặp Thủ tướng Thongsing Thammavong và Ngoại trưởng Thongloun Sisoulith tại thủ đô Vientiane.
Năm nay Washington bỏ ra chín triệu đôla để rà phá bom mìn chưa nổ ở Lào từ thời Chiến tranh Việt Nam.
AP nói Hoa Kỳ thả hai triệu tấn bom xuống Lào trong giai đoạn 1964-1973, trung bình mỗi đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ của đất nước này phải gánh một tấn bom.
Hãng thông tấn Hoa Kỳ cũng nói Lào là nước bị ném bom nặng nhất tính theo đầu người trong lịch sử nhân loại.
Theo hãng này, khoảng một phần ba trong số 270 triệu bom chùm Hoa Kỳ ném xuống Lào không nổ và hơn 20.000 người thiệt mạng vì bom mìn từ thời chiến trong hơn ba thập niên qua.
Hoãn xây đập
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cuối cùng thăm Lào là ông John Foster Dulles hồi năm 1955.
Khi đó Hoa Kỳ sợ rằng nếu Lào rơi vào tay cộng sản thì hiệu ứng domino sẽ khiến cả Châu Á nhuốm màu đỏ.
Mặc dù sau đó Washington tập trung sự chú ý vào Việt Nam nhưng Lào cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến này.
“Chuyến thăm của tôi thể hiện ưu tiên chiến lược của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ ngày nay.”
Bà Hillary Clinton
Hãng tin AP nói hiện vẫn còn 300 lính Hoa Kỳ mất tích tại Lào và hai bên đã đồng ý tăng cường hợp tác trong việc tìm kiếm những người lính mất tích.
Hai bên cũng thảo luận chuyện Lào xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Theo AP, bà Clinton cũng đã thăm một ngôi chùa và trung tâm chân tay giả do Hoa Kỳ tài trợ.
Một vấn đề quan trọng khác trong nghị trình là dự án xây đập Xayaburi trị giá gần bốn tỷ đôla mà các nhà chỉ trích nói rằng ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống của hàng triệu người.
Lào đang hoãn xây đập do nhiều nước trong đó có Việt Nam phản đối và Hoa Kỳ cũng gây sức ép để dự án tiếp tục bị trì hoãn.
‘Chuyển trọng tâm’
Chuyến thăm của bà Clinton tới Lào là một phần của chuyến thăm Châu Á vốn được các chuyên gia xem là thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ tới khu vực này.
“Chuyến thăm của tôi thể hiện ưu tiên chiến lược của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ ngày nay,” bà Clinton nói với phóng viên khi còn ở Mông Cổ.
Căng thẳng trên Biển Đông dự kiến sẽ là trọng tâm của cuộc họp ARF
“Sau mười năm tập trung vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ đang tăng đáng kể đầu tư – ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những lĩnh vực khác – vào phần này của thế giới.
“Đó là điều chúng tôi gọi là chuyển trọng tâm về Châu Á.”
Sau Lào, bà Clinton sẽ tới diễn đàn khu vực Asean ARF ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia nơi bà sẽ gặp người tương nhiệm của khối 10 quốc gia và các nước Châu Á khác trong đó có Trung Quốc.
Những căng thẳng trên Biển Đông dự kiến sẽ là trung tâm của các bàn thảo.
Bà Clinton từng thúc giục các nước đẩy nhanh quá trình thảo ra quy tắc ứng xử để giải quyết xung đột trong vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.