Di Sản Hồ Chí Minh
Hóa ra khi đương chức các vị chẳng tử tế gì!?
“Con chim sắp chết tiếng kêu thương, người sắp chết lời nói phải”. Nhưng ở đây, sắp hết ‘lộc quan trường’, không sợ, khỏi dè chừng ý tứ gì nữa, mới nói ra những ‘lời phải’.
BÙI VĂN BỒNG
BÙI VĂN BỒNG
“Chợ chiều. Hoàng hôn nhiệm kỳ. Thời gian vét. Cuối chặng. Chân dốc.
Đoạn kết…” – đó là những cách dùng từ mà người ta thường ví von khi sắp
hạ màn vở “Quan trường” gần suốt cuộc đời họ. “Con chim sắp chết tiếng
kêu thương, người sắp chết lời nói phải”. Nhưng ở đây, sắp hết ‘lộc quan
trường’, không sợ, khỏi dè chừng ý tứ gì nữa, mới nói ra những ‘lời
phải’.
Hết nhiệm kỳ, sắp nghỉ, về làm dân như bao người khác, người ta thường
mạnh dạn tung ra nhiều khái niệm mà lâu nay giấu kín. “Quan nhất thời,
dân vạn đại”, vậy coi như cái “nhất thời” sắp kết cục, về với “vạn đại”.
Nhưng mới đây, từ bên chính phủ cho đến nghị trường Quốc hội, người ta
nhắn nhe, khuyên nhau: “Về nghỉ, hãy làm người tử tế”. Thế hóa ra, khi
đương chức người ta đã sống không tử tế? Ít thấy khi đương chức khuyên
nhau: “Hãy sống cho tử tế, hãy làm việc cho tử tế”, bởi thực tế ít ai tử
tế. Và chắc là họ cũng tự biết nghĩ: “Mình có tử tế đâu mà khuyên anh
ta tử tế!”.
Do không tử tế, khi còn nhỏ và tuổi mới lớn học hành đã không tử tế. Cho
nên chưa hết cấp 2 hoặc chưa hết tiểu học đã “đi theo cách mạng”, làm
mọi việc: liên lạc, nấu bếp, nhặt củi, chăn bò, y tá … Rồi phấn đấu để
có thành tích, vào Đoàn, rồi vào Đảng, phải luôn luôn tiến bộ (hoặc tỏ
ra tiến bộ). Thành tích luôn luôn tạo ra sức bật, cho nên phải làm nhiệt
tình, để có nhiều thành tích phải nỗ lực, phải nhiệt tình. Nhưng chưa
đủ, dẫu nhiều thành tích, dẫu hăng hái chưa chắc tiến bộ nhanh, dễ gì
làm lãnh đạo. Hiếm lắm. Vậy, phải biết nịnh, biết chiều cán bộ phụ trách
trực tiếp, “được lòng chỉ huy, được tất cả”. Họp hành không phát biểu,
‘mười bốn cũng ừ mười tư cũng gật’, dại gì phê bình để mất lòng cấp
trên, rồi ban chấp hành, cấp ủy thêm ghét, không được coi là ‘nguồn’,
không được cất bước, không được quan tâm, có khi còn bị đì, bị trù úm,
ghét bỏ. Những “phần tử” này thường mặc định cho mình cách sống cơ hội,
thực dụng, vụ lợi, trí trá, rằng “Dễ mình dễ ta”, rằng “Đấu tranh tránh
đâu”… Những “phần tử’ này lấy đâu ra chính kiến, bản lĩnh, dũng khí? Coi
như “im lặng là vàng”, làm việc ất ơ, lơ mơ gặp chăng hay chớ, công
việc bê trễ, nhút nhát không dám quyết đoán, sợ sai. Con rùa nhờ có tài
rụt cổ thì lại có tật đi chậm!
Riết rồi nên quen, sự khôn lỏi trong lối sống, cách sống, nếp sống hình
thành cái lối “mồm mép đỡ chân tay”. Cái anh làm quần quật, thực sự hăng
hái, nhiệt tình, có trách nhiệm, chẳng hay ho gì, mệt. Làm giỏi, làm
hay nhưng thường phê phán chỉ huy, góp ý chi bộ thì cứ lính trơn hoài,
đâu dễ được lòng chỉ huy mà mong được cử đi học chính trị, được cất nhắc
này, kia. Không cần học, không cần tu luyện nâng cao năng lực, không
quan trọng cả phẩm chất đạo đức, cứ biết nịnh nọt, ton hót, ngon ngọt,
kể cả chạy chọt, miễn là vào được ‘nguồn phát triển’ thì kiểu gì cũng
‘chơi’! Sự không tử tế cũng vì thế mà trở thành ‘nghệ thuật tiến
thân’.
Nịnh hót, quà cáp, chiều ý, thậm chí biết tuyên truyền lấp liếm khuyết
điểm cho thủ trưởng, khen thủ trưởng, lại lên nhanh. Ít học, lúc đầu
không bằng ‘đồ tép riu’, nhưng do các ‘thủ thuật sống’ như vậy, cứ lên
vòn vọt. Xã, lên huyện, lên tỉnh, lên bộ, lên Trung ương, rất thuận
đường thăng quan tiến chức ‘bổng lộc thênh thang đường hoạn lộ’.
Nhưng cái lối sống cơ hội thực dụng này thường có hai mặt. Trước mặt thủ
trưởng đương quyền thì ca ngợi lên mây, khi thủ trưởng hết quyền thì
‘đá phắt’, chê bai đủ điều, khỏi vòng cong đuôi, lôi chuyện xấu của thủ
trưởng cũ ra tố cáo, làm quà nịnh thủ trưởng mới. Thế có tử tế không?
Với đồng chí đồng đội còn không tử tế, thì với dân lấy đâu ra sự đối xử
tử tế? Cho nên, phá nát bộ máy, hệ thống nhanh nhất là bọn cơ hội chính
trị, lũ ‘cá nhân chủ nghĩa’, sống chỉ biết thực dụng.
Tất nhiên, để được vậy phải mồm mép đỡ chân tay, phải biết lợi dụng, che
giấu để không lộ cái dốt, cái trình độ chỉ i-tờ, rồi khi cần bằng cấp
thì chạy bằng, khi cần ‘bôi trơn’ thì chạy tiền, khi cần nhiều phiếu bầu
thì đi vận động, lấy lòng cho khéo, đâu cần nhậu, cần chi phải tự biết
cách. Có chức lại phải có tiền, để ‘tiền gọi chức, chức sinh ra tiền’.
Tiền nào của ấy, những chức danh, cương vị ký cót dễ sinh lợi cho cá
nhân, dễ hốt tiền lại phải lo mà ‘chạy tiền’, miễn là ngồi đúng ghế, lấy
sau bù trước. Có ghế rồi phải biết tận dụng mọi cơ hội ‘lấy thu bù
chi’, còn tích lũy thêm nhiều để có vốn lớn ‘tái chạy chọt mở rộng’.
Đi lên bằng thủ đoạn, biết tận dụng mọi cơ hội, chớp thời cơ mà tiến
tới, khi chức quyền ở vị thế có thể hái ra tiền (bằng chữ ký, bằng các
thủ đoạn lừa lọc, tráo trở cũng không quản ngại, mà cần dấn tới, có lợi
là bất chấp, làm cho kỳ được, …), thì trước hết phải biết hài lòng cấp
trên, phải tạo ra nhóm lợi ích để che chắn, bảo kê cho nhau. Bệnh thành
tích cũng từ đó mà ra, thành tích cũng là thứ vốn rất cần để tiến thân,
‘đánh bóng’ để lên lương, lên cấp chức. Đó là cái nôi sinh ra mọi báo
cáo láo dối trên lừa dưới, mị dân.
Lòng tham sinh ra tội ác, sinh ra đủ thứ thủ đoạn, sinh ra nhiễu nhương
đời sống xã hội, kìm hãm sự phát triển tiến bộ, văn minh của xã hội.
Lòng tham không có giới hạn, chức quyền càng lớn lòng tham càng dày. Do
lòng tham, việc gì không mang lợi ích cho bản thân, gia đình, phe nhóm
của mình thì không làm. Cho nên, có chức, có danh mà bỏ bê nhiệm vụ chức
trách, chiêu tập chung quanh những ‘đám’ đệ tử nịnh nọt, ton hót, gian
dối, và cũng tham như mình. Khốn một nỗi là trong đảng số lãnh đạo như
vậy không ít, đã thành “Bộ phận lớn – không nhỏ” như Nghị quyết Hội nghị
TW 4, khóa 11, đã đánh giá, suy thoái, biến chất, tham nhũng, vi phạm
pháp luật và coi thường dân chủ, hống hách, quan liêu, cửa quyền, lấy
thủ đoạn làm ‘phương pháp sống’.
“Kỷ luật hết lấy ai mà làm việc”; “không tham nhũng, lấy tiền đâu chạy chức” – Nguyễn Sinh Hùng.
Cuộc đời của những quan tham thời nay mang danh “đi theo đảng làm cách
mạng”, hô khẩu hiệu “Vì dân, vì nước” là thế, gọi là tử tế sao được? Dù
sao, từ những suy tư và nỗi lòng, các vị khuyên nhau chân tình vậy cũng
đáng khích lệ, đã không tử tế, nay phải sống tử tế (nhé!). “Các đồng chí
phải ráng làm người tử tế”, phải ‘ráng’ kia đấy, nhưng khó, già cả rồi,
tre già khó uốn, cái tật thường lớn hơn cái tuổi!
http://tisi68.blogspot.com/2016/03/hoa-ra-khi-uong-chuc-cac-vi-chang-tu-te.html
http://tisi68.blogspot.com/2016/03/hoa-ra-khi-uong-chuc-cac-vi-chang-tu-te.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Hóa ra khi đương chức các vị chẳng tử tế gì!?
“Con chim sắp chết tiếng kêu thương, người sắp chết lời nói phải”. Nhưng ở đây, sắp hết ‘lộc quan trường’, không sợ, khỏi dè chừng ý tứ gì nữa, mới nói ra những ‘lời phải’.
BÙI VĂN BỒNG
“Chợ chiều. Hoàng hôn nhiệm kỳ. Thời gian vét. Cuối chặng. Chân dốc.
Đoạn kết…” – đó là những cách dùng từ mà người ta thường ví von khi sắp
hạ màn vở “Quan trường” gần suốt cuộc đời họ. “Con chim sắp chết tiếng
kêu thương, người sắp chết lời nói phải”. Nhưng ở đây, sắp hết ‘lộc quan
trường’, không sợ, khỏi dè chừng ý tứ gì nữa, mới nói ra những ‘lời
phải’.
Hết nhiệm kỳ, sắp nghỉ, về làm dân như bao người khác, người ta thường
mạnh dạn tung ra nhiều khái niệm mà lâu nay giấu kín. “Quan nhất thời,
dân vạn đại”, vậy coi như cái “nhất thời” sắp kết cục, về với “vạn đại”.
Nhưng mới đây, từ bên chính phủ cho đến nghị trường Quốc hội, người ta
nhắn nhe, khuyên nhau: “Về nghỉ, hãy làm người tử tế”. Thế hóa ra, khi
đương chức người ta đã sống không tử tế? Ít thấy khi đương chức khuyên
nhau: “Hãy sống cho tử tế, hãy làm việc cho tử tế”, bởi thực tế ít ai tử
tế. Và chắc là họ cũng tự biết nghĩ: “Mình có tử tế đâu mà khuyên anh
ta tử tế!”.
Do không tử tế, khi còn nhỏ và tuổi mới lớn học hành đã không tử tế. Cho
nên chưa hết cấp 2 hoặc chưa hết tiểu học đã “đi theo cách mạng”, làm
mọi việc: liên lạc, nấu bếp, nhặt củi, chăn bò, y tá … Rồi phấn đấu để
có thành tích, vào Đoàn, rồi vào Đảng, phải luôn luôn tiến bộ (hoặc tỏ
ra tiến bộ). Thành tích luôn luôn tạo ra sức bật, cho nên phải làm nhiệt
tình, để có nhiều thành tích phải nỗ lực, phải nhiệt tình. Nhưng chưa
đủ, dẫu nhiều thành tích, dẫu hăng hái chưa chắc tiến bộ nhanh, dễ gì
làm lãnh đạo. Hiếm lắm. Vậy, phải biết nịnh, biết chiều cán bộ phụ trách
trực tiếp, “được lòng chỉ huy, được tất cả”. Họp hành không phát biểu,
‘mười bốn cũng ừ mười tư cũng gật’, dại gì phê bình để mất lòng cấp
trên, rồi ban chấp hành, cấp ủy thêm ghét, không được coi là ‘nguồn’,
không được cất bước, không được quan tâm, có khi còn bị đì, bị trù úm,
ghét bỏ. Những “phần tử” này thường mặc định cho mình cách sống cơ hội,
thực dụng, vụ lợi, trí trá, rằng “Dễ mình dễ ta”, rằng “Đấu tranh tránh
đâu”… Những “phần tử’ này lấy đâu ra chính kiến, bản lĩnh, dũng khí? Coi
như “im lặng là vàng”, làm việc ất ơ, lơ mơ gặp chăng hay chớ, công
việc bê trễ, nhút nhát không dám quyết đoán, sợ sai. Con rùa nhờ có tài
rụt cổ thì lại có tật đi chậm!
Riết rồi nên quen, sự khôn lỏi trong lối sống, cách sống, nếp sống hình
thành cái lối “mồm mép đỡ chân tay”. Cái anh làm quần quật, thực sự hăng
hái, nhiệt tình, có trách nhiệm, chẳng hay ho gì, mệt. Làm giỏi, làm
hay nhưng thường phê phán chỉ huy, góp ý chi bộ thì cứ lính trơn hoài,
đâu dễ được lòng chỉ huy mà mong được cử đi học chính trị, được cất nhắc
này, kia. Không cần học, không cần tu luyện nâng cao năng lực, không
quan trọng cả phẩm chất đạo đức, cứ biết nịnh nọt, ton hót, ngon ngọt,
kể cả chạy chọt, miễn là vào được ‘nguồn phát triển’ thì kiểu gì cũng
‘chơi’! Sự không tử tế cũng vì thế mà trở thành ‘nghệ thuật tiến
thân’.
Nịnh hót, quà cáp, chiều ý, thậm chí biết tuyên truyền lấp liếm khuyết
điểm cho thủ trưởng, khen thủ trưởng, lại lên nhanh. Ít học, lúc đầu
không bằng ‘đồ tép riu’, nhưng do các ‘thủ thuật sống’ như vậy, cứ lên
vòn vọt. Xã, lên huyện, lên tỉnh, lên bộ, lên Trung ương, rất thuận
đường thăng quan tiến chức ‘bổng lộc thênh thang đường hoạn lộ’.
Nhưng cái lối sống cơ hội thực dụng này thường có hai mặt. Trước mặt thủ
trưởng đương quyền thì ca ngợi lên mây, khi thủ trưởng hết quyền thì
‘đá phắt’, chê bai đủ điều, khỏi vòng cong đuôi, lôi chuyện xấu của thủ
trưởng cũ ra tố cáo, làm quà nịnh thủ trưởng mới. Thế có tử tế không?
Với đồng chí đồng đội còn không tử tế, thì với dân lấy đâu ra sự đối xử
tử tế? Cho nên, phá nát bộ máy, hệ thống nhanh nhất là bọn cơ hội chính
trị, lũ ‘cá nhân chủ nghĩa’, sống chỉ biết thực dụng.
Tất nhiên, để được vậy phải mồm mép đỡ chân tay, phải biết lợi dụng, che
giấu để không lộ cái dốt, cái trình độ chỉ i-tờ, rồi khi cần bằng cấp
thì chạy bằng, khi cần ‘bôi trơn’ thì chạy tiền, khi cần nhiều phiếu bầu
thì đi vận động, lấy lòng cho khéo, đâu cần nhậu, cần chi phải tự biết
cách. Có chức lại phải có tiền, để ‘tiền gọi chức, chức sinh ra tiền’.
Tiền nào của ấy, những chức danh, cương vị ký cót dễ sinh lợi cho cá
nhân, dễ hốt tiền lại phải lo mà ‘chạy tiền’, miễn là ngồi đúng ghế, lấy
sau bù trước. Có ghế rồi phải biết tận dụng mọi cơ hội ‘lấy thu bù
chi’, còn tích lũy thêm nhiều để có vốn lớn ‘tái chạy chọt mở rộng’.
Đi lên bằng thủ đoạn, biết tận dụng mọi cơ hội, chớp thời cơ mà tiến
tới, khi chức quyền ở vị thế có thể hái ra tiền (bằng chữ ký, bằng các
thủ đoạn lừa lọc, tráo trở cũng không quản ngại, mà cần dấn tới, có lợi
là bất chấp, làm cho kỳ được, …), thì trước hết phải biết hài lòng cấp
trên, phải tạo ra nhóm lợi ích để che chắn, bảo kê cho nhau. Bệnh thành
tích cũng từ đó mà ra, thành tích cũng là thứ vốn rất cần để tiến thân,
‘đánh bóng’ để lên lương, lên cấp chức. Đó là cái nôi sinh ra mọi báo
cáo láo dối trên lừa dưới, mị dân.
Lòng tham sinh ra tội ác, sinh ra đủ thứ thủ đoạn, sinh ra nhiễu nhương
đời sống xã hội, kìm hãm sự phát triển tiến bộ, văn minh của xã hội.
Lòng tham không có giới hạn, chức quyền càng lớn lòng tham càng dày. Do
lòng tham, việc gì không mang lợi ích cho bản thân, gia đình, phe nhóm
của mình thì không làm. Cho nên, có chức, có danh mà bỏ bê nhiệm vụ chức
trách, chiêu tập chung quanh những ‘đám’ đệ tử nịnh nọt, ton hót, gian
dối, và cũng tham như mình. Khốn một nỗi là trong đảng số lãnh đạo như
vậy không ít, đã thành “Bộ phận lớn – không nhỏ” như Nghị quyết Hội nghị
TW 4, khóa 11, đã đánh giá, suy thoái, biến chất, tham nhũng, vi phạm
pháp luật và coi thường dân chủ, hống hách, quan liêu, cửa quyền, lấy
thủ đoạn làm ‘phương pháp sống’.
“Kỷ luật hết lấy ai mà làm việc”; “không tham nhũng, lấy tiền đâu chạy chức” – Nguyễn Sinh Hùng.
Cuộc đời của những quan tham thời nay mang danh “đi theo đảng làm cách
mạng”, hô khẩu hiệu “Vì dân, vì nước” là thế, gọi là tử tế sao được? Dù
sao, từ những suy tư và nỗi lòng, các vị khuyên nhau chân tình vậy cũng
đáng khích lệ, đã không tử tế, nay phải sống tử tế (nhé!). “Các đồng chí
phải ráng làm người tử tế”, phải ‘ráng’ kia đấy, nhưng khó, già cả rồi,
tre già khó uốn, cái tật thường lớn hơn cái tuổi!
http://tisi68.blogspot.com/2016/03/hoa-ra-khi-uong-chuc-cac-vi-chang-tu-te.html
http://tisi68.blogspot.com/2016/03/hoa-ra-khi-uong-chuc-cac-vi-chang-tu-te.html