Nhân Vật
Hòa thượng Thích Không Tánh và Chùa Liên Trì
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Linh mục Vinhsơn Phạm Trung Thành và anh chị em trong các hội đoàn XHDS thăm Hòa thượng Thích Không Tánh tại bệnh viện
Bây giờ thì Hòa thượng Thích Không Tánh trở thành nhà tu hành lưu vong trên chính quê hương mình. Cảm thông với Thầy, các phật tử và nhiều nhà hoạt động xã hội đã đến tận bệnh viện thăm và chia sẻ nỗi mất mát, đau xót này. Nó không chỉ là hơn 600 m2 đất chùa bị cướp mà là bao nhiêu phật tử không còn nơi thờ tự, các thầy mất nơi hành đạo. Khoảng năm trăm hài cốt được cất giữ tại Chùa không biết rồi lưu lạc nơi đâu.
Trong những ngày 6,7,8 Tháng 9 năm 2016, phật tử cả nước, đồng bào yêu công lý trong và ngoài nước nín thở theo dõi số phận Chùa Liên Trì. Cũng từng nhiều lần như vậy, nhưng lần này chúng quyết tâm cướp cho bằng được.
Bao giờ cũng vậy, cần cướp vùng đất nào thì chúng quy hoạch, lập dự án, áp đặt giá đền bù theo ý mình, chủ đất không nghe thì cướp. Đây là bọn cướp được pháp luật bảo vệ, gọi là cướp có môn bài. Một lý do nữa, Chùa Liên Trì là một cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, một tổ chức còn giữ được nguyên bản sắc của Phật giáo, không chịu sự lãnh đạo, chi phối của cộng sản. Nó khác với nhiều chùa chiền thuộc Giáo Hội Phật giáo Việt Nam với những sư quốc doanh, sư thịt chó, sư rượu Tây, sư điếm đực, sư chửa hoang, sư huân chương trễ vạt áo cà sa. Đấy cũng là một lý do mà nhà cầm quyền muốn nhổ Chùa Liên Trì đi bằng được. Cơ sở cuối cùng của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở vùng Sài Gòn - Gia Định không còn nữa.
Hòa thượng Thích Không Tánh là nhà tu hành bất đồng chính kiến với chế độ cộng sản. Sau biến cố tháng Tư năm 1975, Thầy đã từng bị tập trung đi cải tạo 10 năm. Sau đó, Thầy còn bị nhà cầm quyền cộng sản 2 lần kết án tù, mỗi lần 5 năm. Thầy tham gia nhiều hoạt động nhân đạo như cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, phát quà cho thương phế binh Việt nam Cộng Hòa. Chính Hòa thượng Thích Không Tánh là người khởi xướng Chương trình tri ân Thương phế binh Việt nam Cộng hòa, tổ chức phát quà, khám chữa bệnh cho anh em. Sau này, chương trình được chuyển giao cho Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng, Hòa thượng Thích Không Tánh và các vị chức sắc tôn giáo khác chỉ giữ vai trò phối hợp vì Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng có điều kiện thực hiện tốt hơn.
Hòa thượng Thích Không Tánh được Mạng lưới Nhân quyền trao Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2015 cùng với hai tù nhân lương tâm khác là Hồ Thị Bích Khương, Bùi Thị Minh Hằng.
Tôi đã mấy lần được hân hạnh gặp Hòa thượng Thích Không Tánh ở Kỳ Đồng, vào những dịp tổ chức tặng quà, khám chữa bệnh cho thương phế binh VNCH. Hòa Thượng sinh năm 1943, năm nay đã sang tuổi 74. Trông Thầy có vẻ già yếu hơn so với tuổi và thật hiền lành. Thầy chỉ làm những việc tốt đời, đẹp đạo, nhưng chẳng hiểu sao nhà cầm quyền lại sợ Thầy đến thế. Có lần Hòa thượng ra Huế gặp Linh mục Phan Văn Lợi tại nhà riêng của Cha. Hôm ấy là 22/3/2015. Thầy bị an ninh bao vây, sách nhiễu, chửi bới thô tục, thậm chí dọa chém đầu.
Kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi với Hòa thượng và Chùa Liên Trì là lần tôi ở Chùa Liên Trì một ngày, ăn ngủ ở đấy luôn. Đó là chiều ngày 3/7/2014. Hôm ấy, Phạm Bá Hải mang tôi đến “giấu” ở Chùa để sáng hôm sau họp xã hội dân sự cho chắc ăn vì anh sợ tôi ở nơi khác sẽ khó khăn trong việc đi lại. Như các ngôi chùa khác, cảnh chùa Liên Trì u tịch, râm mát dù đang tiết tháng Sáu - “bước sang tháng Sáu giá chân” theo cách nói ngược trong ca dao. Tôi gọi điện cho chú em ruột giáp tôi xem chú ấy ở đâu thì ngẫu nhiên chú đang làm việc gần ngay đấy, ở phần đất dự án đã giải tỏa nên tôi bảo chú ấy sang chùa chơi luôn. Thầy mang đồ uống ra tiếp chúng tôi, hỏi chuyện thân tình. Nói về chuyện Chùa Liên Trì sẽ bị phá, tôi tưởng chú em tôi tham gia vào cái gọi là “ban giải phóng mặt bằng” định bảo chú vận động đồng nghiệp chống lại thì chú thanh minh rằng, chú chỉ là kỹ sư, làm nhiệm vụ kiểm định vật tư, chứ không tham gia vào việc cướp bóc chùa khi xảy ra.
Tôi đi dạo một vòng quanh chùa, chợt thấy cái lồng chim, có 3, 4 chú chim sâu quanh đó, có chú trong, có chú ngoài lồng. Tôi để ý thấy cửa chuồng luôn luôn mở. Mấy chú chim bay ra, một lúc lại bay vào. Sự thân thiện của con người dù trong một không gian chật hẹp vài trăm mét vuông, vẫn làm cho những sinh vật nhỏ bé như những chú chim kia không cảm thấy bị tù túng, bay vào rồi bay ra không giống như “chim sổ lồng”. Nó đã gắn bó thân thiện với con người trong ốc đảo tự do này, giữa một đất nước công an trị.
Thầy nhắc và chỉ cho tôi chỗ đi tắm, nơi nghỉ, nơi ăn. Sáng hôm sau, các hội đoàn xã hội dân sự đến rất đông, chừng hơn 20 hội đoàn tất cả. Khi ấy, Đỗ Thị Minh Hạnh vừa mới ra tù được 6 ngày. Cô có một bài nói chuyện “vo” chừng 1 giờ. Minh Hạnh nói rất hay. Cả phòng họp im phăng phắc, chỉ thấy tiếng Hạnh say sưa, đầy nhiệt huyết. Cô chia sẻ về cuộc đời hoạt động của mình từ khi 18 tuổi, từ chuyện bán trộm xe máy của ba mẹ lấy tiền đi hoạt động ra sao, chuyện hoạt động rồi bị tù đày thế nào. Lúc này, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa thành lập xong, nên tôi có cơ hội giới thiệu về sự kiện thành lập Hội. Buổi trưa nhà chùa làm cơm cho tất cả cùng ăn. Tôi vừa được ở chùa chơi một ngày, vừa được tham gia một cuộc họp nhiều ý nghĩa.
Buổi chiều, tôi chào Hòa thượng Thích Không Tánh để đi. Thầy giúi vào tay tôi mấy tờ bạc bằng cử chỉ thân tình nên tôi không thể từ chối.
Tôi không ngờ, đó là chuyến thăm chùa Liên Trì lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng. Sau đó tôi gặp Hòa thượng Thích Không Tánh mấy lần nữa, nhưng không phải ở chùa. Cũng vì gặp Thầy rồi nên tôi không đến Chùa nữa. Điều này làm tôi ân hận.
Tôi không ngờ chiều 4/7/2014 chào Hòa thượng để đi, tôi không bao giờ còn có thể trở lại Chùa nữa. Chùa đã bị san bằng. Hòa thượng vì bị sốc mà ngất xỉu, phải vào bệnh viện điều trị và trở thành nhà tu hành lưu vong. 620 m2 đất nhà chùa và cùng với những thửa đất đã cướp khác sẽ lại được phân lô hoặc xây thành cao ốc, núp dưới mỹ từ vì quốc kế dân sinh, đem lại cho bọn cướp món lợi nhuận khổng lồ.
Ở Việt Nam, chỉ cần một điều luật đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý đã tạo điều kiện cho muôn vàn vụ cướp diễn ra. Đất của người ta, thậm chí của cha ông ngàn đời, tự nhiên lại thuộc sở hữu của kẻ khác. Không nơi đâu cướp bóc dễ dàng như ở Việt Nam. Chỉ còn cách xóa bỏ điều khoản này, ngõ hầu mới chặn được cảnh cướp bóc gây bao tang thương vẫn diễn ra hàng ngày.
Tội ác phá chùa Liên Trì hẳn rồi sẽ bị quả báo. Trong một status trên mạng facebook, anh Trương Văn Dũng kể một ví dụ về chuyện quả báo do phá Chùa Linh Ứng nằm trên phố Khâm Thiên, Hà Nội. Anh kể rằng, ngôi chùa này cách đây 40 năm đã bị phá để xây ủy ban phường. Sau đó khoảng 10 cán bộ phường bị đột tử, có cả bí thư, chủ tịch phường. Sợ quá, họ phải trả lại đất và xây lại chùa (xem Ở ĐÂY). Vì vậy ai dám chắc những thủ phạm phá Chùa Liên Trì không phải gánh chịu hậu quả tương tự như trường hợp Chùa Linh Ứng?
Chùa Liên Trì đã bị san phẳng
11/9/2016
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Hòa thượng Thích Không Tánh và Chùa Liên Trì
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Linh mục Vinhsơn Phạm Trung Thành và anh chị em trong các hội đoàn XHDS thăm Hòa thượng Thích Không Tánh tại bệnh viện
Bây giờ thì Hòa thượng Thích Không Tánh trở thành nhà tu hành lưu vong trên chính quê hương mình. Cảm thông với Thầy, các phật tử và nhiều nhà hoạt động xã hội đã đến tận bệnh viện thăm và chia sẻ nỗi mất mát, đau xót này. Nó không chỉ là hơn 600 m2 đất chùa bị cướp mà là bao nhiêu phật tử không còn nơi thờ tự, các thầy mất nơi hành đạo. Khoảng năm trăm hài cốt được cất giữ tại Chùa không biết rồi lưu lạc nơi đâu.
Trong những ngày 6,7,8 Tháng 9 năm 2016, phật tử cả nước, đồng bào yêu công lý trong và ngoài nước nín thở theo dõi số phận Chùa Liên Trì. Cũng từng nhiều lần như vậy, nhưng lần này chúng quyết tâm cướp cho bằng được.
Bao giờ cũng vậy, cần cướp vùng đất nào thì chúng quy hoạch, lập dự án, áp đặt giá đền bù theo ý mình, chủ đất không nghe thì cướp. Đây là bọn cướp được pháp luật bảo vệ, gọi là cướp có môn bài. Một lý do nữa, Chùa Liên Trì là một cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, một tổ chức còn giữ được nguyên bản sắc của Phật giáo, không chịu sự lãnh đạo, chi phối của cộng sản. Nó khác với nhiều chùa chiền thuộc Giáo Hội Phật giáo Việt Nam với những sư quốc doanh, sư thịt chó, sư rượu Tây, sư điếm đực, sư chửa hoang, sư huân chương trễ vạt áo cà sa. Đấy cũng là một lý do mà nhà cầm quyền muốn nhổ Chùa Liên Trì đi bằng được. Cơ sở cuối cùng của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở vùng Sài Gòn - Gia Định không còn nữa.
Hòa thượng Thích Không Tánh là nhà tu hành bất đồng chính kiến với chế độ cộng sản. Sau biến cố tháng Tư năm 1975, Thầy đã từng bị tập trung đi cải tạo 10 năm. Sau đó, Thầy còn bị nhà cầm quyền cộng sản 2 lần kết án tù, mỗi lần 5 năm. Thầy tham gia nhiều hoạt động nhân đạo như cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, phát quà cho thương phế binh Việt nam Cộng Hòa. Chính Hòa thượng Thích Không Tánh là người khởi xướng Chương trình tri ân Thương phế binh Việt nam Cộng hòa, tổ chức phát quà, khám chữa bệnh cho anh em. Sau này, chương trình được chuyển giao cho Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng, Hòa thượng Thích Không Tánh và các vị chức sắc tôn giáo khác chỉ giữ vai trò phối hợp vì Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng có điều kiện thực hiện tốt hơn.
Hòa thượng Thích Không Tánh được Mạng lưới Nhân quyền trao Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2015 cùng với hai tù nhân lương tâm khác là Hồ Thị Bích Khương, Bùi Thị Minh Hằng.
Tôi đã mấy lần được hân hạnh gặp Hòa thượng Thích Không Tánh ở Kỳ Đồng, vào những dịp tổ chức tặng quà, khám chữa bệnh cho thương phế binh VNCH. Hòa Thượng sinh năm 1943, năm nay đã sang tuổi 74. Trông Thầy có vẻ già yếu hơn so với tuổi và thật hiền lành. Thầy chỉ làm những việc tốt đời, đẹp đạo, nhưng chẳng hiểu sao nhà cầm quyền lại sợ Thầy đến thế. Có lần Hòa thượng ra Huế gặp Linh mục Phan Văn Lợi tại nhà riêng của Cha. Hôm ấy là 22/3/2015. Thầy bị an ninh bao vây, sách nhiễu, chửi bới thô tục, thậm chí dọa chém đầu.
Kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi với Hòa thượng và Chùa Liên Trì là lần tôi ở Chùa Liên Trì một ngày, ăn ngủ ở đấy luôn. Đó là chiều ngày 3/7/2014. Hôm ấy, Phạm Bá Hải mang tôi đến “giấu” ở Chùa để sáng hôm sau họp xã hội dân sự cho chắc ăn vì anh sợ tôi ở nơi khác sẽ khó khăn trong việc đi lại. Như các ngôi chùa khác, cảnh chùa Liên Trì u tịch, râm mát dù đang tiết tháng Sáu - “bước sang tháng Sáu giá chân” theo cách nói ngược trong ca dao. Tôi gọi điện cho chú em ruột giáp tôi xem chú ấy ở đâu thì ngẫu nhiên chú đang làm việc gần ngay đấy, ở phần đất dự án đã giải tỏa nên tôi bảo chú ấy sang chùa chơi luôn. Thầy mang đồ uống ra tiếp chúng tôi, hỏi chuyện thân tình. Nói về chuyện Chùa Liên Trì sẽ bị phá, tôi tưởng chú em tôi tham gia vào cái gọi là “ban giải phóng mặt bằng” định bảo chú vận động đồng nghiệp chống lại thì chú thanh minh rằng, chú chỉ là kỹ sư, làm nhiệm vụ kiểm định vật tư, chứ không tham gia vào việc cướp bóc chùa khi xảy ra.
Tôi đi dạo một vòng quanh chùa, chợt thấy cái lồng chim, có 3, 4 chú chim sâu quanh đó, có chú trong, có chú ngoài lồng. Tôi để ý thấy cửa chuồng luôn luôn mở. Mấy chú chim bay ra, một lúc lại bay vào. Sự thân thiện của con người dù trong một không gian chật hẹp vài trăm mét vuông, vẫn làm cho những sinh vật nhỏ bé như những chú chim kia không cảm thấy bị tù túng, bay vào rồi bay ra không giống như “chim sổ lồng”. Nó đã gắn bó thân thiện với con người trong ốc đảo tự do này, giữa một đất nước công an trị.
Thầy nhắc và chỉ cho tôi chỗ đi tắm, nơi nghỉ, nơi ăn. Sáng hôm sau, các hội đoàn xã hội dân sự đến rất đông, chừng hơn 20 hội đoàn tất cả. Khi ấy, Đỗ Thị Minh Hạnh vừa mới ra tù được 6 ngày. Cô có một bài nói chuyện “vo” chừng 1 giờ. Minh Hạnh nói rất hay. Cả phòng họp im phăng phắc, chỉ thấy tiếng Hạnh say sưa, đầy nhiệt huyết. Cô chia sẻ về cuộc đời hoạt động của mình từ khi 18 tuổi, từ chuyện bán trộm xe máy của ba mẹ lấy tiền đi hoạt động ra sao, chuyện hoạt động rồi bị tù đày thế nào. Lúc này, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa thành lập xong, nên tôi có cơ hội giới thiệu về sự kiện thành lập Hội. Buổi trưa nhà chùa làm cơm cho tất cả cùng ăn. Tôi vừa được ở chùa chơi một ngày, vừa được tham gia một cuộc họp nhiều ý nghĩa.
Buổi chiều, tôi chào Hòa thượng Thích Không Tánh để đi. Thầy giúi vào tay tôi mấy tờ bạc bằng cử chỉ thân tình nên tôi không thể từ chối.
Tôi không ngờ, đó là chuyến thăm chùa Liên Trì lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng. Sau đó tôi gặp Hòa thượng Thích Không Tánh mấy lần nữa, nhưng không phải ở chùa. Cũng vì gặp Thầy rồi nên tôi không đến Chùa nữa. Điều này làm tôi ân hận.
Tôi không ngờ chiều 4/7/2014 chào Hòa thượng để đi, tôi không bao giờ còn có thể trở lại Chùa nữa. Chùa đã bị san bằng. Hòa thượng vì bị sốc mà ngất xỉu, phải vào bệnh viện điều trị và trở thành nhà tu hành lưu vong. 620 m2 đất nhà chùa và cùng với những thửa đất đã cướp khác sẽ lại được phân lô hoặc xây thành cao ốc, núp dưới mỹ từ vì quốc kế dân sinh, đem lại cho bọn cướp món lợi nhuận khổng lồ.
Ở Việt Nam, chỉ cần một điều luật đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý đã tạo điều kiện cho muôn vàn vụ cướp diễn ra. Đất của người ta, thậm chí của cha ông ngàn đời, tự nhiên lại thuộc sở hữu của kẻ khác. Không nơi đâu cướp bóc dễ dàng như ở Việt Nam. Chỉ còn cách xóa bỏ điều khoản này, ngõ hầu mới chặn được cảnh cướp bóc gây bao tang thương vẫn diễn ra hàng ngày.
Tội ác phá chùa Liên Trì hẳn rồi sẽ bị quả báo. Trong một status trên mạng facebook, anh Trương Văn Dũng kể một ví dụ về chuyện quả báo do phá Chùa Linh Ứng nằm trên phố Khâm Thiên, Hà Nội. Anh kể rằng, ngôi chùa này cách đây 40 năm đã bị phá để xây ủy ban phường. Sau đó khoảng 10 cán bộ phường bị đột tử, có cả bí thư, chủ tịch phường. Sợ quá, họ phải trả lại đất và xây lại chùa (xem Ở ĐÂY). Vì vậy ai dám chắc những thủ phạm phá Chùa Liên Trì không phải gánh chịu hậu quả tương tự như trường hợp Chùa Linh Ứng?
Chùa Liên Trì đã bị san phẳng
11/9/2016