Nhân Vật
Hoàng đế mới của Trung Hoa
Nguồn: Chris Patten, “China’s New Emperor”, Project Syndicate,
Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Một giai thoại về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì.
Sau sự hiểu lầm này, bài học từ cuộc Cách mạng Pháp đã trở lại với Trung Quốc. Ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012, cuốn The Old Regime and the Revolution (Chế độ cũ và Cách mạng) của Alexis de Tocqueville viết năm 1856 đã trở thành cuốn sách “phải đọc” dành cho cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giá trị của cuốn sách được ca ngợi nhiệt tình nhất bởi Vương Kỳ Sơn, người chèo lái chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình và có lẽ là đồng minh thân cận nhất của chủ tịch Tập.
Toqueville lập luận rằng sự thịnh vượng ngày càng cao của nước Pháp thế kỷ 18 đã thực sự khiến cho việc quản lý đất nước này trở nên khó khăn hơn. Khi người dân trở nên giàu có, họ cũng đồng thời quan tâm nhiều hơn đến bất bình đẳng kinh tế và xã hội và do vậy sự bất bình đối với những người có quyền lực và giàu có ngày càng gia tăng. Những nỗ lực cải cách hệ thống chỉ làm nổi bật thêm tình trạng dễ tổn thương của chính nó. Cách mạng đã theo sau, quét sạch nền quân chủ và tầng lớp quý tộc. Đầu họ đã rơi.
Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 mới kết thúc của Trung Quốc đã cho thấy mức độ nằm lòng quan điểm của Toqueville trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Ông Tập đã khẳng định quyền lực không tranh cãi của mình đối với Đảng và quốc gia. Tập Cận Bình củng cố vị thế của mình trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, bằng cách đảo ngược phần lớn di sản để lại của Đặng Tiểu Bình, bao gồm việc mở cửa nền kinh tế, tách bạch Đảng ra khỏi chính quyền, và đường lối “giấu mình chờ thời” về chính sách đối ngoại và an ninh.
Tập cũng triệt tiêu các đối thủ tiềm tàng, chủ yếu dựa vào chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng nhắm đến các quan chức từng được xem là không thể đụng đến. Ông đã giám sát cuộc thanh trừng lớn nhất từ trước tới nay tại Ủy ban Trung ương Đảng. Ông thẳng tay đàn áp cả những chỉ trích và dấu hiệu bất đồng chính kiến dè dặt nhất, và thậm chí cấm truyện cười trên Internet, gồm cả những hình ảnh hài hước so sánh ông với chú gấu Winnie the Pooh.
Nếu ở một quốc gia khác, những phương thức như vậy có thể gây ra chỉ trích gay gắt, với những cáo buộc rằng hành vi của Tập đã đưa đất nước trở lại chế độ độc tài kiểu Leninist cũ kỹ. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, những phương thức này đã thu hút được những lời ca ngợi từ giới quan sát, những người tin rằng ông Tập đang dẫn dắt con đường hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa” nhằm phục hưng đất nước.
Nhưng, đối với một vài người, giấc mơ đó đang trên bờ vực trở thành cơn ác mộc. Các xu hướng dân số đang đe dọa biến sự dư thừa lao động vốn mang lại tốc độ tăng trưởng cao cho Trung Quốc trong những thập niên vừa qua thành thiếu hụt lao động với tốc độ chưa từng có. Ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước, cùng với phát thải khí CO2 và mức độ ô nhiễm không khí gây chết người đang đe dọa sức khỏe người dân và hủy hoại sự bền vững của nền kinh tế Trung Quốc.
Ngoài ra, tăng trưởng GDP của Trung Quốc, mặc dù rất đáng hoan nghênh, lại đang được tiếp sức chủ yếu bởi sự kết hợp các khoản nợ đang tăng nhanh và bong bóng tài sản tràn lan. Thậm chí các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng thừa nhận rằng đất nước của họ đang có một trong những mức độ bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trên thế giới. Khi mà người nghèo ngày càng nghèo đi, và người giàu mỗi lúc một giàu hơn, nhiều người đang đặt câu hỏi rằng liệu “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” thực sự nghĩa là gì.
Dĩ nhiên, luôn luôn có những người lạc quan mang lại những suy nghĩ tích cực. Phần lớn khoản nợ của Trung Quốc là nợ trong nước, bởi lẽ các ưu tiên chính trị đã định hướng việc vay mượn bên cạnh các cân nhắc về mặt thương mại. Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Phần lớn người dân trở nên khá giả hơn, dù không đồng đều. Và chính quyền của Tập ít nhất cũng đang làm điều gì đó nhằm tiêu diệt tình trạng tham nhũng tràn lan trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chúng ta đều nên hy vọng rằng ít nhất cũng có một vài điều mà những người lạc quan về Trung Quốc nói là đúng; nếu sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụp đổ, tất cả nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng, ngay cả khi những người lạc quan đã đúng, thì tuyên bố của ông Tập rằng Trung Quốc đã tìm ra được con đường tốt hơn để vận hành một xã hội và nền kinh tế hiện đại dường như còn lâu mới đúng với thực tế.
Chắc chắn rằng, từ những trò hề ngớ ngẩn của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến sự trỗi dậy đầy tàn phá của chủ nghĩa dân tộc dân túy ở châu Âu, các quốc gia dân chủ đang phải trải qua phần thử thách của mình. Nhưng các hệ thống dân chủ đều có các cơ chế ổn định hóa nội tại vốn cho phép chúng tự điều chỉnh mà không cần đến việc sử dụng bạo lực hay đàn áp.
Nhưng đó không phải là trường hợp của Trung Quốc dưới thời Tập Cần Bình. Có một tranh luận nghiêm trúc ở Trung Quốc suốt nhiều năm về vai trò đúng đắn của nhà nước trong quan hệ kinh tế. Một phe cho rằng nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc nới lỏng sự kiểm soát nền kinh tế, họ sẽ không tránh khỏi việc mất kiểm soát đối với nhà nước. Những người khác biện luận ngược lại: trừ khi Đảng từ bỏ bớt việc kiểm soát nền kinh tế, họ sẽ mất quyền lực chính trị, vì các mâu thuẫn kinh tế sẽ nhân rộng và sự phát triển trở nên kém bền vững hơn. Ông Tập rõ ràng đã nằm trong nhóm ủng hộ vai trò lớn hơn của nhà nước.
Nhưng không chỉ có Đảng là đối tượng mà ông Tập làm gia tăng quyền lực, ông cũng gia tăng quyền lực cho cả chính mình. Thực tế, khó để biết được ai đang thăng cấp trong nấc thang quyền lực của Đảng và ai sẽ bị triệt hạ bởi bất đồng ý kiến với nhà lãnh đạo tối cao. Điều đó không ngăn cản được những người ngoài cuộc suy đoán, nhưng trò chơi phỏng đoán này cũng chẳng có ích gì. Tập, cũng giống như bất kỳ vị hoàng đế nào khác, sẽ tiếp tục bổ nhiệm những cận thần đi theo con đường mà ông dẫn dắt.
Nhưng quyền lực cao sẽ đi kèm với trách nhiệm lớn – và, ở điểm này, quyền lực của Tập gần như tuyệt đối. Đó sẽ là gánh nặng cho một người duy nhất. Tập có thể thông minh hơn nhiều so với Trump (vốn không phải là một đối thủ khó khăn để vượt qua), nhưng điều đó là không đủ để bảo đảm một tương lai ổn định và thịnh vượng cho Trung Quốc. Và, nếu mọi thứ chệch hướng, tất cả đều biết sẽ phải đổ lỗi cho ai. Đó là lý do tại sao các triều đại độc tài thường có chung một kết cục. Chẳng cần phải đọc Toqueville mới nhận ra điều này.
Chris Patten, Thống đốc người Anh cuối cùng của Hong Kong và cựu Ủy viên đối ngoại của Liên minh châu Âu, là Hiệu trưởng trường Đại học Oxford.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Hoàng đế mới của Trung Hoa
Nguồn: Chris Patten, “China’s New Emperor”, Project Syndicate,
Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Một giai thoại về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì.
Sau sự hiểu lầm này, bài học từ cuộc Cách mạng Pháp đã trở lại với Trung Quốc. Ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012, cuốn The Old Regime and the Revolution (Chế độ cũ và Cách mạng) của Alexis de Tocqueville viết năm 1856 đã trở thành cuốn sách “phải đọc” dành cho cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giá trị của cuốn sách được ca ngợi nhiệt tình nhất bởi Vương Kỳ Sơn, người chèo lái chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình và có lẽ là đồng minh thân cận nhất của chủ tịch Tập.
Toqueville lập luận rằng sự thịnh vượng ngày càng cao của nước Pháp thế kỷ 18 đã thực sự khiến cho việc quản lý đất nước này trở nên khó khăn hơn. Khi người dân trở nên giàu có, họ cũng đồng thời quan tâm nhiều hơn đến bất bình đẳng kinh tế và xã hội và do vậy sự bất bình đối với những người có quyền lực và giàu có ngày càng gia tăng. Những nỗ lực cải cách hệ thống chỉ làm nổi bật thêm tình trạng dễ tổn thương của chính nó. Cách mạng đã theo sau, quét sạch nền quân chủ và tầng lớp quý tộc. Đầu họ đã rơi.
Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 mới kết thúc của Trung Quốc đã cho thấy mức độ nằm lòng quan điểm của Toqueville trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Ông Tập đã khẳng định quyền lực không tranh cãi của mình đối với Đảng và quốc gia. Tập Cận Bình củng cố vị thế của mình trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, bằng cách đảo ngược phần lớn di sản để lại của Đặng Tiểu Bình, bao gồm việc mở cửa nền kinh tế, tách bạch Đảng ra khỏi chính quyền, và đường lối “giấu mình chờ thời” về chính sách đối ngoại và an ninh.
Tập cũng triệt tiêu các đối thủ tiềm tàng, chủ yếu dựa vào chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng nhắm đến các quan chức từng được xem là không thể đụng đến. Ông đã giám sát cuộc thanh trừng lớn nhất từ trước tới nay tại Ủy ban Trung ương Đảng. Ông thẳng tay đàn áp cả những chỉ trích và dấu hiệu bất đồng chính kiến dè dặt nhất, và thậm chí cấm truyện cười trên Internet, gồm cả những hình ảnh hài hước so sánh ông với chú gấu Winnie the Pooh.
Nếu ở một quốc gia khác, những phương thức như vậy có thể gây ra chỉ trích gay gắt, với những cáo buộc rằng hành vi của Tập đã đưa đất nước trở lại chế độ độc tài kiểu Leninist cũ kỹ. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, những phương thức này đã thu hút được những lời ca ngợi từ giới quan sát, những người tin rằng ông Tập đang dẫn dắt con đường hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa” nhằm phục hưng đất nước.
Nhưng, đối với một vài người, giấc mơ đó đang trên bờ vực trở thành cơn ác mộc. Các xu hướng dân số đang đe dọa biến sự dư thừa lao động vốn mang lại tốc độ tăng trưởng cao cho Trung Quốc trong những thập niên vừa qua thành thiếu hụt lao động với tốc độ chưa từng có. Ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước, cùng với phát thải khí CO2 và mức độ ô nhiễm không khí gây chết người đang đe dọa sức khỏe người dân và hủy hoại sự bền vững của nền kinh tế Trung Quốc.
Ngoài ra, tăng trưởng GDP của Trung Quốc, mặc dù rất đáng hoan nghênh, lại đang được tiếp sức chủ yếu bởi sự kết hợp các khoản nợ đang tăng nhanh và bong bóng tài sản tràn lan. Thậm chí các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng thừa nhận rằng đất nước của họ đang có một trong những mức độ bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trên thế giới. Khi mà người nghèo ngày càng nghèo đi, và người giàu mỗi lúc một giàu hơn, nhiều người đang đặt câu hỏi rằng liệu “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” thực sự nghĩa là gì.
Dĩ nhiên, luôn luôn có những người lạc quan mang lại những suy nghĩ tích cực. Phần lớn khoản nợ của Trung Quốc là nợ trong nước, bởi lẽ các ưu tiên chính trị đã định hướng việc vay mượn bên cạnh các cân nhắc về mặt thương mại. Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Phần lớn người dân trở nên khá giả hơn, dù không đồng đều. Và chính quyền của Tập ít nhất cũng đang làm điều gì đó nhằm tiêu diệt tình trạng tham nhũng tràn lan trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chúng ta đều nên hy vọng rằng ít nhất cũng có một vài điều mà những người lạc quan về Trung Quốc nói là đúng; nếu sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụp đổ, tất cả nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng, ngay cả khi những người lạc quan đã đúng, thì tuyên bố của ông Tập rằng Trung Quốc đã tìm ra được con đường tốt hơn để vận hành một xã hội và nền kinh tế hiện đại dường như còn lâu mới đúng với thực tế.
Chắc chắn rằng, từ những trò hề ngớ ngẩn của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến sự trỗi dậy đầy tàn phá của chủ nghĩa dân tộc dân túy ở châu Âu, các quốc gia dân chủ đang phải trải qua phần thử thách của mình. Nhưng các hệ thống dân chủ đều có các cơ chế ổn định hóa nội tại vốn cho phép chúng tự điều chỉnh mà không cần đến việc sử dụng bạo lực hay đàn áp.
Nhưng đó không phải là trường hợp của Trung Quốc dưới thời Tập Cần Bình. Có một tranh luận nghiêm trúc ở Trung Quốc suốt nhiều năm về vai trò đúng đắn của nhà nước trong quan hệ kinh tế. Một phe cho rằng nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc nới lỏng sự kiểm soát nền kinh tế, họ sẽ không tránh khỏi việc mất kiểm soát đối với nhà nước. Những người khác biện luận ngược lại: trừ khi Đảng từ bỏ bớt việc kiểm soát nền kinh tế, họ sẽ mất quyền lực chính trị, vì các mâu thuẫn kinh tế sẽ nhân rộng và sự phát triển trở nên kém bền vững hơn. Ông Tập rõ ràng đã nằm trong nhóm ủng hộ vai trò lớn hơn của nhà nước.
Nhưng không chỉ có Đảng là đối tượng mà ông Tập làm gia tăng quyền lực, ông cũng gia tăng quyền lực cho cả chính mình. Thực tế, khó để biết được ai đang thăng cấp trong nấc thang quyền lực của Đảng và ai sẽ bị triệt hạ bởi bất đồng ý kiến với nhà lãnh đạo tối cao. Điều đó không ngăn cản được những người ngoài cuộc suy đoán, nhưng trò chơi phỏng đoán này cũng chẳng có ích gì. Tập, cũng giống như bất kỳ vị hoàng đế nào khác, sẽ tiếp tục bổ nhiệm những cận thần đi theo con đường mà ông dẫn dắt.
Nhưng quyền lực cao sẽ đi kèm với trách nhiệm lớn – và, ở điểm này, quyền lực của Tập gần như tuyệt đối. Đó sẽ là gánh nặng cho một người duy nhất. Tập có thể thông minh hơn nhiều so với Trump (vốn không phải là một đối thủ khó khăn để vượt qua), nhưng điều đó là không đủ để bảo đảm một tương lai ổn định và thịnh vượng cho Trung Quốc. Và, nếu mọi thứ chệch hướng, tất cả đều biết sẽ phải đổ lỗi cho ai. Đó là lý do tại sao các triều đại độc tài thường có chung một kết cục. Chẳng cần phải đọc Toqueville mới nhận ra điều này.
Chris Patten, Thống đốc người Anh cuối cùng của Hong Kong và cựu Ủy viên đối ngoại của Liên minh châu Âu, là Hiệu trưởng trường Đại học Oxford.