Sức khỏe và đời sống
Hoang mang vì mỹ phẩm “tế bào gốc”
"Trăm hoa đua nở"
Sau một hội thảo mang tên “Tế bào gốc thực vật: công nghệ, hiệu quả và triển vọng ứng dụng trong dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm” do một đơn vị quản lý hối hợp với các DN sản xuất dược phẩm tổ chức hồi tháng 2/2012, sản phẩm được cho là “mỹ phẩm tế bào gốc” dường như được biết đến nhiều hơn và việc tiếp thị, phân phối cũng mạnh hơn.
Nhiều quầy mỹ phẩm không ngần ngại giới thiệu công dụng trên trời của "mỹ phẩm tế bào gốc" - Ảnh: T. Nhã
Chị La Mỹ Dung, ngụ đường Phạm Văn Chí, quận 6, TP.HCM cho biết: “Là mối quen của một quầy bán mỹ phẩm ở chợ Bình Tây, quận 6, tôi được người bán giới thiệu một số mỹ phẩm chăm sóc da, trẻ hóa da có nguồn gốc từ tế bào gốc của con người. Do người bán giới thiệu sản phẩm rất hay, tôi đã mua về dùng thử một bộ làm đẹp da, mặc dù vậy tôi vẫn băn khoăn không biết hiệu quả của mỹ phẩm này thế nào, có an toàn không?”.
Không riêng chị Dung, hiện nhiều chị em phụ nữ đang bỏ khá nhiều tiền để tậu các loại mỹ phẩm này về xài. Giá bán các loại mỹ phẩm “tế bào gốc” này cũng khá “linh hoạt”, từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng/bộ tùy theo loại từ dạng ống tuýp, dạng kem, viên nén... của nhiều nhãn hiệu như: Juvi, Rekeni, Science & Nature, Ddobyul Skin Therapy…
Bộ "mỹ phẩm tế bào gốc" thực vật chiết xuất từ Sâm cao ly "bạc triệu" của Hàn Quốc - Ảnh: T. Nhã
Giải thích về sự chênh lệch khá lớn về giá bán, chị Ngọc P. người kinh doanh mỹ phẩm ở chợ An Đông, quận 5, cho rằng: “Giá thành của loại sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng da mặt của người sử dụng. Nếu chỉ cần “tút” cho đẹp, thì chỉ loại kem dưỡng là đủ. Còn nếu để điều trị sẹo hay tàn nhang thì buộc phải xài loại đặc trị, với giá bán phải vài triệu đồng/bộ để sử dụng mới có hiệu quả…”.
Hiện ngoài thị trường có hai dạng "mỹ phẩm tế bào gốc" được cho là chiết xuất từ động vật và thực vật. Thế nhưng việc này chưa có nhà chuyên môn nào thẩm định cụ thể, mà chỉ do nhà sản xuất tự công bố. Chúng có xuất xứ từ Nhật, Hàn, Mỹ, Hồng Kông cho đến " Made in Việt Nam".
Khảo sát thị trường cho thấy, thịnh hành nhất tập trung hai loại được người bán quảng cáo chiết xuất từ phôi thai và nhân sâm. Cụ thể, các dòng sản phẩm hiệu Juvi được người bán "nổ" được làm từ "tế bào gốc từ màng dây rốn", trong khi các dòng sản phẩm Super Sciene & Nature được làm từ tế bào gốc nhân sâm Cao ly. Ngoài ra, tại các quầy mỹ phẩm trong nhiều khu chợ ở TP.HCM còn giới thiệu các sản phẩm làm từ tế bào gốc Nha đam, trà xanh thậm chí từ Hải cẩu...
Cho đến thời điểm này vẫn chưa biết loại nào tốt loại nào thường, bởi khi hỏi qua những người đã từng sử dụng điều cho rằng " cũng chẳng có gì đặc biệt", song giá bán của chúng thì "linh hoạt" vô cùng, rẻ nhất cũng " hơn chục ký gạo ngon" cho một sản phẩm dùng trong 2 tuần.
Thận trọng vẫn hơn
Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Giảng viên bộ môn da liễu, Trường Đại học Y dược TP.HCM, tế bào gốc hứa hẹn nhiều tiềm năng cho những nghiên cứu trên sức khỏe con người nên được xem là vấn đề “nóng”. Song, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc đưa tế bào gốc vào mỹ phẩm. Bởi việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc, rồi bảo quản, nuôi cấy thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp, không phải đơn vị nào cũng thực hiện được.
Nhiều loại mỹ phẩm tế bào gốc được quảng cáo rất kêu với thành phần acid hyaluronic, collagen, acid hyaluronic… được lấy từ màng treo dây rốn thai nhi sau khi sinh và dịch tiết nuôi cấy tế bào gốc được dùng làm mỹ phẩm. Thật ra, cũng chỉ chứa các loại enzyme và peptide quen thuộc được “thay tên đổi họ” để làm giá cao hơn.
Có những loại mỹ phẩm được giới thiệu là sản xuất theo “ứng dụng công nghệ tế bào gốc”, không chứa tế bào gốc trong thành phẩm mà chỉ chứa các yếu tố nuôi dưỡng, phát triển tế bào thông qua các dịch nuôi, chỉ có thể tạo lớp sừng cho da đóng vai trò rào cản, giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường, không có khả năng điều tri. Vì vậy, khi mua người tiêu dùng nên lưu ý điểm này.
Cảnh giác với mỹ phẩm "ăn theo" tế bào gốc - Ảnh: T.Nhã
Tế bào gốc hay các sản phẩm liên quan đến nó khi đã trộn chung với mỹ phẩm sẽ không còn tác dụng, thậm chí còn có thể gây nên những phản ứng phụ cho da. Nhiều nước trên thế giới có ngành sinh học, y học tái tạo phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều không cho phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do lo ngại việc sử dụng tế bào của con người làm mỹ phẩm làm tăng các mối lo ngại về sự an toàn như có thế chứa các mầm mống gây bệnh nan y như HIV, viêm gan...
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó phòng Quản lý chất lượng, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định, hiện các cơ quan chức năng không cấp phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do quy định tất cả các thành phần, sản phẩm có nguồn gốc từ những hệ, cơ quan của con người không được phép sử dụng trong mỹ phẩm.
Trần nhã
Hoang mang vì mỹ phẩm “tế bào gốc”
"Trăm hoa đua nở"
Sau một hội thảo mang tên “Tế bào gốc thực vật: công nghệ, hiệu quả và triển vọng ứng dụng trong dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm” do một đơn vị quản lý hối hợp với các DN sản xuất dược phẩm tổ chức hồi tháng 2/2012, sản phẩm được cho là “mỹ phẩm tế bào gốc” dường như được biết đến nhiều hơn và việc tiếp thị, phân phối cũng mạnh hơn.
Nhiều quầy mỹ phẩm không ngần ngại giới thiệu công dụng trên trời của "mỹ phẩm tế bào gốc" - Ảnh: T. Nhã
Chị La Mỹ Dung, ngụ đường Phạm Văn Chí, quận 6, TP.HCM cho biết: “Là mối quen của một quầy bán mỹ phẩm ở chợ Bình Tây, quận 6, tôi được người bán giới thiệu một số mỹ phẩm chăm sóc da, trẻ hóa da có nguồn gốc từ tế bào gốc của con người. Do người bán giới thiệu sản phẩm rất hay, tôi đã mua về dùng thử một bộ làm đẹp da, mặc dù vậy tôi vẫn băn khoăn không biết hiệu quả của mỹ phẩm này thế nào, có an toàn không?”.
Không riêng chị Dung, hiện nhiều chị em phụ nữ đang bỏ khá nhiều tiền để tậu các loại mỹ phẩm này về xài. Giá bán các loại mỹ phẩm “tế bào gốc” này cũng khá “linh hoạt”, từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng/bộ tùy theo loại từ dạng ống tuýp, dạng kem, viên nén... của nhiều nhãn hiệu như: Juvi, Rekeni, Science & Nature, Ddobyul Skin Therapy…
Bộ "mỹ phẩm tế bào gốc" thực vật chiết xuất từ Sâm cao ly "bạc triệu" của Hàn Quốc - Ảnh: T. Nhã
Giải thích về sự chênh lệch khá lớn về giá bán, chị Ngọc P. người kinh doanh mỹ phẩm ở chợ An Đông, quận 5, cho rằng: “Giá thành của loại sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng da mặt của người sử dụng. Nếu chỉ cần “tút” cho đẹp, thì chỉ loại kem dưỡng là đủ. Còn nếu để điều trị sẹo hay tàn nhang thì buộc phải xài loại đặc trị, với giá bán phải vài triệu đồng/bộ để sử dụng mới có hiệu quả…”.
Hiện ngoài thị trường có hai dạng "mỹ phẩm tế bào gốc" được cho là chiết xuất từ động vật và thực vật. Thế nhưng việc này chưa có nhà chuyên môn nào thẩm định cụ thể, mà chỉ do nhà sản xuất tự công bố. Chúng có xuất xứ từ Nhật, Hàn, Mỹ, Hồng Kông cho đến " Made in Việt Nam".
Khảo sát thị trường cho thấy, thịnh hành nhất tập trung hai loại được người bán quảng cáo chiết xuất từ phôi thai và nhân sâm. Cụ thể, các dòng sản phẩm hiệu Juvi được người bán "nổ" được làm từ "tế bào gốc từ màng dây rốn", trong khi các dòng sản phẩm Super Sciene & Nature được làm từ tế bào gốc nhân sâm Cao ly. Ngoài ra, tại các quầy mỹ phẩm trong nhiều khu chợ ở TP.HCM còn giới thiệu các sản phẩm làm từ tế bào gốc Nha đam, trà xanh thậm chí từ Hải cẩu...
Cho đến thời điểm này vẫn chưa biết loại nào tốt loại nào thường, bởi khi hỏi qua những người đã từng sử dụng điều cho rằng " cũng chẳng có gì đặc biệt", song giá bán của chúng thì "linh hoạt" vô cùng, rẻ nhất cũng " hơn chục ký gạo ngon" cho một sản phẩm dùng trong 2 tuần.
Thận trọng vẫn hơn
Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Giảng viên bộ môn da liễu, Trường Đại học Y dược TP.HCM, tế bào gốc hứa hẹn nhiều tiềm năng cho những nghiên cứu trên sức khỏe con người nên được xem là vấn đề “nóng”. Song, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc đưa tế bào gốc vào mỹ phẩm. Bởi việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc, rồi bảo quản, nuôi cấy thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp, không phải đơn vị nào cũng thực hiện được.
Nhiều loại mỹ phẩm tế bào gốc được quảng cáo rất kêu với thành phần acid hyaluronic, collagen, acid hyaluronic… được lấy từ màng treo dây rốn thai nhi sau khi sinh và dịch tiết nuôi cấy tế bào gốc được dùng làm mỹ phẩm. Thật ra, cũng chỉ chứa các loại enzyme và peptide quen thuộc được “thay tên đổi họ” để làm giá cao hơn.
Có những loại mỹ phẩm được giới thiệu là sản xuất theo “ứng dụng công nghệ tế bào gốc”, không chứa tế bào gốc trong thành phẩm mà chỉ chứa các yếu tố nuôi dưỡng, phát triển tế bào thông qua các dịch nuôi, chỉ có thể tạo lớp sừng cho da đóng vai trò rào cản, giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường, không có khả năng điều tri. Vì vậy, khi mua người tiêu dùng nên lưu ý điểm này.
Cảnh giác với mỹ phẩm "ăn theo" tế bào gốc - Ảnh: T.Nhã
Tế bào gốc hay các sản phẩm liên quan đến nó khi đã trộn chung với mỹ phẩm sẽ không còn tác dụng, thậm chí còn có thể gây nên những phản ứng phụ cho da. Nhiều nước trên thế giới có ngành sinh học, y học tái tạo phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều không cho phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do lo ngại việc sử dụng tế bào của con người làm mỹ phẩm làm tăng các mối lo ngại về sự an toàn như có thế chứa các mầm mống gây bệnh nan y như HIV, viêm gan...
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó phòng Quản lý chất lượng, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định, hiện các cơ quan chức năng không cấp phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do quy định tất cả các thành phần, sản phẩm có nguồn gốc từ những hệ, cơ quan của con người không được phép sử dụng trong mỹ phẩm.
Trần nhã