Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Học chết thử một lần...
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới và chính phủ Hàn Quốc đang phải chịu sức ép ngày càng tăng để ngăn chặn tình trạng này.
Dường như tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế nhanh trên thế giới, nhiều người Hàn Quốc ngày càng cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Số liệu mới nhất của chính phủ Hàn Quốc cho biết các vụ tự tử ở nước này đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua. Trung bình mỗi ngày ở Hàn Quốc có tới 42 người tự tử khi đang ở độ tuổi từ 10-40.
Đoan Nhật
Học chết thử một lần...
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới và chính phủ Hàn Quốc đang phải chịu sức ép ngày càng tăng để ngăn chặn tình trạng này.
Dường như tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế nhanh trên thế giới, nhiều người Hàn Quốc ngày càng cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Số liệu mới nhất của chính phủ Hàn Quốc cho biết các vụ tự tử ở nước này đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua. Trung bình mỗi ngày ở Hàn Quốc có tới 42 người tự tử khi đang ở độ tuổi từ 10-40.
Tự tử là vấn nạn lớn của Hàn Quốc. Trong ảnh, người hâm mộ đội mưa tưởng nhớ Park Yong Ha - một diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc, tự tử năm 2010. Hình minh họa
Cứ 100.000 người thì có đến 28 người chết do tự tử, tỉ lệ cao nhất trong số 33 thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Đặc biệt, những người tự tử ở độ tuổi 20 chiếm đa số với 44,6%. Chưa hết, trẻ vị thành niên cũng không là ngoại lệ ở Hàn Quốc. Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết chỉ trong năm 2010 đã có tới 146 học sinh tự tử, trong số đó có 53 em học cấp 2 và 3 em học tiểu học.
Giải mã cho xu hướng tự tử đã thành trào lưu ở Hàn Quốc, các chuyên gia tâm lý nhận định rằng hầu hết các nạn nhân đều bị mắc chứng bệnh trầm cảm nặng do phải chịu quá nhiều áp lực, gặp khó khăn trong công việc hoặc dính tin đồn bôi nhọ người Hàn Quốc rất coi trọng danh dự, họ có xu hướng hình thành lòng tự tôn của mình thông qua cách người khác cảm nhận và đánh giá họ như thế nào. Khi không thể hiện được mình với mọi người theo cách tốt nhất hoặc khi lòng tự trọng bị tổn thương, họ tìm tới cái chết.
Mở khóa học chết thử để ngăn chết thật
Để đối phó với “quốc nạn” này, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa như thành lập các trung tâm ngăn chặn tự tử trên cả nước, lắp đặt điện thoại khẩn cấp trên các cây cầu, mở thêm các phòng tư vấn sức khỏe tâm thần trên khắp cả nước, tăng cường các chương trình giáo dục cho giới trẻ…
Đặc biệt, gần đây ở Hàn Quốc còn có các khóa học “chết thử” để ngăn chặn nạn tự tử đang gia tăng ở nước này. Giáo sư điều dưỡng tại Đại học Sahmyook (Hàn Quốc) Kang Kyung-ah và cũng là người tổ chức khóa học “chết thử” ở một quận Đông Bắc Seoul, cho biết: “Trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, dù họ trẻ hay già”. Còn một người từng có ý định tự tử khẳng định: “Chỉ có một bước từ sự sống đến cái chết, nhưng sự khác biệt rất lớn”.
Theo Giáo sư Kang, “khóa học này có thể giúp nhiều người thay đổi nhận thức về ý nghĩa cuộc sống và giúp họ có cơ hội hiểu bản thân hơn”. Dẫn chứng cụ thể, ở tuổi 62, ông Ha Yu-soo bắt đầu lo nghĩ về cái chết và tự hỏi không biết khi nào tử thần sẽ gõ cửa. Thế rồi, ông Ha quyết định tham gia một lớp học “chết thử” ngay tại Hàn Quốc.
Ông được mặc một chiếc áo choàng truyền thống bằng sợi gai dầu màu vàng (thứ trang phục được mặc cho người chết ở Hàn Quốc) và nằm vào trong một chiếc quan tài. Ông cảm thấy bình an cho đến khi nắp quan tài đóng lại, chỉ còn bóng tối và sự ảm đạm. Khi đó, ông mới nhận ra nỗi sợ hãi tồi tệ nhất: bóng tối vĩnh cửu cuối cùng đã đến. Bước ra khỏi chiếc quan tài lạnh lẽo, ông Ha nói cùng tiếng thở dài nhẹ nhõm: “Ơn trời vì đây chỉ là một lễ tang giả”.
Bầu không khí sau đám tang thông thường rất ảm đạm, song những người tham gia “chết thử” lại vui mừng vì được trở lại cuộc sống. Họ bắt đầu vỗ tay và hát vang một bài ca mang tên “Hạnh phúc”.
Ông Ha là một trong số 70 người tham dự khóa “chết thử” được một văn phòng địa phương ở quận Đông Bắc Seoul thực hiện. Phương châm của khóa học này là: “Đừng biến cuộc sống thành một sự ban ơn”.
Bà Baek Sung-ok, mắc bệnh ung thư buồng trứng từng từ chối hóa trị vài năm trước, cho biết việc trải nghiệm cái chết thử làm bà cảm thấy trân trọng hơn những người xung quanh. Bà cất tiếng từ trong quan tài: “Tôi sẽ từ bỏ tính tham lam, ích kỷ với chồng và yêu con gái nhiều hơn”.
Theo China Daily, một hoạt động khác trong khóa học “chết thử” này là viết thư tuyệt mệnh. “Ngay cả khi cha không còn trên cõi đời này, mong các con hãy hòa thuận và vị tha hơn với nhau”, viết những dòng trên cho 4 con yêu của mình, ông Kim Young-sook đã không thể cầm lòng. Đúng là trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người.
Tất nhiên, trong khi một số người thấy đám tang giả như một cách để phản ánh cuộc sống và chuẩn bị cho cái chết, thì nhiều người lại hoài nghi liệu việc mô phỏng cái chết có thể ngăn chặn tự sát và cho rằng một số doanh nhân đang làm việc này để kiếm lời. Giáo sư Kang phản biện: “Thay vì chuẩn bị cho cái chết, chương trình này muốn họ nghĩ về cuộc sống và tận hưởng nó một cách có ý nghĩa hơn”.
Theo Phụ nữ Thủ đô
Chết thử và Chết thật
Chuyện mô tả một người giả vờ chết sau khi uống một ly nước lọc, mà người nhà tưởng ông đã uống thuốc độc để quyên sinh. Ðã hơn nửa thế kỷ qua, tôi không còn nhớ tác giả mô tả nhân vật chính trong vở kịch giả chết như thế nào và có sự phụ giúp của ai không, nhưng trong khi chờ tẩm liệm, ông được nghe và biết con cái, bà con và bạn bè của ông nói về ông và đối xử với ông như thế nào!
Bạn cứ thử tưởng tượng ra khi đã nằm trong quan tài ở nhà quàn rồi, mà bạn có thể nghe những người đến viếng, bề ngoài thắp nén nhang kính cẩn viếng bạn, nhưng sau đó lại đàn đúm nói xấu bạn hết lời, hay đứa con bất hiếu đang toan tính chi ly chia phần phí tổn tang lễ sau này cho anh em ra sao, và lăm le để ý đến cái nhà, cái xe, trương mục trong ngân hàng của bạn và rồi đây sẽ gửi người vợ già của bạn vào nhà dưỡng lão nào?
Giá người ta có thể chết thử một lần rồi sống lại thì sướng biết mấy? Bạn sẽ biết có bao nhiêu trang báo chia buồn, sẽ có bao nhiêu tràng hoa viếng, bao nhiêu người tiễn chân bạn đến mộ phần. Sẽ có bao nhiêu người vui mừng khi nghe tin bạn qua đời, và sẽ có những ai thương yêu thật sự, bàng hoàng, tiếc nuối về sự ra đi của bạn.Thế giới này không còn sự hiện hữu của bạn có thay đổi gì không?
Nhưng người ta chỉ có thể chết một lần, nên mọi điều xẩy ra sau cái chết, vui buồn, xấu tốt, bạn không thể nào biết được, nếu chết là hết. Thôi như thế cũng hay! Nếu biết những gì xẩy ra sau cái chết của bạn, có hai điều xẩy ra, một là bạn muốn chết phứt đi cho xong, hai là lại yêu cuộc sống này hơn. Tôi nghĩ là bạn sẽ chọn điều thứ hai, vì dầu sao cuộc sống này cũng không đến nỗi nào đáng ghét.
Một văn phòng dịch vụ ở Hán Thành, Nam Hàn có sáng kiến là sẽ tạo cơ hội cho khách hàng qua một lần chết thử, để thấy cảm giác nó ra sao, cũng như quan niệm về sự sống có gì thay đổi, khi bạn, coi như từ cõi chết, sống trở lại, dở nắp hòm ngồi dậy. Ông Ha Yu-soo, 62 tuổi là một người khách hàng của dịch vụ chết thử. Ông mặc một bộ quốc phục dành cho người chết khi tẩm liệm, nằm thẳng trong quan tài chiếc quan tài chật hẹp, ông không cảm thấy điều gì khác lạ thay đổi, cho đến khi nắp quan tài được đóng lại và nghe tiếng búa gõ trên nắp hòm. Trong bóng tối vây tỏa, lặng câm, ông cảm thấy sợ hãi vô cùng, tưởng như mình đã chết thật. Những giây phút trong bóng tối dày đặc đó, những ý nghĩ chết chóc ập đến, và bao nhiêu ý nghĩ hiện lên trong đầu óc ông. Nhưng may, ông đã trấn an mình: “Ðây chỉ là một sự chết giả mà thôi!” Lạy trời, đẹp đẽ biết bao khi ta vẫn còn sống! Từ“phút chết” trong bóng tối bước ra ngoài ánh sáng của sự sống, trong tâm hồn ông đã có một sự thay đổi lớn.
Ban tổ chức khóa học, cho biết, kinh nghiệm về cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, bất kể họ già hay trẻ, thuộc tầng lớp nào trong xã hội.
Sau khi chết thử, những người này cảm thấy sự sống đáng quý hơn, những người chung quanh mình đáng yêu hơn, tha thứ mọi lỗi lầm của kẻ khác. Ðiều này cũng như sau khi thoát chết trong một tai nạn thảm khốc nào đó, con người trở nên hiền lương, bỏ mọi sự tham lam, cố chấp hẹp hòi, và mở rộng tấm lòng hơn đối với tha nhân.
Nhiều người đã thay đổi sau khi họ thoát chết từ vụ tháp đôi ở New York hay từ vụ Tsunami mới đây của nước Nhật. Chúng ta sẽôm hôn mọi người, xem cái tôi từ nay là hạt cát, chúng ta sẽ không còn kẻ thù, không còn ai để ghét bỏ. Ngoài đường phố sáng nay sao thấy ai mặt mày cũng trung hậu, dễ thương, chúng ta muốn chào hỏi với cả thiên hạ, bắt tay mọi người và la lớn ở góc phố như một thằng điên: “Tôi vẫn còn sống! Tôi yêu thương hết thảy mọi người!”
Khi nằm trong quan tài “chết thử” có thể người ta sẽ nghĩđến những việc lâu nay chưa làm, những món tiền chưa tiêu hết, những điều chưa nói với ai đó. Trước khi chết, bạn sẽ viết thư cho ai, để lại chúc thư như thế nào, nói những lời trăn trối ra sao? Một người trước khi chết thửđã viết cho con: “Ngay cả khi cha không còn trên cõi đời này, mong các con hãy hòa thuận vàđối xử với nhau tử tế hơn!” Một bệnh nhân ung thưđang ở vào thời kỳ cuối cùng, cho biết, việc trải nghiệm cái chết thử làm bà cảm thấy thương yêu hơn đối với những người xung quanh. Bà hứa “sẽ từ bỏ thói tham lam, ích kỷ với chồng và yêu con cái nhiều hơn”.
Ðó chỉ mới là chuyện “chết thử!”Còn như, bằng cách nào đó bạn biết rằng chỉ còn 24 giờđồng hồ nữa thôi, bạn sẽ thở hơi thở cuối cùng, giã từ cuộc đời đẹp đẽ này, thì bạn sẽ làm gì, suy nghĩ ra sao, đối xử với mọi người như thế nào? Trong trương mục ngân hàng, bạn có nửa triệu đồng chưa tiêu hết, bạn sẽ phân bố như thế nào, cho ai? Bạn chưa kịp nói với ai một lời xin lỗi, chưa kịp nói với ai một lời yêu thương. Trong sự hối hả của chút thời gian còn lại, bạn hối tiếc những gì, ân hận điều chi? Có những người trong gian trá, lừa lọc kiếm đồng tiền bất chính, để trở nên giàu có, có những kẻ đạp lên đầu người khác để tìm chỗ tiến thân cho mình, tiền của, danh vọng nào có thể mang theo?
Không, cũng như những người chết khác, bạn sẽ ra đi tay không? Chỉ còn 24 tiếng đồng hồ ngắn ngủi nữa thôi, dù có vội vàng, chúng ta cũng không làm kịp những điều chưa làm, sửa đổi kịp những điều lầm lỗi. Ðó là trường hợp chỉ một mình bạn ra đi.Những nhà tiên tri trên thế giới này loan báo về một ngày tận thế, dùđã sai nhiều lần và nói đi nói lại nhiều lần, đến nỗi những lời tiên tri đã trở thành một trò bịp nhảm nhí, nhưng phần tôi, tôi vẫn tin sẽ có ngày như thế. Chúng ta đã thấy cảnh tượng bình địa ở Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8-1945, khi hai quả bom nguyên tử rơi xuống đã giết khoảng 210, 000 người. Trận sóng thần tồi tệ nhất trong lịch sử được ghi nhận là tại Ấn Ðộ Ðương vào năm 2004 đã gây cảnh hoang tàn và giết chết 230,000 người ở 11 quốc gia. Tsunami ở Nhật năm 2011 làm thiệt mạng hơn 20,000 người và những quang cảnh chúng ta thấy ở miền Bắc nước Nhật không khác gì một bãi rác khổng lồ. Ðó chính là hình ảnh cho ta thấy trước những gì sẻ xẩy ra trong ngày tận thế.
Ðến một ngày nào đó quả đất này sẽ nổ tung hay tất cả các băng sơn ở Bắc Băng Dương sẽ tan rã, nhận chìm địa cầu này dưới hai mươi thước nước. Sẽ không còn một sinh vật nào trên trái đất này nữa! Nếu có một ngày như thế sẽ đến ngay ngày mai đây thôi, liệu chúng ta có sống được một ngày tốt hơn, ngay thẳng hơn, tử tế với đồng loại của chúng ta hay không? Không cần phải chết thử, mỗi người chúng ta đều phải đến một ngày chết thật!
“Thử chết” ở Thái Lan
(Tin tuc) - Wat Prommanee là một ngôi đền kỳ lạ tại Thái Lan bởi đến đó bạn có cơ hội trải qua cảm giác chết đi sống lại chỉ với một số tiền nhỏ.
Wat Prommanee nằm cách thủ đô Bangkok 60 dặm về phía Bắc và khi đến đây bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy 9 cỗ quan tài lớn với màu sắc rực rỡ nằm ngay tại điện chính. 9 cỗ quan tài được cho là biểu tượng của 9 tầng địa ngục.
9 chiếc quan tài đặt trong ngôi đền Wat Prommanee
Và điều bất ngờ hơn cả là bạn sẽ thấy hàng nghìn người xếp hàng chờ đợi với mong muốn được trải qua cảm giác chết đi sống lại trong vòng 90 giây.
Đến Wat Prommanee bạn có cơ hội nằm trong quan tài...
Được biết kể từ khi nghi lễ đặc biệt này ra đời tại đây, ngôi đền này đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và những người bi quan hay cảm thấy tuyệt vọng thường tìm đến đây để cầm một bó hoa, thì thầm những lời cầu nguyện rồi nằm trong quan tài, lắng nghe kinh Phật, tỉnh dậy và cảm thấy cuộc sống tuyệt vời hơn rất nhiều.
...để thử cảm giác chết đi sống lại.
Khi đó bạn sẽ được lắng nghe tiếng đọc kinh của các nhà sư....
Chị Nual Chaichamni, một người đã từng trải qua cảm giác đặc biệt này cho biết: “Khi nằm trong quan tài tôi cảm thấy rất ấm áp và khi bước ra, tôi thấy thoải mái hơn trước rất nhiều. Lúc đó, tôi bắt đầu nghĩ về những điều tốt đẹp, nghĩ về hình ảnh của Đức Phật ở trên điện thờ và tôi cảm thấy tốt hơn”.
...và khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp hơn trước rất nhiều
Có lẽ nếu có cơ hội đến thăm Thái Lan, bạn nên tới ngôi đền đặc biệt này để cảm nhận cảm giác khi nằm trong quan tài, lắng nghe tiếng đọc kinh của các nhà sư và để hiểu cuộc sống quý giá đến nhường nào.
Chết thử một lần cho biết
(TNO) Những ai muốn biết cái cảm giác nằm trong quan tài ra sao thì xin mời đến khách sạn Mausoleum ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).
Chủ khách sạn là một phụ nữ, bà Jiao Meige. Đầu tiên, bà thuê một khu đất định làm trang trại nhưng vì trong khu đất có quá nhiều ngôi mộ cũ nên chẳng ai dám làm việc cho bà. Làm trang trại không xong, bà chủ quyết biến nó thành... khách sạn dựa trên một thế mạnh mà không phải ai cũng có được: những ngôi mộ!
Cái khách sạn của bà được xây giống như một lăng mộ, còn những chiếc giường thì có hình quan tài! Ban đêm, nhân viên khách sạn sẽ không làm việc nên các vị khách quý tha hồ “chết” mà không sợ bị bất kỳ ai làm phiền. Còn nếu họ thấy buồn thì cứ việc ra khỏi “quan tài” mà thăm viếng các “láng giềng” nằm trong các ngôi mộ thật ở bên ngoài.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Học chết thử một lần...
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới và chính phủ Hàn Quốc đang phải chịu sức ép ngày càng tăng để ngăn chặn tình trạng này.
Dường như tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế nhanh trên thế giới, nhiều người Hàn Quốc ngày càng cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Số liệu mới nhất của chính phủ Hàn Quốc cho biết các vụ tự tử ở nước này đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua. Trung bình mỗi ngày ở Hàn Quốc có tới 42 người tự tử khi đang ở độ tuổi từ 10-40.
Học chết thử một lần...
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới và chính phủ Hàn Quốc đang phải chịu sức ép ngày càng tăng để ngăn chặn tình trạng này.
Dường như tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế nhanh trên thế giới, nhiều người Hàn Quốc ngày càng cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Số liệu mới nhất của chính phủ Hàn Quốc cho biết các vụ tự tử ở nước này đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua. Trung bình mỗi ngày ở Hàn Quốc có tới 42 người tự tử khi đang ở độ tuổi từ 10-40.
Tự tử là vấn nạn lớn của Hàn Quốc. Trong ảnh, người hâm mộ đội mưa tưởng nhớ Park Yong Ha - một diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc, tự tử năm 2010. Hình minh họa
Cứ 100.000 người thì có đến 28 người chết do tự tử, tỉ lệ cao nhất trong số 33 thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Đặc biệt, những người tự tử ở độ tuổi 20 chiếm đa số với 44,6%. Chưa hết, trẻ vị thành niên cũng không là ngoại lệ ở Hàn Quốc. Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết chỉ trong năm 2010 đã có tới 146 học sinh tự tử, trong số đó có 53 em học cấp 2 và 3 em học tiểu học.
Giải mã cho xu hướng tự tử đã thành trào lưu ở Hàn Quốc, các chuyên gia tâm lý nhận định rằng hầu hết các nạn nhân đều bị mắc chứng bệnh trầm cảm nặng do phải chịu quá nhiều áp lực, gặp khó khăn trong công việc hoặc dính tin đồn bôi nhọ người Hàn Quốc rất coi trọng danh dự, họ có xu hướng hình thành lòng tự tôn của mình thông qua cách người khác cảm nhận và đánh giá họ như thế nào. Khi không thể hiện được mình với mọi người theo cách tốt nhất hoặc khi lòng tự trọng bị tổn thương, họ tìm tới cái chết.
Mở khóa học chết thử để ngăn chết thật
Để đối phó với “quốc nạn” này, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa như thành lập các trung tâm ngăn chặn tự tử trên cả nước, lắp đặt điện thoại khẩn cấp trên các cây cầu, mở thêm các phòng tư vấn sức khỏe tâm thần trên khắp cả nước, tăng cường các chương trình giáo dục cho giới trẻ…
Đặc biệt, gần đây ở Hàn Quốc còn có các khóa học “chết thử” để ngăn chặn nạn tự tử đang gia tăng ở nước này. Giáo sư điều dưỡng tại Đại học Sahmyook (Hàn Quốc) Kang Kyung-ah và cũng là người tổ chức khóa học “chết thử” ở một quận Đông Bắc Seoul, cho biết: “Trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, dù họ trẻ hay già”. Còn một người từng có ý định tự tử khẳng định: “Chỉ có một bước từ sự sống đến cái chết, nhưng sự khác biệt rất lớn”.
Theo Giáo sư Kang, “khóa học này có thể giúp nhiều người thay đổi nhận thức về ý nghĩa cuộc sống và giúp họ có cơ hội hiểu bản thân hơn”. Dẫn chứng cụ thể, ở tuổi 62, ông Ha Yu-soo bắt đầu lo nghĩ về cái chết và tự hỏi không biết khi nào tử thần sẽ gõ cửa. Thế rồi, ông Ha quyết định tham gia một lớp học “chết thử” ngay tại Hàn Quốc.
Ông được mặc một chiếc áo choàng truyền thống bằng sợi gai dầu màu vàng (thứ trang phục được mặc cho người chết ở Hàn Quốc) và nằm vào trong một chiếc quan tài. Ông cảm thấy bình an cho đến khi nắp quan tài đóng lại, chỉ còn bóng tối và sự ảm đạm. Khi đó, ông mới nhận ra nỗi sợ hãi tồi tệ nhất: bóng tối vĩnh cửu cuối cùng đã đến. Bước ra khỏi chiếc quan tài lạnh lẽo, ông Ha nói cùng tiếng thở dài nhẹ nhõm: “Ơn trời vì đây chỉ là một lễ tang giả”.
Bầu không khí sau đám tang thông thường rất ảm đạm, song những người tham gia “chết thử” lại vui mừng vì được trở lại cuộc sống. Họ bắt đầu vỗ tay và hát vang một bài ca mang tên “Hạnh phúc”.
Ông Ha là một trong số 70 người tham dự khóa “chết thử” được một văn phòng địa phương ở quận Đông Bắc Seoul thực hiện. Phương châm của khóa học này là: “Đừng biến cuộc sống thành một sự ban ơn”.
Bà Baek Sung-ok, mắc bệnh ung thư buồng trứng từng từ chối hóa trị vài năm trước, cho biết việc trải nghiệm cái chết thử làm bà cảm thấy trân trọng hơn những người xung quanh. Bà cất tiếng từ trong quan tài: “Tôi sẽ từ bỏ tính tham lam, ích kỷ với chồng và yêu con gái nhiều hơn”.
Theo China Daily, một hoạt động khác trong khóa học “chết thử” này là viết thư tuyệt mệnh. “Ngay cả khi cha không còn trên cõi đời này, mong các con hãy hòa thuận và vị tha hơn với nhau”, viết những dòng trên cho 4 con yêu của mình, ông Kim Young-sook đã không thể cầm lòng. Đúng là trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người.
Tất nhiên, trong khi một số người thấy đám tang giả như một cách để phản ánh cuộc sống và chuẩn bị cho cái chết, thì nhiều người lại hoài nghi liệu việc mô phỏng cái chết có thể ngăn chặn tự sát và cho rằng một số doanh nhân đang làm việc này để kiếm lời. Giáo sư Kang phản biện: “Thay vì chuẩn bị cho cái chết, chương trình này muốn họ nghĩ về cuộc sống và tận hưởng nó một cách có ý nghĩa hơn”.
Theo Phụ nữ Thủ đô
Chết thử và Chết thật
Chuyện mô tả một người giả vờ chết sau khi uống một ly nước lọc, mà người nhà tưởng ông đã uống thuốc độc để quyên sinh. Ðã hơn nửa thế kỷ qua, tôi không còn nhớ tác giả mô tả nhân vật chính trong vở kịch giả chết như thế nào và có sự phụ giúp của ai không, nhưng trong khi chờ tẩm liệm, ông được nghe và biết con cái, bà con và bạn bè của ông nói về ông và đối xử với ông như thế nào!
Bạn cứ thử tưởng tượng ra khi đã nằm trong quan tài ở nhà quàn rồi, mà bạn có thể nghe những người đến viếng, bề ngoài thắp nén nhang kính cẩn viếng bạn, nhưng sau đó lại đàn đúm nói xấu bạn hết lời, hay đứa con bất hiếu đang toan tính chi ly chia phần phí tổn tang lễ sau này cho anh em ra sao, và lăm le để ý đến cái nhà, cái xe, trương mục trong ngân hàng của bạn và rồi đây sẽ gửi người vợ già của bạn vào nhà dưỡng lão nào?
Giá người ta có thể chết thử một lần rồi sống lại thì sướng biết mấy? Bạn sẽ biết có bao nhiêu trang báo chia buồn, sẽ có bao nhiêu tràng hoa viếng, bao nhiêu người tiễn chân bạn đến mộ phần. Sẽ có bao nhiêu người vui mừng khi nghe tin bạn qua đời, và sẽ có những ai thương yêu thật sự, bàng hoàng, tiếc nuối về sự ra đi của bạn.Thế giới này không còn sự hiện hữu của bạn có thay đổi gì không?
Nhưng người ta chỉ có thể chết một lần, nên mọi điều xẩy ra sau cái chết, vui buồn, xấu tốt, bạn không thể nào biết được, nếu chết là hết. Thôi như thế cũng hay! Nếu biết những gì xẩy ra sau cái chết của bạn, có hai điều xẩy ra, một là bạn muốn chết phứt đi cho xong, hai là lại yêu cuộc sống này hơn. Tôi nghĩ là bạn sẽ chọn điều thứ hai, vì dầu sao cuộc sống này cũng không đến nỗi nào đáng ghét.
Một văn phòng dịch vụ ở Hán Thành, Nam Hàn có sáng kiến là sẽ tạo cơ hội cho khách hàng qua một lần chết thử, để thấy cảm giác nó ra sao, cũng như quan niệm về sự sống có gì thay đổi, khi bạn, coi như từ cõi chết, sống trở lại, dở nắp hòm ngồi dậy. Ông Ha Yu-soo, 62 tuổi là một người khách hàng của dịch vụ chết thử. Ông mặc một bộ quốc phục dành cho người chết khi tẩm liệm, nằm thẳng trong quan tài chiếc quan tài chật hẹp, ông không cảm thấy điều gì khác lạ thay đổi, cho đến khi nắp quan tài được đóng lại và nghe tiếng búa gõ trên nắp hòm. Trong bóng tối vây tỏa, lặng câm, ông cảm thấy sợ hãi vô cùng, tưởng như mình đã chết thật. Những giây phút trong bóng tối dày đặc đó, những ý nghĩ chết chóc ập đến, và bao nhiêu ý nghĩ hiện lên trong đầu óc ông. Nhưng may, ông đã trấn an mình: “Ðây chỉ là một sự chết giả mà thôi!” Lạy trời, đẹp đẽ biết bao khi ta vẫn còn sống! Từ“phút chết” trong bóng tối bước ra ngoài ánh sáng của sự sống, trong tâm hồn ông đã có một sự thay đổi lớn.
Ban tổ chức khóa học, cho biết, kinh nghiệm về cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, bất kể họ già hay trẻ, thuộc tầng lớp nào trong xã hội.
Sau khi chết thử, những người này cảm thấy sự sống đáng quý hơn, những người chung quanh mình đáng yêu hơn, tha thứ mọi lỗi lầm của kẻ khác. Ðiều này cũng như sau khi thoát chết trong một tai nạn thảm khốc nào đó, con người trở nên hiền lương, bỏ mọi sự tham lam, cố chấp hẹp hòi, và mở rộng tấm lòng hơn đối với tha nhân.
Nhiều người đã thay đổi sau khi họ thoát chết từ vụ tháp đôi ở New York hay từ vụ Tsunami mới đây của nước Nhật. Chúng ta sẽôm hôn mọi người, xem cái tôi từ nay là hạt cát, chúng ta sẽ không còn kẻ thù, không còn ai để ghét bỏ. Ngoài đường phố sáng nay sao thấy ai mặt mày cũng trung hậu, dễ thương, chúng ta muốn chào hỏi với cả thiên hạ, bắt tay mọi người và la lớn ở góc phố như một thằng điên: “Tôi vẫn còn sống! Tôi yêu thương hết thảy mọi người!”
Khi nằm trong quan tài “chết thử” có thể người ta sẽ nghĩđến những việc lâu nay chưa làm, những món tiền chưa tiêu hết, những điều chưa nói với ai đó. Trước khi chết, bạn sẽ viết thư cho ai, để lại chúc thư như thế nào, nói những lời trăn trối ra sao? Một người trước khi chết thửđã viết cho con: “Ngay cả khi cha không còn trên cõi đời này, mong các con hãy hòa thuận vàđối xử với nhau tử tế hơn!” Một bệnh nhân ung thưđang ở vào thời kỳ cuối cùng, cho biết, việc trải nghiệm cái chết thử làm bà cảm thấy thương yêu hơn đối với những người xung quanh. Bà hứa “sẽ từ bỏ thói tham lam, ích kỷ với chồng và yêu con cái nhiều hơn”.
Ðó chỉ mới là chuyện “chết thử!”Còn như, bằng cách nào đó bạn biết rằng chỉ còn 24 giờđồng hồ nữa thôi, bạn sẽ thở hơi thở cuối cùng, giã từ cuộc đời đẹp đẽ này, thì bạn sẽ làm gì, suy nghĩ ra sao, đối xử với mọi người như thế nào? Trong trương mục ngân hàng, bạn có nửa triệu đồng chưa tiêu hết, bạn sẽ phân bố như thế nào, cho ai? Bạn chưa kịp nói với ai một lời xin lỗi, chưa kịp nói với ai một lời yêu thương. Trong sự hối hả của chút thời gian còn lại, bạn hối tiếc những gì, ân hận điều chi? Có những người trong gian trá, lừa lọc kiếm đồng tiền bất chính, để trở nên giàu có, có những kẻ đạp lên đầu người khác để tìm chỗ tiến thân cho mình, tiền của, danh vọng nào có thể mang theo?
Không, cũng như những người chết khác, bạn sẽ ra đi tay không? Chỉ còn 24 tiếng đồng hồ ngắn ngủi nữa thôi, dù có vội vàng, chúng ta cũng không làm kịp những điều chưa làm, sửa đổi kịp những điều lầm lỗi. Ðó là trường hợp chỉ một mình bạn ra đi.Những nhà tiên tri trên thế giới này loan báo về một ngày tận thế, dùđã sai nhiều lần và nói đi nói lại nhiều lần, đến nỗi những lời tiên tri đã trở thành một trò bịp nhảm nhí, nhưng phần tôi, tôi vẫn tin sẽ có ngày như thế. Chúng ta đã thấy cảnh tượng bình địa ở Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8-1945, khi hai quả bom nguyên tử rơi xuống đã giết khoảng 210, 000 người. Trận sóng thần tồi tệ nhất trong lịch sử được ghi nhận là tại Ấn Ðộ Ðương vào năm 2004 đã gây cảnh hoang tàn và giết chết 230,000 người ở 11 quốc gia. Tsunami ở Nhật năm 2011 làm thiệt mạng hơn 20,000 người và những quang cảnh chúng ta thấy ở miền Bắc nước Nhật không khác gì một bãi rác khổng lồ. Ðó chính là hình ảnh cho ta thấy trước những gì sẻ xẩy ra trong ngày tận thế.
Ðến một ngày nào đó quả đất này sẽ nổ tung hay tất cả các băng sơn ở Bắc Băng Dương sẽ tan rã, nhận chìm địa cầu này dưới hai mươi thước nước. Sẽ không còn một sinh vật nào trên trái đất này nữa! Nếu có một ngày như thế sẽ đến ngay ngày mai đây thôi, liệu chúng ta có sống được một ngày tốt hơn, ngay thẳng hơn, tử tế với đồng loại của chúng ta hay không? Không cần phải chết thử, mỗi người chúng ta đều phải đến một ngày chết thật!
“Thử chết” ở Thái Lan
(Tin tuc) - Wat Prommanee là một ngôi đền kỳ lạ tại Thái Lan bởi đến đó bạn có cơ hội trải qua cảm giác chết đi sống lại chỉ với một số tiền nhỏ.
Wat Prommanee nằm cách thủ đô Bangkok 60 dặm về phía Bắc và khi đến đây bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy 9 cỗ quan tài lớn với màu sắc rực rỡ nằm ngay tại điện chính. 9 cỗ quan tài được cho là biểu tượng của 9 tầng địa ngục.
9 chiếc quan tài đặt trong ngôi đền Wat Prommanee
Và điều bất ngờ hơn cả là bạn sẽ thấy hàng nghìn người xếp hàng chờ đợi với mong muốn được trải qua cảm giác chết đi sống lại trong vòng 90 giây.
Đến Wat Prommanee bạn có cơ hội nằm trong quan tài...
Được biết kể từ khi nghi lễ đặc biệt này ra đời tại đây, ngôi đền này đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và những người bi quan hay cảm thấy tuyệt vọng thường tìm đến đây để cầm một bó hoa, thì thầm những lời cầu nguyện rồi nằm trong quan tài, lắng nghe kinh Phật, tỉnh dậy và cảm thấy cuộc sống tuyệt vời hơn rất nhiều.
...để thử cảm giác chết đi sống lại.
Khi đó bạn sẽ được lắng nghe tiếng đọc kinh của các nhà sư....
Chị Nual Chaichamni, một người đã từng trải qua cảm giác đặc biệt này cho biết: “Khi nằm trong quan tài tôi cảm thấy rất ấm áp và khi bước ra, tôi thấy thoải mái hơn trước rất nhiều. Lúc đó, tôi bắt đầu nghĩ về những điều tốt đẹp, nghĩ về hình ảnh của Đức Phật ở trên điện thờ và tôi cảm thấy tốt hơn”.
...và khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp hơn trước rất nhiều
Có lẽ nếu có cơ hội đến thăm Thái Lan, bạn nên tới ngôi đền đặc biệt này để cảm nhận cảm giác khi nằm trong quan tài, lắng nghe tiếng đọc kinh của các nhà sư và để hiểu cuộc sống quý giá đến nhường nào.
Chết thử một lần cho biết
(TNO) Những ai muốn biết cái cảm giác nằm trong quan tài ra sao thì xin mời đến khách sạn Mausoleum ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).
Chủ khách sạn là một phụ nữ, bà Jiao Meige. Đầu tiên, bà thuê một khu đất định làm trang trại nhưng vì trong khu đất có quá nhiều ngôi mộ cũ nên chẳng ai dám làm việc cho bà. Làm trang trại không xong, bà chủ quyết biến nó thành... khách sạn dựa trên một thế mạnh mà không phải ai cũng có được: những ngôi mộ!
Cái khách sạn của bà được xây giống như một lăng mộ, còn những chiếc giường thì có hình quan tài! Ban đêm, nhân viên khách sạn sẽ không làm việc nên các vị khách quý tha hồ “chết” mà không sợ bị bất kỳ ai làm phiền. Còn nếu họ thấy buồn thì cứ việc ra khỏi “quan tài” mà thăm viếng các “láng giềng” nằm trong các ngôi mộ thật ở bên ngoài.