Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công?
osted by adminbasam on 05/09/2016
5-9-2016
** Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công? **
Về tranh cãi ‘học tiếng Hán làm gì?’ Được biết người Việt trong nước đang cãi nhau về chữ Hán (Old Chinese Script) hơn là tiếng Trung (Modern Chinese language, Mandarin) – Song, xin góp ý ngắn gọn về vấn đề dạy học cả về tiếng Hán lẫn tiếng Trung:
Việt Nam không nên mất quá nhiều thời gian và quá nhiều công sức trong việc học cả tiếng Hán lẫn tiếng Trung.
Việc học tiếng Trung/Hán chỉ cần thiết cho những người cần…. v.d. cho những người đang hay có ý định sống ở Hoa Lục, hoặc có việc với Trung Quốc, có quan tâm sâu sắc đến lịch sử của đất nước và nhất là sự phát triển của Tiếng việt, những người buôn bán, những mục đích bảo vệ đất nước, bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam v.v… Còn đối với những người khác, hỏi học tiếng Hán để làm gì là đúng. Học tiếng Trung làm gì, là hai câu hỏi sâu sắc.
Mặt khác, có khá nhiều lý do để không học. Trong đó, đối với tôi lý do lớn nhất và đúng nhất đó là mất công! Nghe có vẻ hoặc thực chất là quá đáng, có lẽ không nên nói thế. Xin giải thích thế này:
Khi còn đang sống ở HK cả hai nhóc trong nhà (8 tuổi và 6 tuổi) đều ‘được’ hoặc buộc phải học tiếng Trung phổ thông (TTPT – tức Mandarin) ít nhất năm tiết trong tuần. Thực ra, nếu chúng học tiếng Quảng Đông tôi sẽ yên tâm hơn vì lúc đó chúng tôi đang sống ở HK.
Mặc dù hai con của tôi học rất giỏi, đặc biệt là đứa lớn, nhưng không vì thế mà tôi buồn, còn bây giờ thì tôi rất vui vì chúng sẽ không phải học tiếng TTPT nữa.
Vì sao? Vì theo tôi, học tiếng Trung/Hán là vô cùng không hiệu quả (cả về thời gian lẫn về sự phát triển con người) … Tuy là một ngôn ngữ dù giàu truyền thống đi nữa nhưng phải nói là vô cùng mất công.
Trẻ em Việt Nam vốn đã phải mang gánh nặng lớn bởi nền giáo dục phổ thông/thêm của mình, vì vậy, thực sự là nên tập trung vào việc giáo dục trẻ em tốt đã. Nếu có vài phần trăm học sinh (hoặc có cha mẹ) muốn học tiếng Tầu thì ok.
Ở các nước nói tiếng Trung, nhất là Hoa Lục và Hồng Kông, trẻ em phải dành quá nhiều thời gian để thuộc lòng vô số chữ của một hệ thống viết vô cùng phi logic. Cách học duy nhất là học thuộc lòng.
Ừ thì biết rằng tiếng Nhật cũng khó ở chỗ đó. Ừ thì biết rằng tiếng Hán có một vị trí cốt yếu trong lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam.
Nhưng tôi đã thấy trực tiếp số phận của bao nhiêu trẻ em ở HK không có thời gian để nghỉ ngơi và để phát triển một cách bình thường. Con tôi có mấy bạn cuối tuần chả đi đâu cả, chỉ học chữ mà thôi. Buồn!
Ở Đông Á, hai nước Triều Tiên và Việt Nam khá là may mắn khi đã thoát khỏi hệ thống ngôn ngữ lỗi thời của Hoa Lục.
Như ta biết, Hangul của Hàn Quốc mới phát triển từ thế kỷ 16 và theo hệ thống alphabet chứ không phải là một writing system based on characters (chữ viết dựa trên ký tự). Dù ngữ pháp của tiếng Hàn không dễ nhưng ít nhất hệ thống viết cực kỳ đơn giản, dễ học. Ta có thấy một tỷ lệ lớn người Hàn Quốc học tiếng Hán không? Không.
Cụ thể, tôi đề nghị như thế này: Đừng buộc trẻ em Việt Nam học tiếng Trung hay tiếng Hán. Nếu chúng muốn học thì sẽ tạo điều kiện. Về việc làm sao dạy trong trường cấp III hay cấp II thì tôi không nói. Chỉ xin đề nghị rằng không hề có bất cứ lý do tốt nào để bắt buộc một tỷ lệ lớn trẻ em Việt Nam học tiếng Trung/Hán cả.
Nếu không đồng ý với ý kiến của mình thì o.k. Nếu dạy hay là chuyên gia về tiếng Trung/Hán thì xin đừng hiểu ý sai. Nếu đang ăn lương của Học Viện Không Tử hay có âm mưu thì tôi cũng hiểu.
Cũng sẵn sàng thừa nhận quan điểm của mình về vấn đề này là hơi quá … (ngay trong gia đình của tôi có một trong những học giả hàng đầu trên thế giới về vấn đề dạy tiếng Trung mà… )
Chỉ muốn trẻ em Việt Nam lớn lên một cách vui vẻ. Để bay và không bị bắt.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công?
5-9-2016
** Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công? **
Về tranh cãi ‘học tiếng Hán làm gì?’ Được biết người Việt trong nước đang cãi nhau về chữ Hán (Old Chinese Script) hơn là tiếng Trung (Modern Chinese language, Mandarin) – Song, xin góp ý ngắn gọn về vấn đề dạy học cả về tiếng Hán lẫn tiếng Trung:
Việt Nam không nên mất quá nhiều thời gian và quá nhiều công sức trong việc học cả tiếng Hán lẫn tiếng Trung.
Việc học tiếng Trung/Hán chỉ cần thiết cho những người cần…. v.d. cho những người đang hay có ý định sống ở Hoa Lục, hoặc có việc với Trung Quốc, có quan tâm sâu sắc đến lịch sử của đất nước và nhất là sự phát triển của Tiếng việt, những người buôn bán, những mục đích bảo vệ đất nước, bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam v.v… Còn đối với những người khác, hỏi học tiếng Hán để làm gì là đúng. Học tiếng Trung làm gì, là hai câu hỏi sâu sắc.
Mặt khác, có khá nhiều lý do để không học. Trong đó, đối với tôi lý do lớn nhất và đúng nhất đó là mất công! Nghe có vẻ hoặc thực chất là quá đáng, có lẽ không nên nói thế. Xin giải thích thế này:
Khi còn đang sống ở HK cả hai nhóc trong nhà (8 tuổi và 6 tuổi) đều ‘được’ hoặc buộc phải học tiếng Trung phổ thông (TTPT – tức Mandarin) ít nhất năm tiết trong tuần. Thực ra, nếu chúng học tiếng Quảng Đông tôi sẽ yên tâm hơn vì lúc đó chúng tôi đang sống ở HK.
Mặc dù hai con của tôi học rất giỏi, đặc biệt là đứa lớn, nhưng không vì thế mà tôi buồn, còn bây giờ thì tôi rất vui vì chúng sẽ không phải học tiếng TTPT nữa.
Vì sao? Vì theo tôi, học tiếng Trung/Hán là vô cùng không hiệu quả (cả về thời gian lẫn về sự phát triển con người) … Tuy là một ngôn ngữ dù giàu truyền thống đi nữa nhưng phải nói là vô cùng mất công.
Trẻ em Việt Nam vốn đã phải mang gánh nặng lớn bởi nền giáo dục phổ thông/thêm của mình, vì vậy, thực sự là nên tập trung vào việc giáo dục trẻ em tốt đã. Nếu có vài phần trăm học sinh (hoặc có cha mẹ) muốn học tiếng Tầu thì ok.
Ở các nước nói tiếng Trung, nhất là Hoa Lục và Hồng Kông, trẻ em phải dành quá nhiều thời gian để thuộc lòng vô số chữ của một hệ thống viết vô cùng phi logic. Cách học duy nhất là học thuộc lòng.
Ừ thì biết rằng tiếng Nhật cũng khó ở chỗ đó. Ừ thì biết rằng tiếng Hán có một vị trí cốt yếu trong lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam.
Nhưng tôi đã thấy trực tiếp số phận của bao nhiêu trẻ em ở HK không có thời gian để nghỉ ngơi và để phát triển một cách bình thường. Con tôi có mấy bạn cuối tuần chả đi đâu cả, chỉ học chữ mà thôi. Buồn!
Ở Đông Á, hai nước Triều Tiên và Việt Nam khá là may mắn khi đã thoát khỏi hệ thống ngôn ngữ lỗi thời của Hoa Lục.
Như ta biết, Hangul của Hàn Quốc mới phát triển từ thế kỷ 16 và theo hệ thống alphabet chứ không phải là một writing system based on characters (chữ viết dựa trên ký tự). Dù ngữ pháp của tiếng Hàn không dễ nhưng ít nhất hệ thống viết cực kỳ đơn giản, dễ học. Ta có thấy một tỷ lệ lớn người Hàn Quốc học tiếng Hán không? Không.
Cụ thể, tôi đề nghị như thế này: Đừng buộc trẻ em Việt Nam học tiếng Trung hay tiếng Hán. Nếu chúng muốn học thì sẽ tạo điều kiện. Về việc làm sao dạy trong trường cấp III hay cấp II thì tôi không nói. Chỉ xin đề nghị rằng không hề có bất cứ lý do tốt nào để bắt buộc một tỷ lệ lớn trẻ em Việt Nam học tiếng Trung/Hán cả.
Nếu không đồng ý với ý kiến của mình thì o.k. Nếu dạy hay là chuyên gia về tiếng Trung/Hán thì xin đừng hiểu ý sai. Nếu đang ăn lương của Học Viện Không Tử hay có âm mưu thì tôi cũng hiểu.
Cũng sẵn sàng thừa nhận quan điểm của mình về vấn đề này là hơi quá … (ngay trong gia đình của tôi có một trong những học giả hàng đầu trên thế giới về vấn đề dạy tiếng Trung mà… )
Chỉ muốn trẻ em Việt Nam lớn lên một cách vui vẻ. Để bay và không bị bắt.