Tham Khảo
Học 'tư tưởng Tập Cận Bình' lấy bằng tiến sỹ?
bbc.com
Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh sẽ mở trung tâm nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình và cấp bằng thạc sỹ, tiến sỹ cho ngành này.
Theo các báo Trung Quốc, một trung tâm nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình và chủ nghĩa Marxist sẽ ra đời ở Đại học Nhân dân (Renmin University), một trong số các đại học hàng đầu của Trung Quốc.
Tập Cận Bình thành 'hạt nhân của Đảng'
Ông Tập muốn quân đội TQ 'không tham nhũng'
Tập Cận Bình: 'TQ đã bước vào thời đại mới'
Trang Nhân dân Nhật báo bản điện tử (26/10/2017) cũng trích lời một bí thư Đảng tại Đại học Nhân dân cho hay trung tâm tư tưởng Tập Cận Bình sẽ phối hợp với nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chủ nghĩa Marx, các giảng viên, giáo sư của Trường Đảng Trung ương, chuyên gia từ Đại học Thanh Hoa...để xây dựng đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy.
Theo BBC Tiếng Trung, một đại học ở Thiên Tân cũng có ý tưởng mở trung tâm tương tự để học về Tư tưởng của lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình.
Truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài cũng cho hay trong chương trình của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh sẽ có bằng thạc sỹ và tiến sỹ về 'tư tưởng Tập Cận Bình'.
Vì sao cần lý luận và 'tư tưởng'?
Hiện ở bên ngoài Trung Quốc có hai cách giải thích và đánh giá về nhu cầu "lý luận" của Đảng Cộng sản ở quốc gia 1,4 tỷ người này.
Trung Quốc Mộng làm Giang Trạch Dân ngủ gật?
Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập
TQ: 'Đảng đã phá tan âm mưu soán đoạt'
Một phái, như bài viết của Eric Li đăng trên Washington Post (24/10) cho rằng ông Tập Cận Bình đã thành công trong việc kết hợp chủ nghĩa xã hội với phát triển, tăng trưởng.
Không chỉ có vậy, Tập Cận Bình còn cổ vũ cho một mô hình mới của toàn cầu hóa mà ở đó, "tính liên kết tăng lên (interconnectedness) không làm hại gì cho chủ quyền quốc gia".
Đây là cách nhìn về một cộng đồng toàn cầu "có chung vận mệnh".
Ở phía ngược lại có quan điểm cho rằng sự tập trung quyền lực vào một Đảng và của Đảng đó vào một cá nhân là cách Trung Quốc phản ứng trước các lo ngại lớn.
Chẳng hạn cách nhìn của Phillip Orchard cho rằng những mâu thuẫn nội tại và sức ép địa chính trị khiến giới cầm quyền Trung Quốc chấp nhận "đặt cược" hoàn toàn và cá nhân Tập Cận Bình để chống đỡ lại khủng hoảng.
Việc kiểm soát toàn diện Đảng Cộng sản, từ lý luận đến quân đội, công an, của ông Tập tuy thế sẽ không giúp giải quyết các mâu thuẫn cơ bản mà Trung Quốc đang đối mặt, theo tác giả Orchard.
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 26/10, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ cũng nói tư tưởng Tập Cận Bình "chỉ là một ảo tưởng" vì chủ nghĩa xã hội thì không còn gì, và những chứ gọi là "đặc sắc Trung Quốc" chỉ nhằm để giúp Trung Quốc bành trướng ra bên ngoài.
Còn phóng viên BBC News Karishma Vaswani từ Singapore, trong bài viết hôm 24/10 đã so sánh "tư tưởng Tập Cận Bình" và lý luận Đặng Tiểu Bình.
Theo phóng viên BBC, dù được đề cao, ông Tập chưa đạt được thành tích bằng ông Đặng nếu xét về các con số kinh tế cụ thể.
Trên thực tế, Đặng Tiểu Bình đã nêu ra "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc", và "tư tưởng Tập Cận Bình" chỉ thêm mỗi mấy chữ "thời đại mới" vào cụm từ đó, theo nhà báo của BBC News.
Ba trên bảy ủy viên có gốc 'lý luận'
Sau Đại hội 19, trong bảy ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị thì có tới ba người là xuất thân từ "lý luận":
Giáo sư Vương Hộ Ninh là soạn ra các thuyết chính trị cho hai tổng bí thư Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và chấp bút cho ông Tập Cận Bình nêu ra "tư tưởng chủ nghĩa xã hội với tính đặc thù Trung Quốc trong kỷ nguyên mới.
Thầy Vương lập thuyết cho ba tổng bí thư TQ
Lãnh đạo Việt-Trung uống trà bàn 'định hướng lớn'
Ông Triệu Lạc Tế cũng từng tốt nghiệm môn triết học ở Bắc Kinh trước khi đi làm quan chức bộ máy Đảng. Nay ông thay Vương Kỳ Sơn ở vị trí Trưởng ban chống tham nhũng.
Bản thân ông Tập Cận Bình từng phụ trách Trường Đảng Trung ương.
Điều cho thấy Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đẩy cao vai trò "tư tưởng Tập Cận Bình", và vị thế của các "mưu sỹ lý luận" nhằm đối phó với các xung lực của mâu thuẫn bên trong và bên ngoài trong nhiều năm tới.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Học 'tư tưởng Tập Cận Bình' lấy bằng tiến sỹ?
bbc.com
Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh sẽ mở trung tâm nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình và cấp bằng thạc sỹ, tiến sỹ cho ngành này.
Theo các báo Trung Quốc, một trung tâm nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình và chủ nghĩa Marxist sẽ ra đời ở Đại học Nhân dân (Renmin University), một trong số các đại học hàng đầu của Trung Quốc.
Tập Cận Bình thành 'hạt nhân của Đảng'
Ông Tập muốn quân đội TQ 'không tham nhũng'
Tập Cận Bình: 'TQ đã bước vào thời đại mới'
Trang Nhân dân Nhật báo bản điện tử (26/10/2017) cũng trích lời một bí thư Đảng tại Đại học Nhân dân cho hay trung tâm tư tưởng Tập Cận Bình sẽ phối hợp với nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chủ nghĩa Marx, các giảng viên, giáo sư của Trường Đảng Trung ương, chuyên gia từ Đại học Thanh Hoa...để xây dựng đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy.
Theo BBC Tiếng Trung, một đại học ở Thiên Tân cũng có ý tưởng mở trung tâm tương tự để học về Tư tưởng của lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình.
Truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài cũng cho hay trong chương trình của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh sẽ có bằng thạc sỹ và tiến sỹ về 'tư tưởng Tập Cận Bình'.
Vì sao cần lý luận và 'tư tưởng'?
Hiện ở bên ngoài Trung Quốc có hai cách giải thích và đánh giá về nhu cầu "lý luận" của Đảng Cộng sản ở quốc gia 1,4 tỷ người này.
Trung Quốc Mộng làm Giang Trạch Dân ngủ gật?
Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập
TQ: 'Đảng đã phá tan âm mưu soán đoạt'
Một phái, như bài viết của Eric Li đăng trên Washington Post (24/10) cho rằng ông Tập Cận Bình đã thành công trong việc kết hợp chủ nghĩa xã hội với phát triển, tăng trưởng.
Không chỉ có vậy, Tập Cận Bình còn cổ vũ cho một mô hình mới của toàn cầu hóa mà ở đó, "tính liên kết tăng lên (interconnectedness) không làm hại gì cho chủ quyền quốc gia".
Đây là cách nhìn về một cộng đồng toàn cầu "có chung vận mệnh".
Ở phía ngược lại có quan điểm cho rằng sự tập trung quyền lực vào một Đảng và của Đảng đó vào một cá nhân là cách Trung Quốc phản ứng trước các lo ngại lớn.
Chẳng hạn cách nhìn của Phillip Orchard cho rằng những mâu thuẫn nội tại và sức ép địa chính trị khiến giới cầm quyền Trung Quốc chấp nhận "đặt cược" hoàn toàn và cá nhân Tập Cận Bình để chống đỡ lại khủng hoảng.
Việc kiểm soát toàn diện Đảng Cộng sản, từ lý luận đến quân đội, công an, của ông Tập tuy thế sẽ không giúp giải quyết các mâu thuẫn cơ bản mà Trung Quốc đang đối mặt, theo tác giả Orchard.
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 26/10, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ cũng nói tư tưởng Tập Cận Bình "chỉ là một ảo tưởng" vì chủ nghĩa xã hội thì không còn gì, và những chứ gọi là "đặc sắc Trung Quốc" chỉ nhằm để giúp Trung Quốc bành trướng ra bên ngoài.
Còn phóng viên BBC News Karishma Vaswani từ Singapore, trong bài viết hôm 24/10 đã so sánh "tư tưởng Tập Cận Bình" và lý luận Đặng Tiểu Bình.
Theo phóng viên BBC, dù được đề cao, ông Tập chưa đạt được thành tích bằng ông Đặng nếu xét về các con số kinh tế cụ thể.
Trên thực tế, Đặng Tiểu Bình đã nêu ra "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc", và "tư tưởng Tập Cận Bình" chỉ thêm mỗi mấy chữ "thời đại mới" vào cụm từ đó, theo nhà báo của BBC News.
Ba trên bảy ủy viên có gốc 'lý luận'
Sau Đại hội 19, trong bảy ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị thì có tới ba người là xuất thân từ "lý luận":
Giáo sư Vương Hộ Ninh là soạn ra các thuyết chính trị cho hai tổng bí thư Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và chấp bút cho ông Tập Cận Bình nêu ra "tư tưởng chủ nghĩa xã hội với tính đặc thù Trung Quốc trong kỷ nguyên mới.
Thầy Vương lập thuyết cho ba tổng bí thư TQ
Lãnh đạo Việt-Trung uống trà bàn 'định hướng lớn'
Ông Triệu Lạc Tế cũng từng tốt nghiệm môn triết học ở Bắc Kinh trước khi đi làm quan chức bộ máy Đảng. Nay ông thay Vương Kỳ Sơn ở vị trí Trưởng ban chống tham nhũng.
Bản thân ông Tập Cận Bình từng phụ trách Trường Đảng Trung ương.
Điều cho thấy Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đẩy cao vai trò "tư tưởng Tập Cận Bình", và vị thế của các "mưu sỹ lý luận" nhằm đối phó với các xung lực của mâu thuẫn bên trong và bên ngoài trong nhiều năm tới.