Kinh Đời
Hỏi đáp Y học: Bệnh vẩy nến nếp gấp da (bệnh vẩy nến ngược) -VOA
“Thưa Bác sĩ
Tôi bị khô da và ngứa ở các nếp gấp, gãi hết lớp vảy này đến lớp da khác bòng ra. Bị nặng nhất về mua hanh khô và ngồi trong phòng máy lạnh. Chữa mãi mà không khỏi.
Xin Bác sĩ cho biết đây là bệnh gì. Xin cảm ơn Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Bệnh vẩy nến nếp gấp da (bệnh vẩy nến ngược)
(Flexural psoriasis or Inverse Psoriasis)
Rất tiếc tôi không thể định bệnh căn cứ trên vài triệu chứng. Tuy nhiên có những điểm liên quan đến vấn đề vị thính giả đặt ra mà chúng ta có thể bàn luận để cùng học hỏi. Xin nhấn mạnh các điều sau đây chỉ có tính cách thông tin. Bệnh nhân cần bác sĩ gia đình cũng như bs bệnh da định bệnh, chữa trị và theo dõi.
Bệnh vẩy nến (psoriasis, tiếng Hy lạp, có nghĩa: ngứa) là một bệnh da mãn tính, do hiện tượng tự miễn nhiễm (autoimmune disease). Hệ miễn nhiễm rối loạn chống lại chính cơ thể mình, làm một số tế bào da sanh sản quá nhanh, đồng thời gây ra các hiện tượng viêm (inflammation) trong da cũng như một số bộ phận khác như khớp xương và mắt. Chừng 1-3% dân số mắc bệnh này, tùy theo địa phương. Ảnh hưởng di truyền đóng vai trò quan trọng. Đa số phát bệnh lúc tuổi đã trưởng thành (trung bình 28 tuổi) tuy trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Stress về tâm lý, thương tích ngoài da có thể làm bệnh bộc phát hoặc nặng thêm. Bệnh khó chữa dứt, hay tái đi tái lại.
Triệu chứng:
Dạng thường gặp là những mảng đỏ hồng (màu thịt cá hồi salmon), có lắn ranh rỏ rệt, trên mặt phủ bằng những vảy ly ty, màu bạc, giống các vẩy đèn cầy (đèn sáp, nến) nên chúng ta gọi tên như vậy trong tiếng Việt. Thường gặp ở da đầu, cùi chỏ, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, và bộ phận sinh dục. Móng tay, móng chân lốm đốm những lổ nhỏ (pitting).
Có một loại vẩy nến hiếm hơn và có những triệu chứng khác bệnh vẩy nến điển hình gọi là bệnh vẩy nến nếp gấp da hay bệnh vẩy nến ngược (flexural psoriasis or inverse psoriasis). Thay vì nằm ở những chỗ da dày như cùi chỏ, đầu gối, lưng bàn tay, da đầu, trong trường hợp này, các vết thương nằm trong các nếp gấp/xếp của da như nách, háng, dưới vú, bộ phận sinh dục, kẻ giữa hai mông, sau hai vành tai, vùng dưới của cổ. Bệnh vẩy nến này không có hoặc có ít vảy màu bạc điển hình, nhưng vết thương vẫn đỏ, có bờ ranh giới rỏ rệt. Cần phân biệt với các bệnh thông thường như lác, seborrhea. Vì những vùng da này mỏng và ẩm ướt hơn, nên dễ khó chịu lúc trời nóng, ra mồ hôi nhiều dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, da dễ bị dày cộm lên từng mãng do gãi ngứa mãn tính(lichenification). Vì có thể xảy ra ở chỗ kínn, hay một số người chỉ có vết thương ngứa, sưng đỏ, chảy nước ở chỗ kín, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt tính dục của họ, có thể cần phân biệt với một số bệnh khác truyền nhiễm do đường tính dục, có thể gây những vấn đề nhạy cảm cho người bệnh hay người phối ngẫu nếu định bệnh sai.
Một số bệnh nhân còn bị viêm khớp (psoriatic arthritis). Một số bệnh nhân (10%) còn có triệu chứng ở mắt. Bệnh nhân psoriasis dễ bị trầm cảm (depression) cũng như dễ mắc chứng “hội chứng chuyển hóa” (metabolic syndrome, gồm áp huyết cao, mập, mỡ trong máu cao, đường máu cao, dễ bị bệnh tim mạch).
Trị liệu:
1) Bệnh nhẹ, với một số mảng nến (plaque) lớn, thường bác sĩ dùng những kem thoa có chất corticoid (hormone do vỏ tuyến thượng thận tiết ra, có khả năng làm giảm viêm) cực mạnh (ultra high potency corticosteroid) trong 2-3 tuần, sau đó dùng trong những “xung kích “(pulse) ngắn cuối tuần, rồi dần dần chuyễn qua corticoid loại trung bình,yếu hơn.
Tuy nhiên, corticoid chỉ cho thuyên giảm tạm thời, nên đồng thời người ta cũng dùng một thuốc thoa da (ointment, cream, lotion) thứ nhì tên calcipotriene (Dovonex) là một analog của vitamin D (vitamin D cũng làm psoriasis thuyên giảm, nhưng có tác dụng phụ nhiều hơn ở liều cao). Một số thuốc thoa kết hợp chất corticoid betamethasone với calcipotriol (Taclonex,Dovobet).
2) Đối với những mảng nhỏ psoriasis phân phối rải rác ở một vùng rộng lớn hơn, thoa thuốc corticoid trở thành bất tiện và người ta dùng ánh sáng trị liệu bằng tia cực tím (phototherapy with ultraviolet light/UV). Đã từ lâu, người ta đã dùng nắng (ánh sáng mặt trời) để trị một số bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến. Tác dụng của nắng nhờ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Tia cực tím làm giảm độ sinh sản bất bình thường của tế bào ngoài da và làm giảm các hiên tượng viêm (là hai yếu tố chính gây nên psoriasis).
3)Trường hợp nặng hơn, bs có thể dùng phương pháp kết hợp chất psoralen (thoa lên da hoặc uống rồi được hấp thụ rồi máu đem đến da) với rọi tia cực tím A (PUVA). Tia cực tím tác dụng lên trên chất psoralen trong da (photochemotherapy). Dùng PUVA lâu dài có thể tạo nguy cơ ung thư da, làm da già nhanh chóng (photoaging), bỏng da, cho nên bs bệnh da cần theo dõi bệnh nhân theo định kỳ.
4) Gần đây, người ta dùng excimer laser để chữa psoriasis (từ 1997).Tia cực tím trong tia laser tác động chính xác hơn vào các vết vảy nến.
5) Những thuốc có khả năng làm giảm hoạt động của các hiện tượng phòng thủ của cơ thể (thuốc ức chế miễn nhiễm/immunosuppressive agents) như
- methotrexate,
- acitretin (Soriatane) (2 chất này có thể độc gan),
- cyclosporine (có thể độc thận) được dùng trong những trường hợp nặng và tùy trường hợp có thể dùng song song với ánh sang trị liệu bằng tia cực tím.
- Đặc biệt dùng acitretin cần phải tránh có bầu trong 3 năm sau khi ngưng thuốc, vì khả năng gây quái thai (teratogenic).
6) Ngoài ra, trong những trường hợp nặng không thuyên giảm với các trị liệu trên, hoặc tránh các phản ứng phụ nguy hiểm của corticoid, có những thuốc mới hơn gọi là ‘biologic” ( tác nhân sinh học).Ví dụ: thuốc chống lại yếu tố “Tumor Necrosis Factor” (TNF là yếu tố gây viêm trong psoriasis)] như Remicade (infliximab), cần chích tĩnh mạch (truyền IV trong 2 tiếng, nhiều lần, và rất đắt tiền (trên 1000 dollars/liều).
7) Chữa bệnh inverse psoriasis có những thách thức đặc biệt:
- Vì khó định bệnh hơn, không có các vảy điển hình như vẩy nến thường, có thể giống hoặc đi đôi với bệnh bã nhờn (seborrhea) thường gặp hơn và cũng xảy ra ở các vùng da xếp lại. Trong bệnh sebopsoriasis cả 2 bệnh đi đôi với nhau. Có thể bác sĩ cần sinh thiết (biopsy) mới xác định được.
- Da mỏng, ướt dễ nhạy cảm với các thuốc thoa, như corticoid, charcoal (than), photochemotherapy; tia cực tím khó hiẹu nghiệm vì khó đi vào các kẽ da (có thể làm tại phòng mạch bác sĩ thì tốt hơn).
- Một loại thuốc thoa gọi là calcineurin inhibitor ("ức chế calcineurin", thuộc loại ức hế hệ miễn nhiễm) như tacrolimus (Protopic 0.1% ointment)hay pimecrolimus (Elidel ointment). (Hai thuốc này đắt tiền; nguyên là thuốc dùng trong ghép nột tạng, thuốc thoa được dùng cho bệnh lác [eczema], viêm da cơ địa [atopic dermatitis]).
- Có báo cáo khoa học cho thấy dùng dapsone (thuốc dùng trị bệnh cùi/bệnh Hansen) có kết quả đảo ngược những trường hợp inverted psoriasis nặng, khó trị của vùng sinh dục của phụ nữ. (Guglielmetti)
8) Vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày như giải quyết các vấn đề gây stress, uống dầu cá (fish oil), vitamin A và D (liều vừa phải), tập thể dục, ra nắng, ngưng hút thuốc lá, cai rượu, giảm cân nếu quá mập đều có thể có tác dụng tốt trong việc chữa trị psoriasis.
Bs Hồ Văn Hiền
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hỏi đáp Y học: Bệnh vẩy nến nếp gấp da (bệnh vẩy nến ngược) -VOA
“Thưa Bác sĩ
Tôi bị khô da và ngứa ở các nếp gấp, gãi hết lớp vảy này đến lớp da khác bòng ra. Bị nặng nhất về mua hanh khô và ngồi trong phòng máy lạnh. Chữa mãi mà không khỏi.
Xin Bác sĩ cho biết đây là bệnh gì. Xin cảm ơn Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Bệnh vẩy nến nếp gấp da (bệnh vẩy nến ngược)
(Flexural psoriasis or Inverse Psoriasis)
Rất tiếc tôi không thể định bệnh căn cứ trên vài triệu chứng. Tuy nhiên có những điểm liên quan đến vấn đề vị thính giả đặt ra mà chúng ta có thể bàn luận để cùng học hỏi. Xin nhấn mạnh các điều sau đây chỉ có tính cách thông tin. Bệnh nhân cần bác sĩ gia đình cũng như bs bệnh da định bệnh, chữa trị và theo dõi.
Bệnh vẩy nến (psoriasis, tiếng Hy lạp, có nghĩa: ngứa) là một bệnh da mãn tính, do hiện tượng tự miễn nhiễm (autoimmune disease). Hệ miễn nhiễm rối loạn chống lại chính cơ thể mình, làm một số tế bào da sanh sản quá nhanh, đồng thời gây ra các hiện tượng viêm (inflammation) trong da cũng như một số bộ phận khác như khớp xương và mắt. Chừng 1-3% dân số mắc bệnh này, tùy theo địa phương. Ảnh hưởng di truyền đóng vai trò quan trọng. Đa số phát bệnh lúc tuổi đã trưởng thành (trung bình 28 tuổi) tuy trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Stress về tâm lý, thương tích ngoài da có thể làm bệnh bộc phát hoặc nặng thêm. Bệnh khó chữa dứt, hay tái đi tái lại.
Triệu chứng:
Dạng thường gặp là những mảng đỏ hồng (màu thịt cá hồi salmon), có lắn ranh rỏ rệt, trên mặt phủ bằng những vảy ly ty, màu bạc, giống các vẩy đèn cầy (đèn sáp, nến) nên chúng ta gọi tên như vậy trong tiếng Việt. Thường gặp ở da đầu, cùi chỏ, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, và bộ phận sinh dục. Móng tay, móng chân lốm đốm những lổ nhỏ (pitting).
Có một loại vẩy nến hiếm hơn và có những triệu chứng khác bệnh vẩy nến điển hình gọi là bệnh vẩy nến nếp gấp da hay bệnh vẩy nến ngược (flexural psoriasis or inverse psoriasis). Thay vì nằm ở những chỗ da dày như cùi chỏ, đầu gối, lưng bàn tay, da đầu, trong trường hợp này, các vết thương nằm trong các nếp gấp/xếp của da như nách, háng, dưới vú, bộ phận sinh dục, kẻ giữa hai mông, sau hai vành tai, vùng dưới của cổ. Bệnh vẩy nến này không có hoặc có ít vảy màu bạc điển hình, nhưng vết thương vẫn đỏ, có bờ ranh giới rỏ rệt. Cần phân biệt với các bệnh thông thường như lác, seborrhea. Vì những vùng da này mỏng và ẩm ướt hơn, nên dễ khó chịu lúc trời nóng, ra mồ hôi nhiều dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, da dễ bị dày cộm lên từng mãng do gãi ngứa mãn tính(lichenification). Vì có thể xảy ra ở chỗ kínn, hay một số người chỉ có vết thương ngứa, sưng đỏ, chảy nước ở chỗ kín, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt tính dục của họ, có thể cần phân biệt với một số bệnh khác truyền nhiễm do đường tính dục, có thể gây những vấn đề nhạy cảm cho người bệnh hay người phối ngẫu nếu định bệnh sai.
Một số bệnh nhân còn bị viêm khớp (psoriatic arthritis). Một số bệnh nhân (10%) còn có triệu chứng ở mắt. Bệnh nhân psoriasis dễ bị trầm cảm (depression) cũng như dễ mắc chứng “hội chứng chuyển hóa” (metabolic syndrome, gồm áp huyết cao, mập, mỡ trong máu cao, đường máu cao, dễ bị bệnh tim mạch).
Trị liệu:
1) Bệnh nhẹ, với một số mảng nến (plaque) lớn, thường bác sĩ dùng những kem thoa có chất corticoid (hormone do vỏ tuyến thượng thận tiết ra, có khả năng làm giảm viêm) cực mạnh (ultra high potency corticosteroid) trong 2-3 tuần, sau đó dùng trong những “xung kích “(pulse) ngắn cuối tuần, rồi dần dần chuyễn qua corticoid loại trung bình,yếu hơn.
Tuy nhiên, corticoid chỉ cho thuyên giảm tạm thời, nên đồng thời người ta cũng dùng một thuốc thoa da (ointment, cream, lotion) thứ nhì tên calcipotriene (Dovonex) là một analog của vitamin D (vitamin D cũng làm psoriasis thuyên giảm, nhưng có tác dụng phụ nhiều hơn ở liều cao). Một số thuốc thoa kết hợp chất corticoid betamethasone với calcipotriol (Taclonex,Dovobet).
2) Đối với những mảng nhỏ psoriasis phân phối rải rác ở một vùng rộng lớn hơn, thoa thuốc corticoid trở thành bất tiện và người ta dùng ánh sáng trị liệu bằng tia cực tím (phototherapy with ultraviolet light/UV). Đã từ lâu, người ta đã dùng nắng (ánh sáng mặt trời) để trị một số bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến. Tác dụng của nắng nhờ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Tia cực tím làm giảm độ sinh sản bất bình thường của tế bào ngoài da và làm giảm các hiên tượng viêm (là hai yếu tố chính gây nên psoriasis).
3)Trường hợp nặng hơn, bs có thể dùng phương pháp kết hợp chất psoralen (thoa lên da hoặc uống rồi được hấp thụ rồi máu đem đến da) với rọi tia cực tím A (PUVA). Tia cực tím tác dụng lên trên chất psoralen trong da (photochemotherapy). Dùng PUVA lâu dài có thể tạo nguy cơ ung thư da, làm da già nhanh chóng (photoaging), bỏng da, cho nên bs bệnh da cần theo dõi bệnh nhân theo định kỳ.
4) Gần đây, người ta dùng excimer laser để chữa psoriasis (từ 1997).Tia cực tím trong tia laser tác động chính xác hơn vào các vết vảy nến.
5) Những thuốc có khả năng làm giảm hoạt động của các hiện tượng phòng thủ của cơ thể (thuốc ức chế miễn nhiễm/immunosuppressive agents) như
- methotrexate,
- acitretin (Soriatane) (2 chất này có thể độc gan),
- cyclosporine (có thể độc thận) được dùng trong những trường hợp nặng và tùy trường hợp có thể dùng song song với ánh sang trị liệu bằng tia cực tím.
- Đặc biệt dùng acitretin cần phải tránh có bầu trong 3 năm sau khi ngưng thuốc, vì khả năng gây quái thai (teratogenic).
6) Ngoài ra, trong những trường hợp nặng không thuyên giảm với các trị liệu trên, hoặc tránh các phản ứng phụ nguy hiểm của corticoid, có những thuốc mới hơn gọi là ‘biologic” ( tác nhân sinh học).Ví dụ: thuốc chống lại yếu tố “Tumor Necrosis Factor” (TNF là yếu tố gây viêm trong psoriasis)] như Remicade (infliximab), cần chích tĩnh mạch (truyền IV trong 2 tiếng, nhiều lần, và rất đắt tiền (trên 1000 dollars/liều).
7) Chữa bệnh inverse psoriasis có những thách thức đặc biệt:
- Vì khó định bệnh hơn, không có các vảy điển hình như vẩy nến thường, có thể giống hoặc đi đôi với bệnh bã nhờn (seborrhea) thường gặp hơn và cũng xảy ra ở các vùng da xếp lại. Trong bệnh sebopsoriasis cả 2 bệnh đi đôi với nhau. Có thể bác sĩ cần sinh thiết (biopsy) mới xác định được.
- Da mỏng, ướt dễ nhạy cảm với các thuốc thoa, như corticoid, charcoal (than), photochemotherapy; tia cực tím khó hiẹu nghiệm vì khó đi vào các kẽ da (có thể làm tại phòng mạch bác sĩ thì tốt hơn).
- Một loại thuốc thoa gọi là calcineurin inhibitor ("ức chế calcineurin", thuộc loại ức hế hệ miễn nhiễm) như tacrolimus (Protopic 0.1% ointment)hay pimecrolimus (Elidel ointment). (Hai thuốc này đắt tiền; nguyên là thuốc dùng trong ghép nột tạng, thuốc thoa được dùng cho bệnh lác [eczema], viêm da cơ địa [atopic dermatitis]).
- Có báo cáo khoa học cho thấy dùng dapsone (thuốc dùng trị bệnh cùi/bệnh Hansen) có kết quả đảo ngược những trường hợp inverted psoriasis nặng, khó trị của vùng sinh dục của phụ nữ. (Guglielmetti)
8) Vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày như giải quyết các vấn đề gây stress, uống dầu cá (fish oil), vitamin A và D (liều vừa phải), tập thể dục, ra nắng, ngưng hút thuốc lá, cai rượu, giảm cân nếu quá mập đều có thể có tác dụng tốt trong việc chữa trị psoriasis.
Bs Hồ Văn Hiền