Sức khỏe và đời sống
Hỏi đáp Y học: Đau bụng và chảy máu đường hậu môn
Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của bà Hoa, hiện ở bang Michigan, về chứng "Đau bụng và chảy máu đường hậu môn"
Thính giả tên Hoa, hiện cư ngụ ở bang Michigan, Hoa Kỳ, có câu hỏi như sau:
"Thưa bác sĩ, tôi muốn hỏi cho con tôi năm nay 29 tuổi. Cháu nói trong khoảng mấy tháng nay, cháu bị đau vùng bụng thắt lại và muốn ói nhưng không ói được. Cháu đau khoảng mấy tiếng đồng hồ. Lúc đi vệ sinh thì cháu có đi ra máu từng giọt, cỡ khoảng một thìa cà phê. Có khi trong phân có máu lỏng như vậy. Cháu chưa đi khám. Có vài người bạn nói có thể cháu bị trĩ nội. Như vậy tôi muốn hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì và nguyên nhân làm sao, mong bác sĩ giải đáp hộ. Cháu nói cháu bị khoảng 2 năm nay nhưng lâu lâu 3, 5 tháng bị một lần nhưng giờ cứ 3 tháng bị một lần như vậy. Xin cám ơn bác sĩ nhiều."
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Đau bụng và chảy máu đường hậu môn.
(Abdominal pain and rectal bleeding)
Lắng nghe giải đáp của bác sĩ
Thật khó mà trả lời cho câu hỏi về trường hợp cá biệt này một cách hợp lý. Điều quan trọng nhất là người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, dù là hiện nay mình có triệu chứng hay không. Câu chuyện sau đây chỉ bàn ‘tản mạn” về chứng đau bụng từng cơn đi kèm với chảy máu hậu môn (từ tiếng Anh thường dùng là rectal bleeding, mặc dù theo đúng nghĩa, “rectum” là trực tràng, đoạn ruột cuối, thẳng, nối ruột già [đại tràng/, kết tràng/ colon] với hậu môn [anus]).
1) Bệnh nhân lúc thấy có máu tươi trong phân thường nghĩ rằng bệnh trĩ là nguyên nhân gây ra.
• Trĩ (hemorrhoids, piles) là những tĩnh mạch bị dãn ra (dillated veins) nằm ở vùng ống hậu môn (anal canal), hoặc phần dưới trực tràng (lower rectum), có thể bị ứ máu, sưng lên và đau.Trực tràng dài chừng 12 cm, là nơi tồn trữ thức ăn đã hoàn toàn tiêu hoá xong, chờ được bài tiết.
• Nội trĩ (internal hemorrhoid) nằm trong phần trực tràng hay ống hậu môn (anal canal), ngoại trĩ (external hemorrhoid) nằm lòi ra ngoài.
• Những điều kiện tăng áp suất trong các tĩnh mạch trong hậu môn (anal veins) đều có thể gây ra trĩ: phụ nữ có thai, người ngồi lâu, rặn lúc đi cầu, bón, và một số trường hợp xơ gan làm áp suất tĩnh mạch tăng lên. Triệu chứng : đau, ngứa, hậu môn, nhất là lúc đi cầu, chảy máu hậu môn (rectal bleeding), sờ thấy trĩ cộm, lòi ra ngoài, hoặc nằm gần kề hậu môn.
2) Ở trẻ em bón : trẻ em cũng có thể hay đau bụng vì bón, đồng thời có những vết nứt ở hậu môn (anal fissure), làm chảy máu tươi.
3) Trường hợp chảy máu hậu môn đi kèm theo những cơn đau bụng, bác sĩ cần phải tính đến các khả năng định bệnh khác phức tạp hơn, bao gồm những định bệnh đường tiêu hoá, nghĩa là bao tử, ruột non, ruột già. Hướng suy nghĩ tính toán tìm bệnh cũng thay đổi tuỳ thuộc tuổi tác, và luôn cả chủng tộc bệnh nhân. Nguyên nhân có thể:
• cơ học (tắc nghẽn ruột),
• nhiễm trùng, ký sinh trùng,
• u bướu,
• tắc nghẽn, vỡ mạch máu nuôi ruột...
Ví dụ trẻ em, trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi đau bụng từng cơn và đi cầu ra máu, phân đỏ và sệt giống như mứt nho [currant jelly stools], bs phải nghĩ nhiều đến bệnh lồng ruột (intestinal intussusception), trong đó, một khúc ruột của em bé chui vào một khúc ruột kế cận, lồng vào (giống như lúc ta đẩy các ống của ống kính viễn vọng vào với nhau/“telescoping”), làm nghẽn phân không đi qua được, hai đầu ruột bị sưng lên, cản trở máu lưu thông, có thể làm chết khúc ruột, lũng ruột, nhiễm trùng.
Bác sĩ giải quyết bằng cách bơm không khí [air enema] hoặc thuốc cản quang [contrast enema] đi ngược từ hậu môn để đẩy ngược khúc ruột bị kẹt về vị trí bình thường) (reducing the intussusception). Nếu cần, phải giải phẫu, gỡ khúc lồng ruột, hoặc cắt bỏ khúc ruột bị hư hại và nối lại phần lành mạnh.
Tuy nhiên, bệnh lồng ruột không chỉ xảy ra ở trẻ em, mà có thể xảy ra, tuy hiếm hơn nhiều, một cách mãn tính trên người lớn (5% các trường hợp). Bệnh nhân có thể đau bụng, thường là vùng thượng vị (giữa bụng trên, epigastrium), từng cơn, kèm theo buồn nôn, ói mửa, kém ăn sụt cân, máu trong phân, và có thể đã từng đi khám bệnh nhiều lần, trong nhiều tháng, nhiều tuần, trước khi được định bệnh đúng để giải quyết bằng giải phẫu.
(Albright MT, Grief SN, Carroll RE, Xu J.Ileoileal intussusception in an adult patient. Can Fam Physician. 2007 Feb;53(2):241-3.)
3) Bệnh viêm loét kết tràng (ulcerative colitis) là một loại bệnh kinh niên, làm viêm và loét niêm mạc ruột già. Lúc đầu, bệnh còn giới hạn ở trực tràng (rectum) và khúc ruột sigmoid, (đoạn dưới ruột già), cơn đau có thể kín đáo thôi; bệnh nhân đau quặn bụng dưới, cảm thấy mắc đi cầu gấp, kèm theo phân có nhớt và máu. Càng ngày bệnh có thể lan ra các phần phía trên của ruột già, bệnh nhân càng ngày càng tiêu chảy nhiều, phân có mủ nhiều hơn, chảy máu nhiều hơn, lên cơn sốt, mệt mỏi, đau khớp.
4) Bác sĩ cần phân biệt với các trường hợp viêm ruột do nhiễm trùng, do amíp, hoặc do thiếu máu đi vào nuôi dưỡng ruột (ischemic colitis, cũng có thể trình bày bằng những cơn đau bụng, và chảy máu ruột, nhưng thường ở người già, bị xơ động mạch, người hút thuốc lá, người có cholesterol, mỡ trong máu quá cao; mạch máu ruột (mesenteric arteries) cũng có thể bị nghẹt(embolization) vì cục máu (clot) thành hình và xuất phát từ trong tim bị rối loạn nhịp (arrhythmia) hay rung nhĩ tim [atrial fibrillation].)
5) Ung thư ruột già và trực tràng (colorectal cancer) là ung thư xếp hạng nhì trong số các ung thư mới được định bệnh mỗi năm (new cases of cancer), sau ung thư phổi. Chẩn đoán bằng cách soi ruột già (colonoscopy). Ngừa bằng cách phát hiện sớm chày máu trong đường ruột bằng cách thử phân theo định kỳ, hoặc soi ruột già cho những người trên 50 tuổi. Những người có thân nhân bị ung thư ruột già cần được theo dõi sớm hơn và kỹ hơn.
Tóm lại, đau bụng kèm theo chảy máu trong phân cần được bác sĩ khám và điều tra càng sớm càng tốt. Có lúc định bệnh khó khăn, dễ sơ sót bỏ qua những bệnh hiếm, nhất là ở người trẻ tuổi, có vẻ khỏe mạnh. Bệnh nhân không nên tự mình kết luận là chảy máu do trĩ và lờ đi không nhờ bác sĩ theo dõi.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền
(Hien V. Ho, MD, FAAP)
VOA
Hỏi đáp Y học: Đau bụng và chảy máu đường hậu môn
Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của bà Hoa, hiện ở bang Michigan, về chứng "Đau bụng và chảy máu đường hậu môn"
Thính giả tên Hoa, hiện cư ngụ ở bang Michigan, Hoa Kỳ, có câu hỏi như sau:
"Thưa bác sĩ, tôi muốn hỏi cho con tôi năm nay 29 tuổi. Cháu nói trong khoảng mấy tháng nay, cháu bị đau vùng bụng thắt lại và muốn ói nhưng không ói được. Cháu đau khoảng mấy tiếng đồng hồ. Lúc đi vệ sinh thì cháu có đi ra máu từng giọt, cỡ khoảng một thìa cà phê. Có khi trong phân có máu lỏng như vậy. Cháu chưa đi khám. Có vài người bạn nói có thể cháu bị trĩ nội. Như vậy tôi muốn hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì và nguyên nhân làm sao, mong bác sĩ giải đáp hộ. Cháu nói cháu bị khoảng 2 năm nay nhưng lâu lâu 3, 5 tháng bị một lần nhưng giờ cứ 3 tháng bị một lần như vậy. Xin cám ơn bác sĩ nhiều."
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Đau bụng và chảy máu đường hậu môn.
(Abdominal pain and rectal bleeding)
Lắng nghe giải đáp của bác sĩ
Thật khó mà trả lời cho câu hỏi về trường hợp cá biệt này một cách hợp lý. Điều quan trọng nhất là người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, dù là hiện nay mình có triệu chứng hay không. Câu chuyện sau đây chỉ bàn ‘tản mạn” về chứng đau bụng từng cơn đi kèm với chảy máu hậu môn (từ tiếng Anh thường dùng là rectal bleeding, mặc dù theo đúng nghĩa, “rectum” là trực tràng, đoạn ruột cuối, thẳng, nối ruột già [đại tràng/, kết tràng/ colon] với hậu môn [anus]).
1) Bệnh nhân lúc thấy có máu tươi trong phân thường nghĩ rằng bệnh trĩ là nguyên nhân gây ra.
• Trĩ (hemorrhoids, piles) là những tĩnh mạch bị dãn ra (dillated veins) nằm ở vùng ống hậu môn (anal canal), hoặc phần dưới trực tràng (lower rectum), có thể bị ứ máu, sưng lên và đau.Trực tràng dài chừng 12 cm, là nơi tồn trữ thức ăn đã hoàn toàn tiêu hoá xong, chờ được bài tiết.
• Nội trĩ (internal hemorrhoid) nằm trong phần trực tràng hay ống hậu môn (anal canal), ngoại trĩ (external hemorrhoid) nằm lòi ra ngoài.
• Những điều kiện tăng áp suất trong các tĩnh mạch trong hậu môn (anal veins) đều có thể gây ra trĩ: phụ nữ có thai, người ngồi lâu, rặn lúc đi cầu, bón, và một số trường hợp xơ gan làm áp suất tĩnh mạch tăng lên. Triệu chứng : đau, ngứa, hậu môn, nhất là lúc đi cầu, chảy máu hậu môn (rectal bleeding), sờ thấy trĩ cộm, lòi ra ngoài, hoặc nằm gần kề hậu môn.
2) Ở trẻ em bón : trẻ em cũng có thể hay đau bụng vì bón, đồng thời có những vết nứt ở hậu môn (anal fissure), làm chảy máu tươi.
3) Trường hợp chảy máu hậu môn đi kèm theo những cơn đau bụng, bác sĩ cần phải tính đến các khả năng định bệnh khác phức tạp hơn, bao gồm những định bệnh đường tiêu hoá, nghĩa là bao tử, ruột non, ruột già. Hướng suy nghĩ tính toán tìm bệnh cũng thay đổi tuỳ thuộc tuổi tác, và luôn cả chủng tộc bệnh nhân. Nguyên nhân có thể:
• cơ học (tắc nghẽn ruột),
• nhiễm trùng, ký sinh trùng,
• u bướu,
• tắc nghẽn, vỡ mạch máu nuôi ruột...
Ví dụ trẻ em, trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi đau bụng từng cơn và đi cầu ra máu, phân đỏ và sệt giống như mứt nho [currant jelly stools], bs phải nghĩ nhiều đến bệnh lồng ruột (intestinal intussusception), trong đó, một khúc ruột của em bé chui vào một khúc ruột kế cận, lồng vào (giống như lúc ta đẩy các ống của ống kính viễn vọng vào với nhau/“telescoping”), làm nghẽn phân không đi qua được, hai đầu ruột bị sưng lên, cản trở máu lưu thông, có thể làm chết khúc ruột, lũng ruột, nhiễm trùng.
Bác sĩ giải quyết bằng cách bơm không khí [air enema] hoặc thuốc cản quang [contrast enema] đi ngược từ hậu môn để đẩy ngược khúc ruột bị kẹt về vị trí bình thường) (reducing the intussusception). Nếu cần, phải giải phẫu, gỡ khúc lồng ruột, hoặc cắt bỏ khúc ruột bị hư hại và nối lại phần lành mạnh.
Tuy nhiên, bệnh lồng ruột không chỉ xảy ra ở trẻ em, mà có thể xảy ra, tuy hiếm hơn nhiều, một cách mãn tính trên người lớn (5% các trường hợp). Bệnh nhân có thể đau bụng, thường là vùng thượng vị (giữa bụng trên, epigastrium), từng cơn, kèm theo buồn nôn, ói mửa, kém ăn sụt cân, máu trong phân, và có thể đã từng đi khám bệnh nhiều lần, trong nhiều tháng, nhiều tuần, trước khi được định bệnh đúng để giải quyết bằng giải phẫu.
(Albright MT, Grief SN, Carroll RE, Xu J.Ileoileal intussusception in an adult patient. Can Fam Physician. 2007 Feb;53(2):241-3.)
3) Bệnh viêm loét kết tràng (ulcerative colitis) là một loại bệnh kinh niên, làm viêm và loét niêm mạc ruột già. Lúc đầu, bệnh còn giới hạn ở trực tràng (rectum) và khúc ruột sigmoid, (đoạn dưới ruột già), cơn đau có thể kín đáo thôi; bệnh nhân đau quặn bụng dưới, cảm thấy mắc đi cầu gấp, kèm theo phân có nhớt và máu. Càng ngày bệnh có thể lan ra các phần phía trên của ruột già, bệnh nhân càng ngày càng tiêu chảy nhiều, phân có mủ nhiều hơn, chảy máu nhiều hơn, lên cơn sốt, mệt mỏi, đau khớp.
4) Bác sĩ cần phân biệt với các trường hợp viêm ruột do nhiễm trùng, do amíp, hoặc do thiếu máu đi vào nuôi dưỡng ruột (ischemic colitis, cũng có thể trình bày bằng những cơn đau bụng, và chảy máu ruột, nhưng thường ở người già, bị xơ động mạch, người hút thuốc lá, người có cholesterol, mỡ trong máu quá cao; mạch máu ruột (mesenteric arteries) cũng có thể bị nghẹt(embolization) vì cục máu (clot) thành hình và xuất phát từ trong tim bị rối loạn nhịp (arrhythmia) hay rung nhĩ tim [atrial fibrillation].)
5) Ung thư ruột già và trực tràng (colorectal cancer) là ung thư xếp hạng nhì trong số các ung thư mới được định bệnh mỗi năm (new cases of cancer), sau ung thư phổi. Chẩn đoán bằng cách soi ruột già (colonoscopy). Ngừa bằng cách phát hiện sớm chày máu trong đường ruột bằng cách thử phân theo định kỳ, hoặc soi ruột già cho những người trên 50 tuổi. Những người có thân nhân bị ung thư ruột già cần được theo dõi sớm hơn và kỹ hơn.
Tóm lại, đau bụng kèm theo chảy máu trong phân cần được bác sĩ khám và điều tra càng sớm càng tốt. Có lúc định bệnh khó khăn, dễ sơ sót bỏ qua những bệnh hiếm, nhất là ở người trẻ tuổi, có vẻ khỏe mạnh. Bệnh nhân không nên tự mình kết luận là chảy máu do trĩ và lờ đi không nhờ bác sĩ theo dõi.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền
(Hien V. Ho, MD, FAAP)
VOA