Sức khỏe và đời sống
Hỏi đáp Y học: Gãy xương bàn chân
voatiengviet.com
Hỏi đáp Y học: Gãy xương bàn chân
Thính giả Nguyễn thị Hồng Lam hỏi về gẫy kín xương bàn chân trái, ngón 5
“Thưa Bác sĩ,
Bố cháu, 60 tuổi, vừa bị gãy kín xương bàn chân trái, ngón 5. Do ngã.
Cháu muốn được biết các quy trình tiến hành điều trị từ A tới Z; cũng như các cung cách phục hồi chức năng theo y học hiện nay cho trường hợp này. Và những biến chứng có thể xẩy ra?
Xin cảm ơn Bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Gãy xương bàn chân số 5.
Thật khó trả lời câu hỏi một cách đích xác, và trong giới hạn của mục này chúng ta chỉ nêu một số điểm chung chung mà thôi.
Bàn chân có 5 cái xương metatarsal (MT) xoè ra như 5 cái nang của một cái quạt. Xương metatarsal thứ 5 (MT5) cùng với xương gót và xương thứ nhất tạo thành một thế kiềng 3 chân cho bàn chân đứng vững. Tuy nhiên nó lại ít được các mô mềm bao bọc và che chở, và do cách sắp xếp của 3 động mạch nuôi dưỡng, có môt vùng gần đầu xương (meta-diaphyseal junction) ở đó, nếu bị gãy sẽ khó lành hơn (non-union). MT5 cũng là xương di động nhiều nhất trong 5 xương MT, cho nên nếu bị chấn thương hay gãy xương mà không phục hồi tử tế, có thể làm đau bàn chân dễ dàng hơn.
Trong MT, xương MT 5 dễ bị gãy nhất, do chấn thương như té, bẻ bàn chân đột ngột, vặn bàn chân vào phía trong, một vật gì rơi xuống hoặc do stress gây ra stress fracture. Tuỳ vết gãy nằm trên đoạn nào của xương, xương có xê dịch hay không, có ngắn lại không sẽ quyết định xương lành dễ dàng hay không, và các theo dõi điều trị. Cho nên cần định bệnh chính xác chi tiết về vết gãy trên hình quang tuyến, cũng như bác sĩ chuyên môn về chỉnh trực chữa bệnh nếu có vấn đề. Trong trường hợp gãy do stress, thường bệnh nhân đã từng đau sẵn chỗ đó, một thời gian trước khi xương gãy.
Stress fracture là vết nứt, gãy, hay bầm trong xương do xương đó bị cử động quá nhiều, thường xảy ra ở các lực sĩ chạy bộ (march fracture), đá banh, bóng rổ, cũng như những người vừa thay đổi trong cách tập của mình (như chạy treadmill đổi qua chạy ngoài đường), hay theo một thể thao mới, nặng nhọc hơn. Loãng xương (osteoporosis) cũng làm stress fracture dễ xảy ra. Thường MT 2-3 dễ bị stress fracture hơn xương MT số 5 vì chúng dài và mỏng manh (gầy) hơn.
Chữa trị:
1) Biện pháp ban đầu có mục đích làm giảm đau và sưng. Thường bác sĩ khuyên đắp túi nước đá chừng 20 phút và lập lại 2 tiếng một lần, cũng như ngồi xuống kê chân cao lên để máu không tụ lại xuống bàn chân.
2) Stress fracture nhẹ có khi chỉ cần đòi hỏi bệnh nhân ngưng hoạt động gây ra vết nứt xương (ví dụ chạy thể thao) 4-8 tuần, nếu đi đau bs có thể cho mang nạng chống để giảm bớt phần trọng lượng cơ thể trên bàn chân vài tuần. Lúc được phép hoạt động thể thao trở lại, cần bắt đầu từ từ.
3) Trong những trường hơp nặng hơn, có thể bác sĩ cho một hình thức bất động (immobilization) nào đó để tránh cho chỗ gãy không nhúc nhích và dễ lành hơn.
Đa số chỉ cần băng bột (plaster cast, removable plastic cast), hay loại giày ống đặt biệt (cast, or CAM boot [(CAM: Controlled Ankle Movement, giúp cho bệnh nhân đi mà vẫn giữ bản lề giữa cổ chân và bàn chân không hoặc ít di động, che chở những vùng tổn thương bàn chân], walking boot) trong 6 tuần. Trên quang tuyến, có thể thấy chưa lành hẳn, nhưng nếu bệnh nhân bớt đau nhiều và xương tiến triển tốt, bác sĩ có thể cho đổi qua giày thường. Nếu vết gãy nằm ở vùng khó lành hơn, bác sĩ có thể cho mang bột lâu hơn.
4) Nếu sau 3 tháng bệnh nhân vẫn đau chân nhiều, bác sĩ có thể tính chuyện phẫu thuật, bắt ốc vào tuỷ xương để gắn chỗ gãy lại (intramedullary solid screw). Một số lực sĩ chuyên nghiệp có thể yêu cầu phẫu thuật để họ trở về với nghề thể thao mình nhanh hơn.
Tóm lại, xương bàn chân thứ 5 rất quan trọng cho cơ năng bàn chân, cho nên nếu có thể nên tìm đên trung tâm quang tuyến định bệnh chính xác (nhiều góc độ khác nhau, chẩn đoán chính xác), cũng như cần bác sĩ chuyên về xương theo dõi kỹ và chữa trị thích đáng cho từng trường hợp.
Xin nhắc lại là những nhận xét trên chỉ có tính cách rất tổng quát và không thể giúp thính giả tự chữa lấy.
Chúc bệnh nhân may mắn,
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
----------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.
Quý vị có thể xem và nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com>.
Hỏi đáp Y học: Gãy xương bàn chân
voatiengviet.com
Hỏi đáp Y học: Gãy xương bàn chân
Thính giả Nguyễn thị Hồng Lam hỏi về gẫy kín xương bàn chân trái, ngón 5
“Thưa Bác sĩ,
Bố cháu, 60 tuổi, vừa bị gãy kín xương bàn chân trái, ngón 5. Do ngã.
Cháu muốn được biết các quy trình tiến hành điều trị từ A tới Z; cũng như các cung cách phục hồi chức năng theo y học hiện nay cho trường hợp này. Và những biến chứng có thể xẩy ra?
Xin cảm ơn Bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Gãy xương bàn chân số 5.
Thật khó trả lời câu hỏi một cách đích xác, và trong giới hạn của mục này chúng ta chỉ nêu một số điểm chung chung mà thôi.
Bàn chân có 5 cái xương metatarsal (MT) xoè ra như 5 cái nang của một cái quạt. Xương metatarsal thứ 5 (MT5) cùng với xương gót và xương thứ nhất tạo thành một thế kiềng 3 chân cho bàn chân đứng vững. Tuy nhiên nó lại ít được các mô mềm bao bọc và che chở, và do cách sắp xếp của 3 động mạch nuôi dưỡng, có môt vùng gần đầu xương (meta-diaphyseal junction) ở đó, nếu bị gãy sẽ khó lành hơn (non-union). MT5 cũng là xương di động nhiều nhất trong 5 xương MT, cho nên nếu bị chấn thương hay gãy xương mà không phục hồi tử tế, có thể làm đau bàn chân dễ dàng hơn.
Trong MT, xương MT 5 dễ bị gãy nhất, do chấn thương như té, bẻ bàn chân đột ngột, vặn bàn chân vào phía trong, một vật gì rơi xuống hoặc do stress gây ra stress fracture. Tuỳ vết gãy nằm trên đoạn nào của xương, xương có xê dịch hay không, có ngắn lại không sẽ quyết định xương lành dễ dàng hay không, và các theo dõi điều trị. Cho nên cần định bệnh chính xác chi tiết về vết gãy trên hình quang tuyến, cũng như bác sĩ chuyên môn về chỉnh trực chữa bệnh nếu có vấn đề. Trong trường hợp gãy do stress, thường bệnh nhân đã từng đau sẵn chỗ đó, một thời gian trước khi xương gãy.
Stress fracture là vết nứt, gãy, hay bầm trong xương do xương đó bị cử động quá nhiều, thường xảy ra ở các lực sĩ chạy bộ (march fracture), đá banh, bóng rổ, cũng như những người vừa thay đổi trong cách tập của mình (như chạy treadmill đổi qua chạy ngoài đường), hay theo một thể thao mới, nặng nhọc hơn. Loãng xương (osteoporosis) cũng làm stress fracture dễ xảy ra. Thường MT 2-3 dễ bị stress fracture hơn xương MT số 5 vì chúng dài và mỏng manh (gầy) hơn.
Chữa trị:
1) Biện pháp ban đầu có mục đích làm giảm đau và sưng. Thường bác sĩ khuyên đắp túi nước đá chừng 20 phút và lập lại 2 tiếng một lần, cũng như ngồi xuống kê chân cao lên để máu không tụ lại xuống bàn chân.
2) Stress fracture nhẹ có khi chỉ cần đòi hỏi bệnh nhân ngưng hoạt động gây ra vết nứt xương (ví dụ chạy thể thao) 4-8 tuần, nếu đi đau bs có thể cho mang nạng chống để giảm bớt phần trọng lượng cơ thể trên bàn chân vài tuần. Lúc được phép hoạt động thể thao trở lại, cần bắt đầu từ từ.
3) Trong những trường hơp nặng hơn, có thể bác sĩ cho một hình thức bất động (immobilization) nào đó để tránh cho chỗ gãy không nhúc nhích và dễ lành hơn.
Đa số chỉ cần băng bột (plaster cast, removable plastic cast), hay loại giày ống đặt biệt (cast, or CAM boot [(CAM: Controlled Ankle Movement, giúp cho bệnh nhân đi mà vẫn giữ bản lề giữa cổ chân và bàn chân không hoặc ít di động, che chở những vùng tổn thương bàn chân], walking boot) trong 6 tuần. Trên quang tuyến, có thể thấy chưa lành hẳn, nhưng nếu bệnh nhân bớt đau nhiều và xương tiến triển tốt, bác sĩ có thể cho đổi qua giày thường. Nếu vết gãy nằm ở vùng khó lành hơn, bác sĩ có thể cho mang bột lâu hơn.
4) Nếu sau 3 tháng bệnh nhân vẫn đau chân nhiều, bác sĩ có thể tính chuyện phẫu thuật, bắt ốc vào tuỷ xương để gắn chỗ gãy lại (intramedullary solid screw). Một số lực sĩ chuyên nghiệp có thể yêu cầu phẫu thuật để họ trở về với nghề thể thao mình nhanh hơn.
Tóm lại, xương bàn chân thứ 5 rất quan trọng cho cơ năng bàn chân, cho nên nếu có thể nên tìm đên trung tâm quang tuyến định bệnh chính xác (nhiều góc độ khác nhau, chẩn đoán chính xác), cũng như cần bác sĩ chuyên về xương theo dõi kỹ và chữa trị thích đáng cho từng trường hợp.
Xin nhắc lại là những nhận xét trên chỉ có tính cách rất tổng quát và không thể giúp thính giả tự chữa lấy.
Chúc bệnh nhân may mắn,
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
----------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.
Quý vị có thể xem và nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com>.