Thân Hữu Tiếp Tay...

Hồi ký Nguyễn Hiến Lê ( tom’ tat’)

Tôi vốn có cảm tình với Việt Minh, với cộng sản, ghét thực dân Pháp, Mỹ, nhất là từ 1965 khi Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam, tôi khinh những chính phủ bù nhìn của Pháp, Mỹ.

Tôi phục tinh thần hy sinh có kỷ luật của anh em kháng chiến và mỗi lần có thể giúp họ được gì thì tôi sẵn lòng giúp...”

Năm 1981, ông Nguyễn Hiến Lê viết xong bộ hồi ký. Ở trong nước, nhà xuất bản Văn Học in năm 1993. Ở hải ngoại, nhà xuất bản Văn Nghệ của ông từ mẫn Võ Thắng Tiết in ra làm ba tập. Tập 1 xuất bản năm 1990, tập 2 xuất bản năm 1990, và tập 3 xuất bản năm 1988. So sánh hai bản in ở trong nước và ở hải ngoại, thấy sự khác biệt rất lớn. Bản in ở hải ngoại thì tôn trọng bản thảo không sửa chữa nào quan trọng trong khi bản in ở trong nước thì bị cắt xén và “biên tập” tơi bời, nhất là những nhận định trung thực của tác giả Nguyễn Hiến Lê về tình trạng văn hóa, xã hôi, chính trị, kinh tế ở trong nước. Ông phê phán chính xác, nói có sách mách có chứng và bằng chứng là chính thực tế của cuộc sống. Do đó, bản ở trong nước không co những phần ấy là một điều cố nhiên của nền Văn học hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa.
 
Nhưng, khi đã sống với cộng sản, ông đã nhìn ra tất cả những khuyết điểm của một chế độ vô sản chuyên chính.
Ông có những nhận xét rất xác thực, về đời sống người dân trong thời kỳ đó.
Ông phân tích rõ ràng từ hệ thống hành chính phường khóm, từ tinh thần làm việc bê trễ đến hệ thống giấy tờ phiền nhiễu phức tạp, cũng như nạn nhũng lạm, ức hiếp dân chúng.
Ông kể chuyện những ngày đổi tiền, biết bao nhiêu người trở thành tay trắng vì thủ đoạn ăn cướp tài sản người dân một cách công khai.
 
Rồi ông nhận xét về kinh tế, về công nghiệp, nông nghiệp... mặt nào cũng đều thất bại thê thảm.
Những công ty quốc doanh không tạo được sản phẩm, lại lối quản trị, làm việc lề mề, nên trở thành gánh nặng cho quốc gia.
 
Những nông trường khai hoang, hoặc vùng kinh tế mới, làm theo chỉ thị và lấy có nên không có kết quả, và có thể là nơi lưu đày của những người sống ở thành phố.
Về phân phối hàng hóa, thì ngăn sông chắn chợ, gây phiền hà cho dân.
 
Rồi chiến dịch đánh tư sản, kiểm kê tài sản, những cuộc vơ vét, tịch thu của cải. Tóm lại, là cả một xã hội xuống cấp trầm trọng, tự do hạn chế, dân chúng nghèo khổ...
 
Ðọc hồi ký tập 3 của Nguyễn Hiến Lê, tôi có cảm giác như đang đọc một bản cáo trạng buộc tội chế độ cộng sản một cách rất nặng nề. Trong hơn 200 trang giấy, ông viết thật chân thành, nêu lên những sự thực và gửi theo những nỗi niềm đau lòng của một người đã thức tỉnh dù hơi muộn màng.
Dù được kể vào hàng nhà văn tiến bộ, và được chế độ mới dành cho nhiều ưu đãi cũng như mời mọc để tham dự các buổi lễ cũng như các sinh hoạt văn hóa nhưng ông tránh né và luôn luôn làm người đứng ngoài.
 
Ðọc những đoạn văn, viết thẳng thắn, không sợ sệt, không né tránh sự thực, tôi mới thấy cái tư cách kẻ sĩ vòi vọi của ông.
 
Có những người, hồi trước thiên cộng, nay muốn thay đổi suy tư mà vẫn chưa dám mạnh dạn, vẫn còn nói quanh nói co, không dám chấp nhận cái sai sót của mình. Còn với ông Nguyễn Hiến Lê, nghĩ gì viết nấy, không có áp lực nào làm ông thay đổi được thái độ.
 
Hãy đọc đoạn ông viết về phong trào vượt biên:
“Từ năm 1977, người ta dùng đường biển, phong trào vượt biên phát triển rất mạnh tới mức một bà già nông dân miền Tây phải nói:
‘Cây cột đèn nếu đi được thì cũng đi’.
Dù phải gian lao khổ cực tới mức nào hễ ra khỏi được nước là sướng rồi, làm mồi cho cá mập vẫn còn hơn ở lại trong nước mà chết lần chết mòn, người ta nghĩ vậy...”( trang 109)
 
Hay: “Người ta nhận định sai về tình trạng miền Nam . Trước ngày 30 Tháng Tư 1975, miền Nam rất chia rẽ, nhiều giáo phái đảng phái nhưng tiến bộ hơn miền Bắc nhiều về mức sống, kỹ thuật, nghệ thuật, văn hóa nhờ ngôn luận được tương đối tự do, nhờ được đọc sách báo ngoại quốc, biết tin tức thế giới, du lịch ngoại quốc, tiếp xúc với người ngoại quốc... cả về đạo đức nữa, vì đủ ăn, người ta ít thèm khát mọi thứ, ít gian tham (tôi nói số đông) ít chịu làm cái công việc bỉ ổi là tố cáo người hàng xóm chứ đừng nói tới người thân, nói chung là không có hành động nhơ nhớp như nhiều cán bộ ở Bắc tôi đã kể ở trên.
Tôi còn nhận thấy vì người Nam bị coi là ngụy hết nên càng đoàn kết với nhau, thương nhau: cùng là ngụy với nhau mà...!” (trang 115)
 
Hoặc: “...làm cho người dân tưởng rằng, chỉ phải đi cải tạo nửa tháng mà rốt cuộc là phải đi 5-6 năm, có thể là 10 năm, bảo là cho họ đi học tập, cải tạo tinh thần mà sự thật để hành hạ, để trả thù, như vậy làm sao dân tin được chính quyền.
Lệnh trung ương ban hành, địa phương không theo, làm ngược hẳn lại, lương hưu trí không phát, tiền tiết kiệm gửi ngân hàng không cho rút ra mà không thẳng thắn cho họ biết lý do, cứ làm thinh để dân chờ hết ngày này qua năm khác, chờ chán thì tuyệt vọng thôi không đòi hỏi nữa;
 
cho người ta vượt biên bán chính thức, thu của mỗi người bao nhiêu lượng vàng rồi bỗng nhiên ngưng lại hết mà không trả đủ vàng lại cho người ta;
 
thâu thuế của người ta và cho phép bán ở chợ trời rồi đột nhiên bao vây cả một khu, tịch thu hết hàng hóa; khi chưa nắm chính quyền thì hứa sẽ bỏ hết các thuế chợ, chia đất cho dân cày, nắm chính quyền được ít lâu thì thuế chợ còn nặng hơn trước, mới chia đất cho dân thì đã bắt đầu vào hợp tác xã nông nghiệp, bỏ quyền làm chủ miếng đất của họ mà làm chủ tập thề; tuyên bố với quốc dân và thế giới rằng, miền Nam theo chế độ dân chủ, trung lập, rồi một năm sau đã thống nhất quốc gia, hủy bỏ chế độ đó, bắt miền Nam theo chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa như miền Bắc; báo chí, các đài phát thanh chỉ thông tin một chiều, không cho dân biết sự thực,
đến nỗi chính các cán bộ ở bưng về cũng phàn nàn rằng, báo chí nói láo hết, như vậy làm sao dân tin chính quyền được...” (trang 119-120)
 
Và rất nhiều những đoạn tương tự như thế trong tập hồi ký. Viết hồi ký có phải là ghi lại trung thực những sự kiện, tôi nghĩ như thế. Và xa xôi hơn, trong hoàn cảnh lúc đó, trong sự theo dõi ngặt nghèo như vậy, ông Nguyễn Hiến Lê đã viết được những trang sách để đời. Những người lớp sau, đọc những trang sách ấy, không còn bị che dấu bởi những lối viết mập mờ của những người viết không dám nói lên sự thực.
 
Ngay như một người đi theo cộng sản đến cuối đời như Thiếu Sơn Lê Sĩ Quí mà còn nói: “Thời trước mình viết, ngụy nó bỏ tù mình cũng không sao, bây giờ mà viết để cho cách mạng bắt giam mình thì kỳ quá mà lại kẹt cho họ nữa.”
 
Tôi là một người đọc rất nhiều sách của tác giả Nguyễn Hiến Lê, hầu như trên lãnh vực nào tôi cũng học hỏi được rất nhiều. Với tôi, ông là một ông thầy lớn, một học giả uyên bác, một người khảo cứu sâu sắc và cẩn trọng.
Nhưng, còn một điều quan trọng hơn nữa là tôi kính phục cái tư cách kẻ sĩ của ông. Qua bộ hồi ký, ông tỏ lộ được cá tính của mình, của một người trí thức không bẻ cong sự thực. Và, ông đã can đảm nói lên cái nhầm lẫn của mình khi chưa sống với cộng sản. Ông là một trí thức đúng nghĩa trí thức... ( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồi ký Nguyễn Hiến Lê ( tom’ tat’)

Tôi vốn có cảm tình với Việt Minh, với cộng sản, ghét thực dân Pháp, Mỹ, nhất là từ 1965 khi Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam, tôi khinh những chính phủ bù nhìn của Pháp, Mỹ.

Tôi phục tinh thần hy sinh có kỷ luật của anh em kháng chiến và mỗi lần có thể giúp họ được gì thì tôi sẵn lòng giúp...”

Năm 1981, ông Nguyễn Hiến Lê viết xong bộ hồi ký. Ở trong nước, nhà xuất bản Văn Học in năm 1993. Ở hải ngoại, nhà xuất bản Văn Nghệ của ông từ mẫn Võ Thắng Tiết in ra làm ba tập. Tập 1 xuất bản năm 1990, tập 2 xuất bản năm 1990, và tập 3 xuất bản năm 1988. So sánh hai bản in ở trong nước và ở hải ngoại, thấy sự khác biệt rất lớn. Bản in ở hải ngoại thì tôn trọng bản thảo không sửa chữa nào quan trọng trong khi bản in ở trong nước thì bị cắt xén và “biên tập” tơi bời, nhất là những nhận định trung thực của tác giả Nguyễn Hiến Lê về tình trạng văn hóa, xã hôi, chính trị, kinh tế ở trong nước. Ông phê phán chính xác, nói có sách mách có chứng và bằng chứng là chính thực tế của cuộc sống. Do đó, bản ở trong nước không co những phần ấy là một điều cố nhiên của nền Văn học hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa.
 
Nhưng, khi đã sống với cộng sản, ông đã nhìn ra tất cả những khuyết điểm của một chế độ vô sản chuyên chính.
Ông có những nhận xét rất xác thực, về đời sống người dân trong thời kỳ đó.
Ông phân tích rõ ràng từ hệ thống hành chính phường khóm, từ tinh thần làm việc bê trễ đến hệ thống giấy tờ phiền nhiễu phức tạp, cũng như nạn nhũng lạm, ức hiếp dân chúng.
Ông kể chuyện những ngày đổi tiền, biết bao nhiêu người trở thành tay trắng vì thủ đoạn ăn cướp tài sản người dân một cách công khai.
 
Rồi ông nhận xét về kinh tế, về công nghiệp, nông nghiệp... mặt nào cũng đều thất bại thê thảm.
Những công ty quốc doanh không tạo được sản phẩm, lại lối quản trị, làm việc lề mề, nên trở thành gánh nặng cho quốc gia.
 
Những nông trường khai hoang, hoặc vùng kinh tế mới, làm theo chỉ thị và lấy có nên không có kết quả, và có thể là nơi lưu đày của những người sống ở thành phố.
Về phân phối hàng hóa, thì ngăn sông chắn chợ, gây phiền hà cho dân.
 
Rồi chiến dịch đánh tư sản, kiểm kê tài sản, những cuộc vơ vét, tịch thu của cải. Tóm lại, là cả một xã hội xuống cấp trầm trọng, tự do hạn chế, dân chúng nghèo khổ...
 
Ðọc hồi ký tập 3 của Nguyễn Hiến Lê, tôi có cảm giác như đang đọc một bản cáo trạng buộc tội chế độ cộng sản một cách rất nặng nề. Trong hơn 200 trang giấy, ông viết thật chân thành, nêu lên những sự thực và gửi theo những nỗi niềm đau lòng của một người đã thức tỉnh dù hơi muộn màng.
Dù được kể vào hàng nhà văn tiến bộ, và được chế độ mới dành cho nhiều ưu đãi cũng như mời mọc để tham dự các buổi lễ cũng như các sinh hoạt văn hóa nhưng ông tránh né và luôn luôn làm người đứng ngoài.
 
Ðọc những đoạn văn, viết thẳng thắn, không sợ sệt, không né tránh sự thực, tôi mới thấy cái tư cách kẻ sĩ vòi vọi của ông.
 
Có những người, hồi trước thiên cộng, nay muốn thay đổi suy tư mà vẫn chưa dám mạnh dạn, vẫn còn nói quanh nói co, không dám chấp nhận cái sai sót của mình. Còn với ông Nguyễn Hiến Lê, nghĩ gì viết nấy, không có áp lực nào làm ông thay đổi được thái độ.
 
Hãy đọc đoạn ông viết về phong trào vượt biên:
“Từ năm 1977, người ta dùng đường biển, phong trào vượt biên phát triển rất mạnh tới mức một bà già nông dân miền Tây phải nói:
‘Cây cột đèn nếu đi được thì cũng đi’.
Dù phải gian lao khổ cực tới mức nào hễ ra khỏi được nước là sướng rồi, làm mồi cho cá mập vẫn còn hơn ở lại trong nước mà chết lần chết mòn, người ta nghĩ vậy...”( trang 109)
 
Hay: “Người ta nhận định sai về tình trạng miền Nam . Trước ngày 30 Tháng Tư 1975, miền Nam rất chia rẽ, nhiều giáo phái đảng phái nhưng tiến bộ hơn miền Bắc nhiều về mức sống, kỹ thuật, nghệ thuật, văn hóa nhờ ngôn luận được tương đối tự do, nhờ được đọc sách báo ngoại quốc, biết tin tức thế giới, du lịch ngoại quốc, tiếp xúc với người ngoại quốc... cả về đạo đức nữa, vì đủ ăn, người ta ít thèm khát mọi thứ, ít gian tham (tôi nói số đông) ít chịu làm cái công việc bỉ ổi là tố cáo người hàng xóm chứ đừng nói tới người thân, nói chung là không có hành động nhơ nhớp như nhiều cán bộ ở Bắc tôi đã kể ở trên.
Tôi còn nhận thấy vì người Nam bị coi là ngụy hết nên càng đoàn kết với nhau, thương nhau: cùng là ngụy với nhau mà...!” (trang 115)
 
Hoặc: “...làm cho người dân tưởng rằng, chỉ phải đi cải tạo nửa tháng mà rốt cuộc là phải đi 5-6 năm, có thể là 10 năm, bảo là cho họ đi học tập, cải tạo tinh thần mà sự thật để hành hạ, để trả thù, như vậy làm sao dân tin được chính quyền.
Lệnh trung ương ban hành, địa phương không theo, làm ngược hẳn lại, lương hưu trí không phát, tiền tiết kiệm gửi ngân hàng không cho rút ra mà không thẳng thắn cho họ biết lý do, cứ làm thinh để dân chờ hết ngày này qua năm khác, chờ chán thì tuyệt vọng thôi không đòi hỏi nữa;
 
cho người ta vượt biên bán chính thức, thu của mỗi người bao nhiêu lượng vàng rồi bỗng nhiên ngưng lại hết mà không trả đủ vàng lại cho người ta;
 
thâu thuế của người ta và cho phép bán ở chợ trời rồi đột nhiên bao vây cả một khu, tịch thu hết hàng hóa; khi chưa nắm chính quyền thì hứa sẽ bỏ hết các thuế chợ, chia đất cho dân cày, nắm chính quyền được ít lâu thì thuế chợ còn nặng hơn trước, mới chia đất cho dân thì đã bắt đầu vào hợp tác xã nông nghiệp, bỏ quyền làm chủ miếng đất của họ mà làm chủ tập thề; tuyên bố với quốc dân và thế giới rằng, miền Nam theo chế độ dân chủ, trung lập, rồi một năm sau đã thống nhất quốc gia, hủy bỏ chế độ đó, bắt miền Nam theo chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa như miền Bắc; báo chí, các đài phát thanh chỉ thông tin một chiều, không cho dân biết sự thực,
đến nỗi chính các cán bộ ở bưng về cũng phàn nàn rằng, báo chí nói láo hết, như vậy làm sao dân tin chính quyền được...” (trang 119-120)
 
Và rất nhiều những đoạn tương tự như thế trong tập hồi ký. Viết hồi ký có phải là ghi lại trung thực những sự kiện, tôi nghĩ như thế. Và xa xôi hơn, trong hoàn cảnh lúc đó, trong sự theo dõi ngặt nghèo như vậy, ông Nguyễn Hiến Lê đã viết được những trang sách để đời. Những người lớp sau, đọc những trang sách ấy, không còn bị che dấu bởi những lối viết mập mờ của những người viết không dám nói lên sự thực.
 
Ngay như một người đi theo cộng sản đến cuối đời như Thiếu Sơn Lê Sĩ Quí mà còn nói: “Thời trước mình viết, ngụy nó bỏ tù mình cũng không sao, bây giờ mà viết để cho cách mạng bắt giam mình thì kỳ quá mà lại kẹt cho họ nữa.”
 
Tôi là một người đọc rất nhiều sách của tác giả Nguyễn Hiến Lê, hầu như trên lãnh vực nào tôi cũng học hỏi được rất nhiều. Với tôi, ông là một ông thầy lớn, một học giả uyên bác, một người khảo cứu sâu sắc và cẩn trọng.
Nhưng, còn một điều quan trọng hơn nữa là tôi kính phục cái tư cách kẻ sĩ của ông. Qua bộ hồi ký, ông tỏ lộ được cá tính của mình, của một người trí thức không bẻ cong sự thực. Và, ông đã can đảm nói lên cái nhầm lẫn của mình khi chưa sống với cộng sản. Ông là một trí thức đúng nghĩa trí thức... ( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm