Thân Hữu Tiếp Tay...
Hơn cả lời từ chối
Mấy ngày qua dư luận rộ lên xung quanh sự kiện nữ Đạo diễn kiêm Diễn viên điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi từ chối giải thưởng của Hội điện ảnh Việt Nam.
Mấy ngày qua dư luận rộ lên xung quanh sự kiện nữ Đạo diễn kiêm Diễn viên điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi từ chối giải thưởng của Hội điện ảnh Việt Nam. Từ chối giải thưởng không phải là chuyện lạ, nhưng điều đáng nói ở đây là lý do từ chối vì "không muốn trong nhà có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân".... Nghe thật bi, hùng, hài đúng không, thưa quý vị?
Số là nghệ sĩ nổi tiếng Nguyễn Thị Kim Chi mới đây đã được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng. Nhưng không ngờ, bà đã đã gửi ngay một bức thư tới Hội xin từ chối phần thưởng đó với lý do thật ngắn gọn và rõ ràng:
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm".
Trong bức thư, bà Kim Chi cũng có nói:
“…Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự".
Phần còn lại của bức thư và qua nội dung trả lời pỏng vấn sau đó bà Kim Chi đã giải thích rất rõ ràng, minh bạch về quan điểm và lý tưởng sống, chiến đấu, học tập và công tác của mình. Qua đó có thể thấy không một chút vấn vương, ích kỷ, vụ lợi nào trong quyết định từ chối giải thưởng của người nữ nghệ sĩ tài sắc mà đầy dũng khí này. Động cơ duy nhất của bà có lẽ là nói lên điều tâm nguyện của bản thân và đồng đội.
Phần còn lại của bức thư và qua nội dung trả lời pỏng vấn sau đó bà Kim Chi đã giải thích rất rõ ràng, minh bạch về quan điểm và lý tưởng sống, chiến đấu, học tập và công tác của mình. Qua đó có thể thấy không một chút vấn vương, ích kỷ, vụ lợi nào trong quyết định từ chối giải thưởng của người nữ nghệ sĩ tài sắc mà đầy dũng khí này. Động cơ duy nhất của bà có lẽ là nói lên điều tâm nguyện của bản thân và đồng đội.
Lời từ chối như vậy mạnh hơn cả một lời tuyên bố. Có người đã ví nó như một tiếng sấm làm chấn động dư luận trong và ngoài nước trong những ngày qua. Điều đáng nói là sự kiện này xảy ra một cách ngẫu nhiên giữa lúc Ban Tuyên huấn Trung ương vừa kết thúc Hội nghị đánh giá công tác tuyên huấn còn nhiều "yếu kém" đồng thời quyết định tăng cường với hàng loạt biện pháp, trong đó có việc thành lập đội "Cộng tác viên xã hội" gần 1000 thành viên tham gia phản bác "các thế lực phản động" trên mạng internet!
Nghệ sĩ Kim Chi (bên trái) vừa là chiến sĩ vừa là nghệ sĩ |
Thật khó hiểu tại sao Cơ quan tuyên huấn của Đảng lại tỏ ra xơ cứng đến như vây? Sau nhiều phát ngôn nhịu ngộ, sai sự thật của một số cán bộ tuyên huấn và trước làn sóng phản ứng của công luận thì sự từ chối giải thưởng của nữ nghệ sĩ Kim Chi làmột lời cảnh báo về tình trạng yếu kém và sai lầm của quá trình công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh tình hình những năm gần đây. Lời cảnh báo đó phát ra bởi chính một trong những thành viên xuất sắc nhất của đội quân tuyên truyền của Đảng, chứ không phải kẻ địch hoặc ai xa lạ. Phải chăng đã đến lúc để các nhà lãnh đạo đất nước giật mình soi lại bản thân trong gương đồng thời rà soát lại toàn bộ khâu công tác tuyên huấn của Đảng? Lâu nay giới lãnh đạo và cán bộ tuyên huấn bao giờ cũng tự cho mình quyền phán xét đúng, sai và quyết đinh nhân dân cần nghe gì, nói gì. Lãnh đạo cũng ban phát những món quà tinh thần cho cấp dưới. Nhưng giờ đây họ được nghe một lời nói thật từ cấp đưới. Và đó không phải một lời dẽ nghe như vẫn mong đợi. Đó là điểm mới của tình hình; nó cho thấy, đã đến lúc cần thay đổi một cách cơ bản về phương pháp công tác tuyên huấn, đó là phải lắng nghe quần chúng trước khi đưa ra lời huấn thị đối với họ. Người lãnh đạo cấp càng cao thì càng phải gương mẫu trong mọi hành động và lời nói. Một việc làm đúng đắn có giá trị gấp trăm lần những lời nói suông. Nói một đàng làm một nẻo sẽ làm mất lòng tin của dân chúng không bao giờ lấy lại được. Trong mấy năm gần đây công luận đã chứng kiến nhiều phát ngôn "bất hủ" của một số vị lãnh đạo và cán bộ tuyên giáo các cấp. Những tấm "bia miệng" vẫn còn trơ trơ đó cho thấy chất lượng công tác tuyên huấn bắt nguồn từ cấp cao và ở đường lối chính sách. Một khi nôi dung đường lối chính sách chưa ổn thì càng tuyên truyền bao nhiêu sẽ càng bộc lộ yếu điểm và càng mất lòng tin từ phía người nghe bấy nhiêu. Hiện tượng nghệ sĩ Kim Chi từ chối phần thưởng là một giọt nước tràn ly của lòng kiên nhẫn mà nhân dân đang chịu đựng.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tuyên huấn. Song tuyên truyền gì thì cũng phải tôn trọng sự thật, và phải theo phương châm "do dân vì dân", chứ không thể vì những thế lực vô hình để chống lại nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Nhân đây xin nêu lên hiện tượng gần đây thấy xuất hiện trên Facebook và mạng internet nói chung khá nhiều nick mới với những hành tung và lời bình khiến ta nhớ lại thời "Hồng vệ binh" bên Trung Quốc. Phải chăng họ là những "Cộng tác viên xã hội" đang thực thi sứ mệnh đã được giao phó? Liệu họ có đủ trình độ để hoàn thành nhiệm vụ, hay sẽ chỉ làm rối thêm tình hình và lại một lần nữa chuốc lấy hậu quả theo kiểu "lợi bất cập hại"?
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tuyên huấn. Song tuyên truyền gì thì cũng phải tôn trọng sự thật, và phải theo phương châm "do dân vì dân", chứ không thể vì những thế lực vô hình để chống lại nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Nhân đây xin nêu lên hiện tượng gần đây thấy xuất hiện trên Facebook và mạng internet nói chung khá nhiều nick mới với những hành tung và lời bình khiến ta nhớ lại thời "Hồng vệ binh" bên Trung Quốc. Phải chăng họ là những "Cộng tác viên xã hội" đang thực thi sứ mệnh đã được giao phó? Liệu họ có đủ trình độ để hoàn thành nhiệm vụ, hay sẽ chỉ làm rối thêm tình hình và lại một lần nữa chuốc lấy hậu quả theo kiểu "lợi bất cập hại"?
Hơn cả lời từ chối
Mấy ngày qua dư luận rộ lên xung quanh sự kiện nữ Đạo diễn kiêm Diễn viên điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi từ chối giải thưởng của Hội điện ảnh Việt Nam.
Mấy ngày qua dư luận rộ lên xung quanh sự kiện nữ Đạo diễn kiêm Diễn viên điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi từ chối giải thưởng của Hội điện ảnh Việt Nam. Từ chối giải thưởng không phải là chuyện lạ, nhưng điều đáng nói ở đây là lý do từ chối vì "không muốn trong nhà có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân".... Nghe thật bi, hùng, hài đúng không, thưa quý vị?
Số là nghệ sĩ nổi tiếng Nguyễn Thị Kim Chi mới đây đã được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng. Nhưng không ngờ, bà đã đã gửi ngay một bức thư tới Hội xin từ chối phần thưởng đó với lý do thật ngắn gọn và rõ ràng:
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm".
Trong bức thư, bà Kim Chi cũng có nói:
“…Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự".
Phần còn lại của bức thư và qua nội dung trả lời pỏng vấn sau đó bà Kim Chi đã giải thích rất rõ ràng, minh bạch về quan điểm và lý tưởng sống, chiến đấu, học tập và công tác của mình. Qua đó có thể thấy không một chút vấn vương, ích kỷ, vụ lợi nào trong quyết định từ chối giải thưởng của người nữ nghệ sĩ tài sắc mà đầy dũng khí này. Động cơ duy nhất của bà có lẽ là nói lên điều tâm nguyện của bản thân và đồng đội.
Phần còn lại của bức thư và qua nội dung trả lời pỏng vấn sau đó bà Kim Chi đã giải thích rất rõ ràng, minh bạch về quan điểm và lý tưởng sống, chiến đấu, học tập và công tác của mình. Qua đó có thể thấy không một chút vấn vương, ích kỷ, vụ lợi nào trong quyết định từ chối giải thưởng của người nữ nghệ sĩ tài sắc mà đầy dũng khí này. Động cơ duy nhất của bà có lẽ là nói lên điều tâm nguyện của bản thân và đồng đội.
Lời từ chối như vậy mạnh hơn cả một lời tuyên bố. Có người đã ví nó như một tiếng sấm làm chấn động dư luận trong và ngoài nước trong những ngày qua. Điều đáng nói là sự kiện này xảy ra một cách ngẫu nhiên giữa lúc Ban Tuyên huấn Trung ương vừa kết thúc Hội nghị đánh giá công tác tuyên huấn còn nhiều "yếu kém" đồng thời quyết định tăng cường với hàng loạt biện pháp, trong đó có việc thành lập đội "Cộng tác viên xã hội" gần 1000 thành viên tham gia phản bác "các thế lực phản động" trên mạng internet!
Nghệ sĩ Kim Chi (bên trái) vừa là chiến sĩ vừa là nghệ sĩ |
Thật khó hiểu tại sao Cơ quan tuyên huấn của Đảng lại tỏ ra xơ cứng đến như vây? Sau nhiều phát ngôn nhịu ngộ, sai sự thật của một số cán bộ tuyên huấn và trước làn sóng phản ứng của công luận thì sự từ chối giải thưởng của nữ nghệ sĩ Kim Chi làmột lời cảnh báo về tình trạng yếu kém và sai lầm của quá trình công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh tình hình những năm gần đây. Lời cảnh báo đó phát ra bởi chính một trong những thành viên xuất sắc nhất của đội quân tuyên truyền của Đảng, chứ không phải kẻ địch hoặc ai xa lạ. Phải chăng đã đến lúc để các nhà lãnh đạo đất nước giật mình soi lại bản thân trong gương đồng thời rà soát lại toàn bộ khâu công tác tuyên huấn của Đảng? Lâu nay giới lãnh đạo và cán bộ tuyên huấn bao giờ cũng tự cho mình quyền phán xét đúng, sai và quyết đinh nhân dân cần nghe gì, nói gì. Lãnh đạo cũng ban phát những món quà tinh thần cho cấp dưới. Nhưng giờ đây họ được nghe một lời nói thật từ cấp đưới. Và đó không phải một lời dẽ nghe như vẫn mong đợi. Đó là điểm mới của tình hình; nó cho thấy, đã đến lúc cần thay đổi một cách cơ bản về phương pháp công tác tuyên huấn, đó là phải lắng nghe quần chúng trước khi đưa ra lời huấn thị đối với họ. Người lãnh đạo cấp càng cao thì càng phải gương mẫu trong mọi hành động và lời nói. Một việc làm đúng đắn có giá trị gấp trăm lần những lời nói suông. Nói một đàng làm một nẻo sẽ làm mất lòng tin của dân chúng không bao giờ lấy lại được. Trong mấy năm gần đây công luận đã chứng kiến nhiều phát ngôn "bất hủ" của một số vị lãnh đạo và cán bộ tuyên giáo các cấp. Những tấm "bia miệng" vẫn còn trơ trơ đó cho thấy chất lượng công tác tuyên huấn bắt nguồn từ cấp cao và ở đường lối chính sách. Một khi nôi dung đường lối chính sách chưa ổn thì càng tuyên truyền bao nhiêu sẽ càng bộc lộ yếu điểm và càng mất lòng tin từ phía người nghe bấy nhiêu. Hiện tượng nghệ sĩ Kim Chi từ chối phần thưởng là một giọt nước tràn ly của lòng kiên nhẫn mà nhân dân đang chịu đựng.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tuyên huấn. Song tuyên truyền gì thì cũng phải tôn trọng sự thật, và phải theo phương châm "do dân vì dân", chứ không thể vì những thế lực vô hình để chống lại nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Nhân đây xin nêu lên hiện tượng gần đây thấy xuất hiện trên Facebook và mạng internet nói chung khá nhiều nick mới với những hành tung và lời bình khiến ta nhớ lại thời "Hồng vệ binh" bên Trung Quốc. Phải chăng họ là những "Cộng tác viên xã hội" đang thực thi sứ mệnh đã được giao phó? Liệu họ có đủ trình độ để hoàn thành nhiệm vụ, hay sẽ chỉ làm rối thêm tình hình và lại một lần nữa chuốc lấy hậu quả theo kiểu "lợi bất cập hại"?
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tuyên huấn. Song tuyên truyền gì thì cũng phải tôn trọng sự thật, và phải theo phương châm "do dân vì dân", chứ không thể vì những thế lực vô hình để chống lại nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Nhân đây xin nêu lên hiện tượng gần đây thấy xuất hiện trên Facebook và mạng internet nói chung khá nhiều nick mới với những hành tung và lời bình khiến ta nhớ lại thời "Hồng vệ binh" bên Trung Quốc. Phải chăng họ là những "Cộng tác viên xã hội" đang thực thi sứ mệnh đã được giao phó? Liệu họ có đủ trình độ để hoàn thành nhiệm vụ, hay sẽ chỉ làm rối thêm tình hình và lại một lần nữa chuốc lấy hậu quả theo kiểu "lợi bất cập hại"?