TIN CỘNG ĐỒNG
Hôn nhân khác tôn giáo Trần Trọng Việt
Cho đến một ngày, con trai anh xin cưới cô bạn gái. Anh chỉ đòi hỏi hai điều kiện: Một là đạo ai nấy giữ. Hai là: Khi có con, phải đợi cho đứa cháu đủ 21 tuổi nó muốn theo đạo nào là tùy ở nó. Không được bắt đứa bé vào nhà thờ rửa tội khi nó còn nhỏ.
Nhân bàn về vấn đề hôn nhân khác tôn giáo. Tôi xin kể các bạn nghe một chuyện thật sau đây:
Tôi có anh bạn, người lương, chưa quy y tam bảo. Nhưng trong đời sống anh tin vào thuyết luân hồi, nhân quả của nhà Phật và anh có nhiều cảm tình với PG. Anh có 4 đứa con, 3 gái, một trai. Ba đứa con gái đầu đã có chồng là người lương với nhau, nên đám cưới chỉ tổ chức ở tư gia, không có vấn đề gì xảy ra.
Đứa con trai út của anh ta quen với một cô gái Công Giáo, anh không cản trở, nhưng không được vui. Cho nên hơn hai năm quen biết. Mỗi lần cô ta tới nhà chào “Dạ thưa Bác”, anh ta chỉ “Ờ” một tiếng. Trước khi ra về, cô gái chào “Thưa Bác con về”, anh ta cũng chỉ “Ờ” một tiếng, không hề nói thêm câu nào.
Cho đến một ngày, con trai anh xin cưới cô bạn gái. Anh chỉ đòi hỏi hai điều kiện: Một là đạo ai nấy giữ. Hai là: Khi có con, phải đợi cho đứa cháu đủ 21 tuổi nó muốn theo đạo nào là tùy ở nó. Không được bắt đứa bé vào nhà thờ rửa tội khi nó còn nhỏ.
Cha mẹ cô gái và cả ông cha xứ mời cậu con trai đến nhà thuyết phục. Nhưng cậu con biết nghe lời cha và vì vốn cậu ta cũng không ưa gì đạo CG. Nên cậu ta nhất định không theo đạo. Cuối cùng thì cha mẹ cô dâu phải đồng ý hai điều kiện bạn tôi đưa ra. Thế là bạn tôi đến nhà đàng gái để bàn chuyện hôn nhân.
Khi hai bên nói chuyện với nhau, thì ông sui gái vẫn cố vớt vát: “Tôi đồng ý là đạo ai nấy giữ. Nhưng khi tụi nó có con. Xin phép anh chị, cho chúng tôi ẵm cháu vào nhà thờ rửa tội cho nó”. Bạn tôi trả lời:
“ Khi tụi nó có con, thì đứa nhỏ là cháu ngoại của anh và là cháu nội của tôi. Theo phong tục VN thì cháu nội mặn hơn cháu ngoại. Nhưng bây giờ, chuyện mặn hay lạt tôi bỏ qua một bên, không bàn tới. Đức Khổng tử có dạy “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác). Anh không muốn cháu anh theo đạo khác thì anh cũng đừng bắt cháu tôi theo đạo khác khi nó chưa biết gì. Tôi chỉ muốn sự công bằng”. Cuối cùng thì ông bà sui phải đồng ý điều kiện của bạn tôi đưa ra, và hai bên bàn qua chuyện tổ chức đám cưới.
Phía đằng gái đương nhiên là họ phải tổ chức lễ cưới ở nhà thờ. Mặc dù chưa quy y. Nhưng vốn thẳng tính, không muốn ai “chơi cha” mình. Cho nên bạn tôi đòi phải làm lễ ở chùa trước và làm lễ ở nhà thờ sau. Bạn tôi đã vào chùa trình bày với Hòa Thượng và xin Hòa Thượng: “Đám cưới sẽ tổ chức ngày hôm đó. Nhưng giờ nào cử hành hôn lễ ở chùa thì xin HT cho phép con được quyết định”
HT có hỏi lý do tại sao lại như vậy. Bạn tôi đã trình bày:
“Nếu tổ chức ở nhà thờ trước, theo kinh nghiệm con thấy có vài đám cưới thì phía CG họ luôn luôn cố tình làm trễ vài giờ để cho bên chùa chờ lâu quá, tự động giải tán, để cho con cái họ khỏi phải vào chùa. Chính bà sui của con cũng đã nói với con gái bà ta (nó cũng khờ nên đã nói lại cho chồng nó nghe) là nếu vào chùa thì bà ta sẽ đứng ngoài cổng chùa, chứ không vào. Cho nên con xin thầy cho con quyền quyết định để khi họ đòi làm lễ ở nhà thờ giờ nào thì con sẽ đòi làm lễ ở chùa trước họ 2 tiếng. Nếu họ vào chùa làm lễ thì con sẽ vào nhà thờ làm lễ với họ. Nếu họ không vào chùa thì con cũng sẽ không vào nhà thờ”. Sư phụ đồng ý.
Như vậy thì, ngày đám cưới sẽ có tất cả 6 cái lễ sẽ diễn ra: Buổi sáng, đàng trai qua đàng gái rước dâu. Buổi trưa, làm lễ ở chùa rồi nhà thờ. Sau đó cô dâu và chú rể đi quay phim, chụp hình ngoài công viên. Buổi xế đằng gái đưa dâu qua đàng trai và buổi tối đãi tiệc ở nhà hàng……
Có lẽ thấy nhiều lễ quá, con cái mình không kham nổi và cái chính là không buộc được thằng rể theo đạo. Nên đàng gái đã tự động xin bỏ hai cái lễ ở chùa và nhà thờ. Để bù vào đó, bà sui (qua con gái và rể) đề nghị cho một ông Linh Mục người Úc ra công viên để ký giấy hôn thú mà thôi, không có làm lễ..
Bạn tôi không chịu và nói. “ Ký giấy hôn thú thì mời lục sự của chính quyền tới ký. Tại sao lại phải nhờ ông LM ký. Bất cứ làm gì mà dính tới ông Linh Mục thì phải vào chùa làm lễ với tao”. Thế là cuối cùng, trong ngày cưới mời nhân viên chính phủ tới ký giấy hôn thú ngay sau vườn nhà trai.
Tôi kể ra chuyện này, mong tất cả mọi PT phải cứng rắn, giữ đạo của mình, mình chỉ đòi hỏi công bằng chứ có ép buộc ai đâu. Đừng để cho người ta bắt nạt mình. Tiếc rằng nhiều người Lương và Phật Tử chưa hiểu nhiều về thực chất các đạo Chúa (CG&TL), cứ nghĩ rằng đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy người ta ăn hiền ở lành nên đã quá dễ dãi với họ, nhiều người cứ nghĩ sai lầm rằng: Hễ lấy người đạo Chúa thì phải theo đạo của họ. Tại sao lại có chuyện kỳ quái, bất công như vậy?
HP chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Hôn nhân khác tôn giáo Trần Trọng Việt
Cho đến một ngày, con trai anh xin cưới cô bạn gái. Anh chỉ đòi hỏi hai điều kiện: Một là đạo ai nấy giữ. Hai là: Khi có con, phải đợi cho đứa cháu đủ 21 tuổi nó muốn theo đạo nào là tùy ở nó. Không được bắt đứa bé vào nhà thờ rửa tội khi nó còn nhỏ.
Nhân bàn về vấn đề hôn nhân khác tôn giáo. Tôi xin kể các bạn nghe một chuyện thật sau đây:
Tôi có anh bạn, người lương, chưa quy y tam bảo. Nhưng trong đời sống anh tin vào thuyết luân hồi, nhân quả của nhà Phật và anh có nhiều cảm tình với PG. Anh có 4 đứa con, 3 gái, một trai. Ba đứa con gái đầu đã có chồng là người lương với nhau, nên đám cưới chỉ tổ chức ở tư gia, không có vấn đề gì xảy ra.
Đứa con trai út của anh ta quen với một cô gái Công Giáo, anh không cản trở, nhưng không được vui. Cho nên hơn hai năm quen biết. Mỗi lần cô ta tới nhà chào “Dạ thưa Bác”, anh ta chỉ “Ờ” một tiếng. Trước khi ra về, cô gái chào “Thưa Bác con về”, anh ta cũng chỉ “Ờ” một tiếng, không hề nói thêm câu nào.
Cho đến một ngày, con trai anh xin cưới cô bạn gái. Anh chỉ đòi hỏi hai điều kiện: Một là đạo ai nấy giữ. Hai là: Khi có con, phải đợi cho đứa cháu đủ 21 tuổi nó muốn theo đạo nào là tùy ở nó. Không được bắt đứa bé vào nhà thờ rửa tội khi nó còn nhỏ.
Cha mẹ cô gái và cả ông cha xứ mời cậu con trai đến nhà thuyết phục. Nhưng cậu con biết nghe lời cha và vì vốn cậu ta cũng không ưa gì đạo CG. Nên cậu ta nhất định không theo đạo. Cuối cùng thì cha mẹ cô dâu phải đồng ý hai điều kiện bạn tôi đưa ra. Thế là bạn tôi đến nhà đàng gái để bàn chuyện hôn nhân.
Khi hai bên nói chuyện với nhau, thì ông sui gái vẫn cố vớt vát: “Tôi đồng ý là đạo ai nấy giữ. Nhưng khi tụi nó có con. Xin phép anh chị, cho chúng tôi ẵm cháu vào nhà thờ rửa tội cho nó”. Bạn tôi trả lời:
“ Khi tụi nó có con, thì đứa nhỏ là cháu ngoại của anh và là cháu nội của tôi. Theo phong tục VN thì cháu nội mặn hơn cháu ngoại. Nhưng bây giờ, chuyện mặn hay lạt tôi bỏ qua một bên, không bàn tới. Đức Khổng tử có dạy “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác). Anh không muốn cháu anh theo đạo khác thì anh cũng đừng bắt cháu tôi theo đạo khác khi nó chưa biết gì. Tôi chỉ muốn sự công bằng”. Cuối cùng thì ông bà sui phải đồng ý điều kiện của bạn tôi đưa ra, và hai bên bàn qua chuyện tổ chức đám cưới.
Phía đằng gái đương nhiên là họ phải tổ chức lễ cưới ở nhà thờ. Mặc dù chưa quy y. Nhưng vốn thẳng tính, không muốn ai “chơi cha” mình. Cho nên bạn tôi đòi phải làm lễ ở chùa trước và làm lễ ở nhà thờ sau. Bạn tôi đã vào chùa trình bày với Hòa Thượng và xin Hòa Thượng: “Đám cưới sẽ tổ chức ngày hôm đó. Nhưng giờ nào cử hành hôn lễ ở chùa thì xin HT cho phép con được quyết định”
HT có hỏi lý do tại sao lại như vậy. Bạn tôi đã trình bày:
“Nếu tổ chức ở nhà thờ trước, theo kinh nghiệm con thấy có vài đám cưới thì phía CG họ luôn luôn cố tình làm trễ vài giờ để cho bên chùa chờ lâu quá, tự động giải tán, để cho con cái họ khỏi phải vào chùa. Chính bà sui của con cũng đã nói với con gái bà ta (nó cũng khờ nên đã nói lại cho chồng nó nghe) là nếu vào chùa thì bà ta sẽ đứng ngoài cổng chùa, chứ không vào. Cho nên con xin thầy cho con quyền quyết định để khi họ đòi làm lễ ở nhà thờ giờ nào thì con sẽ đòi làm lễ ở chùa trước họ 2 tiếng. Nếu họ vào chùa làm lễ thì con sẽ vào nhà thờ làm lễ với họ. Nếu họ không vào chùa thì con cũng sẽ không vào nhà thờ”. Sư phụ đồng ý.
Như vậy thì, ngày đám cưới sẽ có tất cả 6 cái lễ sẽ diễn ra: Buổi sáng, đàng trai qua đàng gái rước dâu. Buổi trưa, làm lễ ở chùa rồi nhà thờ. Sau đó cô dâu và chú rể đi quay phim, chụp hình ngoài công viên. Buổi xế đằng gái đưa dâu qua đàng trai và buổi tối đãi tiệc ở nhà hàng……
Có lẽ thấy nhiều lễ quá, con cái mình không kham nổi và cái chính là không buộc được thằng rể theo đạo. Nên đàng gái đã tự động xin bỏ hai cái lễ ở chùa và nhà thờ. Để bù vào đó, bà sui (qua con gái và rể) đề nghị cho một ông Linh Mục người Úc ra công viên để ký giấy hôn thú mà thôi, không có làm lễ..
Bạn tôi không chịu và nói. “ Ký giấy hôn thú thì mời lục sự của chính quyền tới ký. Tại sao lại phải nhờ ông LM ký. Bất cứ làm gì mà dính tới ông Linh Mục thì phải vào chùa làm lễ với tao”. Thế là cuối cùng, trong ngày cưới mời nhân viên chính phủ tới ký giấy hôn thú ngay sau vườn nhà trai.
Tôi kể ra chuyện này, mong tất cả mọi PT phải cứng rắn, giữ đạo của mình, mình chỉ đòi hỏi công bằng chứ có ép buộc ai đâu. Đừng để cho người ta bắt nạt mình. Tiếc rằng nhiều người Lương và Phật Tử chưa hiểu nhiều về thực chất các đạo Chúa (CG&TL), cứ nghĩ rằng đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy người ta ăn hiền ở lành nên đã quá dễ dãi với họ, nhiều người cứ nghĩ sai lầm rằng: Hễ lấy người đạo Chúa thì phải theo đạo của họ. Tại sao lại có chuyện kỳ quái, bất công như vậy?
HP chuyển