Cà Kê Dê Ngỗng
Hồng Kông : Trung Quốc trước ngã ba đường
Báo Le Figaro số ra ngày 09/10/2014, trong mục « Ý kiến » trở lại với cuộc « Cách mạng của những chiếc ô » qua bài nhận định đề tựa : « Hồng Kông : Chế độ Trung Quốc trước thế khó xử ». Với khái niệm « một quốc gia, hai chế độ », Bắc Kinh giờ đây phải làm như thế nào, biến Hồng Kông thành nơi thí điểm để mở rộng quyền dân chủ trong đại lục ? Hay Hồng Kông phải đi theo guồng máy của chế độ cộng sản Trung Quốc ?
Tờ báo viết: « Thách thức đối với Bắc Kinh thật khó nói thành lời tránh để cho khát khao dân chủ ngày càng lớn của người dân trên cựu thuộc địa không tác động đến sự ổn định của cả nước ».
Người dân Hồng Kông không thật sự đòi hỏi một nền dân chủ theo kiểu phương Tây. Nhưng họ ngày càng lo lắng khi thấy Bắc Kinh áp đặt mô hình của mình trước thời hạn 50 năm do Trung Quốc đưa ra vào năm 1997. Theo bài viết, rõ ràng có một khe hở quan trọng trong công thức thần kỳ « một quốc gia, hai chế độ » được ký kết giữa Trung Quốc và Anh quốc.
Một công thức đầy mâu thuẫn, tờ báo viết. Vào đầu những năm 1980, chính ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đề xuất trên trong các cuộc thương lượng với cố nữ Thủ tướng Margaret Thatcher. Điều này cho phép Bắc Kinh rút ngắn thời gian nhưng không làm mất mục tiêu cuối cùng là đồng hóa Hồng Kông và Đài Loan.
Trong khi đó, trong suy nghĩ của phương Tây, một quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc thực thi các quyền lãnh thổ nhưng không can thiệp vào nền chính trị của một vùng đất như Hồng Kông lại điều không thể. Chính bản thân người dân Đài Loan cho đến hiện nay vẫn không chấp nhận khái niệm này.
Hiện đối với Bắc Kinh, nguy cơ phong trào đòi dân chủ lan sang cả lục địa tạm bị đẩy lùi. Sinh viên học sinh chấp nhận đối thoại trước khi phải dùng đến vũ lực để trấn áp. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phải tỏ ra thận trọng bởi cái bóng ma Thiên An Môn và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những phong trào phản kháng tại Ba Lan và Tiệp Khắc sau khi chế độ Liên Xô cũ sụp đổ. Do đó, các điều khoản nhượng bộ sẽ bị hạn chế.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông sẽ bị dập tắt. Nó vẫn sẽ tiếp diễn nhưng dưới một dạng thức ngầm, chí ít cho đến năm 2017. Như vậy, đối với Tập Cận Bình, đây sẽ là một phép thử quan trọng, một cuộc khủng hoảng đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo đất nước cách đây hai năm.
Câu hỏi đặt ra : Nếu tuân theo ý tưởng « Một quốc gia, hai chế độ », Hồng Kông sẽ là nơi thí điểm cho sự tiến triển của chế độ cộng sản hướng tới việc cho phép người dân tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị ? Hay là cựu thuộc địa Anh quốc sẽ phải khuất phục trước các lệnh của Bắc Kinh và các phương pháp quản lý, với tất cả những hệ quả có thể có trên bình diện trật tự công cộng ?
Bài viết kết luận, bản chất « giấc mơ Trung Hoa » do ông Tập Cận Bình đề xướng, vận mệnh Hồng Kông cũng như Đại lục và cả của Đài Loan giờ đây đều phụ thuộc vào công thức này.
Hồng Kông : Một thế hệ nói ‘Không’ với Bắc Kinh
Cũng liên quan đến Hồng Kông, tạp chí Courrier International, số ra từ ngày 09/10-15/10/2014 đưa tít trên trang nhất “Hồng Kông, thế hệ nói không với Bắc Kinh”. Tạp chí còn trích dịch lại nhiều bài viết đăng trên các nhật báo Hồng Kông, Anh quốc và Nhật Bản nhận định về sự kiện.
Tờ Tài kinh tin báo (Shun Po – Hong Kong Economic Journal) nhận định « Sự thức tỉnh của giới trẻ ». Bởi vì, nhiều người trẻ trong số những người tham gia biểu tình trong những ngày qua là những thanh niên rất ít quan tâm đến chính trị. Nhưng chính phản ứng bạo lực của cảnh sát và cách áp đặt thiếu dân chủ của Bắc Kinh đã đẩy họ xuống đường biểu tình ủng hộ phong trào bất tuân dân sự.
Bài xã luận của tờ Minh báo Hồng Kông thì đề tựa « Sự nổi dậy của những kẻ không quyền lực ». Cuộc đấu tranh sẽ phải còn dài, nhưng mầm khát khao dân chủ đã bám rễ sâu trong lòng xã hội dân sự, theo như đánh giá của một nhà bình luận.
Đối với South China Morning Post, « Chống lại tổ chức ủng hộ Bắc Kinh ». Những người ủng hộ dân chủ khởi xướng phong trào Occupy Central hình thành một liên minh đối lập, xuất thân từ một phong trào xã hội và phong trào nổi dậy chống vụ trấn áp Thiên An Môn.
Tờ The Diplomat phát hành từ Tokyo thì kêu gọi “Đừng bán mất linh hồn của mình”. Sự bất bình có nguồn gốc sâu xa. Người dân Hồng Kông sẽ không thay đổi chính kiến đổi lấy những lời hứa hẹn kinh tế.
Hồng Kông : Con rơi, con lạc?
Nhưng đáng chú ý nhất là bài viết đề tựa « Bị Trung Quốc phản bội, bị người Anh bỏ rơi » của bà Anson Chan, đăng trên tờ The Observer tại Luân Đôn để mô tả hoàn cảnh của vùng đất thuộc địa cũ của Anh Quốc này.
Bà Anson Chan, từng là cánh tay mặt của viên toàn quyền Hồng Kông cuối cùng Chris Patten và từng là trợ lý thứ nhất cho chính quyền Đặc khu Hồng Kông do Trung Quốc thành lập. Bà Chan tỏ ra thất vọng về thái độ im lặng của Anh quốc. Chí ít Luân Đôn cũng phải có những hành động tương xứng với danh dự. Bởi vì, nước Anh cũng có phần trách nhiệm đạo lý và pháp lý đối với Hồng Kông.
Chính Anh quốc đã ký hiệp ước 1984 đảm bảo việc duy trì những giá trị chính yếu, cách sống, kể cả quyền tự do ngôn luận và tập hợp biểu tình tại Hồng Kông cho đến năm 2047.
Thực tế cho thấy chỉ có tiền bạc mới có tiếng nói. Giới doanh nhân Anh quốc tỏ thái độ thận trọng khi có ai đó đề cập đến sự kiện. Họ chỉ muốn mọi thứ sẽ tiếp tục như lúc trước. Họ thích người biểu tình tự giải tán và tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Quan điểm của chính quyền Luân Đôn cũng gần như thế.
Theo bà Chan, về mặt cơ bản, đòi dân chủ không phải là động cơ duy nhất của các cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Kông. Mà còn cả mối lo Bắc Kinh không giữ lời hứa cho bầu cử lãnh đạo đặc khu vào năm 2017 theo thể thức phổ thông đầu phiếu.
Song song đó, bà Chan chỉ trích thái độ hèn nhát của ông Lương Chấn Anh. Vị đặc khu trưởng đã đặt người dân Hồng Kông dưới một kiểu tham vấn nực cười. Vấn đề nằm ở bản báo cáo ông gởi về Đại lục. Và Bắc Kinh đã dùng nó làm cơ sở cho dự thảo của Ban thường vụ Quốc hội, nguồn gốc của sự nổi dậy. Một bản báo cáo bà Chan đánh giá là không trung thực và đã bóp méo nguyện vọng của người dân.
Bà Chan phê phán sự hèn nhát không dám nói sự thật của người lãnh đạo. Cho dù ông Lương Chấn Anh có thể phớt lờ ý nguyện của người Hồng Kông, nhưng ít ra bản báo cáo cũng phải trung thực. Ông Lương Chấn Anh và dàn lãnh đạo của ông không còn tính chính đáng và có nguy cơ ngày càng khó lãnh đạo Hồng Kông.
RFIBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hồng Kông : Trung Quốc trước ngã ba đường
Báo Le Figaro số ra ngày 09/10/2014, trong mục « Ý kiến » trở lại với cuộc « Cách mạng của những chiếc ô » qua bài nhận định đề tựa : « Hồng Kông : Chế độ Trung Quốc trước thế khó xử ». Với khái niệm « một quốc gia, hai chế độ », Bắc Kinh giờ đây phải làm như thế nào, biến Hồng Kông thành nơi thí điểm để mở rộng quyền dân chủ trong đại lục ? Hay Hồng Kông phải đi theo guồng máy của chế độ cộng sản Trung Quốc ?
Tờ báo viết: « Thách thức đối với Bắc Kinh thật khó nói thành lời tránh để cho khát khao dân chủ ngày càng lớn của người dân trên cựu thuộc địa không tác động đến sự ổn định của cả nước ».
Người dân Hồng Kông không thật sự đòi hỏi một nền dân chủ theo kiểu phương Tây. Nhưng họ ngày càng lo lắng khi thấy Bắc Kinh áp đặt mô hình của mình trước thời hạn 50 năm do Trung Quốc đưa ra vào năm 1997. Theo bài viết, rõ ràng có một khe hở quan trọng trong công thức thần kỳ « một quốc gia, hai chế độ » được ký kết giữa Trung Quốc và Anh quốc.
Một công thức đầy mâu thuẫn, tờ báo viết. Vào đầu những năm 1980, chính ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đề xuất trên trong các cuộc thương lượng với cố nữ Thủ tướng Margaret Thatcher. Điều này cho phép Bắc Kinh rút ngắn thời gian nhưng không làm mất mục tiêu cuối cùng là đồng hóa Hồng Kông và Đài Loan.
Trong khi đó, trong suy nghĩ của phương Tây, một quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc thực thi các quyền lãnh thổ nhưng không can thiệp vào nền chính trị của một vùng đất như Hồng Kông lại điều không thể. Chính bản thân người dân Đài Loan cho đến hiện nay vẫn không chấp nhận khái niệm này.
Hiện đối với Bắc Kinh, nguy cơ phong trào đòi dân chủ lan sang cả lục địa tạm bị đẩy lùi. Sinh viên học sinh chấp nhận đối thoại trước khi phải dùng đến vũ lực để trấn áp. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phải tỏ ra thận trọng bởi cái bóng ma Thiên An Môn và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những phong trào phản kháng tại Ba Lan và Tiệp Khắc sau khi chế độ Liên Xô cũ sụp đổ. Do đó, các điều khoản nhượng bộ sẽ bị hạn chế.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông sẽ bị dập tắt. Nó vẫn sẽ tiếp diễn nhưng dưới một dạng thức ngầm, chí ít cho đến năm 2017. Như vậy, đối với Tập Cận Bình, đây sẽ là một phép thử quan trọng, một cuộc khủng hoảng đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo đất nước cách đây hai năm.
Câu hỏi đặt ra : Nếu tuân theo ý tưởng « Một quốc gia, hai chế độ », Hồng Kông sẽ là nơi thí điểm cho sự tiến triển của chế độ cộng sản hướng tới việc cho phép người dân tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị ? Hay là cựu thuộc địa Anh quốc sẽ phải khuất phục trước các lệnh của Bắc Kinh và các phương pháp quản lý, với tất cả những hệ quả có thể có trên bình diện trật tự công cộng ?
Bài viết kết luận, bản chất « giấc mơ Trung Hoa » do ông Tập Cận Bình đề xướng, vận mệnh Hồng Kông cũng như Đại lục và cả của Đài Loan giờ đây đều phụ thuộc vào công thức này.
Hồng Kông : Một thế hệ nói ‘Không’ với Bắc Kinh
Cũng liên quan đến Hồng Kông, tạp chí Courrier International, số ra từ ngày 09/10-15/10/2014 đưa tít trên trang nhất “Hồng Kông, thế hệ nói không với Bắc Kinh”. Tạp chí còn trích dịch lại nhiều bài viết đăng trên các nhật báo Hồng Kông, Anh quốc và Nhật Bản nhận định về sự kiện.
Tờ Tài kinh tin báo (Shun Po – Hong Kong Economic Journal) nhận định « Sự thức tỉnh của giới trẻ ». Bởi vì, nhiều người trẻ trong số những người tham gia biểu tình trong những ngày qua là những thanh niên rất ít quan tâm đến chính trị. Nhưng chính phản ứng bạo lực của cảnh sát và cách áp đặt thiếu dân chủ của Bắc Kinh đã đẩy họ xuống đường biểu tình ủng hộ phong trào bất tuân dân sự.
Bài xã luận của tờ Minh báo Hồng Kông thì đề tựa « Sự nổi dậy của những kẻ không quyền lực ». Cuộc đấu tranh sẽ phải còn dài, nhưng mầm khát khao dân chủ đã bám rễ sâu trong lòng xã hội dân sự, theo như đánh giá của một nhà bình luận.
Đối với South China Morning Post, « Chống lại tổ chức ủng hộ Bắc Kinh ». Những người ủng hộ dân chủ khởi xướng phong trào Occupy Central hình thành một liên minh đối lập, xuất thân từ một phong trào xã hội và phong trào nổi dậy chống vụ trấn áp Thiên An Môn.
Tờ The Diplomat phát hành từ Tokyo thì kêu gọi “Đừng bán mất linh hồn của mình”. Sự bất bình có nguồn gốc sâu xa. Người dân Hồng Kông sẽ không thay đổi chính kiến đổi lấy những lời hứa hẹn kinh tế.
Hồng Kông : Con rơi, con lạc?
Nhưng đáng chú ý nhất là bài viết đề tựa « Bị Trung Quốc phản bội, bị người Anh bỏ rơi » của bà Anson Chan, đăng trên tờ The Observer tại Luân Đôn để mô tả hoàn cảnh của vùng đất thuộc địa cũ của Anh Quốc này.
Bà Anson Chan, từng là cánh tay mặt của viên toàn quyền Hồng Kông cuối cùng Chris Patten và từng là trợ lý thứ nhất cho chính quyền Đặc khu Hồng Kông do Trung Quốc thành lập. Bà Chan tỏ ra thất vọng về thái độ im lặng của Anh quốc. Chí ít Luân Đôn cũng phải có những hành động tương xứng với danh dự. Bởi vì, nước Anh cũng có phần trách nhiệm đạo lý và pháp lý đối với Hồng Kông.
Chính Anh quốc đã ký hiệp ước 1984 đảm bảo việc duy trì những giá trị chính yếu, cách sống, kể cả quyền tự do ngôn luận và tập hợp biểu tình tại Hồng Kông cho đến năm 2047.
Thực tế cho thấy chỉ có tiền bạc mới có tiếng nói. Giới doanh nhân Anh quốc tỏ thái độ thận trọng khi có ai đó đề cập đến sự kiện. Họ chỉ muốn mọi thứ sẽ tiếp tục như lúc trước. Họ thích người biểu tình tự giải tán và tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Quan điểm của chính quyền Luân Đôn cũng gần như thế.
Theo bà Chan, về mặt cơ bản, đòi dân chủ không phải là động cơ duy nhất của các cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Kông. Mà còn cả mối lo Bắc Kinh không giữ lời hứa cho bầu cử lãnh đạo đặc khu vào năm 2017 theo thể thức phổ thông đầu phiếu.
Song song đó, bà Chan chỉ trích thái độ hèn nhát của ông Lương Chấn Anh. Vị đặc khu trưởng đã đặt người dân Hồng Kông dưới một kiểu tham vấn nực cười. Vấn đề nằm ở bản báo cáo ông gởi về Đại lục. Và Bắc Kinh đã dùng nó làm cơ sở cho dự thảo của Ban thường vụ Quốc hội, nguồn gốc của sự nổi dậy. Một bản báo cáo bà Chan đánh giá là không trung thực và đã bóp méo nguyện vọng của người dân.
Bà Chan phê phán sự hèn nhát không dám nói sự thật của người lãnh đạo. Cho dù ông Lương Chấn Anh có thể phớt lờ ý nguyện của người Hồng Kông, nhưng ít ra bản báo cáo cũng phải trung thực. Ông Lương Chấn Anh và dàn lãnh đạo của ông không còn tính chính đáng và có nguy cơ ngày càng khó lãnh đạo Hồng Kông.
RFI