Cà Kê Dê Ngỗng
Hồng Vệ Binh TQ nhớ về Cách mạng Văn hóa
Khi cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra ngày 16 tháng Năm năm 1966, Ngải Hoa 16 tuổi. Bà tham gia Hồng Vệ Binh và là một trong nhiều thanh niên
Khi cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra ngày 16 tháng Năm năm 1966, Ngải Hoa
16 tuổi. Bà tham gia Hồng Vệ Binh và là một trong nhiều thanh niên đã
tới thăm quê hương của Mao Trạch Đông. Năm mươi năm sau khi cuộc cách
mạng do lãnh tụ Cộng sản khởi đầu để diệt trừ những đối thủ của mình,
Ngải Hoa nay sống tại London kể lại cuộc Cách mạng Văn hóa đã ảnh hưởng
tới cuộc đời bà như thế nào.
Ngải Hoa nhớ lại những ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa tới cuộc đời bà. |
Tôi là Ngải Hoa. Tôi đang học năm đầu trung học khi cuộc Cách mạng Văn
hóa bắt đầu. Chúng tôi đang tập quân sự khi bất ngờ bị gọi trở lại
trường. Chúng tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Bão tố tràn qua
Các lớp học bị đình chỉ và cô/thầy hiệu trưởng bị xếp vào diện Băng đảng
Đen (một từ được dùng với những người bị coi là muốn đi theo con đường
tư bản). Chúng tôi được nói là một số người chống lại Chủ tịch Mao, vì
thế chúng tôi cần phải tham gia Hồng Vệ Binh để bảo vệ mao.
Chỉ có học sinh ở những gia đình tốt mới có thể tham gia Hồng Vệ Binh,
những người từ gia đình xấu không được phép. Vì tôi được xem là xuất
thân từ gia đình tôi nên tôi tham gia Hồng Vệ Binh.
Tôi nhớ một người bạn học có lần dẫn tôi và một cô bạn khác vào một
“phòng tra tấn” để “giáo dục chúng tôi” vì chúng tôi chưa đủ cấp tiến.
Tôi đã rất kinh hoàng trước những gì mình nhìn thấy. Trong phòng là một
phụ nữ cao tuổi, được nói là vợ của một địa chủ. Tóc bà bị cạo trọc một
bên và mặt bà sưng vù. Bà bị buộc phải uống nước từ xô nước ở bên cạnh
mà người ta để mấy dụng cụ để đánh người ở trong đó.
Tôi tự nhủ thật giống như một cảnh trong phim cách mạng (trong đó những
người cộng sản bị tra tấn), nhưng tôi đã không dám nói gì.
Một vài ngày sau bà cụ chết. Bà nhảy lầu tự tử khi không ai để ý. Xác
của bà được phủ bằng những tấm áp phích in chữ to và bị vứt lên một
chiếc xe kéo. Người ta đưa xác bà tới nghĩa trang để hỏa táng.
Tôi cũng nhớ thầy giáo dạy tiếng Trung của chúng tôi khi đó trên 60
tuổi. Ông rất giỏi và thích làm thơ. Sau khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu,
sinh viên tố cáo ông tội thành lập hội thơ phản cách mạng: ông đã tự tử
bằng cách treo cổ lên khung cửa một lớp học. Cho tới ngày nay chúng tôi
vẫn nói về ông.
Một trong những chú bác của tôi là một người nuôi ong; ông đã là đối
tượng bị tấn công dữ dội vì tội muốn làm giàu; họ đã buộc vào cổ ông một
chiếc cối đá lỗ trong các cuộc diễu hành đấu tố. Cuối cùng ông đã tự
tự.
Năm đó tôi mới 16 tuổi. Tôi nghĩ đánh người là không đúng nhưng thế giới
điên loạn cả và bạn không được phép có suy nghĩ riêng của mình.
Tôn sùng Mao đã lên tới mức cực độ trong những năm đầu cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. |
Khi mà ngày càng nhiều những người ở vị trí cao cấp bị thanh trừng, tôi
bắt đầu thấy ngờ vực. “Tại sao lại nhiều cán bộ xấu như vậy?” tôi tự
hỏi.
Sau đó cha tôi bị buộc tội là phản bội và ông bị thẩm vấn.
Làm việc ở nông trường
Tới năm 1968, chính phủ bắt đầu đưa thanh niên về nông thông vì không
còn có các lớp học đều đặn ở trường và cũng không có công ăn việc làm ở
thành phố. Năm 1969, tôi tới một nông trang của quân đội.
Cuộc sống ở đây rất khó khăn. Thời tiết lạnh cóng và chúng tôi thường
không có đủ ăn. Chúng tôi phải tập thể dục, làm việc trên nông trang và
tập bắn súng trường. Một năm sau tôi gia nhập quân đội.
Tôi nhớ đã tới thăm chú/bác tôi trước khi tôi về nông trường. Chúng tôi
phải làm những thủ tục nhất định. Mỗi buổi sáng trước khi bữa sáng cô,
chú, người em họ và tôi phải đứng trước một tấm ảnh chân dung Chủ tịch
Mao kính chúc ông sống lâu và tay giơ cao cuốn Mao Tuyển.
Nếu em họ tôi làm gì sai thì cô tôi bảo cậu ta phải đi báo cáo với Chủ
tịch Mao và xin nhận lỗi. Sau này tôi nhận ra rằng vì bà xuất thân từ
một gia đình tư sản bà phải cận thận hơn rất nhiều.
Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm và chúng tôi đã chứng kiến những điều
thật khủng khiếp mà đáng lẽ những thanh niên ở tuối chúng tôi không phải
chứng kiến, trong đó có việc một trong những người bạn học của tôi đã
tự vẫn rồi bố mẹ của bạn cùng lớp tự vẫn và nhiều cái chết khủng khiếp
khác.
Tôi đã thấy những điều mà sự điên rồ của tuổi thanh niên đã làm vì thế
tôi không còn quan tâm thích thú gì với bất cứ phong trào quần chúng nào
sau những gì mình đã chứng kiến. Tôi từ chối không tôn sùng bất cứ ai.
Tôi cũng nhận ra rằng chúng ta phải tự suy nghĩ cho chính mình, không
thể chỉ tin vào những gì người khác bảo mình. Chúng ta phải suy nghĩ độc
lập.
Tôi đã có những trải nghiệm nghiệt ngã nhưng tôi trở thành một con người chăm chỉ lao động và lạc quan.
Ngải Hoa cho rằng biết suy nghĩ độc lập là điều rất quan trọng. |
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hồng Vệ Binh TQ nhớ về Cách mạng Văn hóa
Khi cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra ngày 16 tháng Năm năm 1966, Ngải Hoa 16 tuổi. Bà tham gia Hồng Vệ Binh và là một trong nhiều thanh niên
Khi cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra ngày 16 tháng Năm năm 1966, Ngải Hoa
16 tuổi. Bà tham gia Hồng Vệ Binh và là một trong nhiều thanh niên đã
tới thăm quê hương của Mao Trạch Đông. Năm mươi năm sau khi cuộc cách
mạng do lãnh tụ Cộng sản khởi đầu để diệt trừ những đối thủ của mình,
Ngải Hoa nay sống tại London kể lại cuộc Cách mạng Văn hóa đã ảnh hưởng
tới cuộc đời bà như thế nào.
Ngải Hoa nhớ lại những ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa tới cuộc đời bà. |
Tôi là Ngải Hoa. Tôi đang học năm đầu trung học khi cuộc Cách mạng Văn
hóa bắt đầu. Chúng tôi đang tập quân sự khi bất ngờ bị gọi trở lại
trường. Chúng tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Bão tố tràn qua
Các lớp học bị đình chỉ và cô/thầy hiệu trưởng bị xếp vào diện Băng đảng
Đen (một từ được dùng với những người bị coi là muốn đi theo con đường
tư bản). Chúng tôi được nói là một số người chống lại Chủ tịch Mao, vì
thế chúng tôi cần phải tham gia Hồng Vệ Binh để bảo vệ mao.
Chỉ có học sinh ở những gia đình tốt mới có thể tham gia Hồng Vệ Binh,
những người từ gia đình xấu không được phép. Vì tôi được xem là xuất
thân từ gia đình tôi nên tôi tham gia Hồng Vệ Binh.
Tôi nhớ một người bạn học có lần dẫn tôi và một cô bạn khác vào một
“phòng tra tấn” để “giáo dục chúng tôi” vì chúng tôi chưa đủ cấp tiến.
Tôi đã rất kinh hoàng trước những gì mình nhìn thấy. Trong phòng là một
phụ nữ cao tuổi, được nói là vợ của một địa chủ. Tóc bà bị cạo trọc một
bên và mặt bà sưng vù. Bà bị buộc phải uống nước từ xô nước ở bên cạnh
mà người ta để mấy dụng cụ để đánh người ở trong đó.
Tôi tự nhủ thật giống như một cảnh trong phim cách mạng (trong đó những
người cộng sản bị tra tấn), nhưng tôi đã không dám nói gì.
Một vài ngày sau bà cụ chết. Bà nhảy lầu tự tử khi không ai để ý. Xác
của bà được phủ bằng những tấm áp phích in chữ to và bị vứt lên một
chiếc xe kéo. Người ta đưa xác bà tới nghĩa trang để hỏa táng.
Tôi cũng nhớ thầy giáo dạy tiếng Trung của chúng tôi khi đó trên 60
tuổi. Ông rất giỏi và thích làm thơ. Sau khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu,
sinh viên tố cáo ông tội thành lập hội thơ phản cách mạng: ông đã tự tử
bằng cách treo cổ lên khung cửa một lớp học. Cho tới ngày nay chúng tôi
vẫn nói về ông.
Một trong những chú bác của tôi là một người nuôi ong; ông đã là đối
tượng bị tấn công dữ dội vì tội muốn làm giàu; họ đã buộc vào cổ ông một
chiếc cối đá lỗ trong các cuộc diễu hành đấu tố. Cuối cùng ông đã tự
tự.
Năm đó tôi mới 16 tuổi. Tôi nghĩ đánh người là không đúng nhưng thế giới
điên loạn cả và bạn không được phép có suy nghĩ riêng của mình.
Tôn sùng Mao đã lên tới mức cực độ trong những năm đầu cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. |
Khi mà ngày càng nhiều những người ở vị trí cao cấp bị thanh trừng, tôi
bắt đầu thấy ngờ vực. “Tại sao lại nhiều cán bộ xấu như vậy?” tôi tự
hỏi.
Sau đó cha tôi bị buộc tội là phản bội và ông bị thẩm vấn.
Làm việc ở nông trường
Tới năm 1968, chính phủ bắt đầu đưa thanh niên về nông thông vì không
còn có các lớp học đều đặn ở trường và cũng không có công ăn việc làm ở
thành phố. Năm 1969, tôi tới một nông trang của quân đội.
Cuộc sống ở đây rất khó khăn. Thời tiết lạnh cóng và chúng tôi thường
không có đủ ăn. Chúng tôi phải tập thể dục, làm việc trên nông trang và
tập bắn súng trường. Một năm sau tôi gia nhập quân đội.
Tôi nhớ đã tới thăm chú/bác tôi trước khi tôi về nông trường. Chúng tôi
phải làm những thủ tục nhất định. Mỗi buổi sáng trước khi bữa sáng cô,
chú, người em họ và tôi phải đứng trước một tấm ảnh chân dung Chủ tịch
Mao kính chúc ông sống lâu và tay giơ cao cuốn Mao Tuyển.
Nếu em họ tôi làm gì sai thì cô tôi bảo cậu ta phải đi báo cáo với Chủ
tịch Mao và xin nhận lỗi. Sau này tôi nhận ra rằng vì bà xuất thân từ
một gia đình tư sản bà phải cận thận hơn rất nhiều.
Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm và chúng tôi đã chứng kiến những điều
thật khủng khiếp mà đáng lẽ những thanh niên ở tuối chúng tôi không phải
chứng kiến, trong đó có việc một trong những người bạn học của tôi đã
tự vẫn rồi bố mẹ của bạn cùng lớp tự vẫn và nhiều cái chết khủng khiếp
khác.
Tôi đã thấy những điều mà sự điên rồ của tuổi thanh niên đã làm vì thế
tôi không còn quan tâm thích thú gì với bất cứ phong trào quần chúng nào
sau những gì mình đã chứng kiến. Tôi từ chối không tôn sùng bất cứ ai.
Tôi cũng nhận ra rằng chúng ta phải tự suy nghĩ cho chính mình, không
thể chỉ tin vào những gì người khác bảo mình. Chúng ta phải suy nghĩ độc
lập.
Tôi đã có những trải nghiệm nghiệt ngã nhưng tôi trở thành một con người chăm chỉ lao động và lạc quan.
Ngải Hoa cho rằng biết suy nghĩ độc lập là điều rất quan trọng. |
(BBC)