Nhân Vật
Hổng phải ổng! - Bùi Thị Lài
Phần lớn cuộc đời của nhà thơ Bùi Giáng gắn liền với Sài Gòn. Với người Sài Gòn, ông vừa là một niềm tự hào, vừa một biểu tượng đau đớn của thân phận con người, thân phận trí thức, sau biến cố 1975.
Trong văn học Việt Nam có lẽ Bùi Giáng là người có đời sống kỳ dị nhất. Sự kỳ dị nhiều phần có từ tính khí tài hoa mà ngông ngạo, và ở định mệnh khác thường của ông. Ông cũng là người để lại nhiều giai thoại nhất. Nhiều cho tới nỗi giờ đây người ta khó mà kể ra cho hết. Kỳ dị cho tới nỗi sau khi ông qua đời rất lâu rồi mà những giai thoại về ông vẫn tiếp tục ra đời, những giai thoại này cũng nhiều không kém các tác phẩm của ông mà người ta in lại trong những năm gần đây.
Một số các giai thoại về ông ở thời gian sau 1975 mang nhiều chất hài hước và thi vị, ông giễu cợt với người này người nọ, và với chính mình, bằng tài thơ và lối hành xử khác thường; phần lớn các giai thoại còn lại đều buồn, thậm chí hơn thế nữa: đau đớn.
Hai năm trước, trong Toạ đàm thơ Bùi Giáng” tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội, người ta đã cho chạy cái phông chân dung của hoạ sĩ Hoài Nam thay vì chân dung của nhà thơ Bùi Giáng. Mới đây, sau cuộc “Toạ Đàm Khoa Học Về Thi Sĩ Bùi Giáng” tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của ông (1998-2013), báo Dân Trí tung ra bài tường thuật “15 năm tưởng nhớ ‘thi sĩ kỳ dị’ Bùi Giáng” và ngay giữa bài là bức chân dung của hoạ sĩ Hoài Nam thay vì chân dung của nhà thơ Bùi Giáng. Họa sĩ Đinh Cường đã phát hiện ra điều này. Ngay lập tức trên facebook và các bàn cà-phê của giới văn nghệ và những người hâm mộ Bùi Giáng lại rôm rả câu chuyện vừa quái dị vừa oái oăm, cười ra nước mắt này. Thêm một giai thoại mới ra đời: “Hổng phải ổng!”
Trên Facebook của mình, anh Hoàng Ngọc-Tuấn kể như sau:
BÙI GIÁNG VÀ... HO CHI MÌNH?
Võ Quốc Linh thường kể lại chuyện này trong những buổi anh chị em Tiền Vệ ở Sydney quây quần uống rượu với nhau. Khi kể, Linh luôn cao hứng hát và múa giống y như Bùi Giáng ngày xưa, còn tôi thì vừa đệm đàn vừa hát theo... Hôm nay tôi muốn kể lại câu chuyện này ở đây cho các bạn ở phương xa được biết.
Năm 1978, trong những ngày Võ Quốc Linh, Hoàng Đình Bình, Phạm Tấn Ngọc và HN-T từ Nha Trang vào Sài Gòn lang thang vô vọng, thì có một buổi trưa bọn tôi đã chứng kiến cái cảnh nhốn nháo trước chợ Tân Định khi Bùi Giáng bất ngờ nổi hứng nhảy múa và hát lớn “Hò, Hó, Ho Chi Mình... Hò, Hó, Ho Chi Mình...” theo điệu nhạc của bài “Ho Chi Minh” của ban nhạc “Lứa Tuổi 49” (từ CHDC Đức sang) đang được phát thanh qua những chùm loa sắt ở trước chợ. Sau khi nhảy múa và hát “Hò, Hó, Ho Chi Mình... Hò, Hó, Ho Chi Mình...”, Bùi Giáng ngửa mặt lên trời nói lớn: “Mình ơi là Mình! Mình Ho Chi mà Ho cho cố vậy Mình? Sao Mình không chịu hết Ho? Mình Ho kiểu này thì chắc tui phải chết bờ chết bụi chớ có tiền đâu mà mua thuốc cho Mình uống, hả Mình? Hò, Hó, Ho Chi Mình?... Hò, Hó, Ho Chi Mình? Ho Chi mà Ho cho cố vậy Mình?...”
Bất ngờ có một đám công an xuất hiện. Võ Quốc Linh nhanh trí la lên: “Chú Giáng, chú Giáng. Chú đừng có điên nữa mà. Thôi đi chú. Về nhà với con...” Rồi Linh chạy lại ôm Bùi Giáng. Nhưng bất ngờ Bùi Giáng xô Linh ra và gào lên: “Đụ móa mầy. Gioang roa. Tau hổng koá điên. Tau chửi Hồ Chí Minh thì kệ choa tau...”
Đám công an xúi liền xông đến đạp đá túi bụi lên mình mẩy của Bùi Giáng. Bọn tôi la lên: “Ổng điên mà. Ổng điên mà. Đừng đánh ổng nữa...” Nhiều bà bán hàng trong chợ cũng xúm lại nói hùa theo: “Ông già này ổng điên mà đánh làm chi, tội nghiệp... Ở đây ai hổng biết ổng điên... Ổng điên từ lâu rồi mà... Đánh làm chi...”
Thế rồi, đám công an bỏ đi. Bùi Giáng nằm dài trên mặt đất, nhìn lên trời, im lìm không nói...
Bây giờ, trong cái gọi là “Tọa Đàm Khoa Học” về thi sĩ Bùi Giáng, người ta đem cái tượng “Ho Chi Mình” ra trưng bày trang trọng trên diễn đàn. Chắc dưới suối vàng, Bùi Giáng sẽ lên cơn, vừa nhảy, vừa hát: “Hò, Hó, Ho Chi Mình? Ho Chi mà Ho cho cố vậy Mình?...”
Ờ há, làm sao mà ông - một người tự nhận là “Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi/ Đi lên đi xuống đã đời du côn” - khi nằm dài trên mặt đất, nhìn lên trời, im lìm không nói, có thể nghĩ rằng có ngày ông ngự chung trong một khán phòng hoành tráng với những vị khoác vét-tông, cà-vạt hách xì xằng, đang nói những lời có cánh về mình như thế?
May mà trong các buổi tọa đàm ấy không có màn đốt hương tưởng niệm. Nếu có, thử hình dung một dòng người nối nhau kính cẩn van vái trước cái chân dung trật chìa của ông Hoài Nam còn sống nhăn răng, thì sự hài hước và kịch tính lên tới dường nào! Ắt là hương hồn Bùi Giáng phải tiếp tục lên cơn, rồi buột miệng, “Đậu moá, tụi nó loàm tao cười vãi đái!”
Ngẫm, đời thật bi hài. Nhưng Lài lại nghĩ, có lẽ khi mang phận mệnh vào một trận chơi xả láng, xem đời như củ khoai lang, thì đời càng bi hài, ông càng khoái chí!
Hổng phải ổng, nhưng lại là ổng.
Đúng vậy, Bùi Giáng đã hiện hồn về ghi thêm một giai thoại độc đáo nữa vào cái hành tung kỳ bí của đời mình.
Mai Luông chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Hổng phải ổng! - Bùi Thị Lài
Phần lớn cuộc đời của nhà thơ Bùi Giáng gắn liền với Sài Gòn. Với người Sài Gòn, ông vừa là một niềm tự hào, vừa một biểu tượng đau đớn của thân phận con người, thân phận trí thức, sau biến cố 1975.
Trong văn học Việt Nam có lẽ Bùi Giáng là người có đời sống kỳ dị nhất. Sự kỳ dị nhiều phần có từ tính khí tài hoa mà ngông ngạo, và ở định mệnh khác thường của ông. Ông cũng là người để lại nhiều giai thoại nhất. Nhiều cho tới nỗi giờ đây người ta khó mà kể ra cho hết. Kỳ dị cho tới nỗi sau khi ông qua đời rất lâu rồi mà những giai thoại về ông vẫn tiếp tục ra đời, những giai thoại này cũng nhiều không kém các tác phẩm của ông mà người ta in lại trong những năm gần đây.
Một số các giai thoại về ông ở thời gian sau 1975 mang nhiều chất hài hước và thi vị, ông giễu cợt với người này người nọ, và với chính mình, bằng tài thơ và lối hành xử khác thường; phần lớn các giai thoại còn lại đều buồn, thậm chí hơn thế nữa: đau đớn.
Hai năm trước, trong Toạ đàm thơ Bùi Giáng” tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội, người ta đã cho chạy cái phông chân dung của hoạ sĩ Hoài Nam thay vì chân dung của nhà thơ Bùi Giáng. Mới đây, sau cuộc “Toạ Đàm Khoa Học Về Thi Sĩ Bùi Giáng” tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của ông (1998-2013), báo Dân Trí tung ra bài tường thuật “15 năm tưởng nhớ ‘thi sĩ kỳ dị’ Bùi Giáng” và ngay giữa bài là bức chân dung của hoạ sĩ Hoài Nam thay vì chân dung của nhà thơ Bùi Giáng. Họa sĩ Đinh Cường đã phát hiện ra điều này. Ngay lập tức trên facebook và các bàn cà-phê của giới văn nghệ và những người hâm mộ Bùi Giáng lại rôm rả câu chuyện vừa quái dị vừa oái oăm, cười ra nước mắt này. Thêm một giai thoại mới ra đời: “Hổng phải ổng!”
Trên Facebook của mình, anh Hoàng Ngọc-Tuấn kể như sau:
BÙI GIÁNG VÀ... HO CHI MÌNH?
Võ Quốc Linh thường kể lại chuyện này trong những buổi anh chị em Tiền Vệ ở Sydney quây quần uống rượu với nhau. Khi kể, Linh luôn cao hứng hát và múa giống y như Bùi Giáng ngày xưa, còn tôi thì vừa đệm đàn vừa hát theo... Hôm nay tôi muốn kể lại câu chuyện này ở đây cho các bạn ở phương xa được biết.
Năm 1978, trong những ngày Võ Quốc Linh, Hoàng Đình Bình, Phạm Tấn Ngọc và HN-T từ Nha Trang vào Sài Gòn lang thang vô vọng, thì có một buổi trưa bọn tôi đã chứng kiến cái cảnh nhốn nháo trước chợ Tân Định khi Bùi Giáng bất ngờ nổi hứng nhảy múa và hát lớn “Hò, Hó, Ho Chi Mình... Hò, Hó, Ho Chi Mình...” theo điệu nhạc của bài “Ho Chi Minh” của ban nhạc “Lứa Tuổi 49” (từ CHDC Đức sang) đang được phát thanh qua những chùm loa sắt ở trước chợ. Sau khi nhảy múa và hát “Hò, Hó, Ho Chi Mình... Hò, Hó, Ho Chi Mình...”, Bùi Giáng ngửa mặt lên trời nói lớn: “Mình ơi là Mình! Mình Ho Chi mà Ho cho cố vậy Mình? Sao Mình không chịu hết Ho? Mình Ho kiểu này thì chắc tui phải chết bờ chết bụi chớ có tiền đâu mà mua thuốc cho Mình uống, hả Mình? Hò, Hó, Ho Chi Mình?... Hò, Hó, Ho Chi Mình? Ho Chi mà Ho cho cố vậy Mình?...”
Bất ngờ có một đám công an xuất hiện. Võ Quốc Linh nhanh trí la lên: “Chú Giáng, chú Giáng. Chú đừng có điên nữa mà. Thôi đi chú. Về nhà với con...” Rồi Linh chạy lại ôm Bùi Giáng. Nhưng bất ngờ Bùi Giáng xô Linh ra và gào lên: “Đụ móa mầy. Gioang roa. Tau hổng koá điên. Tau chửi Hồ Chí Minh thì kệ choa tau...”
Đám công an xúi liền xông đến đạp đá túi bụi lên mình mẩy của Bùi Giáng. Bọn tôi la lên: “Ổng điên mà. Ổng điên mà. Đừng đánh ổng nữa...” Nhiều bà bán hàng trong chợ cũng xúm lại nói hùa theo: “Ông già này ổng điên mà đánh làm chi, tội nghiệp... Ở đây ai hổng biết ổng điên... Ổng điên từ lâu rồi mà... Đánh làm chi...”
Thế rồi, đám công an bỏ đi. Bùi Giáng nằm dài trên mặt đất, nhìn lên trời, im lìm không nói...
Bây giờ, trong cái gọi là “Tọa Đàm Khoa Học” về thi sĩ Bùi Giáng, người ta đem cái tượng “Ho Chi Mình” ra trưng bày trang trọng trên diễn đàn. Chắc dưới suối vàng, Bùi Giáng sẽ lên cơn, vừa nhảy, vừa hát: “Hò, Hó, Ho Chi Mình? Ho Chi mà Ho cho cố vậy Mình?...”
Ờ há, làm sao mà ông - một người tự nhận là “Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi/ Đi lên đi xuống đã đời du côn” - khi nằm dài trên mặt đất, nhìn lên trời, im lìm không nói, có thể nghĩ rằng có ngày ông ngự chung trong một khán phòng hoành tráng với những vị khoác vét-tông, cà-vạt hách xì xằng, đang nói những lời có cánh về mình như thế?
May mà trong các buổi tọa đàm ấy không có màn đốt hương tưởng niệm. Nếu có, thử hình dung một dòng người nối nhau kính cẩn van vái trước cái chân dung trật chìa của ông Hoài Nam còn sống nhăn răng, thì sự hài hước và kịch tính lên tới dường nào! Ắt là hương hồn Bùi Giáng phải tiếp tục lên cơn, rồi buột miệng, “Đậu moá, tụi nó loàm tao cười vãi đái!”
Ngẫm, đời thật bi hài. Nhưng Lài lại nghĩ, có lẽ khi mang phận mệnh vào một trận chơi xả láng, xem đời như củ khoai lang, thì đời càng bi hài, ông càng khoái chí!
Hổng phải ổng, nhưng lại là ổng.
Đúng vậy, Bùi Giáng đã hiện hồn về ghi thêm một giai thoại độc đáo nữa vào cái hành tung kỳ bí của đời mình.
Mai Luông chuyển