Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Hợp đồng èo uột, Airbus vội giảm sản xuất siêu máy bay A380 vì lo lỗ vốn
Đây là lần thứ hai trong năm 2016 hãng Airbus quyết định cắt giảm sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu A380 vì nguy cơ bị lỗ vốn trong năm 2017.
Quyết
định này được đưa ra trong bối cảnh cả hãng Airbus và đối thủ Boeing
phải đối mặt với thực trạng “kỷ nguyên vàng” của những chiếc máy bay cỡ
lớn, bốn động cơ đã kết thúc. Trong khi Boeing dừng sản xuất máy bay
747-8 do mức cầu thấp, Airbus phải chật vật tìm kiếm đơn đặt hàng A380.
Tháng 7/2016, Airbus thừa nhận rằng tương lai của A380 rất mù mịt. Do đó, thay vì lắp ráp 27 chiếc A380 như năm ngoái, hãng sẽ chỉ cung cấp 12 chiếc bắt đầu từ năm 2018. Bên cạnh đó, Airbus dự định sẽ chế tạo khoảng 20 chiếc A380 trong năm 2017 để hòa vốn. Tuy nhiên, hôm 27/12 vừa qua, hãng tuyên bố sẽ còn cắt giảm sản xuất hơn nữa.
Airbus cho biết kế hoạch vận chuyển 12 máy bay thế hệ A380 trong 2 năm tới cũng sẽ bị tạm dừng. Dù chưa rõ lý do, nhưng quyết định này nhận được sự đồng thuận của cả khách hàng lớn nhất của A380 - hãng hàng không Emirates Airline tại Dubai và nhà sản xuất động cơ Rolls-Royce Holdings PLC.
Được mệnh danh là siêu máy bay, A380 có 2 tầng và có thể chở 544 hành khách. Song, các hãng hàng không lo ngại sẽ rất khó để bán hết số vé ngay cả khi khách hàng thường xuyên được giảm giá.
8 năm sau khi chiếc A380 đầu tiên được giao tới tay người mua, Airbus mới bắt đầu bán được “siêu máy bay” này mà không bị lỗ vốn. Hãng từng cam kết sẽ nỗ lực cải thiện tình hình tài chính và hòa vốn trong năm 2017, nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính sẽ sớm trở về mức báo động vào năm 2018.
Cắt giảm sản xuất và thay đổi kế hoạch vận chuyển chỉ là một trong chuỗi thất bại của A380 trong năm 2016. Đầu năm nay, hãng hàng không Air Austral của Pháp đã hủy đơn đặt hàng mua hai chiếc A380. Hãng Air France-KLM cũng hoãn lấy 2 chiếc cuối cùng đã đặt mua. Trong khi đó, hãng Malaysia Airlines sau khi mua 6 chiếc đã quyết định ngừng sử dụng trong khoảng 2 năm. Quantas Airways thì khẳng định sẽ không mua thêm bất cứ máy bay nào loại A380.
Hãng Iran Air có ý định mua 12 chiếc A380 trong tháng 1/2016. Tuy nhiên, khi tổng hóa đơn mua 100 chiếc máy bay từ hãng Airbus lên đến hơn 18 tỷ USD, A380 bị loại ngay khỏi danh sách mua hàng. Về vấn đề này, các quan chức hàng không giải thích hãng Iran Air đã mua đủ số máy bay cần thiết.
Mặc dù vậy, giám đốc điều hành Airbus vẫn rất lạc quan, đồng thời cho rằng hãng sẽ sớm tìm được nhóm khách hàng mới và trong một tháng có thể sản xuất hơn một chiếc A380.
Đây là lần thứ hai trong năm 2016 hãng Airbus quyết định cắt giảm sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu A380 vì nguy cơ bị lỗ vốn trong năm 2017.
Máy bay Airbus A380-800 tại Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN |
Tháng 7/2016, Airbus thừa nhận rằng tương lai của A380 rất mù mịt. Do đó, thay vì lắp ráp 27 chiếc A380 như năm ngoái, hãng sẽ chỉ cung cấp 12 chiếc bắt đầu từ năm 2018. Bên cạnh đó, Airbus dự định sẽ chế tạo khoảng 20 chiếc A380 trong năm 2017 để hòa vốn. Tuy nhiên, hôm 27/12 vừa qua, hãng tuyên bố sẽ còn cắt giảm sản xuất hơn nữa.
Airbus cho biết kế hoạch vận chuyển 12 máy bay thế hệ A380 trong 2 năm tới cũng sẽ bị tạm dừng. Dù chưa rõ lý do, nhưng quyết định này nhận được sự đồng thuận của cả khách hàng lớn nhất của A380 - hãng hàng không Emirates Airline tại Dubai và nhà sản xuất động cơ Rolls-Royce Holdings PLC.
Được mệnh danh là siêu máy bay, A380 có 2 tầng và có thể chở 544 hành khách. Song, các hãng hàng không lo ngại sẽ rất khó để bán hết số vé ngay cả khi khách hàng thường xuyên được giảm giá.
8 năm sau khi chiếc A380 đầu tiên được giao tới tay người mua, Airbus mới bắt đầu bán được “siêu máy bay” này mà không bị lỗ vốn. Hãng từng cam kết sẽ nỗ lực cải thiện tình hình tài chính và hòa vốn trong năm 2017, nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính sẽ sớm trở về mức báo động vào năm 2018.
Cắt giảm sản xuất và thay đổi kế hoạch vận chuyển chỉ là một trong chuỗi thất bại của A380 trong năm 2016. Đầu năm nay, hãng hàng không Air Austral của Pháp đã hủy đơn đặt hàng mua hai chiếc A380. Hãng Air France-KLM cũng hoãn lấy 2 chiếc cuối cùng đã đặt mua. Trong khi đó, hãng Malaysia Airlines sau khi mua 6 chiếc đã quyết định ngừng sử dụng trong khoảng 2 năm. Quantas Airways thì khẳng định sẽ không mua thêm bất cứ máy bay nào loại A380.
Hãng Iran Air có ý định mua 12 chiếc A380 trong tháng 1/2016. Tuy nhiên, khi tổng hóa đơn mua 100 chiếc máy bay từ hãng Airbus lên đến hơn 18 tỷ USD, A380 bị loại ngay khỏi danh sách mua hàng. Về vấn đề này, các quan chức hàng không giải thích hãng Iran Air đã mua đủ số máy bay cần thiết.
Mặc dù vậy, giám đốc điều hành Airbus vẫn rất lạc quan, đồng thời cho rằng hãng sẽ sớm tìm được nhóm khách hàng mới và trong một tháng có thể sản xuất hơn một chiếc A380.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Hợp đồng èo uột, Airbus vội giảm sản xuất siêu máy bay A380 vì lo lỗ vốn
Đây là lần thứ hai trong năm 2016 hãng Airbus quyết định cắt giảm sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu A380 vì nguy cơ bị lỗ vốn trong năm 2017.
Đây là lần thứ hai trong năm 2016 hãng Airbus quyết định cắt giảm sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu A380 vì nguy cơ bị lỗ vốn trong năm 2017.
Máy bay Airbus A380-800 tại Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN |
Tháng 7/2016, Airbus thừa nhận rằng tương lai của A380 rất mù mịt. Do đó, thay vì lắp ráp 27 chiếc A380 như năm ngoái, hãng sẽ chỉ cung cấp 12 chiếc bắt đầu từ năm 2018. Bên cạnh đó, Airbus dự định sẽ chế tạo khoảng 20 chiếc A380 trong năm 2017 để hòa vốn. Tuy nhiên, hôm 27/12 vừa qua, hãng tuyên bố sẽ còn cắt giảm sản xuất hơn nữa.
Airbus cho biết kế hoạch vận chuyển 12 máy bay thế hệ A380 trong 2 năm tới cũng sẽ bị tạm dừng. Dù chưa rõ lý do, nhưng quyết định này nhận được sự đồng thuận của cả khách hàng lớn nhất của A380 - hãng hàng không Emirates Airline tại Dubai và nhà sản xuất động cơ Rolls-Royce Holdings PLC.
Được mệnh danh là siêu máy bay, A380 có 2 tầng và có thể chở 544 hành khách. Song, các hãng hàng không lo ngại sẽ rất khó để bán hết số vé ngay cả khi khách hàng thường xuyên được giảm giá.
8 năm sau khi chiếc A380 đầu tiên được giao tới tay người mua, Airbus mới bắt đầu bán được “siêu máy bay” này mà không bị lỗ vốn. Hãng từng cam kết sẽ nỗ lực cải thiện tình hình tài chính và hòa vốn trong năm 2017, nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính sẽ sớm trở về mức báo động vào năm 2018.
Cắt giảm sản xuất và thay đổi kế hoạch vận chuyển chỉ là một trong chuỗi thất bại của A380 trong năm 2016. Đầu năm nay, hãng hàng không Air Austral của Pháp đã hủy đơn đặt hàng mua hai chiếc A380. Hãng Air France-KLM cũng hoãn lấy 2 chiếc cuối cùng đã đặt mua. Trong khi đó, hãng Malaysia Airlines sau khi mua 6 chiếc đã quyết định ngừng sử dụng trong khoảng 2 năm. Quantas Airways thì khẳng định sẽ không mua thêm bất cứ máy bay nào loại A380.
Hãng Iran Air có ý định mua 12 chiếc A380 trong tháng 1/2016. Tuy nhiên, khi tổng hóa đơn mua 100 chiếc máy bay từ hãng Airbus lên đến hơn 18 tỷ USD, A380 bị loại ngay khỏi danh sách mua hàng. Về vấn đề này, các quan chức hàng không giải thích hãng Iran Air đã mua đủ số máy bay cần thiết.
Mặc dù vậy, giám đốc điều hành Airbus vẫn rất lạc quan, đồng thời cho rằng hãng sẽ sớm tìm được nhóm khách hàng mới và trong một tháng có thể sản xuất hơn một chiếc A380.