Thân Hữu Tiếp Tay...
Hứa bao giờ cũng dễ _ Trần Thế Kỷ
Iran : Đánh bại đối thủ theo đường lối cực đoan Saeed Jalili, ứng cử viên theo chủ nghĩa cải cách Masoud Pezeshkian đắc cử Tổng thống.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng do xung đột ở Gaza, tranh chấp với Phương Tây về chương trình hạt nhân của Iran và sự bất mãn trong nước về tình trạng nền kinh tế bị cấm vận của Iran.
Việc ông Pezeshkian thắng cử cho thấy sự thất bại của các chính sách bảo thủ và người dân Iran đang khát khao các quyền tự do xã hội.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử, ông Pezeshkian tuyên bố “sẽ chung tay với nhân dân”. Người dân Iran cũng như quốc tế hy vọng gì vào vị tân TT của quốc gia vốn đang bị Phương Tây cô lập này ?
Phát biểu cảm ơn những người ủng hộ, ông Pezeshkian nói rằng phiếu bầu của họ đã mang lại “hy vọng cho một xã hội đang chìm trong bầu không khí bất mãn”.
Pezeshkian cam kết : “Tôi không đưa ra những lời hứa suông trong cuộc bầu cử này”. Vậy ông ta đã hứa gì với người dân Iran trong quá trình tranh cử ?
Được xem là người tương đối ôn hòa, Pezeshkian hứa sẽ cải thiện quan hệ với Phương Tây để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng cô lập. Thời cố TT Raisi, Iran tăng cường quan hệ với Nga và TQ nhằm giảm bớt sự ngột ngạt của đất nước vốn bị cấm vận của Phương Tây đè nén, nhưng không mấy thành công.
Pezeshkian cũng ủng hộ việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc toàn cầu.
Nhìn chung, quốc tế có thế tạm dành cho vị tân TT Iran chút lời khen. Song có một điểm đáng chê ở Pezeshkian là ông ta đã không cam kết cải thiện quan hệ với Israel trong khi hứa sẽ cải thiện quan hệ với Phương Tây : “Iran sẽ có mối quan hệ mang tính xây dựng với Phương Tây, ngoại trừ Israel”.
Sẽ hay hơn nhiều nếu ông ấy nói rằng : “Iran sẽ có mối quam hệ mang tính xây dựng với Phương Tây, kể cả Israel”. Mọi nhà lãnh đạo của Iran luôn phải ghi nhớ rằng nếu muốn có quan hệ hữu hảo với Phương Tây thì cũng phải xây dựng quan hệ hữu hảo với Israel bởi, trong một chừng mực nào đó, Israel chính là Phương Tây.
Nhưng làm sao Israel có thể thân thiện với Iran ngày nào Iran còn tài trợ cho các thế lực chống phá Israel ? Làm sao Israel có thể kết bạn với Iran khi mà Iran luôn miệng tuyên bố “nhà nước Israel cần phải bị xóa sổ” ?
Nếu vị tân TT Iran có thể biến Israel từ thù thành bạn thi ông ta sẽ thực là vị TT tuyệt vời của người dân Iran, một nhà cách mạng thực sự và được cả thế giới kiêng nể. Một khi Israel và Iran trở thành bạn bè thì Trung Đông sẽ không còn là cái lò lửa nóng bỏng như bấy lâu nay. Cải thiện quan hệ với Israel chính là cải thiện quan hệ với Phương Tây. Ôm mãi mối thâm thù với Israel không phải là điều khôn ngoan, ông Pezeshkian cần biết điều đó.
Liệu tân TT Iran có giúp đất nước thoát khỏi tình trạng cô lập hay không, liệu ông ta có đưa xã hội Iran ra khỏi bầu không khí bất mãn hay không thì còn phải chờ xem. Thời gian sẽ trả lời. Vấn đề là ngay cả khi ông Pezeshkian quyết tâm theo đuổi đường lối cải cách thì e rằng mức độ thay đổi của Iran cũng bị hạn chế bởi cơ cấu quyền lực và bối cảnh chính trị của nước này. Bản thân ông Pezeshkian từng cam kết trung thành với hệ thống lãnh đạo và không có ý định đối đầu với những kẻ có chủ trương cứng rắn trong giới lãnh đạo của nhà nước Hồi giáo Iran.
Hứa bao giờ cũng dễ, làm được mới là vấn đề. Rất có thể những lời hứa hẹn của ông Pezeshkian sẽ chỉ là những lời hứa suông !
TRẦN THẾ KỶ
Hứa bao giờ cũng dễ _ Trần Thế Kỷ
Iran : Đánh bại đối thủ theo đường lối cực đoan Saeed Jalili, ứng cử viên theo chủ nghĩa cải cách Masoud Pezeshkian đắc cử Tổng thống.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng do xung đột ở Gaza, tranh chấp với Phương Tây về chương trình hạt nhân của Iran và sự bất mãn trong nước về tình trạng nền kinh tế bị cấm vận của Iran.
Việc ông Pezeshkian thắng cử cho thấy sự thất bại của các chính sách bảo thủ và người dân Iran đang khát khao các quyền tự do xã hội.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử, ông Pezeshkian tuyên bố “sẽ chung tay với nhân dân”. Người dân Iran cũng như quốc tế hy vọng gì vào vị tân TT của quốc gia vốn đang bị Phương Tây cô lập này ?
Phát biểu cảm ơn những người ủng hộ, ông Pezeshkian nói rằng phiếu bầu của họ đã mang lại “hy vọng cho một xã hội đang chìm trong bầu không khí bất mãn”.
Pezeshkian cam kết : “Tôi không đưa ra những lời hứa suông trong cuộc bầu cử này”. Vậy ông ta đã hứa gì với người dân Iran trong quá trình tranh cử ?
Được xem là người tương đối ôn hòa, Pezeshkian hứa sẽ cải thiện quan hệ với Phương Tây để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng cô lập. Thời cố TT Raisi, Iran tăng cường quan hệ với Nga và TQ nhằm giảm bớt sự ngột ngạt của đất nước vốn bị cấm vận của Phương Tây đè nén, nhưng không mấy thành công.
Pezeshkian cũng ủng hộ việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc toàn cầu.
Nhìn chung, quốc tế có thế tạm dành cho vị tân TT Iran chút lời khen. Song có một điểm đáng chê ở Pezeshkian là ông ta đã không cam kết cải thiện quan hệ với Israel trong khi hứa sẽ cải thiện quan hệ với Phương Tây : “Iran sẽ có mối quan hệ mang tính xây dựng với Phương Tây, ngoại trừ Israel”.
Sẽ hay hơn nhiều nếu ông ấy nói rằng : “Iran sẽ có mối quam hệ mang tính xây dựng với Phương Tây, kể cả Israel”. Mọi nhà lãnh đạo của Iran luôn phải ghi nhớ rằng nếu muốn có quan hệ hữu hảo với Phương Tây thì cũng phải xây dựng quan hệ hữu hảo với Israel bởi, trong một chừng mực nào đó, Israel chính là Phương Tây.
Nhưng làm sao Israel có thể thân thiện với Iran ngày nào Iran còn tài trợ cho các thế lực chống phá Israel ? Làm sao Israel có thể kết bạn với Iran khi mà Iran luôn miệng tuyên bố “nhà nước Israel cần phải bị xóa sổ” ?
Nếu vị tân TT Iran có thể biến Israel từ thù thành bạn thi ông ta sẽ thực là vị TT tuyệt vời của người dân Iran, một nhà cách mạng thực sự và được cả thế giới kiêng nể. Một khi Israel và Iran trở thành bạn bè thì Trung Đông sẽ không còn là cái lò lửa nóng bỏng như bấy lâu nay. Cải thiện quan hệ với Israel chính là cải thiện quan hệ với Phương Tây. Ôm mãi mối thâm thù với Israel không phải là điều khôn ngoan, ông Pezeshkian cần biết điều đó.
Liệu tân TT Iran có giúp đất nước thoát khỏi tình trạng cô lập hay không, liệu ông ta có đưa xã hội Iran ra khỏi bầu không khí bất mãn hay không thì còn phải chờ xem. Thời gian sẽ trả lời. Vấn đề là ngay cả khi ông Pezeshkian quyết tâm theo đuổi đường lối cải cách thì e rằng mức độ thay đổi của Iran cũng bị hạn chế bởi cơ cấu quyền lực và bối cảnh chính trị của nước này. Bản thân ông Pezeshkian từng cam kết trung thành với hệ thống lãnh đạo và không có ý định đối đầu với những kẻ có chủ trương cứng rắn trong giới lãnh đạo của nhà nước Hồi giáo Iran.
Hứa bao giờ cũng dễ, làm được mới là vấn đề. Rất có thể những lời hứa hẹn của ông Pezeshkian sẽ chỉ là những lời hứa suông !
TRẦN THẾ KỶ