Đoạn Đường Chiến Binh
Hùng Khí Tôn Thất Trân (MX Đỗ Phú Ngọc)
Chiến đấu như anh và chết như anh
Lần đầu tiên tôi được biết anh là trong cuộc hành quân của Lữ đoàn B Thủy Quân Lục Chiến tại miền Tây, Nam Việt. Cuộc hành quân vượt tuyến xuất phát đã mấy hôm nhưng Việt cộng cố né tránh các đơn vị mà chúng bị nhồi sọ là “con bà phước”, đánh không chạy vì không có cha mẹ vợ con để lo nghĩ. Trên thực tế, đoàn Cọp Biển chúng tôi đâu phải không cha mẹ, không gia đình, không tổ quốc như bọn Cộng sản tam vô, chỉ lấy quốc tế vô sản làm lý tưởng, đem cả dân tộc phục vụ cho quốc tế… Trái lại chúng tôi vẫn chiến đấu anh dũng can trường vì truyền thống đã có từ lâu.
Hôm nay đơn vị tiến sâu vào mật khu và bắt đầu chạm địch. Đại bàng Sài Gòn (Đại tá Lữ đoàn trưởng) dùng trực thăng chỉ huy lên vùng ngay để điều động được dễ dàng và chính xác, tạo sự vững tâm cho “con cái” ở dưới đất. Lúc này ông vẫn còn độc thân nhưng “con cái” đông lắm. Diễn tiến cuộc hành quân vẫn như thường lệ mỗi khi chạm địch, xin L19 bao vùng, xin tăng cường Pháo yểm, Không yểm, Clear không phận cho Pháo binh làm việc… Tất cả đang phối hợp nhịp nhàng, bỗng tôi nghe và chú ý mẩu đàm thoại ngắn qua hệ thống vô tuyến âm thoại:
- Xin chuồn chuồn medevac cho Tango khỏi rồi ra tiếp tục, Vi xi còn dài dài….
Tôi quay sang hỏi Từ Thức:
- Ai bị wounded vậy Thiếu tá ?.
Ông trả lời:
- Trân, Đại đội trưởng bị thương, nhưng đang tức và say men chiến thắng, xin đừng tản thương để tiếp tục điều động các Trung đội thanh toán cho xong mục tiêu rồi hãy tản thương.
Lữ đoàn trưởng không chấp thuận, ông chỉ thị:
- Tiểu đoàn cử Đại đội phó lên thay, nếu thấy phó còn yếu thì bốc một sĩ quan khác ra thay. Cuộc chiến không phải một sớm một chiều có thể giải quyết xong đâu mà ráng. Để một Đại đội trưởng bị thương ở lại chiến trường có thể làm trở ngại việc điều quân của đơn vị. Không riêng bản thân anh ta mà còn hơn một trăm quân sĩ dưới quyền nữa. Cũng có trường hợp người đơn vị trưởng phải ở lại cùng quân sĩ để sống chết giữ thành, không người nào có thể thay thế được…
Quyết định này của vị Lữ đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến không phải xuất phát từ tình cảm anh em mà do nơi đức độ, sự sáng suốt của cấp chỉ huy, không thể để sự quá hăng say của một Đại đội trưởng, rồi phản công một cách nóng nảy gây tổn hại sinh mạng thuộc cấp.
Riêng về phía anh Trân, anh có lý của anh khi được hỏi sao bị thương mà anh không chịu tản thương ? Anh đã trả lời rất đơn giản là:
- Tôi biết hết các nguyên tắc về lãnh đạo chỉ huy ở cấp Đại đội, nhưng mấy ngày nay tôi đã nắm vững địa thế, địa hình cũng như địch tình. Nếu đưa người khác vào đây họ phải làm lại từ đầu, có khi còn gây thêm tổn thất cho quân sĩ chứ không phải tôi say máu ngà đâu.
Qua mẩu chuyện đó ta thấy được lòng quả cảm của một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến khi lâm trận và sự tỉnh táo, sáng suốt, theo sát của cấp chỉ huy cao hơn. Trong những lần nghỉ dưỡng quân tại các vùng chiến thuật mà đơn vị Thủy Quân Lục Chiến được tăng phái đến, anh em sĩ quan từ Đại đội trưởng, phó, đến Trung đội trưởng thường ghé những quán café nhạc để chiêm ngưỡng những đóa hoa của Tây đô, Cố đô… Họ không tiếc lời ca ngợi đại bàng Sài Gòn (ám danh đàm thoại của Đại tá Soạn, Lữ đoàn trưởng):
- Hành quân với Sài Gòn rất yên tâm, vừa đụng Việt cộng là đã thấy và nghe tiếng ở trên đầu rồi. Trong chốc lát ổng điều động “bà già” dòm ngó và “gà mổ” vào đầu Việt cộng ngay.
Trong việc đánh giặc, vấn đề tinh thần quyết định gần hết chiến trường mà Napoléon đã từng nói là tỉ số giữa tinh thần và vũ khí là bốn trên một (4/1).
Hành động dũng cảm, can trường của anh Trân đã làm tôi vô cùng khâm phục. Sau này chiến đấu sát cánh cùng các bạn trong binh chủng, tôi thấy không chỉ riêng anh Tôn Thất Trân mà hầu như Cọp Biển nào cũng được hun đúc cái tinh thần này. Có lẽ vì máu mũ và sắc áo sóng biển, hoa rừng (quân phục sóng biển là riêng của Thủy Quân Lục Chiến, quân phục màu hoa rừng dành cho cả 3 binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân và Nhảy Dù) đã làm cho chúng tôi phải hành động như vậy. Nhờ đó mà sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã lập nên chiến công lẫy lừng trong quân sử Việt Nam Cộng Hòa là chiếm lại Cổ thành Đinh Công Tráng và cắm cờ vàng ba sọc đỏ trước hạn kỳ ấn định của vị Tổng Tư lệnh Quân đội mấy ngày.
Đầu năm 1995 tôi được định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình HO 3O, tình cờ tôi gặp một cựu sĩ quan thuộc Đại đội Chiến tranh Chính trị Tiểu khu Hậu Nghĩa. Tôi hỏi thăm anh ta về tin tức của anh Soạn, anh Trân vì cả hai anh đều đã chiến đấu ở Tiểu khu Hậu Nghĩa vào giờ phút chót của cuộc chiến. Anh bạn HO bùi ngùi xúc động kể cho tôi nghe về cái chết oai hùng của anh Tôn Thất Trân. Sau đó tôi đã liên lạc với các bạn võ bị có biết ít nhiều về anh Trân, trong số này có anh Phạm Văn Tiền, cựu Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến. Anh Tiền là bạn khá thân với anh Trân, không những cùng binh chủng mà còn có dịp sống chung trên đất Mỹ khi hai anh cùng đi du học Hoa Kỳ.
Anh Tôn Thất Trân sinh ngày 13/4/1942 tại Quảng Ngãi, tính tình điềm đạm, bộc trực, cái gì không phải, không đúng là nói ngay, dù cho mất lòng, và đã quyết định là phải làm cho bằng được. Anh xuất thân khóa 2O Võ bị Quốc Gia, trong cuốn lưu niệm khi tốt nghiệp anh chỉ ghi ngắn gọn: “Nguyện hy sinh vì chính nghĩa Quốc gia và bảo vệ danh dự quân đội”. Và anh đã thực hiện đủ hai vế của câu phương châm mà anh đề ra lúc chuẩn bị bước chân và cuộc chiến đấu.
Với màu mũ và sắc áo Thủy Quân Lục Chiến, anh là dũng sĩ của thời chinh chiến, tung hoành trên khắp mọi miền đất nước. ở đâu có bóng Cộng thù ở đó có anh, từ miền Tây sình lầy, cao nguyên gió núi mưa mùa, đến Cambodia, Hạ Lào, mùa hè đỏ lửa, vùng I Trị Thiên trong chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị… Anh đã góp phần không nhỏ trong việc ngăn chận làn sóng xâm lăng của Cộng sản tại mặt trận đầu cầu Mỹ Chánh. Lúc đó anh là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến, trực tiếp chỉ huy một cánh quân ngăn chận và tiêu diệt chiến xa giặc khi chúng dùng hỏa lực và biển người để đè bẹp đơn vị anh.
Đầu năm 1974 anh được thăng cấp Thiếu tá và được đề cử theo học khóa Tiểu đoàn trưởng tại trường Võ khoa Thủ Đức. Sau khi mãn khóa anh được điều động về Tiểu khu Hậu Nghĩa, giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 327 Địa Phương Quân, trấn đóng tại Chi khu Đức Hòa, cửa ngõ xâm nhập của Cộng quân xuất phát từ những địa danh nổi tiếng như: mật khu Lương Hòa, mật khu Rừng tràm Bà Vụ, mật khu Ba Thu Mõ Vẹt sát biên giới Việt Miên.
Ngày 29/4/1975 một cánh quân của Công trường 5 Cộng sản Bắc Việt từ biên giới Việt Miên đã tràn qua Hậu Nghĩa với chiến xa lội nước kéo theo đại pháo tầm xa 13O ly, qua ngã Lộc Giang, Bầu Trai, Đức Hòa để tiến về Bình Chánh vào Sài Gòn. Để bảo toàn lực lượng còn lại, Bộ chỉ huy Tiểu khi đã ra lệnh cho các đơn vị di tản chiến thuật để tiến về Biệt khu Thủ đô ngõ hầu lập lại phòng tuyến mới. Đêm đó, Trung đoàn 46/Sư đoàn 25 Bộ binh trên đường di tản đã nhập chung với Bộ chỉ huy Tiểu khu để đóng quân tại Kinh Thầy Cai, ở khu rừng tràm gần cầu An Hạ, Hóc Môn. Bộ chỉ huy Chi khu Đức Hòa gồm Thiếu tá Tô Công Thất khóa 16 Đà Lạt là Quận trưởng, Chi khu trưởng Đức Hòa và một số quân nhân, Thiếu tá Hùng Cảnh sát trưởng quận Đức Hòa đã nhập chung với lực lượng của Tiểu đoàn 327 do Thiếu tá Trân chỉ huy, tiến quân vào khu rừng tràm của mật khu Bà Vụ để đóng quân đêm và theo dõi tình hình.
Sau khi nghe lời kêu gọi ngưng bắn của Dương Văn Minh qua đài phát thanh Sài Gòn, mọi người đều xôn xao. Nét mặt anh Trân hiện đầy vẻ thất vọng và chán chường. Thiếu tá Thất, Thiếu tá Hùng và các sĩ quan tham mưu đã cùng nhau thảo luận và đề nghị anh Trân nên dẫn đơn vị trở lại chi khu Đức Hòa để chờ bàn giao theo lệnh cấp trên.
Về đến Đức Hòa thì đoàn quân ta được đón tiếp bằng những họng súng của chiến xa cơ giới lội nước, với những cặp mắt căm thù của quân Cộng sản Bắc Việt và bọn du kích miền Nam đầu đội tai bèo tay đeo băng đỏ. Nhìn thấy anh Trân mang khẩu K54 của khối Cộng mà anh đã tịch thu trong trận đánh ở miền Tây, một tên “răng hô mã tấu” chỉ huy của Cộng quân ra lệnh cho anh Trân và đơn vị phải bỏ súng đầu hàng tại chỗ. Anh Trân hiên ngang trả lời:
- Tôi là Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng 327 theo lệnh thượng cấp dẫn đơn vị về đây để bàn giao chứ không phải để các anh tước vũ khí và đầu hàng.
Tên giặc Cộng tức cành hông, mắt đỏ ngầu, quát tháo ầm ĩ:
- Anh ngoan cố, không có bàn giao cái con mẹ gì cả, không nạp võ khí thì coi chừng.
Một sĩ quan đi chung với anh Trân thấy tình hình trở nên gây cấn sợ bất lợi cho anh nên khuyên anh Trân nên nhịn cho xong, đàng nào mình cũng không thể làm gì khác hơn. Mọi người lần lượt buông vũ khí cá nhân, chất thành đống, riêng anh Trân vẫn không chịu tháo khẩu súng lục K54 của Trung Cộng mà anh đã đeo trong người từ bao năm qua, đó là kỷ niệm một chiến tích lẫy lừng mà anh đã gặt hái được. Sau một hồi tranh cải, tên đại diện Cộng quân ra hiệu cho 3 tên khác xúm lại kéo anh Trân vào một căn nhà tranh bên cạnh. Anh Trân chống cự quyết liệt, chúng nó xúm vào đánh đập và trói thúc ké anh lại rồi tước lấy khẩu K54 trên người anh.
Sau khi lấy được khẩu súng của anh Trân, tên chỉ huy ngắm nghía một hồi rồi lớn giọng hỏi anh:
- Anh đã bắn chết bao nhiêu cán bộ cách mạng cấp sĩ quan ?.
Anh Trân vẫn không sờn lòng, bốp chát ngay:
- Làm sao tôi nhớ hết, chiến tranh mà, tôi là chiến sĩ và chỉ thi hành lệnh cấp cao hơn tôi…
Sau đó chúng lớn tiếng để át đi những lời đấu khẩu bất lợi của anh. Về sau nghe tiếng được tiếng mất nhưng nội dung cũng vẫn là tranh cải giữa bọn giáo điều ngu xuẩn và đầy hận thù với người chiến sĩ Quốc gia đang bị sa cơ thất thế.
Cộng quân sau khi giải thể đơn vị ta, đã giam các sĩ quan cấp tá tại Chi khu Đức Hòa. Sáng ngày 2/5/75 một toán du kích địa phương áp giải 3 anh Trân, Thất, Hùng cùng vài sĩ quan khác nữa về Bình Chánh. Như đã có kế hoạch từ trước, bọn chỉ huy cao cấp Cộng sản dự định thủ tiêu anh Trân. Trên đường về Tân Tạo, Bà Hom, khi đi ngang qua vùng đầm lầy Mỹ Hạnh, toán du kích dừng lại giữ anh Thất và anh Hùng. Một tên dẫn anh Trân (đang bị trói thúc ké) đi theo con đường ruộng rồi men theo hàng dừa nước âm u và mất hút trong tầm nhìn của 2 anh Thất và Hùng. Chắc anh Trân đã hiểu chúng muốn gì nhưng khổ nỗi hai tay bị trói chặt. Khoảng 15 phút sau từ hướng rừng dừa nước có loạt đạn AK nổ dòn, mấy tên du kích đang canh 2 anh Thất, Hùng cũng nổ theo xuống đất xung quanh chỗ hai anh như để khỏa lấp và cũng để hù dọa.
Hơn nửa giờ sau, tên du kích trở ra một mình, quần áo dính sình và vài dấu máu đỏ tươi. Một tên trong bọn hỏi:
- Sao lâu mà lại lấm lem vậy?.
Tên kia chỉ ra hiệu và nói nhỏ nhưng không qua được trí thông minh và tài xét đoán của anh Quận trưởng và anh Cảnh sát trưởng Đức Hòa. Thì ra anh Trân đã dùng sức mạnh của đôi chân tống cho thằng du kích một đạp lọt xuống rạch nước, anh cố bức sợi dây trói nhưng vô vọng, nó chường lên và nổ vào người anh một tràng mặc dù chưa tới cái hố đào sẵn. Máu anh Trân cùng với bao chiến sĩ vô danh đã âm thầm đổ ra để tô thắm thêm cho ngọn cờ chính nghĩa. Anh đã nằm xuống trong lòng đất mẹ, dưới họng súng bạo tàn trong âm mưu bẩn thỉu của bầy quỷ đỏ khát máu.
Mấy
ngày sau gia đình anh được hung tin, đổ xô đi tìm nhưng vô vọng, chúng
đã vùi lấp anh dưới sình lầy của vùng dừa nước mênh mông, thủy triều lên
xuống làm xóa đi bao vết tích. Anh chết đi để lại người vợ treœ và một
đứa con thơ mới sinh và gây thương tiếc cho bao người, nhưng đối với
chúng ta những người chiến sĩ quốc gia yêu nước và nhất là những đồng
đội Võ bị Quốc Gia của anh: “Anh vẫn sống!”.
MX Đỗ Phú Ngọc
baovecovang2012.wordpress.com
Tân Sơn Hòa chuyểnBàn ra tán vào (0)
Hùng Khí Tôn Thất Trân (MX Đỗ Phú Ngọc)
Chiến đấu như anh và chết như anh
Lần đầu tiên tôi được biết anh là trong cuộc hành quân của Lữ đoàn B Thủy Quân Lục Chiến tại miền Tây, Nam Việt. Cuộc hành quân vượt tuyến xuất phát đã mấy hôm nhưng Việt cộng cố né tránh các đơn vị mà chúng bị nhồi sọ là “con bà phước”, đánh không chạy vì không có cha mẹ vợ con để lo nghĩ. Trên thực tế, đoàn Cọp Biển chúng tôi đâu phải không cha mẹ, không gia đình, không tổ quốc như bọn Cộng sản tam vô, chỉ lấy quốc tế vô sản làm lý tưởng, đem cả dân tộc phục vụ cho quốc tế… Trái lại chúng tôi vẫn chiến đấu anh dũng can trường vì truyền thống đã có từ lâu.
Hôm nay đơn vị tiến sâu vào mật khu và bắt đầu chạm địch. Đại bàng Sài Gòn (Đại tá Lữ đoàn trưởng) dùng trực thăng chỉ huy lên vùng ngay để điều động được dễ dàng và chính xác, tạo sự vững tâm cho “con cái” ở dưới đất. Lúc này ông vẫn còn độc thân nhưng “con cái” đông lắm. Diễn tiến cuộc hành quân vẫn như thường lệ mỗi khi chạm địch, xin L19 bao vùng, xin tăng cường Pháo yểm, Không yểm, Clear không phận cho Pháo binh làm việc… Tất cả đang phối hợp nhịp nhàng, bỗng tôi nghe và chú ý mẩu đàm thoại ngắn qua hệ thống vô tuyến âm thoại:
- Xin chuồn chuồn medevac cho Tango khỏi rồi ra tiếp tục, Vi xi còn dài dài….
Tôi quay sang hỏi Từ Thức:
- Ai bị wounded vậy Thiếu tá ?.
Ông trả lời:
- Trân, Đại đội trưởng bị thương, nhưng đang tức và say men chiến thắng, xin đừng tản thương để tiếp tục điều động các Trung đội thanh toán cho xong mục tiêu rồi hãy tản thương.
Lữ đoàn trưởng không chấp thuận, ông chỉ thị:
- Tiểu đoàn cử Đại đội phó lên thay, nếu thấy phó còn yếu thì bốc một sĩ quan khác ra thay. Cuộc chiến không phải một sớm một chiều có thể giải quyết xong đâu mà ráng. Để một Đại đội trưởng bị thương ở lại chiến trường có thể làm trở ngại việc điều quân của đơn vị. Không riêng bản thân anh ta mà còn hơn một trăm quân sĩ dưới quyền nữa. Cũng có trường hợp người đơn vị trưởng phải ở lại cùng quân sĩ để sống chết giữ thành, không người nào có thể thay thế được…
Quyết định này của vị Lữ đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến không phải xuất phát từ tình cảm anh em mà do nơi đức độ, sự sáng suốt của cấp chỉ huy, không thể để sự quá hăng say của một Đại đội trưởng, rồi phản công một cách nóng nảy gây tổn hại sinh mạng thuộc cấp.
Riêng về phía anh Trân, anh có lý của anh khi được hỏi sao bị thương mà anh không chịu tản thương ? Anh đã trả lời rất đơn giản là:
- Tôi biết hết các nguyên tắc về lãnh đạo chỉ huy ở cấp Đại đội, nhưng mấy ngày nay tôi đã nắm vững địa thế, địa hình cũng như địch tình. Nếu đưa người khác vào đây họ phải làm lại từ đầu, có khi còn gây thêm tổn thất cho quân sĩ chứ không phải tôi say máu ngà đâu.
Qua mẩu chuyện đó ta thấy được lòng quả cảm của một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến khi lâm trận và sự tỉnh táo, sáng suốt, theo sát của cấp chỉ huy cao hơn. Trong những lần nghỉ dưỡng quân tại các vùng chiến thuật mà đơn vị Thủy Quân Lục Chiến được tăng phái đến, anh em sĩ quan từ Đại đội trưởng, phó, đến Trung đội trưởng thường ghé những quán café nhạc để chiêm ngưỡng những đóa hoa của Tây đô, Cố đô… Họ không tiếc lời ca ngợi đại bàng Sài Gòn (ám danh đàm thoại của Đại tá Soạn, Lữ đoàn trưởng):
- Hành quân với Sài Gòn rất yên tâm, vừa đụng Việt cộng là đã thấy và nghe tiếng ở trên đầu rồi. Trong chốc lát ổng điều động “bà già” dòm ngó và “gà mổ” vào đầu Việt cộng ngay.
Trong việc đánh giặc, vấn đề tinh thần quyết định gần hết chiến trường mà Napoléon đã từng nói là tỉ số giữa tinh thần và vũ khí là bốn trên một (4/1).
Hành động dũng cảm, can trường của anh Trân đã làm tôi vô cùng khâm phục. Sau này chiến đấu sát cánh cùng các bạn trong binh chủng, tôi thấy không chỉ riêng anh Tôn Thất Trân mà hầu như Cọp Biển nào cũng được hun đúc cái tinh thần này. Có lẽ vì máu mũ và sắc áo sóng biển, hoa rừng (quân phục sóng biển là riêng của Thủy Quân Lục Chiến, quân phục màu hoa rừng dành cho cả 3 binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân và Nhảy Dù) đã làm cho chúng tôi phải hành động như vậy. Nhờ đó mà sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã lập nên chiến công lẫy lừng trong quân sử Việt Nam Cộng Hòa là chiếm lại Cổ thành Đinh Công Tráng và cắm cờ vàng ba sọc đỏ trước hạn kỳ ấn định của vị Tổng Tư lệnh Quân đội mấy ngày.
Đầu năm 1995 tôi được định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình HO 3O, tình cờ tôi gặp một cựu sĩ quan thuộc Đại đội Chiến tranh Chính trị Tiểu khu Hậu Nghĩa. Tôi hỏi thăm anh ta về tin tức của anh Soạn, anh Trân vì cả hai anh đều đã chiến đấu ở Tiểu khu Hậu Nghĩa vào giờ phút chót của cuộc chiến. Anh bạn HO bùi ngùi xúc động kể cho tôi nghe về cái chết oai hùng của anh Tôn Thất Trân. Sau đó tôi đã liên lạc với các bạn võ bị có biết ít nhiều về anh Trân, trong số này có anh Phạm Văn Tiền, cựu Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến. Anh Tiền là bạn khá thân với anh Trân, không những cùng binh chủng mà còn có dịp sống chung trên đất Mỹ khi hai anh cùng đi du học Hoa Kỳ.
Anh Tôn Thất Trân sinh ngày 13/4/1942 tại Quảng Ngãi, tính tình điềm đạm, bộc trực, cái gì không phải, không đúng là nói ngay, dù cho mất lòng, và đã quyết định là phải làm cho bằng được. Anh xuất thân khóa 2O Võ bị Quốc Gia, trong cuốn lưu niệm khi tốt nghiệp anh chỉ ghi ngắn gọn: “Nguyện hy sinh vì chính nghĩa Quốc gia và bảo vệ danh dự quân đội”. Và anh đã thực hiện đủ hai vế của câu phương châm mà anh đề ra lúc chuẩn bị bước chân và cuộc chiến đấu.
Với màu mũ và sắc áo Thủy Quân Lục Chiến, anh là dũng sĩ của thời chinh chiến, tung hoành trên khắp mọi miền đất nước. ở đâu có bóng Cộng thù ở đó có anh, từ miền Tây sình lầy, cao nguyên gió núi mưa mùa, đến Cambodia, Hạ Lào, mùa hè đỏ lửa, vùng I Trị Thiên trong chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị… Anh đã góp phần không nhỏ trong việc ngăn chận làn sóng xâm lăng của Cộng sản tại mặt trận đầu cầu Mỹ Chánh. Lúc đó anh là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến, trực tiếp chỉ huy một cánh quân ngăn chận và tiêu diệt chiến xa giặc khi chúng dùng hỏa lực và biển người để đè bẹp đơn vị anh.
Đầu năm 1974 anh được thăng cấp Thiếu tá và được đề cử theo học khóa Tiểu đoàn trưởng tại trường Võ khoa Thủ Đức. Sau khi mãn khóa anh được điều động về Tiểu khu Hậu Nghĩa, giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 327 Địa Phương Quân, trấn đóng tại Chi khu Đức Hòa, cửa ngõ xâm nhập của Cộng quân xuất phát từ những địa danh nổi tiếng như: mật khu Lương Hòa, mật khu Rừng tràm Bà Vụ, mật khu Ba Thu Mõ Vẹt sát biên giới Việt Miên.
Ngày 29/4/1975 một cánh quân của Công trường 5 Cộng sản Bắc Việt từ biên giới Việt Miên đã tràn qua Hậu Nghĩa với chiến xa lội nước kéo theo đại pháo tầm xa 13O ly, qua ngã Lộc Giang, Bầu Trai, Đức Hòa để tiến về Bình Chánh vào Sài Gòn. Để bảo toàn lực lượng còn lại, Bộ chỉ huy Tiểu khi đã ra lệnh cho các đơn vị di tản chiến thuật để tiến về Biệt khu Thủ đô ngõ hầu lập lại phòng tuyến mới. Đêm đó, Trung đoàn 46/Sư đoàn 25 Bộ binh trên đường di tản đã nhập chung với Bộ chỉ huy Tiểu khu để đóng quân tại Kinh Thầy Cai, ở khu rừng tràm gần cầu An Hạ, Hóc Môn. Bộ chỉ huy Chi khu Đức Hòa gồm Thiếu tá Tô Công Thất khóa 16 Đà Lạt là Quận trưởng, Chi khu trưởng Đức Hòa và một số quân nhân, Thiếu tá Hùng Cảnh sát trưởng quận Đức Hòa đã nhập chung với lực lượng của Tiểu đoàn 327 do Thiếu tá Trân chỉ huy, tiến quân vào khu rừng tràm của mật khu Bà Vụ để đóng quân đêm và theo dõi tình hình.
Sau khi nghe lời kêu gọi ngưng bắn của Dương Văn Minh qua đài phát thanh Sài Gòn, mọi người đều xôn xao. Nét mặt anh Trân hiện đầy vẻ thất vọng và chán chường. Thiếu tá Thất, Thiếu tá Hùng và các sĩ quan tham mưu đã cùng nhau thảo luận và đề nghị anh Trân nên dẫn đơn vị trở lại chi khu Đức Hòa để chờ bàn giao theo lệnh cấp trên.
Về đến Đức Hòa thì đoàn quân ta được đón tiếp bằng những họng súng của chiến xa cơ giới lội nước, với những cặp mắt căm thù của quân Cộng sản Bắc Việt và bọn du kích miền Nam đầu đội tai bèo tay đeo băng đỏ. Nhìn thấy anh Trân mang khẩu K54 của khối Cộng mà anh đã tịch thu trong trận đánh ở miền Tây, một tên “răng hô mã tấu” chỉ huy của Cộng quân ra lệnh cho anh Trân và đơn vị phải bỏ súng đầu hàng tại chỗ. Anh Trân hiên ngang trả lời:
- Tôi là Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng 327 theo lệnh thượng cấp dẫn đơn vị về đây để bàn giao chứ không phải để các anh tước vũ khí và đầu hàng.
Tên giặc Cộng tức cành hông, mắt đỏ ngầu, quát tháo ầm ĩ:
- Anh ngoan cố, không có bàn giao cái con mẹ gì cả, không nạp võ khí thì coi chừng.
Một sĩ quan đi chung với anh Trân thấy tình hình trở nên gây cấn sợ bất lợi cho anh nên khuyên anh Trân nên nhịn cho xong, đàng nào mình cũng không thể làm gì khác hơn. Mọi người lần lượt buông vũ khí cá nhân, chất thành đống, riêng anh Trân vẫn không chịu tháo khẩu súng lục K54 của Trung Cộng mà anh đã đeo trong người từ bao năm qua, đó là kỷ niệm một chiến tích lẫy lừng mà anh đã gặt hái được. Sau một hồi tranh cải, tên đại diện Cộng quân ra hiệu cho 3 tên khác xúm lại kéo anh Trân vào một căn nhà tranh bên cạnh. Anh Trân chống cự quyết liệt, chúng nó xúm vào đánh đập và trói thúc ké anh lại rồi tước lấy khẩu K54 trên người anh.
Sau khi lấy được khẩu súng của anh Trân, tên chỉ huy ngắm nghía một hồi rồi lớn giọng hỏi anh:
- Anh đã bắn chết bao nhiêu cán bộ cách mạng cấp sĩ quan ?.
Anh Trân vẫn không sờn lòng, bốp chát ngay:
- Làm sao tôi nhớ hết, chiến tranh mà, tôi là chiến sĩ và chỉ thi hành lệnh cấp cao hơn tôi…
Sau đó chúng lớn tiếng để át đi những lời đấu khẩu bất lợi của anh. Về sau nghe tiếng được tiếng mất nhưng nội dung cũng vẫn là tranh cải giữa bọn giáo điều ngu xuẩn và đầy hận thù với người chiến sĩ Quốc gia đang bị sa cơ thất thế.
Cộng quân sau khi giải thể đơn vị ta, đã giam các sĩ quan cấp tá tại Chi khu Đức Hòa. Sáng ngày 2/5/75 một toán du kích địa phương áp giải 3 anh Trân, Thất, Hùng cùng vài sĩ quan khác nữa về Bình Chánh. Như đã có kế hoạch từ trước, bọn chỉ huy cao cấp Cộng sản dự định thủ tiêu anh Trân. Trên đường về Tân Tạo, Bà Hom, khi đi ngang qua vùng đầm lầy Mỹ Hạnh, toán du kích dừng lại giữ anh Thất và anh Hùng. Một tên dẫn anh Trân (đang bị trói thúc ké) đi theo con đường ruộng rồi men theo hàng dừa nước âm u và mất hút trong tầm nhìn của 2 anh Thất và Hùng. Chắc anh Trân đã hiểu chúng muốn gì nhưng khổ nỗi hai tay bị trói chặt. Khoảng 15 phút sau từ hướng rừng dừa nước có loạt đạn AK nổ dòn, mấy tên du kích đang canh 2 anh Thất, Hùng cũng nổ theo xuống đất xung quanh chỗ hai anh như để khỏa lấp và cũng để hù dọa.
Hơn nửa giờ sau, tên du kích trở ra một mình, quần áo dính sình và vài dấu máu đỏ tươi. Một tên trong bọn hỏi:
- Sao lâu mà lại lấm lem vậy?.
Tên kia chỉ ra hiệu và nói nhỏ nhưng không qua được trí thông minh và tài xét đoán của anh Quận trưởng và anh Cảnh sát trưởng Đức Hòa. Thì ra anh Trân đã dùng sức mạnh của đôi chân tống cho thằng du kích một đạp lọt xuống rạch nước, anh cố bức sợi dây trói nhưng vô vọng, nó chường lên và nổ vào người anh một tràng mặc dù chưa tới cái hố đào sẵn. Máu anh Trân cùng với bao chiến sĩ vô danh đã âm thầm đổ ra để tô thắm thêm cho ngọn cờ chính nghĩa. Anh đã nằm xuống trong lòng đất mẹ, dưới họng súng bạo tàn trong âm mưu bẩn thỉu của bầy quỷ đỏ khát máu.
Mấy
ngày sau gia đình anh được hung tin, đổ xô đi tìm nhưng vô vọng, chúng
đã vùi lấp anh dưới sình lầy của vùng dừa nước mênh mông, thủy triều lên
xuống làm xóa đi bao vết tích. Anh chết đi để lại người vợ treœ và một
đứa con thơ mới sinh và gây thương tiếc cho bao người, nhưng đối với
chúng ta những người chiến sĩ quốc gia yêu nước và nhất là những đồng
đội Võ bị Quốc Gia của anh: “Anh vẫn sống!”.
MX Đỗ Phú Ngọc
baovecovang2012.wordpress.com
Tân Sơn Hòa chuyển