Đoạn Đường Chiến Binh
Huyền Thoại Về Một Vị Sư
Hồi Ký của Phạm G. Đại
Mỗi năm cứ vào tháng Tư âm lịch thì chúng ta lại liên tưởng đến lễ Phật Đản, đến đạo Phật thậm thâm vi diệu, đã ăn sâu trong đời sống dân gian từ hàng ngàn năm nay, và đã trở thành mẫu mực cho một xã hội đạo đức, và thịnh trị từ ngàn xưa.
Kính Phật thì phải trọng tăng nhưng không dễ gì trong cuộc sống đời thường mà chúng ta có cơ duyên gập được các vị cao tăng, các vị chân tu đức hạnh cao dầy, huống chi là trong những năm tháng đọa đầy trong ngục tù tăm tối của các trại giam dưới chế độ Cộng Sản tại miền Bắc cộng sản.
Vậy mà thật là bất ngờ, tôi lại có được cái diễm phúc ấy. Không những tôi được gập, mà còn được sống chung trong một trại, nhiều khi cùng một buồng giam, với những vị sư Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ cũ Việt Nam Cộng Hòa, với những vị Linh Mục, Mục Sư Tuyên Úy nữa trong một thời gian dài của hơn năm năm lưu đầy.
Lúc đó khoảng cuối năm một chín tám mươi mốt. Tất cả các vị Tuyên Úy được chuyển trại từ Thanh Cẩm, Thanh Hóa ra miền trung du để về trại giam Hà Tây, Hà Sơn Bình. Hai năm sau thì tất cả lại được di chuyển về trại Nam Hà, Hà Nam Ninh.
Mỗi vị trong Nha Tuyên Úy đều có một sắc thái khác nhau, nhưng vị sư này là một con người rất bình dị nhưng đã làm được những việc phi thường của một bậc xuất phàm. Nếu ai muốn viết thật đầy đủ về thầy thì phải một cuốn sách dầy mới nói hết được những huyền thoại về cuộc đời của thầy, nhất là trong hơn mười hai năm thầy bị tù đầy giam cầm, thầy đã chia sẻ gian khổ bên cạnh các người tù chính trị chế độ cũ như thế nào.
Đó là Trung Tá, quyền giám đốc Nha Tuyên Uý Phật Giáo, Thượng Tọa Thích Thanh Long. Thầy đã đứng ra nhận trách nhiệm điều hành Nha Tuyên Uý khi Thượng Tọa Thích Tâm Giác viên tịch để chăm sóc về tinh thần cho các quân nhân Phật tử. Cũng vì lẽ đó, thầy đã cùng toàn thể các vị trong Nha Tuyên Uý, phải vào tù khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản.
Khi đó, thầy Long và thầy Tâm, hoà thượng Thích Thiện Chánh, là hai vị chức vụ cao nhất trong Nha Tuyên Uý tại thủ đô Sàigòn được lệnh của mấy tay sư quốc doanh trong “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” cuả Cộng Sản đến gập họ để bàn giao các cơ sở Phật giáo trong Sàigòn. Họ chiêu dụ hai thầy hãy gia nhập vào phong trào “Phật Giáo Yêu Nước” mới thành lập này để tránh không phải đi tập trung “cải tạo”.
Thầy Long rất bình tĩnh từ chối lời đề nghị ấy nhưng nghiêm khắc chỉ vào mặt Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu là những nhà sư hoạt động cho Cộng Sản trước kia mà mắng rằng:” Thân tôi dù có làm kiếp dòi bọ trong hố xí thì cũng phải biết đến đạo đức, và liêm sỉ. Các ông đã dựng lên cái “Phật Giáo “ này thì con đường các ông chọn lựa các ông cứ đi. Còn tôi, tôi chấp nhận vô tù cùng với các Phật tử, và chiến hữu của tôi.”
Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản. Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông sư chùa Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ hai nhà sư thân Cộng này vẫn không hối cải và vẫn tiếp tục phản lại đạo, và phản lại Quốc Gia và xuất đầu lộ diện sau ngày 30 tháng Tư.
Khi bàn giao thủ tục xong thì Thầy Long và thầy Tâm thanh thản ra về và thanh thản bước chân vào chốn lao tù. Mấy tay sư quốc doanh đó cũng sượng mặt vì biết rằng thuyết phục cũng không làm gì lay chuyển được thầy. Chúng có âm mưu lôi kéo thầy vào để huyênh hoang thêm về cái tổ chức Phật giáo quốc doanh đó, nhưng chúng đã không thành công mà còn bị mất mặt trước đám cán bộ tiếp thu cơ sở hôm đó nữa.
Trước khi Sàigòn sụp đổ, hai toà đại sứ bạn là Trung Hoa Dân Quốc, và Úc đã cho người đến đón thầy đi di tản ra nước ngoài. Thầy đã cám ơn họ và nhã nhặn từ chối để ở lại trên quê hương mình vì thầy không thể bỏ chùa và bỏ Phật tử mà ra đi một mình như thế được. Thầy nói rằng tu hành thì ở đâu cũng là tu.
Nhìn bề ngoài, thầy giống như một ông già nhà quê chất phác hiền hậu mới ngoài lục tuần, nhưng thường thấy trên môi thầy nở nụ cười hỉ xả như một người chẳng có gì phải âu lo trong kiếp sống lưu đầy khổ cực này vậy.
Thầy chẳng bao giờ nghĩ đến cá nhân mình mà luôn trải lòng vị tha, và lòng thương xót của mình với tất cả những người tù chung quanh không kể tôn giáo, còn mạnh khoẻ hay đang đau yếu.
Những năm sau, khi có mấy người Phật tử thuần thành từ chùa Giác Ngạn miền Nam ra thăm thầy, và biếu thầy ít vật dụng thức ăn chay, và bột đường. Khi vào trại thầy đã mang tất cả những quà cáp mà thầy vừa nhận được đến từng chỗ nằm của mỗi người tù, ưu tiên những người bệnh hay suy nhược. Người bệnh nhiều thì được một thỏi đường móng trâu, bệnh nhẹ thì nửa thỏi. Thầy phân phát hết mà không hề nghĩ đến bản thân mình. Thầy chia sẻ cả những viên thuốc tây như trị đau bao tử, thuốc bổ, thuốc trị đau nhức cho những anh em nào đang cần, và chưa có gia đình đến thăm kịp thời.
Có sống trong những giai đoạn đó mới thấy một hạt muối, một cục đường quí giá như thế nào, có lẽ vàng cũng không sánh được. Vì sau mấy năm bị giam cầm qua bao nhiêu mùa Hè nắng cháy da, mùa Đông rét lạnh căm căm, những người tù với ăn uống quá thiếu thốn và lao động khổ sai đã trở nên suy nhược và suy dinh dưỡng trầm trọng. Họ chỉ còn như bộ xương cách trí, và khoảng hai phần ba trọng lượng cơ thể vì thiếu chất bột là cơm gạo, thiếu chất béo là thịt cá và thiếu chất ngọt là đường.
Bởi thế nên nghĩa cử của thầy đem phân phát ân cần từng cục đường, viên thuốc cho các bạn đồng cảnh tù, cho những người đau yếu lúc đó là hành động đáng nhớ. Có thể đây là bình thường đối với một con người tu hành, nhưng nó lại mang một tính cách phi thường, vô cùng nhân bản của đạo sống giữa đời trong cõi địa ngục trần gian, nơi mà kẻ thù chỉ mong muốn cho họ chết dần đi từng ngày trong đau đớn và tủi nhục.
Những năm tháng mùa Đông trên đất Bắc, người tù còn vất vả hơn nữa vì cái giá rét sương mù. Mưa phùn gió bấc còn làm cho họ càng thêm điêu đứng, và bệnh tật nhiều hơn. Cái đói cái rét lại càng dầy vò họ triền miên ngày đêm cho đến độ bất cứ con gì nhúc nhích hay rau cỏ bên vệ đường thì đều ăn được cả. Từ đó lại thêm căn bệnh về đường ruột làm suy yếu thêm cơ thể vốn dĩ đã suy nhược.
Có môt hôm, tôi đang ngồi nhâm nhi miếng bột hấp bằng ngón tay cái - là khẩu phần dành cho người đi lao động, ở lại buồng vì đau ốm thì không có - thì anh bạn đang nằm dưỡng bệnh bên cạnh, là một thiếu tá cảnh sát chế độ cũ đã bị phù thủng lâu rồi không đi lao động được, chợt hai tay buông thõng xuống, trút hơi thở cuối cùng.
Tôi vội kêu các bạn khác đến để khiêng anh xuống bệnh xá cấp cứu nhưng không còn kịp nữa. Anh ra đi thật nhẹ nhàng y như một ngọn nến vụt tắt khi không còn một chút sáp nào nữa vì đã cháy đến cuối tim đèn vậy.
Hôm ấy, tụi tôi trong buồng vẫn xuất trại đi lao động bình thường. Nhìn các bạn cùng đội đang lúi húi cuốc đất khai quang một vùng đất hoang để trồng thêm rau xanh cho trại, tôi hiểu rằng trong đầu họ cũng đang nghĩ như tôi là bao giờ thì đến lượt mình ra đi đây.
Có lần bàn tay tôi co duỗi không được nữa mỗi buổi sáng khi thức dậy và khi ra lao động phải khó khăn lắm mới cầm vững được cái cuốc hay cái xẻng. Khi có phái đoàn ngoại quốc ghe thăm trại thì bọn họ dàn cảnh bán cho mỗi tù nhân chính trị được một lon sữa đặc có đường. Tôi bèn đục ngay ra uống một hơi một phần ba lon sữa đặc xong. Như là một phép lạ, sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy hai bàn tay mình đã co duỗi lại như thường. Hoá ra là cơ thể tôi quá thiếu chất đường gây nên sơ cứng cơ bắp và gân cốt cho hai bàn tay và cả cơ thể của mình nữa.
Như là một vì sao sáng trong bóng tối, Thầy luôn an ủi, khuyến khích, nâng đỡ các bạn tù về cả tinh thần, lẫn vật chất. Nhiều lúc, thầy kể chuyện hay giảng một chút về đạo Phật để xoa dịu nỗi đau khổ của chúng sanh, và để cùng dìu nhau đi hết quãng đời tù tội.
Rất nhiều anh em hỏi thầy về đạo Phật. Có khi thầy từ tốn giảng giải đôi điều về nghiệp chướng, về thế nào để giữ được lục hoà là sự hòa hợp trong gia đình, bạn bè, cuộc sống, nhưng cũng có khi thầy chỉ mỉm cười và nói: “Hãy cứ làm điều Thiện là Tu Hành rồi”. Một câu nói rất đơn giản nhưng bao hàm gói ghém trong đó bao nhiêu là triết lý cao sâu của đạo Phật.
Bởi thế, mọi người đều gọi thầy bằng Bố một cách kính trọng. Thầy Khuê, một đại đức trong Nha Tuyên Uý và là huấn luyện viên Tam Đẳng Nhu Đạo của võ đường Quang Trung, Sàigòn trước kia, đã nói với tôi rằng, “thầy là một bậc chân tu và là biểu tượng của đạo Phật trong tù”. Thầy Khuê bảo tôi rằng; các ông thầy trẻ cũng có ông có sai lầm, vì họ cũng là con người dễ bị cám dỗ. Bởi vậy, không nên vì một hai ông thầy trẻ này mà mất lòng tin vào đạo Phật.
Ngược lại, đối với kẻ thù thì thầy lại đối đầu với chúng tuy bề ngoài trông rất là bình tĩnh nhưng lại thật là cương quyết, dũng cảm, không bao giờ đầu hàng, và không bao giờ nhường chúng dù chỉ là một bước. Điều này đã làm cho chúng tôi nhớ tới những vị quốc sư thời Lý, Lê, Trần đã gầy công dựng nước và giữ nước ngày xưa.
Không ít lần bọn cán bộ của Bộ Nội Vụ Cộng Sản đến trại bắt hàng loạt tù nhân ra thẩm vấn, làm bản tự khai. Đến phiên thầy thì thầy ung dung ngồi xuống và chép nguyên bài “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” rồi đưa lại cho họ. Chúng tức điên người lên, đập bàn quát tháo và doạ nạt thầy đủ điều. Thầy bình thản bảo họ rằng từ bé đến giờ thầy chỉ thuộc có bài kinh đó chứ đâu có biết cái gì nữa đâu mà khai báo. Chúng đưa lại tờ giấy giấy khác, bảo thầy vào buồng giam suy nghĩ cho kỹ rồi viết. Hôm sau, thầy đem nộp lại cho họ cũng đúng bài “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” và nói với họ rằng thầy là người chỉ huy, các ông đại đức Tuyên Úy dưới quyền chỉ là theo lệnh của thầy mà thi hành thôi cho nên họ cứ thả hết các vị sư trong Nha Tuyên Úy ra và muốn giam giữ thầy bao lâu cũng được.
Bọn cán bộ hỏi cung, lúc đầu hùng hổ, sau đổi chiến thuật qua dụ dỗ thầy cũng không xong. Điều kỳ diệu là sau các buổi thẩm vấn và qua cung cách đối đáp và giảng giải đạo Phật thay vì phải khai báo về mình của thầy, bọn họ, sau nhiều năm khai thác không được, đã tỏ lòng kính phục vị sư già này. Họ đã đổi cách xưng hô gọi thầy bằng “anh” qua cách gọi bằng “thầy” khi họ đến làm việc lần cuối trước khi thả một đợt lớn tất cả các vị Tuyên Úy vào tháng Chín năm một chín tám bẩy.
Buổi chiều hôm đó, khi tôi đi cùng dạo sân với thầy chờ kẻng điểm danh vào buồng thì lần đầu tiên tôi thấy thầy quàng vai qua tôi một cách rất thân thương như người cha ôm đứa con vậy và thầy tâm sự với tôi rất lâu. Thầy nói rằng họ đã hỏi cung thầy nhiều lần và cuối cùng thì họ đã thất bại vì - thầy ghé nhỏ nói vào tai tôi là “dù họ có lấy trái bom nguyên tử mà ghè vào đầu thầy thì thầy vẫn không đầu hàng.” - Sau khi nói, thầy nở nụ cười thật tươi và mãn nguyện.
Trong lòng tôi lại càng thêm kính phục một vị chân tu đã làm sáng ngời tôn giáo của mình trong tù, và một người chiến sĩ Quốc Gia can trường hiên ngang và dũng cảm đối đầu với quân thù ngay trong hoàn cảnh thất thế. Kẻ thù đã phải nể phục thầy.
Thầy bảo với tôi rằng cuộc đời của thầy không có gì phải ân hận vì những điều mình làm đều đúng theo lương tâm. Khi mới lớn thì Bố Mẹ thầy bắt thầy về từ chùa để lập gia đình, nhưng thầy đã cương quyết xin Bố Mẹ cho tiếp tục con đường tu hành vì thầy đã chọn nó. Tôi có hỏi thầy người con gái đó là ai? Thầy cười bảo rằng cô ta đã sang Pháp và lập gia đình với một anh bác sĩ sau khi Bố Mẹ thầy chấp thuận cho thầy theo con đường đã chọn. Thầy cũng đã xin lỗi cô ấy vì đã không tuân theo lời Bố Mẹ được. Mỗi khi nghĩ lại, thầy nói rằng mình đã làm đúng và trong lòng thấy thanh thản.
Đối với việc quyết định ở lại quê hương khi hai toà đại sứ bạn đưa người đến để đón thầy di tản trước ngày Sàigòn sụp đổ, và quyết định từ chối lời đề nghị hợp tác với “Phật Giáo Yêu Nước” của Thích Minh Nguyệt, và Thích Thiện Siêu, rồi chấp nhận vào tù - trong những năm tháng cực kỳ gian nan và đói khổ triền miên và bị kẻ thù hành hạ một cách tiểu nhân trong các trại giam từ miền Trung ra miền Bắc - mỗi khi nghĩ lại, thầy nói rằng thầy rất an tâm vì mình đã có những quyết định đúng. Thầy bảo với tôi rằng “Cộng Sản nó là Qủy Dữ đấy không thể hợp tác được. Thầy phải vào tù cùng với các Phật tử chứ bỏ đi một mình coi sao được.” Tâm sự của thầy cũng y hệt tâm sự của thầy Tâm, là vị thầy đã khai sáng cho tôi trong đạo Phật và cũng là dưỡng phụ tinh thần của tôi.
Thầy là bực chân tu nên có được Huệ Nhãn, biết được các chuyện quá khứ vị lai nên đã ưu ái dành cho tôi một buổi dạo chơi trong sân để thắp sáng hơn nữa cho tôi niềm tin vào tương lai. Có lẽ thầy biết rằng thầy trò sẽ chẳng bao giờ còn gập lại nhau nữa, và biết rằng tôi sẽ còn phải đi nốt quãng đời tù tội cho đến cuối cùng?
Chính tôi không ngờ rằng buổi chiều hôm đó là lần cuối cùng hai thầy trò gập nhau. Có lẽ tôi là người duy nhất có được may mắn mà thầy đã dành cho nhiều thì giờ tâm sự như vậy, vì chỉ một hay hai ngày sau thì có đợt thả lớn trong đó toàn bộ các vị tu sĩ, linh mục và mục sư, kể cả thầy Long và thầy Tâm, đều có tên.
Thầy tu từ nhỏ với Sư Ông, và đã đạt đến trình độ cao thâm nên có thể thông hiểu các chuyện quá khứ vị lai. Có lần thầy bảo một anh đại úy cùng buồng giam khi đi lao động phải thận trọng về sông nước. Năm đó nước lũ kéo về vùng trại giam Thanh Cẩm ruộng nương đều trắng xoá và mưa gió rét mướt. Nhưng những người tù vẫn phải đi lao động mỗi khi trời đất êm đi mưa bão. Khi vượt qua một con suối các tù nhân phải nắm tay nhau chầm chậm và dò dẫm từng bước một để băng qua, nhưng anh đại úy đó đã vắn số và bị nước lũ cuốn phăng đi.
Một lần khi tôi đang ngồi sau buồng giam để đun nước uống bên cạnh thầy, và anh Nguyễn Duy Xuân là viện trưởng viện đại học Cần Thơ, thì đột nhiên thầy quay qua anh Xuân và nói rằng anh phải cẩn thận vì thầy thấy có một cái gì cực độc đang ở trong người anh. Lúc ấy anh Xuân đang mặc áo đà như một người tu tại gia và trông khoẻ mạnh. Mỗi sáng, anh Xuân đều tập thể dục thường xuyên. Đâu có ngờ rằng chỉ ít lâu sau thì anh trở nên ăn khó tiêu và sức khoẻ xuống dần. Gia đình anh bên Pháp gửi về cho anh thuốc bổ gan và thuốc lọc máu nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Anh có đưa cho tôi vài gói thuốc lọc máu và bảo tôi uống đi nhưng tôi từ chối vì không cần thiết. Anh rất là hiền hoà và tỏ ra một con người trí thức và không hề mở miệng than trách một điều gì ngay cả khi đã biết mình vướng phải căn bệnh nan y là ung thư bao tử.
Những năm tháng anh nằm dưới bệnh xá của trại, chiều nào lao động về tôi cũng cùng anh Triệu Huỳnh Võ, thứ trưởng Bộ thông tin -người mà tôi thường gọi đùa là người chỉ có họ mà không có tên - thả bộ xuống bệnh xá thăm. Anh vẫn còn cười và bảo tôi rằng tại sao tôi cứ gọi anh là ông viện trưởng vậy vì mình mất hết rồi còn gì đâu. Tôi nắm tay anh nói rằng chúng ta mất hết nhưng học thức của mình không mất. Tôi cũng cho anh biết tình hình phía Hoa Kỳ đã can thiệp để Hà Nội phải thả hết các tù chính trị đang diễn ra tốt đẹp để anh có thêm sức mạnh tinh thần mà cầm cự với căn bệnh quái ác đó.
Trong bệnh xá, bác sĩ Trương Như, anh đại tá Đức thuộc lực lượng đặc biệt, và anh Trung, đại úy cảnh sát, hết lòng chăm sóc nhưng anh Xuân, người viện trưởng mà tôi rất qúy mến ấy, đã nhắm mắt lại đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền.
Trước hôm anh mất, tôi và anh Võ xuống thăm mà không cầm được nước mắt vì thân hình anh trên giường bệnh chỉ còn là đúng một bộ xương khô. Nếu không có cặp môi còn chút mấp máy thì không ai biết là anh còn sống vì cái đầu óc uyên bác của anh trước kia nay tóp lại chỉ còn là một cái đầu lâu không hơn không kém. Trong những ngày cuối, anh chỉ sống thoi thóp nhờ vào những giọt nước anh Trung nhỏ từ từ vào cho thấm môi vì ung thư đã di căn lên từ bao tử chẹt lấy yết hầu làm anh không thể ăn gì được dù là vài giọt cháo loãng.
BS Quýnh và anh Đức đều nhìn tôi lắc đầu nói rằng bệnh xá đã làm đơn xin cho anh Xuân được về cho gia đình chăm sóc từ lâu rồi mà họ không chấp thuận. Họ biết rằng anh đã bị căn bệnh ngặt nghèo đó nhưng vẫn nhất định không thả. Một lần nữa họ đã cho chúng tôi thấy rõ chính sách của họ như thế nào, và lòng hận thù nhỏ nhen của họ đối với chúng tôi như thế nào.
Đó là những dẫn chứng mà tôi tin rằng Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đạt đến bực chân tu. Thầy chỉ nói những gì thật là cần thiết với những người tù đồng cảnh ngộ mà thôi chứ không thể tiết lộ thiên cơ được.
Khi được thả về, thầy Long đã về lại ngôi chùa Giác Ngạn nằm ở cuối con đường Trương Minh Giảng gần nhà Mẹ tôi tại quận Ba, Sàigòn, là nơi mà thầy đã trụ trì trước kia. Thực tế đau lòng là đã có một vị sư được bọn CS cử đến để coi ngôi chùa này kể từ khi thầy vào tù. Họ cho thầy trú trong một góc chùa nhưng các Phật tử đã mừng rỡ đến thăm thầy rất đông để chăm sóc sức khoẻ cho thầy.
Ít năm sau thì tôi nghe tin thầy ngã bệnh, và viên tịch trong sự thương tiếc của hàng ngàn Phật tử. Hàng ngàn người đã đưa tiễn thầy lần sau cùng. Khi ấy tôi vẫn còn trong trại giam Hàm Tân ở miền Nam. Nhìn lên bầu trời cao xanh thăm thẳm kia, tôi như thấy một đóa hoa sen đang rực rỡ tỏa sáng, một đoá sen hồng chân tu, mà tôi vô cùng kính phục đã trả xong nợ của một kiếp người, đã bay về miền Vĩnh Cửu; nơi chỉ có An Lạc Hạnh Phúc, nơi không còn hận thù chém giết và đọa đầy, nơi không còn oán tằng và sinh lão bệnh tử.
Viết xong vào dịp đại lễ Phật Đản năm 2554 Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Huyền Thoại Về Một Vị Sư
Hồi Ký của Phạm G. Đại
Mỗi năm cứ vào tháng Tư âm lịch thì chúng ta lại liên tưởng đến lễ Phật Đản, đến đạo Phật thậm thâm vi diệu, đã ăn sâu trong đời sống dân gian từ hàng ngàn năm nay, và đã trở thành mẫu mực cho một xã hội đạo đức, và thịnh trị từ ngàn xưa.
Kính Phật thì phải trọng tăng nhưng không dễ gì trong cuộc sống đời thường mà chúng ta có cơ duyên gập được các vị cao tăng, các vị chân tu đức hạnh cao dầy, huống chi là trong những năm tháng đọa đầy trong ngục tù tăm tối của các trại giam dưới chế độ Cộng Sản tại miền Bắc cộng sản.
Vậy mà thật là bất ngờ, tôi lại có được cái diễm phúc ấy. Không những tôi được gập, mà còn được sống chung trong một trại, nhiều khi cùng một buồng giam, với những vị sư Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ cũ Việt Nam Cộng Hòa, với những vị Linh Mục, Mục Sư Tuyên Úy nữa trong một thời gian dài của hơn năm năm lưu đầy.
Lúc đó khoảng cuối năm một chín tám mươi mốt. Tất cả các vị Tuyên Úy được chuyển trại từ Thanh Cẩm, Thanh Hóa ra miền trung du để về trại giam Hà Tây, Hà Sơn Bình. Hai năm sau thì tất cả lại được di chuyển về trại Nam Hà, Hà Nam Ninh.
Mỗi vị trong Nha Tuyên Úy đều có một sắc thái khác nhau, nhưng vị sư này là một con người rất bình dị nhưng đã làm được những việc phi thường của một bậc xuất phàm. Nếu ai muốn viết thật đầy đủ về thầy thì phải một cuốn sách dầy mới nói hết được những huyền thoại về cuộc đời của thầy, nhất là trong hơn mười hai năm thầy bị tù đầy giam cầm, thầy đã chia sẻ gian khổ bên cạnh các người tù chính trị chế độ cũ như thế nào.
Đó là Trung Tá, quyền giám đốc Nha Tuyên Uý Phật Giáo, Thượng Tọa Thích Thanh Long. Thầy đã đứng ra nhận trách nhiệm điều hành Nha Tuyên Uý khi Thượng Tọa Thích Tâm Giác viên tịch để chăm sóc về tinh thần cho các quân nhân Phật tử. Cũng vì lẽ đó, thầy đã cùng toàn thể các vị trong Nha Tuyên Uý, phải vào tù khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản.
Khi đó, thầy Long và thầy Tâm, hoà thượng Thích Thiện Chánh, là hai vị chức vụ cao nhất trong Nha Tuyên Uý tại thủ đô Sàigòn được lệnh của mấy tay sư quốc doanh trong “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” cuả Cộng Sản đến gập họ để bàn giao các cơ sở Phật giáo trong Sàigòn. Họ chiêu dụ hai thầy hãy gia nhập vào phong trào “Phật Giáo Yêu Nước” mới thành lập này để tránh không phải đi tập trung “cải tạo”.
Thầy Long rất bình tĩnh từ chối lời đề nghị ấy nhưng nghiêm khắc chỉ vào mặt Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu là những nhà sư hoạt động cho Cộng Sản trước kia mà mắng rằng:” Thân tôi dù có làm kiếp dòi bọ trong hố xí thì cũng phải biết đến đạo đức, và liêm sỉ. Các ông đã dựng lên cái “Phật Giáo “ này thì con đường các ông chọn lựa các ông cứ đi. Còn tôi, tôi chấp nhận vô tù cùng với các Phật tử, và chiến hữu của tôi.”
Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản. Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông sư chùa Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ hai nhà sư thân Cộng này vẫn không hối cải và vẫn tiếp tục phản lại đạo, và phản lại Quốc Gia và xuất đầu lộ diện sau ngày 30 tháng Tư.
Khi bàn giao thủ tục xong thì Thầy Long và thầy Tâm thanh thản ra về và thanh thản bước chân vào chốn lao tù. Mấy tay sư quốc doanh đó cũng sượng mặt vì biết rằng thuyết phục cũng không làm gì lay chuyển được thầy. Chúng có âm mưu lôi kéo thầy vào để huyênh hoang thêm về cái tổ chức Phật giáo quốc doanh đó, nhưng chúng đã không thành công mà còn bị mất mặt trước đám cán bộ tiếp thu cơ sở hôm đó nữa.
Trước khi Sàigòn sụp đổ, hai toà đại sứ bạn là Trung Hoa Dân Quốc, và Úc đã cho người đến đón thầy đi di tản ra nước ngoài. Thầy đã cám ơn họ và nhã nhặn từ chối để ở lại trên quê hương mình vì thầy không thể bỏ chùa và bỏ Phật tử mà ra đi một mình như thế được. Thầy nói rằng tu hành thì ở đâu cũng là tu.
Nhìn bề ngoài, thầy giống như một ông già nhà quê chất phác hiền hậu mới ngoài lục tuần, nhưng thường thấy trên môi thầy nở nụ cười hỉ xả như một người chẳng có gì phải âu lo trong kiếp sống lưu đầy khổ cực này vậy.
Thầy chẳng bao giờ nghĩ đến cá nhân mình mà luôn trải lòng vị tha, và lòng thương xót của mình với tất cả những người tù chung quanh không kể tôn giáo, còn mạnh khoẻ hay đang đau yếu.
Những năm sau, khi có mấy người Phật tử thuần thành từ chùa Giác Ngạn miền Nam ra thăm thầy, và biếu thầy ít vật dụng thức ăn chay, và bột đường. Khi vào trại thầy đã mang tất cả những quà cáp mà thầy vừa nhận được đến từng chỗ nằm của mỗi người tù, ưu tiên những người bệnh hay suy nhược. Người bệnh nhiều thì được một thỏi đường móng trâu, bệnh nhẹ thì nửa thỏi. Thầy phân phát hết mà không hề nghĩ đến bản thân mình. Thầy chia sẻ cả những viên thuốc tây như trị đau bao tử, thuốc bổ, thuốc trị đau nhức cho những anh em nào đang cần, và chưa có gia đình đến thăm kịp thời.
Có sống trong những giai đoạn đó mới thấy một hạt muối, một cục đường quí giá như thế nào, có lẽ vàng cũng không sánh được. Vì sau mấy năm bị giam cầm qua bao nhiêu mùa Hè nắng cháy da, mùa Đông rét lạnh căm căm, những người tù với ăn uống quá thiếu thốn và lao động khổ sai đã trở nên suy nhược và suy dinh dưỡng trầm trọng. Họ chỉ còn như bộ xương cách trí, và khoảng hai phần ba trọng lượng cơ thể vì thiếu chất bột là cơm gạo, thiếu chất béo là thịt cá và thiếu chất ngọt là đường.
Bởi thế nên nghĩa cử của thầy đem phân phát ân cần từng cục đường, viên thuốc cho các bạn đồng cảnh tù, cho những người đau yếu lúc đó là hành động đáng nhớ. Có thể đây là bình thường đối với một con người tu hành, nhưng nó lại mang một tính cách phi thường, vô cùng nhân bản của đạo sống giữa đời trong cõi địa ngục trần gian, nơi mà kẻ thù chỉ mong muốn cho họ chết dần đi từng ngày trong đau đớn và tủi nhục.
Những năm tháng mùa Đông trên đất Bắc, người tù còn vất vả hơn nữa vì cái giá rét sương mù. Mưa phùn gió bấc còn làm cho họ càng thêm điêu đứng, và bệnh tật nhiều hơn. Cái đói cái rét lại càng dầy vò họ triền miên ngày đêm cho đến độ bất cứ con gì nhúc nhích hay rau cỏ bên vệ đường thì đều ăn được cả. Từ đó lại thêm căn bệnh về đường ruột làm suy yếu thêm cơ thể vốn dĩ đã suy nhược.
Có môt hôm, tôi đang ngồi nhâm nhi miếng bột hấp bằng ngón tay cái - là khẩu phần dành cho người đi lao động, ở lại buồng vì đau ốm thì không có - thì anh bạn đang nằm dưỡng bệnh bên cạnh, là một thiếu tá cảnh sát chế độ cũ đã bị phù thủng lâu rồi không đi lao động được, chợt hai tay buông thõng xuống, trút hơi thở cuối cùng.
Tôi vội kêu các bạn khác đến để khiêng anh xuống bệnh xá cấp cứu nhưng không còn kịp nữa. Anh ra đi thật nhẹ nhàng y như một ngọn nến vụt tắt khi không còn một chút sáp nào nữa vì đã cháy đến cuối tim đèn vậy.
Hôm ấy, tụi tôi trong buồng vẫn xuất trại đi lao động bình thường. Nhìn các bạn cùng đội đang lúi húi cuốc đất khai quang một vùng đất hoang để trồng thêm rau xanh cho trại, tôi hiểu rằng trong đầu họ cũng đang nghĩ như tôi là bao giờ thì đến lượt mình ra đi đây.
Có lần bàn tay tôi co duỗi không được nữa mỗi buổi sáng khi thức dậy và khi ra lao động phải khó khăn lắm mới cầm vững được cái cuốc hay cái xẻng. Khi có phái đoàn ngoại quốc ghe thăm trại thì bọn họ dàn cảnh bán cho mỗi tù nhân chính trị được một lon sữa đặc có đường. Tôi bèn đục ngay ra uống một hơi một phần ba lon sữa đặc xong. Như là một phép lạ, sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy hai bàn tay mình đã co duỗi lại như thường. Hoá ra là cơ thể tôi quá thiếu chất đường gây nên sơ cứng cơ bắp và gân cốt cho hai bàn tay và cả cơ thể của mình nữa.
Như là một vì sao sáng trong bóng tối, Thầy luôn an ủi, khuyến khích, nâng đỡ các bạn tù về cả tinh thần, lẫn vật chất. Nhiều lúc, thầy kể chuyện hay giảng một chút về đạo Phật để xoa dịu nỗi đau khổ của chúng sanh, và để cùng dìu nhau đi hết quãng đời tù tội.
Rất nhiều anh em hỏi thầy về đạo Phật. Có khi thầy từ tốn giảng giải đôi điều về nghiệp chướng, về thế nào để giữ được lục hoà là sự hòa hợp trong gia đình, bạn bè, cuộc sống, nhưng cũng có khi thầy chỉ mỉm cười và nói: “Hãy cứ làm điều Thiện là Tu Hành rồi”. Một câu nói rất đơn giản nhưng bao hàm gói ghém trong đó bao nhiêu là triết lý cao sâu của đạo Phật.
Bởi thế, mọi người đều gọi thầy bằng Bố một cách kính trọng. Thầy Khuê, một đại đức trong Nha Tuyên Uý và là huấn luyện viên Tam Đẳng Nhu Đạo của võ đường Quang Trung, Sàigòn trước kia, đã nói với tôi rằng, “thầy là một bậc chân tu và là biểu tượng của đạo Phật trong tù”. Thầy Khuê bảo tôi rằng; các ông thầy trẻ cũng có ông có sai lầm, vì họ cũng là con người dễ bị cám dỗ. Bởi vậy, không nên vì một hai ông thầy trẻ này mà mất lòng tin vào đạo Phật.
Ngược lại, đối với kẻ thù thì thầy lại đối đầu với chúng tuy bề ngoài trông rất là bình tĩnh nhưng lại thật là cương quyết, dũng cảm, không bao giờ đầu hàng, và không bao giờ nhường chúng dù chỉ là một bước. Điều này đã làm cho chúng tôi nhớ tới những vị quốc sư thời Lý, Lê, Trần đã gầy công dựng nước và giữ nước ngày xưa.
Không ít lần bọn cán bộ của Bộ Nội Vụ Cộng Sản đến trại bắt hàng loạt tù nhân ra thẩm vấn, làm bản tự khai. Đến phiên thầy thì thầy ung dung ngồi xuống và chép nguyên bài “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” rồi đưa lại cho họ. Chúng tức điên người lên, đập bàn quát tháo và doạ nạt thầy đủ điều. Thầy bình thản bảo họ rằng từ bé đến giờ thầy chỉ thuộc có bài kinh đó chứ đâu có biết cái gì nữa đâu mà khai báo. Chúng đưa lại tờ giấy giấy khác, bảo thầy vào buồng giam suy nghĩ cho kỹ rồi viết. Hôm sau, thầy đem nộp lại cho họ cũng đúng bài “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” và nói với họ rằng thầy là người chỉ huy, các ông đại đức Tuyên Úy dưới quyền chỉ là theo lệnh của thầy mà thi hành thôi cho nên họ cứ thả hết các vị sư trong Nha Tuyên Úy ra và muốn giam giữ thầy bao lâu cũng được.
Bọn cán bộ hỏi cung, lúc đầu hùng hổ, sau đổi chiến thuật qua dụ dỗ thầy cũng không xong. Điều kỳ diệu là sau các buổi thẩm vấn và qua cung cách đối đáp và giảng giải đạo Phật thay vì phải khai báo về mình của thầy, bọn họ, sau nhiều năm khai thác không được, đã tỏ lòng kính phục vị sư già này. Họ đã đổi cách xưng hô gọi thầy bằng “anh” qua cách gọi bằng “thầy” khi họ đến làm việc lần cuối trước khi thả một đợt lớn tất cả các vị Tuyên Úy vào tháng Chín năm một chín tám bẩy.
Buổi chiều hôm đó, khi tôi đi cùng dạo sân với thầy chờ kẻng điểm danh vào buồng thì lần đầu tiên tôi thấy thầy quàng vai qua tôi một cách rất thân thương như người cha ôm đứa con vậy và thầy tâm sự với tôi rất lâu. Thầy nói rằng họ đã hỏi cung thầy nhiều lần và cuối cùng thì họ đã thất bại vì - thầy ghé nhỏ nói vào tai tôi là “dù họ có lấy trái bom nguyên tử mà ghè vào đầu thầy thì thầy vẫn không đầu hàng.” - Sau khi nói, thầy nở nụ cười thật tươi và mãn nguyện.
Trong lòng tôi lại càng thêm kính phục một vị chân tu đã làm sáng ngời tôn giáo của mình trong tù, và một người chiến sĩ Quốc Gia can trường hiên ngang và dũng cảm đối đầu với quân thù ngay trong hoàn cảnh thất thế. Kẻ thù đã phải nể phục thầy.
Thầy bảo với tôi rằng cuộc đời của thầy không có gì phải ân hận vì những điều mình làm đều đúng theo lương tâm. Khi mới lớn thì Bố Mẹ thầy bắt thầy về từ chùa để lập gia đình, nhưng thầy đã cương quyết xin Bố Mẹ cho tiếp tục con đường tu hành vì thầy đã chọn nó. Tôi có hỏi thầy người con gái đó là ai? Thầy cười bảo rằng cô ta đã sang Pháp và lập gia đình với một anh bác sĩ sau khi Bố Mẹ thầy chấp thuận cho thầy theo con đường đã chọn. Thầy cũng đã xin lỗi cô ấy vì đã không tuân theo lời Bố Mẹ được. Mỗi khi nghĩ lại, thầy nói rằng mình đã làm đúng và trong lòng thấy thanh thản.
Đối với việc quyết định ở lại quê hương khi hai toà đại sứ bạn đưa người đến để đón thầy di tản trước ngày Sàigòn sụp đổ, và quyết định từ chối lời đề nghị hợp tác với “Phật Giáo Yêu Nước” của Thích Minh Nguyệt, và Thích Thiện Siêu, rồi chấp nhận vào tù - trong những năm tháng cực kỳ gian nan và đói khổ triền miên và bị kẻ thù hành hạ một cách tiểu nhân trong các trại giam từ miền Trung ra miền Bắc - mỗi khi nghĩ lại, thầy nói rằng thầy rất an tâm vì mình đã có những quyết định đúng. Thầy bảo với tôi rằng “Cộng Sản nó là Qủy Dữ đấy không thể hợp tác được. Thầy phải vào tù cùng với các Phật tử chứ bỏ đi một mình coi sao được.” Tâm sự của thầy cũng y hệt tâm sự của thầy Tâm, là vị thầy đã khai sáng cho tôi trong đạo Phật và cũng là dưỡng phụ tinh thần của tôi.
Thầy là bực chân tu nên có được Huệ Nhãn, biết được các chuyện quá khứ vị lai nên đã ưu ái dành cho tôi một buổi dạo chơi trong sân để thắp sáng hơn nữa cho tôi niềm tin vào tương lai. Có lẽ thầy biết rằng thầy trò sẽ chẳng bao giờ còn gập lại nhau nữa, và biết rằng tôi sẽ còn phải đi nốt quãng đời tù tội cho đến cuối cùng?
Chính tôi không ngờ rằng buổi chiều hôm đó là lần cuối cùng hai thầy trò gập nhau. Có lẽ tôi là người duy nhất có được may mắn mà thầy đã dành cho nhiều thì giờ tâm sự như vậy, vì chỉ một hay hai ngày sau thì có đợt thả lớn trong đó toàn bộ các vị tu sĩ, linh mục và mục sư, kể cả thầy Long và thầy Tâm, đều có tên.
Thầy tu từ nhỏ với Sư Ông, và đã đạt đến trình độ cao thâm nên có thể thông hiểu các chuyện quá khứ vị lai. Có lần thầy bảo một anh đại úy cùng buồng giam khi đi lao động phải thận trọng về sông nước. Năm đó nước lũ kéo về vùng trại giam Thanh Cẩm ruộng nương đều trắng xoá và mưa gió rét mướt. Nhưng những người tù vẫn phải đi lao động mỗi khi trời đất êm đi mưa bão. Khi vượt qua một con suối các tù nhân phải nắm tay nhau chầm chậm và dò dẫm từng bước một để băng qua, nhưng anh đại úy đó đã vắn số và bị nước lũ cuốn phăng đi.
Một lần khi tôi đang ngồi sau buồng giam để đun nước uống bên cạnh thầy, và anh Nguyễn Duy Xuân là viện trưởng viện đại học Cần Thơ, thì đột nhiên thầy quay qua anh Xuân và nói rằng anh phải cẩn thận vì thầy thấy có một cái gì cực độc đang ở trong người anh. Lúc ấy anh Xuân đang mặc áo đà như một người tu tại gia và trông khoẻ mạnh. Mỗi sáng, anh Xuân đều tập thể dục thường xuyên. Đâu có ngờ rằng chỉ ít lâu sau thì anh trở nên ăn khó tiêu và sức khoẻ xuống dần. Gia đình anh bên Pháp gửi về cho anh thuốc bổ gan và thuốc lọc máu nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Anh có đưa cho tôi vài gói thuốc lọc máu và bảo tôi uống đi nhưng tôi từ chối vì không cần thiết. Anh rất là hiền hoà và tỏ ra một con người trí thức và không hề mở miệng than trách một điều gì ngay cả khi đã biết mình vướng phải căn bệnh nan y là ung thư bao tử.
Những năm tháng anh nằm dưới bệnh xá của trại, chiều nào lao động về tôi cũng cùng anh Triệu Huỳnh Võ, thứ trưởng Bộ thông tin -người mà tôi thường gọi đùa là người chỉ có họ mà không có tên - thả bộ xuống bệnh xá thăm. Anh vẫn còn cười và bảo tôi rằng tại sao tôi cứ gọi anh là ông viện trưởng vậy vì mình mất hết rồi còn gì đâu. Tôi nắm tay anh nói rằng chúng ta mất hết nhưng học thức của mình không mất. Tôi cũng cho anh biết tình hình phía Hoa Kỳ đã can thiệp để Hà Nội phải thả hết các tù chính trị đang diễn ra tốt đẹp để anh có thêm sức mạnh tinh thần mà cầm cự với căn bệnh quái ác đó.
Trong bệnh xá, bác sĩ Trương Như, anh đại tá Đức thuộc lực lượng đặc biệt, và anh Trung, đại úy cảnh sát, hết lòng chăm sóc nhưng anh Xuân, người viện trưởng mà tôi rất qúy mến ấy, đã nhắm mắt lại đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền.
Trước hôm anh mất, tôi và anh Võ xuống thăm mà không cầm được nước mắt vì thân hình anh trên giường bệnh chỉ còn là đúng một bộ xương khô. Nếu không có cặp môi còn chút mấp máy thì không ai biết là anh còn sống vì cái đầu óc uyên bác của anh trước kia nay tóp lại chỉ còn là một cái đầu lâu không hơn không kém. Trong những ngày cuối, anh chỉ sống thoi thóp nhờ vào những giọt nước anh Trung nhỏ từ từ vào cho thấm môi vì ung thư đã di căn lên từ bao tử chẹt lấy yết hầu làm anh không thể ăn gì được dù là vài giọt cháo loãng.
BS Quýnh và anh Đức đều nhìn tôi lắc đầu nói rằng bệnh xá đã làm đơn xin cho anh Xuân được về cho gia đình chăm sóc từ lâu rồi mà họ không chấp thuận. Họ biết rằng anh đã bị căn bệnh ngặt nghèo đó nhưng vẫn nhất định không thả. Một lần nữa họ đã cho chúng tôi thấy rõ chính sách của họ như thế nào, và lòng hận thù nhỏ nhen của họ đối với chúng tôi như thế nào.
Đó là những dẫn chứng mà tôi tin rằng Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đạt đến bực chân tu. Thầy chỉ nói những gì thật là cần thiết với những người tù đồng cảnh ngộ mà thôi chứ không thể tiết lộ thiên cơ được.
Khi được thả về, thầy Long đã về lại ngôi chùa Giác Ngạn nằm ở cuối con đường Trương Minh Giảng gần nhà Mẹ tôi tại quận Ba, Sàigòn, là nơi mà thầy đã trụ trì trước kia. Thực tế đau lòng là đã có một vị sư được bọn CS cử đến để coi ngôi chùa này kể từ khi thầy vào tù. Họ cho thầy trú trong một góc chùa nhưng các Phật tử đã mừng rỡ đến thăm thầy rất đông để chăm sóc sức khoẻ cho thầy.
Ít năm sau thì tôi nghe tin thầy ngã bệnh, và viên tịch trong sự thương tiếc của hàng ngàn Phật tử. Hàng ngàn người đã đưa tiễn thầy lần sau cùng. Khi ấy tôi vẫn còn trong trại giam Hàm Tân ở miền Nam. Nhìn lên bầu trời cao xanh thăm thẳm kia, tôi như thấy một đóa hoa sen đang rực rỡ tỏa sáng, một đoá sen hồng chân tu, mà tôi vô cùng kính phục đã trả xong nợ của một kiếp người, đã bay về miền Vĩnh Cửu; nơi chỉ có An Lạc Hạnh Phúc, nơi không còn hận thù chém giết và đọa đầy, nơi không còn oán tằng và sinh lão bệnh tử.
Viết xong vào dịp đại lễ Phật Đản năm 2554 Tân Sơn Hòa chuyển