Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Iran đẩy mạnh làm giàu urani, điều gì sẽ xảy ra?
Phản ứng của châu Âu
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu tỏ ra có phần chần chừ. Trong khi Anh và Đức cảnh báo Iran tạm ngừng những bước đi rời xa thỏa thuận 2015, thì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ động liên lạc với Tehran để “nối lại đối thoại”. “Họ có thể sẽ không trừng phạt Iran”, chuyên gia Heroux dự đoán, “tôi nghĩ EU nhận ra rằng Iran không phải là vấn đề hiện nay, mà bên thực sự có vấn đề là Tổng thống Donald Trump và chính quyền Washington. Chúng ta đã có một thỏa thuận và ông Trump cơ bản muốn xóa bỏ nó... Thay vì liên kết chặt chẽ hơn với Washington, châu Âu tiếp tục giữ vai trò là một bên thứ ba, không hoàn toàn đứng về phía Washington hay Tehran”, ông Heroux kết luận...
Iran sẽ theo đến cùng?
Đề cập đến căng thẳng quân sự gần đây giữa Iran và Mỹ, các chuyên gia khuyên Iran nên xem xét trường hợp Triều Tiên khi thấy lợi ích của việc sở hữu bom hạt nhân.
“Dựa trên cách ông Trump tương tác với Triều Tiên, và cách ông ấy tỏ ra tôn trọng họ, điều đó cho Iran một động lực để theo đuổi vũ khí hạt nhân. Một khi tham gia câu lạc bộ hạt nhân, bạn sẽ được đối xử một cách nghiêm túc hơn”, ông Heroux cho hay...
Quân đội Mỹ hẳn chưa quên về "Thử thách Thiên niên kỷ" 2002 - cuộc tập trận quân sự được cho là đắt giá nhất lịch sử Mỹ ở thời điểm đó với tổng chi phí 250 triệu USD - được Lầu Năm Góc tổ chức để kiểm tra khả năng của quân đội Mỹ chống lại một đối thủ ở Trung Đông (lúc đó là Iran hoặc Iraq) và thật bất ngờ khi kẻ bại trận là quân đội Mỹ.
Cuộc tập trận diễn ra giữa hai đội: Đỏ và xanh dương. Đội đỏ được gọi là OPFOR - đại diện cho Iran - có nhiệm vụ bảo vệ chính phủ nước này và đẩy lui đối thủ khỏi khu vực Trung Đông.
Trong khi đó, đội xanh dương đặt mục tiêu phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt của đội đỏ, đảm bảo các tuyến vận chuyển và đánh bại đội đỏ để thiết lập quyền thống trị tại khu vực Trung Đông.
Theo thông báo chính thức, quân đội Mỹ giành chiến thắng trong cuộc tập trận nhưng theo Daily Star, Iran (đại diện là OPFOR) luôn giành chiến thắng cho tới khi quan chức cấp cao Lầu Năm Góc thay đổi luật chơi.
Trung tướng Paul Van Riper, tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ, chịu trách nhiệm dẫn đầu đội đỏ. Ông tìm mọi cách khiến lực lượng đặc nhiệm Mỹ ôm hận tại vịnh Ba Tư trong nhiều ngày với những khả năng quân sự được cho là của Tehran thời điểm đó.
Đội xanh dương ban đầu yêu cầu đội đỏ đầu hàng nhưng tướng Riper phớt lờ và chuẩn bị đòn tấn công phủ đầu. Hạm đội Mỹ sau đó tới chinh phạt tại vịnh Ba Tư nhưng đội của trung tướng Riper đã biến cuộc chinh phạt ấy thành một cơn ác mộng.
Đội đỏ sử dụng các phương thức liên lạc truyền thống để tránh sự theo dõi của công nghệ cao bên phía xanh dương. Một trong số đó là liên lạc bằng tín hiệu ánh sáng, phương thức liên lạc không xuất hiện kể từ Thế chiến II.
Hạm đội Mỹ không thể ngờ một cuộc tấn công lớn bằng tên lửa đã nhằm vào họ. Trung tướng Riper còn lệnh cho tàu nhỏ và máy bay dân sự trở thành các phương tiện cảm tử.
Một tàu sân bay của Mỹ bị tiêu diệt trong tập trận giả định (ảnh minh họa)
Do bị tấn công bất ngờ, đội xanh thiệt hại một tàu sân bay và 16 tàu chiến (10 tàu tuần dương và 6 tàu tấn công đổ bộ).
Vụ tấn công này nếu diễn ra trong thực tế sẽ gây ra thảm họa tồi tệ nhất cho Hải quân Mỹ kể từ vụ Trân Châu Cảng. Nó sẽ cướp sinh mạng của 20.000 quân nhân.
Chưa dừng ở đó, Riper còn sử dụng một tin nhắn được mã hóa ngụy trang như lời kêu gọi cầu nguyện từ một nhà thờ Hồi giáo để báo hiệu lệnh tấn công.
Và khi Hải quân Mỹ gặp khó khăn, "Thách thức Thiên niên kỷ" bị tạm hoãn và luật chơi được thay đổi. Đội xanh dương nhận lại toàn bộ tàu bị tiêu diệt trước đó.
Trung tướng Riper cho biết ông được thông báo phải tuân theo một "kịch bản" trong phần còn lại của cuộc tập trận. Biết mình không thể thắng, Riper quyết định rời cuộc chơi.
Quan chức Mỹ lý giải về sự thay đổi luật khi tập trận là do họ muốn thử nghiệm quân đội Mỹ trong nhiều bối cảnh khác nhau. Và một lần thất bại không nói lên nhiều điều trong cuộc tập trận đắt giá này.
Dĩ nhiên, đây chỉ là tình huống giả định và thời điểm nó diễn ra cũng cách đây hơn 15 năm.
Chiến tranh Mỹ - Iran sẽ là một thảm họa và kịch bản tồi tệ nhất của mọi cuộc xung đột ở Trung Đông. Vì vậy, Tổng thống Trump luôn khẳng định ông không muốn có chiến tranh với Iran nhưng không quên cảnh báo Tehran rằng Washington luôn sẵn sàng nếu bị tấn công.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani mới đây gọi những biện pháp trừng phạt của Washington với Tehran là hành động "khủng bố" và cho rằng cuộc chiến kinh tế Mỹ - Iran sẽ gây tác động xấu tới thế giới.
Theo National Interest, vụ tấn công tàu sân bay Mỹ giả định hé lộ chiến thuật tấn công của hải quân Iran. Tehran tổ chức nhiều đợt tấn công với sự kết hợp tàu chiến, máy bay trực thăng và tên lửa bờ. Thời điểm vụ tấn công xảy ra không phải ngẫu nhiên. Khi đó, Washington và Tehran đang tỏ ra bế tắc với một thỏa thuận nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.
Mô hình tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ được Iran thiết kế với tỷ lệ 1:1 đặt trên sà lan khổng lồ năm 2014. Các bức ảnh hồi tháng 2/2015 cho thấy nó bị phá hủy tan tành chứng tỏ những tên lửa của Tehran nhằm vào nó là có thật.
Cuộc tập trận diễn ra ở khu vực gần đảo Larak, Iran và eo biển Hormuz dưới sự giám sát của người đứng đầu lực lượng IRGC khi đó - Mohammad Ali Jafari.
Đợt tấn công đầu tiên, tàu siêu tốc của IRGC được triển khai nhằm cô lập và hạn chế khả năng cơ động của tàu sân bay giả định. Hàng chục tàu siêu tốc nhỏ, mỗi chiếc được trang bị một thủy lôi M-08, bao vây mục tiêu giả định. Truyền hình nhà nước Iran khi đó cho biết: "Một khu vực lớn nhanh chóng biến thành bãi mìn chỉ trong 10 phút".
Sau đó, một số tàu trang bị tên lửa hành trình loại nhỏ, giống tên lửa chống hạm C-704 do Trung Quốc sản xuất, bắn một loạt 12 tên lửa hành trình về phía tàu sân bay giả định.
Đợt tấn công thứ 3 bao gồm một loạt tên lửa chống hạm hạng nặng phóng từ đất liền. Quân đội Iran còn phóng thêm 2 tên lửa hành trình và 2 tên lửa đạn đạo về phía mục tiêu giả định. Những tên lửa hành trình phóng từ đất liền thuộc loại tên lửa Noor do Iran sản xuất. Trong khi đó, tên lửa đạn đạo là các biến thể của tên lửa Fateh-100, được gắn camera hồng ngoại ở phần đầu để tìm kiếm mục tiêu.
Đợt tấn công thứ 4 được triển khai khi một trực thăng Bell 206 phóng tên lửa chống hạm C-704K vào mục tiêu giả định. Cuối cùng, một chiếc "tàu cảm tử" được điều khiển từ xa mang theo 1 tấn thuốc nổ đâm vào sà lan.
Sau cuộc tập trận, tướng Jafari gửi lời đe dọa trực tiếp tới hải quân Mỹ trong cuộc phỏng vấn khi cho biết chỉ mất khoảng 5 phút để tên lửa Iran đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Khoảng 500 tàu siêu tốc thực hiện cuộc diễu hành ngay sau vụ tấn công giả định.
Tuy nhiên, theo phân tích của tờ National Interest, trong thực chiến, cuộc tấn công của Iran khó có thể thành công. Để tiếp cận và tạo thành bãi mìn xung quanh tàu sân bay Mỹ, tàu siêu tốc của Iran phải đối mặt với các tàu chiến hộ tống tàu sân bay.
Hệ thống phòng thủ tàu sân bay Mỹ dĩ nhiên không để yên khi tàu sân bay bị tấn công. Các tàu siêu tốc Mark V trang bị tên lửa chống tăng Javelin sẽ tạo ra lớp khiên chắc chắn cho hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Mục đích của Iran khi đó chỉ muốn phô diễn sức mạnh nhằm gây sức ép tới Mỹ trong cuộc đàm phán hạt nhân. Để có hy vọng trong cuộc đàm phán với Mỹ, Tehran phải nhắc nhở với chính Washington và thế giới hậu quả nếu các cuộc đàm phán đổ bể.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Iran đẩy mạnh làm giàu urani, điều gì sẽ xảy ra?
Phản ứng của châu Âu
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu tỏ ra có phần chần chừ. Trong khi Anh và Đức cảnh báo Iran tạm ngừng những bước đi rời xa thỏa thuận 2015, thì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ động liên lạc với Tehran để “nối lại đối thoại”. “Họ có thể sẽ không trừng phạt Iran”, chuyên gia Heroux dự đoán, “tôi nghĩ EU nhận ra rằng Iran không phải là vấn đề hiện nay, mà bên thực sự có vấn đề là Tổng thống Donald Trump và chính quyền Washington. Chúng ta đã có một thỏa thuận và ông Trump cơ bản muốn xóa bỏ nó... Thay vì liên kết chặt chẽ hơn với Washington, châu Âu tiếp tục giữ vai trò là một bên thứ ba, không hoàn toàn đứng về phía Washington hay Tehran”, ông Heroux kết luận...
Iran sẽ theo đến cùng?
Đề cập đến căng thẳng quân sự gần đây giữa Iran và Mỹ, các chuyên gia khuyên Iran nên xem xét trường hợp Triều Tiên khi thấy lợi ích của việc sở hữu bom hạt nhân.
“Dựa trên cách ông Trump tương tác với Triều Tiên, và cách ông ấy tỏ ra tôn trọng họ, điều đó cho Iran một động lực để theo đuổi vũ khí hạt nhân. Một khi tham gia câu lạc bộ hạt nhân, bạn sẽ được đối xử một cách nghiêm túc hơn”, ông Heroux cho hay...
Quân đội Mỹ hẳn chưa quên về "Thử thách Thiên niên kỷ" 2002 - cuộc tập trận quân sự được cho là đắt giá nhất lịch sử Mỹ ở thời điểm đó với tổng chi phí 250 triệu USD - được Lầu Năm Góc tổ chức để kiểm tra khả năng của quân đội Mỹ chống lại một đối thủ ở Trung Đông (lúc đó là Iran hoặc Iraq) và thật bất ngờ khi kẻ bại trận là quân đội Mỹ.
Cuộc tập trận diễn ra giữa hai đội: Đỏ và xanh dương. Đội đỏ được gọi là OPFOR - đại diện cho Iran - có nhiệm vụ bảo vệ chính phủ nước này và đẩy lui đối thủ khỏi khu vực Trung Đông.
Trong khi đó, đội xanh dương đặt mục tiêu phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt của đội đỏ, đảm bảo các tuyến vận chuyển và đánh bại đội đỏ để thiết lập quyền thống trị tại khu vực Trung Đông.
Theo thông báo chính thức, quân đội Mỹ giành chiến thắng trong cuộc tập trận nhưng theo Daily Star, Iran (đại diện là OPFOR) luôn giành chiến thắng cho tới khi quan chức cấp cao Lầu Năm Góc thay đổi luật chơi.
Trung tướng Paul Van Riper, tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ, chịu trách nhiệm dẫn đầu đội đỏ. Ông tìm mọi cách khiến lực lượng đặc nhiệm Mỹ ôm hận tại vịnh Ba Tư trong nhiều ngày với những khả năng quân sự được cho là của Tehran thời điểm đó.
Đội xanh dương ban đầu yêu cầu đội đỏ đầu hàng nhưng tướng Riper phớt lờ và chuẩn bị đòn tấn công phủ đầu. Hạm đội Mỹ sau đó tới chinh phạt tại vịnh Ba Tư nhưng đội của trung tướng Riper đã biến cuộc chinh phạt ấy thành một cơn ác mộng.
Đội đỏ sử dụng các phương thức liên lạc truyền thống để tránh sự theo dõi của công nghệ cao bên phía xanh dương. Một trong số đó là liên lạc bằng tín hiệu ánh sáng, phương thức liên lạc không xuất hiện kể từ Thế chiến II.
Hạm đội Mỹ không thể ngờ một cuộc tấn công lớn bằng tên lửa đã nhằm vào họ. Trung tướng Riper còn lệnh cho tàu nhỏ và máy bay dân sự trở thành các phương tiện cảm tử.
Một tàu sân bay của Mỹ bị tiêu diệt trong tập trận giả định (ảnh minh họa)
Do bị tấn công bất ngờ, đội xanh thiệt hại một tàu sân bay và 16 tàu chiến (10 tàu tuần dương và 6 tàu tấn công đổ bộ).
Vụ tấn công này nếu diễn ra trong thực tế sẽ gây ra thảm họa tồi tệ nhất cho Hải quân Mỹ kể từ vụ Trân Châu Cảng. Nó sẽ cướp sinh mạng của 20.000 quân nhân.
Chưa dừng ở đó, Riper còn sử dụng một tin nhắn được mã hóa ngụy trang như lời kêu gọi cầu nguyện từ một nhà thờ Hồi giáo để báo hiệu lệnh tấn công.
Và khi Hải quân Mỹ gặp khó khăn, "Thách thức Thiên niên kỷ" bị tạm hoãn và luật chơi được thay đổi. Đội xanh dương nhận lại toàn bộ tàu bị tiêu diệt trước đó.
Trung tướng Riper cho biết ông được thông báo phải tuân theo một "kịch bản" trong phần còn lại của cuộc tập trận. Biết mình không thể thắng, Riper quyết định rời cuộc chơi.
Quan chức Mỹ lý giải về sự thay đổi luật khi tập trận là do họ muốn thử nghiệm quân đội Mỹ trong nhiều bối cảnh khác nhau. Và một lần thất bại không nói lên nhiều điều trong cuộc tập trận đắt giá này.
Dĩ nhiên, đây chỉ là tình huống giả định và thời điểm nó diễn ra cũng cách đây hơn 15 năm.
Chiến tranh Mỹ - Iran sẽ là một thảm họa và kịch bản tồi tệ nhất của mọi cuộc xung đột ở Trung Đông. Vì vậy, Tổng thống Trump luôn khẳng định ông không muốn có chiến tranh với Iran nhưng không quên cảnh báo Tehran rằng Washington luôn sẵn sàng nếu bị tấn công.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani mới đây gọi những biện pháp trừng phạt của Washington với Tehran là hành động "khủng bố" và cho rằng cuộc chiến kinh tế Mỹ - Iran sẽ gây tác động xấu tới thế giới.
Theo National Interest, vụ tấn công tàu sân bay Mỹ giả định hé lộ chiến thuật tấn công của hải quân Iran. Tehran tổ chức nhiều đợt tấn công với sự kết hợp tàu chiến, máy bay trực thăng và tên lửa bờ. Thời điểm vụ tấn công xảy ra không phải ngẫu nhiên. Khi đó, Washington và Tehran đang tỏ ra bế tắc với một thỏa thuận nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.
Mô hình tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ được Iran thiết kế với tỷ lệ 1:1 đặt trên sà lan khổng lồ năm 2014. Các bức ảnh hồi tháng 2/2015 cho thấy nó bị phá hủy tan tành chứng tỏ những tên lửa của Tehran nhằm vào nó là có thật.
Cuộc tập trận diễn ra ở khu vực gần đảo Larak, Iran và eo biển Hormuz dưới sự giám sát của người đứng đầu lực lượng IRGC khi đó - Mohammad Ali Jafari.
Đợt tấn công đầu tiên, tàu siêu tốc của IRGC được triển khai nhằm cô lập và hạn chế khả năng cơ động của tàu sân bay giả định. Hàng chục tàu siêu tốc nhỏ, mỗi chiếc được trang bị một thủy lôi M-08, bao vây mục tiêu giả định. Truyền hình nhà nước Iran khi đó cho biết: "Một khu vực lớn nhanh chóng biến thành bãi mìn chỉ trong 10 phút".
Sau đó, một số tàu trang bị tên lửa hành trình loại nhỏ, giống tên lửa chống hạm C-704 do Trung Quốc sản xuất, bắn một loạt 12 tên lửa hành trình về phía tàu sân bay giả định.
Đợt tấn công thứ 3 bao gồm một loạt tên lửa chống hạm hạng nặng phóng từ đất liền. Quân đội Iran còn phóng thêm 2 tên lửa hành trình và 2 tên lửa đạn đạo về phía mục tiêu giả định. Những tên lửa hành trình phóng từ đất liền thuộc loại tên lửa Noor do Iran sản xuất. Trong khi đó, tên lửa đạn đạo là các biến thể của tên lửa Fateh-100, được gắn camera hồng ngoại ở phần đầu để tìm kiếm mục tiêu.
Đợt tấn công thứ 4 được triển khai khi một trực thăng Bell 206 phóng tên lửa chống hạm C-704K vào mục tiêu giả định. Cuối cùng, một chiếc "tàu cảm tử" được điều khiển từ xa mang theo 1 tấn thuốc nổ đâm vào sà lan.
Sau cuộc tập trận, tướng Jafari gửi lời đe dọa trực tiếp tới hải quân Mỹ trong cuộc phỏng vấn khi cho biết chỉ mất khoảng 5 phút để tên lửa Iran đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Khoảng 500 tàu siêu tốc thực hiện cuộc diễu hành ngay sau vụ tấn công giả định.
Tuy nhiên, theo phân tích của tờ National Interest, trong thực chiến, cuộc tấn công của Iran khó có thể thành công. Để tiếp cận và tạo thành bãi mìn xung quanh tàu sân bay Mỹ, tàu siêu tốc của Iran phải đối mặt với các tàu chiến hộ tống tàu sân bay.
Hệ thống phòng thủ tàu sân bay Mỹ dĩ nhiên không để yên khi tàu sân bay bị tấn công. Các tàu siêu tốc Mark V trang bị tên lửa chống tăng Javelin sẽ tạo ra lớp khiên chắc chắn cho hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Mục đích của Iran khi đó chỉ muốn phô diễn sức mạnh nhằm gây sức ép tới Mỹ trong cuộc đàm phán hạt nhân. Để có hy vọng trong cuộc đàm phán với Mỹ, Tehran phải nhắc nhở với chính Washington và thế giới hậu quả nếu các cuộc đàm phán đổ bể.