Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

James Zumwalt: Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’ - câu chuyện Gạc Ma

Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại. Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng.

Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại. Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra. Tháng 6/2012, video clip về vụ thảm sát đã được công bố. Thông thường, quốc gia gây ra hành động tàn bạo này sẽ muốn im lặng. Tuy nhiên, video clip này đã được chính thủ phạm công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: “Tại sao?”

Vụ việc xảy ra vào tháng 3/1988, giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam, xảy ra ở vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông - ND), nơi có tranh chấp giữa hai quốc gia về chủ quyền quần đảo Trường Sa, tranh chấp sau đó tiếp tục và hiện vẫn còn tồn tại. Do việc im lặng của Việt Nam vào thời điểm đó, người dân Việt Nam không có cách nào để biết về vụ này cho đến khi Trung Quốc công bố đoạn video clip – sự giận dữ đã nổi lên vì vụ thảm sát và vì sự im lặng của chính phủ.

Trường Sa là một quần đảo gồm khoảng 750 các đảo, đảo đá nhỏ, rạn san hô và đảo san hô. Vụ việc liên quan đến ba rạn/đảo san hô rất gần nhau. Mỗi đảo san hô thấp đến mức nước biển đôi khi nhấn chìm một phần. Dự đoán là phía Trung Quốc sẽ cố gắng chiếm các rạn san hô, hai tàu vận tải của Việt Nam, HQ-604 và HQ-605, chở 73 binh sĩ, đã được lệnh cho công binh đổ bộ để khởi công xây công sự. Quân nhân Việt Nam đã đổ bộ lên rạn san hô Gạc Ma, bản đồ phương Tây gọi là Johnson South Reef, vào tối ngày 13/3/1988. Hai tàu vận tải của Việt Nam được mô tả là chỉ có thể chống lại những đe dọa quân sự nhỏ,  là tàu thương mại được vũ trang để vận chuyển người lính và vật liệu xây dựng, và như vậy, đó là những tàu quân sự được trang bị rất nhẹ. Hai tàu này phải tiếp cận mục tiêu trong phạm vi 500m thì súng trên tầu mới có hiệu lực.

Vụ việc đã diễn ra ở Gạc Ma

Với lực lượng Việt Nam đã đổ bộ lên đó, hai tàu vận tải đi về phía hai đảo san hô khác. Sáng 14/3/1988, tàu chiến Trung Quốc tiếp cận các rạn san hô. Trung Quốc không chỉ có lực lượng đổ bộ trên các tàu vận tải, mà còn có tàu khu trục đi kèm với hỏa lực mạnh để hỗ trợ lực lượng đổ bộ. Rõ ràng, nếu cuộc đối đầu giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra, lợi thế sẽ thuộc về phía Trung Quốc vì tầm bắn của pháo binh trên tàu Trung Quốc lớn hơn nhiều. Cờ Việt Nam đã được dựng lên trên đảo Gạc Ma và đảo Cô Lin. Tại Gạc Ma, những người lính công binh, được trang bị nhẹ nằm dưới sự chỉ huy của trung úy Trần Văn Phương. Mặc cho các tàu Trung Quốc rình rập gần đó, những người lính Việt Nam vẫn tập trung vào các công trình xây dựng của họ. Khoảng 6 giờ sáng, Trung Quốc cho một số xuồng tấn công chở thủy quân lục chiến có vũ khí từ tàu vận tải Trung Quốc và hướng thẳng đến Gạc Ma.

Các chiến sĩ Việt Nam ngay lập tức hình thành một vành đai phòng thủ 360 độ với cờ ở trung tâm – tạo nên một "vòng tròn bất tử" – biểu thị quyết tâm bảo vệ đảo bằng mọi giá. Với số ít người trên đảo, những chiến sĩ công binh Việt Nam đã được lệnh cản trở để giữ vững đường vành đai. Các tàu tấn công đã đổ bộ, và trong trận chiến chủ yếu là cận chiến do phạm vi hạn hẹp, người Trung Quốc đã thất bại khi cố gắng xâm nhập vào vành đai. Khi Trung úy Phương chụp lấy lá cờ Việt Nam, giành giật nó với kẻ thù, ông đã bị bắn vào đầu. Ngay lập tức lá cờ được giương lên bởi Nguyễn Văn Lanh - người ghì giữ nó cho đến khi ông liên tiếp bị đâm và bắn. Thật kỳ diệu, Lanh sống sót, và khi phía Trung Quốc rút lui, Lanh đã chứng kiến ông và những người sống sót khác phải chịu một cuộc oanh tạc dữ dội và hủy diệt bằng súng máy từ tàu Trung Quốc. Cùng lúc đó, một cuộc oanh tạc khác nhắm vào tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam – con tàu như dự kiến, đã cho thấy nó không có khả năng tấn công đáp trả tàu Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của mình. Bị nước xâm nhập, HQ-604 được khôn khéo làm mắc cạn trên Gạc Ma nhưng phát đạn pháo của Trung Quốc bắn trúng vào phòng động cơ khiến tàu chìm ngay với nhiều người trên tàu. Tiếp đến phía Trung Quốc tấn công HQ-605. Tàu cũng bốc cháy ngay làm cho thuyền trưởng phải ra lệnh bỏ tàu.

Điều đáng lo ngại nhất về video clip này là những gì đã xảy ra sau đó. Tại thời điểm đó, những người lính Việt Nam còn sống sót trên các rạn san hô hoàn toàn không phải là mối đe dọa cho quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đoạn video clip cho thấy súng của hải quân Trung Quốc đang tập trung vào Gạc Ma nơi những người sống sót phía Việt Nam không có một chỗ trú ẩn. Những tiếng súng liên thanh cào nát rạn san hô khi đối phương không có vũ khí tự vệ, nhẫn nhịn đứng chịu trận, chờ đợi cuộc tấn công dữ dội cuối cùng – số phận của họ đã được định đoạt khi từng người một, họ ngã xuống để bảo vệ đất nước. Đối với những kẻ tấn công Trung Quốc, thách thức với họ chỉ là câu cách ngôn "bắt cá trong chậu". 

Video clip này còn để lại một hoài nghi. Người Việt Nam dễ bị tấn công. Người ta chỉ có thể cảm nhận sự bất lực, họ cảm thấy điều đó khi người Trung Quốc bắt đầu nổ súng tàn sát không thương tiếc. Chín người Việt Nam sống sót sau đó bị giam giữ trong ba năm. Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm bãi đá ngầm, trên đó họ đã có căn cứ và đang xây dựng một sân bay. Việt Nam đã mất 64 chiến sĩ dũng cảm ngày hôm đó. Trong số những người sống sót, Lanh bị thương nặng. Nhưng tại sao Trung Quốc, sau 24 năm im lặng, lại công bố video clip này?  Câu trả lời nằm ở Haiyang Shiyou 981 của Trung Quốc, một giàn khoan nửa nổi nửa chìm được triển khai vào ngày 2/5/2012 tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi quyền sở hữu vẫn đang là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc gây ra một số cuộc đối đầu trên biển. Một tháng sau đó, Trung Quốc không hề nao núng khi công bố video clip như là lời đe dọa ngấm ngầm rằng những gì đã xảy ra vào năm 1988 có thể xảy ra một lần nữa. Rõ ràng Trung Quốc dự định sử dụng các mối đe dọa quân sự có thể - không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng nào trong khu vực,  hơn là ngoại giao để "đàm phán" giải quyết vấn đề chủ quyền. Trong khi hành động tàn bạo năm 1988 của Trung Quốc tại Gạc Ma là vụ thảm sát "thế giới chưa từng biết đến”, thì việc Bắc Kinh công bố một cách trắng trợn video clip này cho người ta ấn tượng rằng sự kiện thương tâm tại đảo Gạc Ma rất có thể sẽ diễn ra một lần nữa.

Bài của tác giả James Zumwalt, nhà phân tích chính trị và quân sự người Mỹ, đăng trên US Daily Review ngày 14/8/2014.  

(Blog Phước Béo)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

James Zumwalt: Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’ - câu chuyện Gạc Ma

Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại. Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng.

Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại. Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra. Tháng 6/2012, video clip về vụ thảm sát đã được công bố. Thông thường, quốc gia gây ra hành động tàn bạo này sẽ muốn im lặng. Tuy nhiên, video clip này đã được chính thủ phạm công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: “Tại sao?”

Vụ việc xảy ra vào tháng 3/1988, giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam, xảy ra ở vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông - ND), nơi có tranh chấp giữa hai quốc gia về chủ quyền quần đảo Trường Sa, tranh chấp sau đó tiếp tục và hiện vẫn còn tồn tại. Do việc im lặng của Việt Nam vào thời điểm đó, người dân Việt Nam không có cách nào để biết về vụ này cho đến khi Trung Quốc công bố đoạn video clip – sự giận dữ đã nổi lên vì vụ thảm sát và vì sự im lặng của chính phủ.

Trường Sa là một quần đảo gồm khoảng 750 các đảo, đảo đá nhỏ, rạn san hô và đảo san hô. Vụ việc liên quan đến ba rạn/đảo san hô rất gần nhau. Mỗi đảo san hô thấp đến mức nước biển đôi khi nhấn chìm một phần. Dự đoán là phía Trung Quốc sẽ cố gắng chiếm các rạn san hô, hai tàu vận tải của Việt Nam, HQ-604 và HQ-605, chở 73 binh sĩ, đã được lệnh cho công binh đổ bộ để khởi công xây công sự. Quân nhân Việt Nam đã đổ bộ lên rạn san hô Gạc Ma, bản đồ phương Tây gọi là Johnson South Reef, vào tối ngày 13/3/1988. Hai tàu vận tải của Việt Nam được mô tả là chỉ có thể chống lại những đe dọa quân sự nhỏ,  là tàu thương mại được vũ trang để vận chuyển người lính và vật liệu xây dựng, và như vậy, đó là những tàu quân sự được trang bị rất nhẹ. Hai tàu này phải tiếp cận mục tiêu trong phạm vi 500m thì súng trên tầu mới có hiệu lực.

Vụ việc đã diễn ra ở Gạc Ma

Với lực lượng Việt Nam đã đổ bộ lên đó, hai tàu vận tải đi về phía hai đảo san hô khác. Sáng 14/3/1988, tàu chiến Trung Quốc tiếp cận các rạn san hô. Trung Quốc không chỉ có lực lượng đổ bộ trên các tàu vận tải, mà còn có tàu khu trục đi kèm với hỏa lực mạnh để hỗ trợ lực lượng đổ bộ. Rõ ràng, nếu cuộc đối đầu giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra, lợi thế sẽ thuộc về phía Trung Quốc vì tầm bắn của pháo binh trên tàu Trung Quốc lớn hơn nhiều. Cờ Việt Nam đã được dựng lên trên đảo Gạc Ma và đảo Cô Lin. Tại Gạc Ma, những người lính công binh, được trang bị nhẹ nằm dưới sự chỉ huy của trung úy Trần Văn Phương. Mặc cho các tàu Trung Quốc rình rập gần đó, những người lính Việt Nam vẫn tập trung vào các công trình xây dựng của họ. Khoảng 6 giờ sáng, Trung Quốc cho một số xuồng tấn công chở thủy quân lục chiến có vũ khí từ tàu vận tải Trung Quốc và hướng thẳng đến Gạc Ma.

Các chiến sĩ Việt Nam ngay lập tức hình thành một vành đai phòng thủ 360 độ với cờ ở trung tâm – tạo nên một "vòng tròn bất tử" – biểu thị quyết tâm bảo vệ đảo bằng mọi giá. Với số ít người trên đảo, những chiến sĩ công binh Việt Nam đã được lệnh cản trở để giữ vững đường vành đai. Các tàu tấn công đã đổ bộ, và trong trận chiến chủ yếu là cận chiến do phạm vi hạn hẹp, người Trung Quốc đã thất bại khi cố gắng xâm nhập vào vành đai. Khi Trung úy Phương chụp lấy lá cờ Việt Nam, giành giật nó với kẻ thù, ông đã bị bắn vào đầu. Ngay lập tức lá cờ được giương lên bởi Nguyễn Văn Lanh - người ghì giữ nó cho đến khi ông liên tiếp bị đâm và bắn. Thật kỳ diệu, Lanh sống sót, và khi phía Trung Quốc rút lui, Lanh đã chứng kiến ông và những người sống sót khác phải chịu một cuộc oanh tạc dữ dội và hủy diệt bằng súng máy từ tàu Trung Quốc. Cùng lúc đó, một cuộc oanh tạc khác nhắm vào tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam – con tàu như dự kiến, đã cho thấy nó không có khả năng tấn công đáp trả tàu Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của mình. Bị nước xâm nhập, HQ-604 được khôn khéo làm mắc cạn trên Gạc Ma nhưng phát đạn pháo của Trung Quốc bắn trúng vào phòng động cơ khiến tàu chìm ngay với nhiều người trên tàu. Tiếp đến phía Trung Quốc tấn công HQ-605. Tàu cũng bốc cháy ngay làm cho thuyền trưởng phải ra lệnh bỏ tàu.

Điều đáng lo ngại nhất về video clip này là những gì đã xảy ra sau đó. Tại thời điểm đó, những người lính Việt Nam còn sống sót trên các rạn san hô hoàn toàn không phải là mối đe dọa cho quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đoạn video clip cho thấy súng của hải quân Trung Quốc đang tập trung vào Gạc Ma nơi những người sống sót phía Việt Nam không có một chỗ trú ẩn. Những tiếng súng liên thanh cào nát rạn san hô khi đối phương không có vũ khí tự vệ, nhẫn nhịn đứng chịu trận, chờ đợi cuộc tấn công dữ dội cuối cùng – số phận của họ đã được định đoạt khi từng người một, họ ngã xuống để bảo vệ đất nước. Đối với những kẻ tấn công Trung Quốc, thách thức với họ chỉ là câu cách ngôn "bắt cá trong chậu". 

Video clip này còn để lại một hoài nghi. Người Việt Nam dễ bị tấn công. Người ta chỉ có thể cảm nhận sự bất lực, họ cảm thấy điều đó khi người Trung Quốc bắt đầu nổ súng tàn sát không thương tiếc. Chín người Việt Nam sống sót sau đó bị giam giữ trong ba năm. Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm bãi đá ngầm, trên đó họ đã có căn cứ và đang xây dựng một sân bay. Việt Nam đã mất 64 chiến sĩ dũng cảm ngày hôm đó. Trong số những người sống sót, Lanh bị thương nặng. Nhưng tại sao Trung Quốc, sau 24 năm im lặng, lại công bố video clip này?  Câu trả lời nằm ở Haiyang Shiyou 981 của Trung Quốc, một giàn khoan nửa nổi nửa chìm được triển khai vào ngày 2/5/2012 tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi quyền sở hữu vẫn đang là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc gây ra một số cuộc đối đầu trên biển. Một tháng sau đó, Trung Quốc không hề nao núng khi công bố video clip như là lời đe dọa ngấm ngầm rằng những gì đã xảy ra vào năm 1988 có thể xảy ra một lần nữa. Rõ ràng Trung Quốc dự định sử dụng các mối đe dọa quân sự có thể - không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng nào trong khu vực,  hơn là ngoại giao để "đàm phán" giải quyết vấn đề chủ quyền. Trong khi hành động tàn bạo năm 1988 của Trung Quốc tại Gạc Ma là vụ thảm sát "thế giới chưa từng biết đến”, thì việc Bắc Kinh công bố một cách trắng trợn video clip này cho người ta ấn tượng rằng sự kiện thương tâm tại đảo Gạc Ma rất có thể sẽ diễn ra một lần nữa.

Bài của tác giả James Zumwalt, nhà phân tích chính trị và quân sự người Mỹ, đăng trên US Daily Review ngày 14/8/2014.  

(Blog Phước Béo)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm