Tham Khảo
Jonathan Adelman – Tại sao Mỹ vẫn là siêu cường không ai có thể thách thức nổi?
Nhưng Mĩ vẫn là người lãnh đạo thế giới và dường như sẽ giữ được vị trí đó trong hàng chục năm nữa. Cho đến nay, đây là nước có sức mạnh mềm vĩ đại nhất thế giới. Hàng năm Mĩ tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn bất cứ nước nào khác (1 triệu người). Mĩ đứng đầu thế giới về công nghệ cao (Thung lũng Silicon), về tài chính và kinh doanh (Phố Wall), điện ảnh (Hollywood) và giáo dục Đại học (theo đánh giá của trường đại học Giao thông Thượng Hải, Mĩ có 17 trong số 20 trường đại học hàng đầu thế giới). Về thương mại Mĩ cũng là nước đứng đầu thế giới (xuất khẩu nhiều hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghệ và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên).
Ngoài ra, nước nào có thể tranh vị trí lãnh đạo thế giới của Mĩ? Người Âu ư? Người Nhật ư? Người Nga ư? Tỉ lệ thất nghiệp ở EU hiện nay là 12% - ở Hi Lạp và Tây Ban Nha lên đến 26% – còn tăng trưởng kinh tế thì gần như bằng không, dân số tại nhiều nước lại đang suy giảm. Nhật đang khổ vì dân số giảm và đang ngày càng già đi một cách nhanh chóng, không có người nhập cư, chỉ số Nikkei (Nikkei Index) giảm hơn 20.000 điểm so với hồi năm 1988, còn nợ thì công thì bằng 240% tổng sản lượng quốc gia (GNP). Chưa nói tới tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp trong hai thập niên qua. Trong khi Nga có thể được báo chí đưa lên đầu trang nhất vì là nước tổ chức Olympics sắp tới và chứa chấp Edward Snowden, nước này không còn là siêu cường nữa. Thành tích xuất khẩu của Nga chỉ ngang với các nước thuộc Thế giới thứ ba, còn GNP thì ngang Canada, nghĩa là chưa bằng 15% GDP của Mĩ. Nga không có sức mạnh mềm, không có thung lũng Silicon, không có Hollywood, không có Wall Street hay các trường đại học chất lượng cao.
Còn Ấn Độ? 830 triệu dân nước này (gần 70% dân số) sống ở vùng nông thôn nghèo khổ. Hơn 160 triệu người Ấn Độ không được tiếp cận với nước sạch, không có điện và hệ thống vệ sinh. Ấn Độ đứng đầu thế giới về số người mù chữ - 35% phụ nữ mù chữ. Không dưới 25% dân số không có điện. Cơ sở hạ tầng của Ấn Độ còn kém, nạn tham nhũng hoành hành, bình quân GDP trên đầu người là 1.500 USD (3% của Mĩ), đứng thứ 138 trên thế giới. Cuối cùng là tốc độ gia tăng dân số cao (mười năm qua tăng thêm 180 triệu người), tương lai của nước này không lấy gì làm sáng sủa.
Như một châm ngôn chính trị cũ đã nói: Không thể thua nếu không có đối thủ. Và hiện nay ở phía cuối chân trời chưa thấy nước nào đủ sức giành hay thậm chí thách thức nước Mĩ – ít nhất lá trong vòng một vài thập kỉ tới.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Jonathan Adelman – Tại sao Mỹ vẫn là siêu cường không ai có thể thách thức nổi?
Nhưng Mĩ vẫn là người lãnh đạo thế giới và dường như sẽ giữ được vị trí đó trong hàng chục năm nữa. Cho đến nay, đây là nước có sức mạnh mềm vĩ đại nhất thế giới. Hàng năm Mĩ tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn bất cứ nước nào khác (1 triệu người). Mĩ đứng đầu thế giới về công nghệ cao (Thung lũng Silicon), về tài chính và kinh doanh (Phố Wall), điện ảnh (Hollywood) và giáo dục Đại học (theo đánh giá của trường đại học Giao thông Thượng Hải, Mĩ có 17 trong số 20 trường đại học hàng đầu thế giới). Về thương mại Mĩ cũng là nước đứng đầu thế giới (xuất khẩu nhiều hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghệ và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên).
Ngoài ra, nước nào có thể tranh vị trí lãnh đạo thế giới của Mĩ? Người Âu ư? Người Nhật ư? Người Nga ư? Tỉ lệ thất nghiệp ở EU hiện nay là 12% - ở Hi Lạp và Tây Ban Nha lên đến 26% – còn tăng trưởng kinh tế thì gần như bằng không, dân số tại nhiều nước lại đang suy giảm. Nhật đang khổ vì dân số giảm và đang ngày càng già đi một cách nhanh chóng, không có người nhập cư, chỉ số Nikkei (Nikkei Index) giảm hơn 20.000 điểm so với hồi năm 1988, còn nợ thì công thì bằng 240% tổng sản lượng quốc gia (GNP). Chưa nói tới tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp trong hai thập niên qua. Trong khi Nga có thể được báo chí đưa lên đầu trang nhất vì là nước tổ chức Olympics sắp tới và chứa chấp Edward Snowden, nước này không còn là siêu cường nữa. Thành tích xuất khẩu của Nga chỉ ngang với các nước thuộc Thế giới thứ ba, còn GNP thì ngang Canada, nghĩa là chưa bằng 15% GDP của Mĩ. Nga không có sức mạnh mềm, không có thung lũng Silicon, không có Hollywood, không có Wall Street hay các trường đại học chất lượng cao.
Còn Ấn Độ? 830 triệu dân nước này (gần 70% dân số) sống ở vùng nông thôn nghèo khổ. Hơn 160 triệu người Ấn Độ không được tiếp cận với nước sạch, không có điện và hệ thống vệ sinh. Ấn Độ đứng đầu thế giới về số người mù chữ - 35% phụ nữ mù chữ. Không dưới 25% dân số không có điện. Cơ sở hạ tầng của Ấn Độ còn kém, nạn tham nhũng hoành hành, bình quân GDP trên đầu người là 1.500 USD (3% của Mĩ), đứng thứ 138 trên thế giới. Cuối cùng là tốc độ gia tăng dân số cao (mười năm qua tăng thêm 180 triệu người), tương lai của nước này không lấy gì làm sáng sủa.
Như một châm ngôn chính trị cũ đã nói: Không thể thua nếu không có đối thủ. Và hiện nay ở phía cuối chân trời chưa thấy nước nào đủ sức giành hay thậm chí thách thức nước Mĩ – ít nhất lá trong vòng một vài thập kỉ tới.