Tham Khảo
Jonathan London: Quan hệ Việt – Mỹ và tương lai của Việt Nam
Chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đến Washington lần này đánh dấu một sự kiện quan trọng trong quá trình làm nồng ấm mối quan hệ giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam.
Lưu ý: Một bản ngấn hơn đã được đang trên báo Tuổi Trẻ vào ngày 5/10/2014. Bấm ở dưới để đọc. Đọc giả sẽ thấy một số khác biệt. Tác giả đang thảo luận với tờ báo nhằm mục tiêu đạt được một sự đồng ý về những nguyên tắc chủ bút. Cảm ơn báo TT.
Chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đến Washington
lần này đánh dấu một sự kiện quan trọng trong quá trình làm nồng ấm mối
quan hệ giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam. Cuộc gặp song phương giữa ông
Minh và ông Kerry diễn ra một vài tháng sau các cuộc thảo luận cấp cao
giữ nhiều đại diện khác nhau của hai nhà nước trong bối cảnh Trung Quốc
đang âm mưu thực thi các yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông và
đang nỗ lực thay đổi hiện trạng trên vùng biển này qua những phương tiện
cưỡng bức khác nhau.
Trước những sự đe dọa này – đối với chủ quyền Việt Nam và an ninh khu
vực – việc Washington sắp dỡ bỏ lệnh bán vũ khí sát thương cho Hà Nội
đã thu hút rất nhiều mối quan tâm trực tiếp. Ngoài việc chuyển giao các
phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này còn mang ý nghĩa biểu
tượng to lớn. Và cũng phản ánh những biên đổi to lớn và ngaỳ càng phức
tạp trong nền chính trị toàn câu.
Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương hiện nay đang rất thiếu thái bình.
Sau những hành động trái phép của chính quyền Bắc Kinh, cái được gọi là
“niềm tin chiến lược” đã bị thiệt hại nghiêm trọng, nếu không muốn nói
là đã mất đi. Cụ thể, trong một thời gian rất ngắn, hành vi của Trung
Quốc đã dẫn đến việc nhiều nước trong khu vực phải mua sắm vũ khí. Rõ
ràng Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền đất nước và song song đó cũng phải
đấu tranh theo cách đa phương. Nhưng vào thời đại đặc biệt phức tạp này,
Việt Nam nên thiết lập đối tác với ai, đặc biệt là những quốc gia có
liên quan đến vấn đề biển Đông?
Nến cố gắng phát triển những quan hệ tốt nhất mà có thẻ với Bắc Kinh
nhưng cũng không chịu một quan hệ ‘anh em’ là đúng. Tình trạng đối với
Trung Quốc còn quá phức tạp và rất khó đoán những ý định của Bắc Kinh là
như thế nào. Còn Nga? Ngoài việc bán vũ khí, thì động thái của Putin
trong những hồ sơ ở Châu Âu đã làm cho quyền mềm của nước đó xuống rất
nghiêm trọng. Vì nhiều lý do khác nhau, đôi tác với Mỹ là một phương án
hấp dẫn, nếu chưa đủ đâu. Việc Việt Nam đang tăng cường những quan hệ
chiến lược mới (v.d., Ấn, Nhật) là rất có lý. Nhưng phải đề ý. Dù chiến
lược của Việt Nam là làm bạn với tất cả nhưng phải có những mối quan hệ
dựa vào “niềm tin đáng tin cậy và bền vững”.
Việc Washington dỡ bỏ lệnh cấm báo hiệu một sự hợp tác quân sự sâu
rộng hơn giữa hai nhà nước. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ lần này giữa các lãnh
đạo hai bên vượt xa phạm vi hợp tác quân sự. Gần bốn thập kỷ sau cuộc
chiến tranh thảm khốc, Mỹ và Việt Nam đã cùng chia sẻ nhiều quan tâm đến
lĩnh vực thương mại, đầu tư, và giáo dục. Cả hai nước cũng rất lưu tâm
đến nhu cầu chế ngự “chính sách đơn phương không bị ngăn cản” [unchecked
unilateralism] của Bắc Kinh – một cách nói ngoại giao được ông Phạm
Bình Minh mô tả gần đây.
Về phương diện quốc tế, cảnh quan mối quan hệ nồng ấm giữa Hà Nội và
Washington thu hút rất nhiều sự chú ý quan trọng. Mối quan hệ thân thiết
giữa hai chính quyền chắc chắn sẽ giúp Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hợp tác
với các quốc gia khác – bao gồm Trung Quốc [nếu nước này đồng ý hợp tác]
– nhằm xây dựng một khu vực an toàn, an ninh, và thịnh vượng.
Những phân tích của tôi về Việt Nam cho thấy rằng đứng giữa khoảng
cách giữa Việt Nam hiện tại và một Việt Nam thịnh vượng hơn trong tương
lai là một loạt các quyết định chính trị quan trọng về phát triển thể
chế. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng kinh tế khổng lồ. Kinh tế
Việt Nam có tiềm năng phát triển tốt hơn nữa. Người Việt Nam đã nhìn
thấy những cải thiện rất quan trọng trong đời sống của họ, nhưng những
cải thiện ấy chỉ đạt được ở tốc độ thấp do sự bất bình đẳng giữa các
nhóm thu nhập, và đang tiến triển rất chậm do những kiềm hãm về thể chế
khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển giáo dục, chăm sóc
sức khoẻ, và các cơ hội kinh tế.
Nhưng tôi tin chắc rằng một xã hội ngày càng dựa vào pháp trị cùng
với các hệ thống minh bạch và trách nhiệm giải trình là các yếu tố quan
trọng giúp đưa Việt Nam tiến lên dù vấn đề này có thể gây tranh cãi. Các
lãnh đạo Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của những bước đi như thế này.
Nhưng câu hỏi đặt ra là ai sẽ đứng ra thực hiện chuyện này? Thực sự,
Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều khi mối quan hệ giữa hai quốc gia đã trở
nên tốt hơn. Việt Nam có rất nhiều điều cần học hỏi từ Mỹ nhưng cũng có
một số điều cần tránh. Về những gì cần học hỏi hãy xem những vấn đề về
chế độ pháp trị. Về những gì cần tránh hãy thế ảnh hướng quá đáng của
các nhóm lời ích vào nền dân chủ của Mỹ — một trong những yếu tố mà đã
anh hưởng xấu đến phúc lợi của dân thường.
Quan trọng nhất là Việt Nam nên tiến đến mối quan hệ với Mỹ một cách
cẩn trọng nhưng với tinh thần cởi mở, cam kết cải cách và dân chủ hóa để
tiến đến một xã hội công bằng văn minh mà người Việt Nam ở mọi thành
phần đã nỗ lực tìm kiếm trong nhiều thế kỷ qua. Mối quan hệ thân thiết
hơn với Hoa Kỳ và các đất nước khác rất đáng được hoan nghênh và có thể
giúp Việt Nam đối phó với những thách thức và đưa ra những quyết định
khi cần. Nhưng sau rốt, chính người Việt Nam phải đoàn kết với nhau để
có một tương lai thịnh vượng và bảo đảm hơn.
JL
(Blog Xin Lỗi Ông)
Lưu ý: Một bản ngấn hơn đã được đang trên báo Tuổi Trẻ vào ngày 5/10/2014. Bấm ở dưới để đọc. Đọc giả sẽ thấy một số khác biệt. Tác giả đang thảo luận với tờ báo nhằm mục tiêu đạt được một sự đồng ý về những nguyên tắc chủ bút. Cảm ơn báo TT.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Jonathan London: Quan hệ Việt – Mỹ và tương lai của Việt Nam
Chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đến Washington lần này đánh dấu một sự kiện quan trọng trong quá trình làm nồng ấm mối quan hệ giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam.
Chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đến Washington
lần này đánh dấu một sự kiện quan trọng trong quá trình làm nồng ấm mối
quan hệ giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam. Cuộc gặp song phương giữa ông
Minh và ông Kerry diễn ra một vài tháng sau các cuộc thảo luận cấp cao
giữ nhiều đại diện khác nhau của hai nhà nước trong bối cảnh Trung Quốc
đang âm mưu thực thi các yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông và
đang nỗ lực thay đổi hiện trạng trên vùng biển này qua những phương tiện
cưỡng bức khác nhau.
Trước những sự đe dọa này – đối với chủ quyền Việt Nam và an ninh khu
vực – việc Washington sắp dỡ bỏ lệnh bán vũ khí sát thương cho Hà Nội
đã thu hút rất nhiều mối quan tâm trực tiếp. Ngoài việc chuyển giao các
phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này còn mang ý nghĩa biểu
tượng to lớn. Và cũng phản ánh những biên đổi to lớn và ngaỳ càng phức
tạp trong nền chính trị toàn câu.
Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương hiện nay đang rất thiếu thái bình.
Sau những hành động trái phép của chính quyền Bắc Kinh, cái được gọi là
“niềm tin chiến lược” đã bị thiệt hại nghiêm trọng, nếu không muốn nói
là đã mất đi. Cụ thể, trong một thời gian rất ngắn, hành vi của Trung
Quốc đã dẫn đến việc nhiều nước trong khu vực phải mua sắm vũ khí. Rõ
ràng Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền đất nước và song song đó cũng phải
đấu tranh theo cách đa phương. Nhưng vào thời đại đặc biệt phức tạp này,
Việt Nam nên thiết lập đối tác với ai, đặc biệt là những quốc gia có
liên quan đến vấn đề biển Đông?
Nến cố gắng phát triển những quan hệ tốt nhất mà có thẻ với Bắc Kinh
nhưng cũng không chịu một quan hệ ‘anh em’ là đúng. Tình trạng đối với
Trung Quốc còn quá phức tạp và rất khó đoán những ý định của Bắc Kinh là
như thế nào. Còn Nga? Ngoài việc bán vũ khí, thì động thái của Putin
trong những hồ sơ ở Châu Âu đã làm cho quyền mềm của nước đó xuống rất
nghiêm trọng. Vì nhiều lý do khác nhau, đôi tác với Mỹ là một phương án
hấp dẫn, nếu chưa đủ đâu. Việc Việt Nam đang tăng cường những quan hệ
chiến lược mới (v.d., Ấn, Nhật) là rất có lý. Nhưng phải đề ý. Dù chiến
lược của Việt Nam là làm bạn với tất cả nhưng phải có những mối quan hệ
dựa vào “niềm tin đáng tin cậy và bền vững”.
Việc Washington dỡ bỏ lệnh cấm báo hiệu một sự hợp tác quân sự sâu
rộng hơn giữa hai nhà nước. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ lần này giữa các lãnh
đạo hai bên vượt xa phạm vi hợp tác quân sự. Gần bốn thập kỷ sau cuộc
chiến tranh thảm khốc, Mỹ và Việt Nam đã cùng chia sẻ nhiều quan tâm đến
lĩnh vực thương mại, đầu tư, và giáo dục. Cả hai nước cũng rất lưu tâm
đến nhu cầu chế ngự “chính sách đơn phương không bị ngăn cản” [unchecked
unilateralism] của Bắc Kinh – một cách nói ngoại giao được ông Phạm
Bình Minh mô tả gần đây.
Về phương diện quốc tế, cảnh quan mối quan hệ nồng ấm giữa Hà Nội và
Washington thu hút rất nhiều sự chú ý quan trọng. Mối quan hệ thân thiết
giữa hai chính quyền chắc chắn sẽ giúp Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hợp tác
với các quốc gia khác – bao gồm Trung Quốc [nếu nước này đồng ý hợp tác]
– nhằm xây dựng một khu vực an toàn, an ninh, và thịnh vượng.
Những phân tích của tôi về Việt Nam cho thấy rằng đứng giữa khoảng
cách giữa Việt Nam hiện tại và một Việt Nam thịnh vượng hơn trong tương
lai là một loạt các quyết định chính trị quan trọng về phát triển thể
chế. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng kinh tế khổng lồ. Kinh tế
Việt Nam có tiềm năng phát triển tốt hơn nữa. Người Việt Nam đã nhìn
thấy những cải thiện rất quan trọng trong đời sống của họ, nhưng những
cải thiện ấy chỉ đạt được ở tốc độ thấp do sự bất bình đẳng giữa các
nhóm thu nhập, và đang tiến triển rất chậm do những kiềm hãm về thể chế
khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển giáo dục, chăm sóc
sức khoẻ, và các cơ hội kinh tế.
Nhưng tôi tin chắc rằng một xã hội ngày càng dựa vào pháp trị cùng
với các hệ thống minh bạch và trách nhiệm giải trình là các yếu tố quan
trọng giúp đưa Việt Nam tiến lên dù vấn đề này có thể gây tranh cãi. Các
lãnh đạo Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của những bước đi như thế này.
Nhưng câu hỏi đặt ra là ai sẽ đứng ra thực hiện chuyện này? Thực sự,
Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều khi mối quan hệ giữa hai quốc gia đã trở
nên tốt hơn. Việt Nam có rất nhiều điều cần học hỏi từ Mỹ nhưng cũng có
một số điều cần tránh. Về những gì cần học hỏi hãy xem những vấn đề về
chế độ pháp trị. Về những gì cần tránh hãy thế ảnh hướng quá đáng của
các nhóm lời ích vào nền dân chủ của Mỹ — một trong những yếu tố mà đã
anh hưởng xấu đến phúc lợi của dân thường.
Quan trọng nhất là Việt Nam nên tiến đến mối quan hệ với Mỹ một cách
cẩn trọng nhưng với tinh thần cởi mở, cam kết cải cách và dân chủ hóa để
tiến đến một xã hội công bằng văn minh mà người Việt Nam ở mọi thành
phần đã nỗ lực tìm kiếm trong nhiều thế kỷ qua. Mối quan hệ thân thiết
hơn với Hoa Kỳ và các đất nước khác rất đáng được hoan nghênh và có thể
giúp Việt Nam đối phó với những thách thức và đưa ra những quyết định
khi cần. Nhưng sau rốt, chính người Việt Nam phải đoàn kết với nhau để
có một tương lai thịnh vượng và bảo đảm hơn.
JL
(Blog Xin Lỗi Ông)
Lưu ý: Một bản ngấn hơn đã được đang trên báo Tuổi Trẻ vào ngày 5/10/2014. Bấm ở dưới để đọc. Đọc giả sẽ thấy một số khác biệt. Tác giả đang thảo luận với tờ báo nhằm mục tiêu đạt được một sự đồng ý về những nguyên tắc chủ bút. Cảm ơn báo TT.