Nhân Vật

KẺ THÙ CỦA VNCH: DI SẢN CỦA CỐ THỦ TƯỚNG GOUGH WHITLAM

Cựu Thủ tướng Gough Whitlam đã qua đời vào sáng thứ Ba (21.10.2014), thọ 98 tuổi và báo chí Úc đang đề cập đến những di sản đầy tranh cãi mà ông để lại


Cựu Thủ tướng Gough Whitlam đã qua đời vào sáng thứ Ba (21.10.2014), thọ 98 tuổi và báo chí Úc đang đề cập đến những di sản đầy tranh cãi mà ông để lại. Tùy theo quan điểm chính trị, người ta có thể xem ông Whitlam là “thủ tướng tệ nhất” trong lịch sử Úc hay “thủ tướng đầy viễn kiến” của Úc.

Ông Whitlam qua đời tại viện dưỡng lão Lulworth House, một nhà dưỡng lão cổ nằm sát bệnh viện St Luke's Hospital tại vịnh Elizabeth Bay, là nơi mà ông đã sống từ năm 2010.

Ông Whitlam sinh năm 1916 tại vùng Kew, Melbourne, trong một gia đình khá giả, ba ông là một công chức liên bang, làm việc trong Biện lý cuộc liên bang (Commonwealth Crown Solicitor). Thời nhỏ, Whitlam học toàn trường tư và tốt nghiệp luật tại Đại học Sydney. Whitlam cũng từng đi lính trong Đệ nhị Thế chiến, trở thành sĩ quan hoa tiêu trên một oanh tạc cơ với cấp bậc trung uý.

Ông là thủ tướng thứ 21 của Úc, nhiệm chức từ ngày 5.12.1972 đến khi bị Tổng Toàn quyền John Kerr bãi nhiệm ngày 11.11.1975. Sinh thời, khi đảm nhiệm chức thủ tướng, ông đã đưa ra nhiều thay đổi táo bạo về đối nội và đối ngoại. Gough Whitlam là lãnh tụ đầu tiên của Lao Động đại diện cho miền Tây Sydney và là lãnh tụ liên bang đầu tiên chú ý đến những nhu cầu tại miền Tây Sydney. Nhiều nhân vật ca ngợi những thay đổi mà ông kiến tạo cho đời sống Úc, từ việc đơn giản như cái cầu tiêu: trước đó nhà Úc đều xây dựng với cầu tiêu bên ngoài và chính ông Whitlam đã đề nghị cải tổ lại hệ thống ống thải nước, thiết kế ngay trong nhà để xây dựng nhà vệ sinh bên trong.

Sinh thời, cố thủ hiến Neville Wran từng nhận xét: “Người ta nói rằng Caesar Augustus đến khi Rome chỉ là gạch, nhưng khi ông ta đi thì nó là cẩm thạch. Có thể nói rằng khi Gough Whitlam đến thì các vùng ngoại ô của Sydney, Melbourne và Brisbane không có cng rãnh, khi ông ta rời thì nó trang bị đầy đủ.”

 

Phát biểu tại Hạ Viện ngay sáng Thứ Ba, Thủ tướng Tony Abbott khẳng định rằng ông Whitlam đã “thay đổi nước Úc sau ba năm làm thủ tướng”. Ông Abbott kể lại kinh nghiệm của mình với cố thủ tướng Whitlam: “Tôi tự giới thiệu tôi với ông ta vào năm 1978 trong một buổi lễ tại Đại học Sydney. ‘Tôi có nghe nói về anh. Anh là một kiểu người Tự Do". Tôi bảo tôi thực sự ủng hộ đảng DLP, ông ta bảo “Vậy thì tệ hơn”.

Ông Abbott tuyên bố rằng Whitlam là người mà người khác cảm thấy “khó để bất đồng và không thể nào ghét”. Ông nói: “Gough đã ra đi nhưng sẽ luôn được tưởng nhớ”.

 

Tuy nhiên nhà bình luận Mal Farr đã nói đến di sản của ông Whitlam khi so sánh với chính sách của TT Abbott:

Đại học:

Từ đầu thập niên 1970 đã có vận động nới lỏng hãy để giới lao động và trung lưu có thể hấp thụ giáo dục đại học dễ dàng hơn và ngày 1.1.1975 ông Whitlam tuyên bố chính sách giáo dục đại học miễn phí.

Sau đó đến thập niên 80 thì chính sách này trở thành gánh nặng và nguyên thủ tướng Bob Hawke đưa ra chương trình “Higher Education Contribution Scheme” (HECS).

Hiện tại chính quyền Abbott Government đang muốn nới lỏng các quy định học phí, cho các đại học tự quyết định. Ngoài ra theo cải tổ này thì một khoản nợ HECS 30,000 Úc kim có sẽ lên đến 38,000 Úc kim sau 5 năm, sau 20 năm có thể lên đến trên 80,000 Úc kim.

 

Y tế:

Vào thập niên 1970 một bộ phận lớn dân số Úc không có bảo hiểm y tế, do đó chính phủ Whitlam đưa ra chương trình Medibank, và sau đó đổi tên thành Medicare. Đầu tiên Tự Do quyết liệt phản đối cải tổ này, bác bỏ dự luật này đến 3 lần tại thượng viện nhưng đến năm 1974 thì đồng ý thông qua.

Hiện tại chính phủ Abbott đang đưa ra chương trình Medicare co-payment đang gây tranh cãi.

 

Đối ngoại:

Ủng hộ tiến trình giải thực, ông Whitlam đã trao trả độc lập cho Papua New Guinea sau 70 năm bị Úc đô hộ. Khi đó ông tuyên bố: “Không bao giờ quên rằng, bằng việc trao trả độc lập cho những nước thuộc địa trước đây, chúng ta những người Úc nâng cao nền độc lập của chính mình. Úc sẽ không bao giờ thật sự tự do đến khi Papua New Guinea thật sự tự do.”

Ông Whitlam là thủ tướng Úc đầu tiên phát triển quan hệ mật thiết với Indonesia nhưng bị chỉ trích nhiều năm vì bị xem là thất bại trong việc ngăn cản Indonesia chiếm đóng Đông Timo.

Ông cũng đã có những bước đi táo bạo để tạo ra vị thế quốc tế của Úc khi thành lập cơ quan viện trợ mang tên “Australian Development Assistance Agency”, tiền thân của AusAID, tăng ngoại viện từ 220 triệu Úc kim trong tài khóa 1972-73 lên 350 triệu trong tài khóa 1975-76.

Hiện tại chính phủ Abbott đang cắt giảm dần ngoại viện.

 

Sự can đảm chính trị

Như đã nói ở trên, tùy theo góc nhìn người ta có thể xem ông Whitlam là “thủ tướng tệ nhất” trong lịch sử Úc hay “thủ tướng đầy viễn kiến”, tuy nhiên ai cũng công nhận ông ta là người có sự đảm lược chính trị, thí dụ dám công nhận Trung Quốc từ năm 1972 (trước cả Mỹ), công nhận Bắc Việt năm 1974. Ngoài ra ông cũng được xem là can đảm khi đưa ra các cải tổ táo bạo, chưa từng có trong xã hội Úc: chấm dứt chính sách quân dịch, cải tổ về quyền sở hữu đất của thổ dân, ra luật cho phép ly dị theo ý muốn chứ không cần phải chứng minh người phối ngẫu là có lỗi (no-fault divorce), bãi bỏ án tử hình, bãi bỏ hoàn toàn Chính sách Người Úc Da trắng, đưa ra Luật Phân biệt Chủng tộc.

Theo giới bình luận thì ông Whitlam làm theo “tầm nhìn” của mình trong khi hiện tại, bất luận việc gì, các chính trị gia đều để ý đến phản ứng của công chúng qua các cuộc thăm dò dư luận.

 

Quan hệ với Cabramatta và Cộng đồng Việt Nam

Điều rõ ràng là Cộng đồng Việt Nam không có mấy thiện cảm với ông Whitlam.

Là một chính trị gia thiên tả, Whitlam đã công nhận Trung Quốc từ năm 1972 và năm 1974 đã công nhận Bắc Việt. Do vậy, đến năm 1975, trong những ngày cuối cùng của VNCH, Toà Đại Sứ Úc tại Sài Gòn đã khẩn thiết kêu gọi chính phủ Úc cấp visa cho những nhân viên người Việt, tuy nhiên ông Whitlam đã lạnh lùng bác bỏ. Thậm chí ông Whitlam còn cảnh cáo toà đại sứ là không được đi quá đà.

Vì muốn ve vãn khối cộng sản Á Châu, ông Whitlam phải nhân nhượng với áp lực của Hà Nội là “không được nhận người di tản”. Ngoài ra, ông cũng tính toán là những người Việt di tản hay vượt biển là người chống Cộng, tức có đầu óc thiên hữu: nếu cho những người tỵ nạn thiên hữu nhập cư và trở thành công dân Úc thì họ sẽ là nguồn hậu thuẫn của đảng Tự Do.

Tuy nhiên trớ trêu thay chính ông là lý do đã khiến vùng Cabramatta trở thành “thủ đô tỵ nạn Việt Nam.

Năm 1947 Whitlam dùng tiền vay giành cho cựu chiến binh để xây một căn nhà tại vùng biển Cronulla và gia nhập đảng Lao Động. Tuy nhiên xuất thân trưởng giả của gia đình và việc sinh sống tại khu nhà giàu này khiến giới lãnh đạo đảng Lao Động tỏ ra dè dặt, cho rằng ông không thực tâm tranh đấu cho giai tầng lao động.

Đến năm 1955 Whitlam chuyển đến sống tại vùng Cabramatta để có thể danh chính ngôn thuận ra ứng cử vào quốc hội liên bang như một đảng viên Lao Động. Từ đó đi lên dần, nắm vai trò lãnh tụ đảng rồi lãnh đạo đến thắng lợi đầu tiên sau 23 năm ở thể đối lập vào năm 1972.

Tuy nhiên đến tháng 11 năm 1975 thì Whitlam bị bãi nhiệm với lý do không giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách. Sau khi ông Malcome Fraser của Tự Do lên thay thì chính sách tỵ nạn của Úc mới thực sự thay đổi. Ông Fraser đã mở rộng cánh cửa cho người tỵ nạn Việt Nam và sử dụng người tỵ nạn “thiên hữu” để tấn công Lao Động.

Vì Cabramatta là “bản quán” của lãnh tụ phe tả Whitlam nên ông Fraser đã sắp xếp để người tỵ nạn thiên hữu đến tạm trú tại các hostel ở Cabramatta. Theo tính toán thì chỉ hai năm sau khi định cư tại đây, những nguời tỵ nạn sẽ nhập tịch và sẽ thành lực lượng nội ứng của mình.

Cũng cần nhắc thêm về thái độ kỳ thị người Việt tỵ nạn. Theo ông Clyde Cameron, nguyên là Tổng trưởng Di Trú trong chính phủ Lao Động thời ấy, thì ông Whitlam đã nói về những thuyền nhân Việt Nam như thế này: “Đây là những người giàu có, những kẻ đã cướp bóc, buôn bán ma túy và trong nhiều trường hợp, chính là gái mại dâm ngay tại đất nước của họ, nhiều người đã mang những mầm bệnh hoa liễu vốn chưa có thuốc chữa trị.” Sau đó ông tuyên bố với nội các của mình, bảo phải ngăn chặn, đừng để “Bọn Balt Việt Nam chết tiệt đó đem những oán thù chính trị và tôn giáo của chúng đến gieo rắc vào xã hội chúng ta.”

Balt là tiếng để chỉ những người Trung Ấn, sống quanh vùng biển Baltic, đã từng bị Úc kỳ thị trong thời gian áp dụng chính sách chỉ thu nhận di dân Anglo-Saxon.

TVQ chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

KẺ THÙ CỦA VNCH: DI SẢN CỦA CỐ THỦ TƯỚNG GOUGH WHITLAM

Cựu Thủ tướng Gough Whitlam đã qua đời vào sáng thứ Ba (21.10.2014), thọ 98 tuổi và báo chí Úc đang đề cập đến những di sản đầy tranh cãi mà ông để lại


Cựu Thủ tướng Gough Whitlam đã qua đời vào sáng thứ Ba (21.10.2014), thọ 98 tuổi và báo chí Úc đang đề cập đến những di sản đầy tranh cãi mà ông để lại. Tùy theo quan điểm chính trị, người ta có thể xem ông Whitlam là “thủ tướng tệ nhất” trong lịch sử Úc hay “thủ tướng đầy viễn kiến” của Úc.

Ông Whitlam qua đời tại viện dưỡng lão Lulworth House, một nhà dưỡng lão cổ nằm sát bệnh viện St Luke's Hospital tại vịnh Elizabeth Bay, là nơi mà ông đã sống từ năm 2010.

Ông Whitlam sinh năm 1916 tại vùng Kew, Melbourne, trong một gia đình khá giả, ba ông là một công chức liên bang, làm việc trong Biện lý cuộc liên bang (Commonwealth Crown Solicitor). Thời nhỏ, Whitlam học toàn trường tư và tốt nghiệp luật tại Đại học Sydney. Whitlam cũng từng đi lính trong Đệ nhị Thế chiến, trở thành sĩ quan hoa tiêu trên một oanh tạc cơ với cấp bậc trung uý.

Ông là thủ tướng thứ 21 của Úc, nhiệm chức từ ngày 5.12.1972 đến khi bị Tổng Toàn quyền John Kerr bãi nhiệm ngày 11.11.1975. Sinh thời, khi đảm nhiệm chức thủ tướng, ông đã đưa ra nhiều thay đổi táo bạo về đối nội và đối ngoại. Gough Whitlam là lãnh tụ đầu tiên của Lao Động đại diện cho miền Tây Sydney và là lãnh tụ liên bang đầu tiên chú ý đến những nhu cầu tại miền Tây Sydney. Nhiều nhân vật ca ngợi những thay đổi mà ông kiến tạo cho đời sống Úc, từ việc đơn giản như cái cầu tiêu: trước đó nhà Úc đều xây dựng với cầu tiêu bên ngoài và chính ông Whitlam đã đề nghị cải tổ lại hệ thống ống thải nước, thiết kế ngay trong nhà để xây dựng nhà vệ sinh bên trong.

Sinh thời, cố thủ hiến Neville Wran từng nhận xét: “Người ta nói rằng Caesar Augustus đến khi Rome chỉ là gạch, nhưng khi ông ta đi thì nó là cẩm thạch. Có thể nói rằng khi Gough Whitlam đến thì các vùng ngoại ô của Sydney, Melbourne và Brisbane không có cng rãnh, khi ông ta rời thì nó trang bị đầy đủ.”

 

Phát biểu tại Hạ Viện ngay sáng Thứ Ba, Thủ tướng Tony Abbott khẳng định rằng ông Whitlam đã “thay đổi nước Úc sau ba năm làm thủ tướng”. Ông Abbott kể lại kinh nghiệm của mình với cố thủ tướng Whitlam: “Tôi tự giới thiệu tôi với ông ta vào năm 1978 trong một buổi lễ tại Đại học Sydney. ‘Tôi có nghe nói về anh. Anh là một kiểu người Tự Do". Tôi bảo tôi thực sự ủng hộ đảng DLP, ông ta bảo “Vậy thì tệ hơn”.

Ông Abbott tuyên bố rằng Whitlam là người mà người khác cảm thấy “khó để bất đồng và không thể nào ghét”. Ông nói: “Gough đã ra đi nhưng sẽ luôn được tưởng nhớ”.

 

Tuy nhiên nhà bình luận Mal Farr đã nói đến di sản của ông Whitlam khi so sánh với chính sách của TT Abbott:

Đại học:

Từ đầu thập niên 1970 đã có vận động nới lỏng hãy để giới lao động và trung lưu có thể hấp thụ giáo dục đại học dễ dàng hơn và ngày 1.1.1975 ông Whitlam tuyên bố chính sách giáo dục đại học miễn phí.

Sau đó đến thập niên 80 thì chính sách này trở thành gánh nặng và nguyên thủ tướng Bob Hawke đưa ra chương trình “Higher Education Contribution Scheme” (HECS).

Hiện tại chính quyền Abbott Government đang muốn nới lỏng các quy định học phí, cho các đại học tự quyết định. Ngoài ra theo cải tổ này thì một khoản nợ HECS 30,000 Úc kim có sẽ lên đến 38,000 Úc kim sau 5 năm, sau 20 năm có thể lên đến trên 80,000 Úc kim.

 

Y tế:

Vào thập niên 1970 một bộ phận lớn dân số Úc không có bảo hiểm y tế, do đó chính phủ Whitlam đưa ra chương trình Medibank, và sau đó đổi tên thành Medicare. Đầu tiên Tự Do quyết liệt phản đối cải tổ này, bác bỏ dự luật này đến 3 lần tại thượng viện nhưng đến năm 1974 thì đồng ý thông qua.

Hiện tại chính phủ Abbott đang đưa ra chương trình Medicare co-payment đang gây tranh cãi.

 

Đối ngoại:

Ủng hộ tiến trình giải thực, ông Whitlam đã trao trả độc lập cho Papua New Guinea sau 70 năm bị Úc đô hộ. Khi đó ông tuyên bố: “Không bao giờ quên rằng, bằng việc trao trả độc lập cho những nước thuộc địa trước đây, chúng ta những người Úc nâng cao nền độc lập của chính mình. Úc sẽ không bao giờ thật sự tự do đến khi Papua New Guinea thật sự tự do.”

Ông Whitlam là thủ tướng Úc đầu tiên phát triển quan hệ mật thiết với Indonesia nhưng bị chỉ trích nhiều năm vì bị xem là thất bại trong việc ngăn cản Indonesia chiếm đóng Đông Timo.

Ông cũng đã có những bước đi táo bạo để tạo ra vị thế quốc tế của Úc khi thành lập cơ quan viện trợ mang tên “Australian Development Assistance Agency”, tiền thân của AusAID, tăng ngoại viện từ 220 triệu Úc kim trong tài khóa 1972-73 lên 350 triệu trong tài khóa 1975-76.

Hiện tại chính phủ Abbott đang cắt giảm dần ngoại viện.

 

Sự can đảm chính trị

Như đã nói ở trên, tùy theo góc nhìn người ta có thể xem ông Whitlam là “thủ tướng tệ nhất” trong lịch sử Úc hay “thủ tướng đầy viễn kiến”, tuy nhiên ai cũng công nhận ông ta là người có sự đảm lược chính trị, thí dụ dám công nhận Trung Quốc từ năm 1972 (trước cả Mỹ), công nhận Bắc Việt năm 1974. Ngoài ra ông cũng được xem là can đảm khi đưa ra các cải tổ táo bạo, chưa từng có trong xã hội Úc: chấm dứt chính sách quân dịch, cải tổ về quyền sở hữu đất của thổ dân, ra luật cho phép ly dị theo ý muốn chứ không cần phải chứng minh người phối ngẫu là có lỗi (no-fault divorce), bãi bỏ án tử hình, bãi bỏ hoàn toàn Chính sách Người Úc Da trắng, đưa ra Luật Phân biệt Chủng tộc.

Theo giới bình luận thì ông Whitlam làm theo “tầm nhìn” của mình trong khi hiện tại, bất luận việc gì, các chính trị gia đều để ý đến phản ứng của công chúng qua các cuộc thăm dò dư luận.

 

Quan hệ với Cabramatta và Cộng đồng Việt Nam

Điều rõ ràng là Cộng đồng Việt Nam không có mấy thiện cảm với ông Whitlam.

Là một chính trị gia thiên tả, Whitlam đã công nhận Trung Quốc từ năm 1972 và năm 1974 đã công nhận Bắc Việt. Do vậy, đến năm 1975, trong những ngày cuối cùng của VNCH, Toà Đại Sứ Úc tại Sài Gòn đã khẩn thiết kêu gọi chính phủ Úc cấp visa cho những nhân viên người Việt, tuy nhiên ông Whitlam đã lạnh lùng bác bỏ. Thậm chí ông Whitlam còn cảnh cáo toà đại sứ là không được đi quá đà.

Vì muốn ve vãn khối cộng sản Á Châu, ông Whitlam phải nhân nhượng với áp lực của Hà Nội là “không được nhận người di tản”. Ngoài ra, ông cũng tính toán là những người Việt di tản hay vượt biển là người chống Cộng, tức có đầu óc thiên hữu: nếu cho những người tỵ nạn thiên hữu nhập cư và trở thành công dân Úc thì họ sẽ là nguồn hậu thuẫn của đảng Tự Do.

Tuy nhiên trớ trêu thay chính ông là lý do đã khiến vùng Cabramatta trở thành “thủ đô tỵ nạn Việt Nam.

Năm 1947 Whitlam dùng tiền vay giành cho cựu chiến binh để xây một căn nhà tại vùng biển Cronulla và gia nhập đảng Lao Động. Tuy nhiên xuất thân trưởng giả của gia đình và việc sinh sống tại khu nhà giàu này khiến giới lãnh đạo đảng Lao Động tỏ ra dè dặt, cho rằng ông không thực tâm tranh đấu cho giai tầng lao động.

Đến năm 1955 Whitlam chuyển đến sống tại vùng Cabramatta để có thể danh chính ngôn thuận ra ứng cử vào quốc hội liên bang như một đảng viên Lao Động. Từ đó đi lên dần, nắm vai trò lãnh tụ đảng rồi lãnh đạo đến thắng lợi đầu tiên sau 23 năm ở thể đối lập vào năm 1972.

Tuy nhiên đến tháng 11 năm 1975 thì Whitlam bị bãi nhiệm với lý do không giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách. Sau khi ông Malcome Fraser của Tự Do lên thay thì chính sách tỵ nạn của Úc mới thực sự thay đổi. Ông Fraser đã mở rộng cánh cửa cho người tỵ nạn Việt Nam và sử dụng người tỵ nạn “thiên hữu” để tấn công Lao Động.

Vì Cabramatta là “bản quán” của lãnh tụ phe tả Whitlam nên ông Fraser đã sắp xếp để người tỵ nạn thiên hữu đến tạm trú tại các hostel ở Cabramatta. Theo tính toán thì chỉ hai năm sau khi định cư tại đây, những nguời tỵ nạn sẽ nhập tịch và sẽ thành lực lượng nội ứng của mình.

Cũng cần nhắc thêm về thái độ kỳ thị người Việt tỵ nạn. Theo ông Clyde Cameron, nguyên là Tổng trưởng Di Trú trong chính phủ Lao Động thời ấy, thì ông Whitlam đã nói về những thuyền nhân Việt Nam như thế này: “Đây là những người giàu có, những kẻ đã cướp bóc, buôn bán ma túy và trong nhiều trường hợp, chính là gái mại dâm ngay tại đất nước của họ, nhiều người đã mang những mầm bệnh hoa liễu vốn chưa có thuốc chữa trị.” Sau đó ông tuyên bố với nội các của mình, bảo phải ngăn chặn, đừng để “Bọn Balt Việt Nam chết tiệt đó đem những oán thù chính trị và tôn giáo của chúng đến gieo rắc vào xã hội chúng ta.”

Balt là tiếng để chỉ những người Trung Ấn, sống quanh vùng biển Baltic, đã từng bị Úc kỳ thị trong thời gian áp dụng chính sách chỉ thu nhận di dân Anglo-Saxon.

TVQ chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm