Tham Khảo

KHẢ NĂNG ĐỤNG ĐỘ MỸ TRUNG TẠI BIỂN ĐÔNG?

Những ngày cuối năm 2014 này một biến cố kinh tế lớn đi sau một loạt biến cố chính trị tại Đông Âu và tình hình có vẻ "dậm chân tại chỗ" tại Biển Đông , đó là sự đột ngột hạ giá dầu trên thế giới.
Thưa bạn đọc
Những ngày cuối năm 2014 này một biến cố kinh tế lớn đi sau một loạt biến cố chính trị tại Đông Âu và tình hình có vẻ "dậm chân tại chỗ" tại Biển Đông , đó là sự đột ngột hạ giá dầu trên thế giới. 
Nhiều đồn đoán mô phỏng tình hình chính trị thế giới sau sự hạ giảm quá sâu của giá dầu này ảnh huởng ra sao đối với tình hình Đông Âu mà Nga là nhân vật CHÍNH, tiếp đến là tình hình Quốc Gia Hồi Giáo và sau hết là tình hình tại Đông Nam Á mà chủ yếu là Biển Đông.
  Bài sau này mô phỏng khả năng đối đầu Mỹ Trung  nhưng rốt cuộc là chuyện khó xảy ra và tình hình hiện nay qua thang 12/ 2014  đang hé lộ khả năng này.   

DHL  

================================================================

nguyên tác : Armed Clash in the South China Sea
Bonnie S. Glaser
viết và xuất bản vào tháng tư 2012

bản dịch: Đinh hoa Lư

   

 Bonnie S. Glaser là cố vấn kỳ cựu (senior advisor) về Á Châu . Bà từng là chủ tịch của Cơ Quan Nghiên Cứu về Trung Hoa , Tham Vấn thâm niên của Ủy Ban Thái bình Dương Nghiên Cứu Chiến Lược cùng Bang Giao Quốc Tế. Bà có rất nhiều bài viết về vấn đề Trung Hoa cùng liên quan đến Á Châu Thái bình dương nhất là vấn đề Đông Hải và Biển Đông (Nam Hải )

Hai tàu hải quân Hoa kỳ USS John S. McCain và USNS Safeguard cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng vào ngày 7 tháng Tư 2014 trong chuyến thăm viếng trao đổi hữu nghị với VN
[-trong bài dịch biển Nam Trung Hoa được thay bằng Biển Đông-dhl]

I PHẦN GIỚI THIỆU
 
Nguy cơ về cuộc chiến ở biển Nam Hải càng lúc càng rõ ràng. Trung Hoa , Đài Loan, Việt Nam , Miến điện, Mã Lai, Brunei, và Phi luật Tân những nước từng xảy ra nhiều tranh chấp lãnh hải cùng tuyên bố pháp lý về quyền khai thác các nguồn năng lượng dầu cùng khí đốt tại đây. Quyền tư do hải hành cũng là vấn đề đáng chú ý khác nhất đặc biệt giữa Mỹ và Trung Hoa về quyền hải hành của các chiến hạm Mỹ trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế(EEZ)hai trăm hải lý của Trung Hoa. Mối căng thẳng càng ngày càng rõ nét, khi Trung Hoa lộ rõ việc chủ tâm tăng cường lực lượng quân sự trong vùng. Trung hoa còn hiện đại hóa đáng kể các lực lượng bán quân sự hàng hải cùng sức mạnh hải quân hòng khẳng định chủ quyền cùng quyền tài phán bằng sức mạnh lúc cần thiết. Cùng thời gian này, chính sự tăng cường sức mạnh của họ đã đặt lực lượng của Mỹ trong vùng vào cơ nguy đối đầu ,vì chuyện họ không chấp nhận sự hoạt động của Hải quân Mỹ ở Tây Thái bình Dương.
 
Tầm quan trọng gia tăng về mối tương quan Trung Mỹ, chung cho toàn vùng Á Châu Thái bình Dương, đối với kinh tế toàn cầu, Mỹ từ quyền lợi to lớn ở đây phải có bổn phận ngăn ngừa mọi sự leo thang quân sự để đối đầu nhau trong vùng biển Nam Hải .
 
II CÁC TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA  
 
Có vài tình huống dự phòng có thể tiên đoán ra về khả năng đụng độ võ trang tại Biển Đông(Nam Hải) trong đó có ba trường hợp đe dọa đến quyền lợi Mỹ khiến Mỹ phải phản ứng tức khắc.
 
Chuyện dự phòng trước nhất là tình huống nguy hiểm xảy ra đụng độ khi lực lương Mỹ hoạt động trong vùng đặc quyền Kinh tế của Trung Hoa(EEZ)khiến Trung Hoa phải đáp ứng lại bằng quân sự. Mỹ cho rằng không có điều khoản tài phán trong HỘI NGhị Mở Rộng LHQ về Luật Biển(UNCLOS) cho phép nước cạnh vùng đặc quyền kinh tế này chống lại các lực lượng quân sự nước khác hoạt động trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế(EEZ) phải cần sự cho phép hay bằng lòng của nước cạnh đó. Trung Hoa vẫn cho rằng những hoạt động vừa nêu khi không thông báo trước và chưa được phép nước ven bờ đó là vi phạm luật pháp nước đó cùng luật quốc tế. Trung Hoa năng cho phi cơ nghênh cản các phi cơ do thám của Mỹ đưa đến các rủi ro mà bằng chứng vụ chiếc F 8 của Trung hoa đã va chạm và rơi khi va vào chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ gần đảo Hải Nam vào tháng Tư 2001 . Trung hoa có thể gây nên tai nạn hàng hải ví dụ khi cho tàu gây rối chiếc tàu Mỹ USNS Impeccable, chiếc USNS Victorious vào năm 2009 . Sự phát triển to lớn về tàu ngầm của Trung hoa cũng gia tăng mối đe dọa từ những tai nạn hải hành , lấy thí dụ vụ chiếc tàu ngầm Trung Hoa đã va chạm vào đuôi dàn kéo phía sau của 1 chiến hạm Mỹ vào tháng Sáu 2009. Bởi vì phi cơ trinh thám Mỹ các tàu trinh thám Mỹ không có trang bị vũ khí, đó là lý do Mỹ phải cho các tàu trang bị hộ tống theo sau. Bất cứ môt tính toán hay hiểu lầm nào cũng đưa đến hậu quả tấn công hỏa lực qua lại , sẽ dẫn đến leo thang quân sự cùng kết tạo ra các khủng hoảng chính trị lớn hơn. Càng gia tăng mất niềm tin giữa Mỹ-Trung Hoa càng làm căng thẳng thêm sự đối chọi chiến lược sẽ đem cuộc khủng hoảng trên càng lúc càng khó khăn thêm.
 
  Điều dự phòng thứ hai liên quan đến việc đụng độ giữa Trung Hoa và Phi luật Tân về các mỏ khí thiên nhiên nhất là các mỏ thuộc rìa mỏ Reed Bank, cách Plawan 80 dặm. Các tàu thăm dò dầu ở đây hoạt động theo hợp đồng tại Reed Bank luôn luôn bị sách nhiễu bởi tàu Trung Hoa. Theo báo cáo của Diễn Đàn Lượng, Vương Quốc Anh ra kế hoạch khoan dò vùng này trong năm nay, việc này cũng làm gia tăng hành động gây hấn từ phía Trung Hoa. Diễn Đàn Năng Lượng là một trong 15 hợp đồng thăm dò mà Manila đã công bố ít năm tới về việc thăm dò ngoài khơi của PHi gần đảo Palawan. Reed Bank là lằn chỉ đỏ của Phi, việc này dự đoán sự gia tăng đối đầu của Trung Hoa hòng ngăn chận lại Phi.
 
   Hoa kỳ có khả năng bị kéo vào trận chiến giữa Trung hoa và Phi bởi vì Hiệp Ước Bảo Vệ Lẫn Nhau ký vào năm 1951. Theo hiệp ước này thì, "mỗi bên thừa nhận rằng bất cứ cuộc tấn công võ trang nào trong vùng Thái bình dương vào bất cứ bên nào đều gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh, cùng tuyên bố rằng hiệp ước này sẽ hành động đáp ứng theo tình hình nguy biến phù hợp với hiến pháp ," Các giới chức Mỹ tuy thế nhấn mạnh rằng Hoa thịnh Đốn không đứng về phía nào trong việc đối đầu lãnh thổ tại Biển Đông và từ chối luận bàn về cách mà Hoa thịnh Đốn đối phó lại sự gây hấn của Trung Hoa tại vùng biển tranh chấp này. Tuy vậy, vẫn còn một khoảng cách khá rõ tồn tại giữa quan điểm của Hoa kỳ và sự mong đợi về phía Phi. Vào giữa tháng Sáu năm 2011, theo phát ngôn viên của tt Phi cho rằng nếu xảy ra đụng độ võ trang với Trung hoa thì Manila tin tưởng rằng Hoa kỳ sẽ tới giúp. Những giải thích từ những giới chức cao cấp Hoa kỳ vừa qua vô tình làm Manila kết luận ngay rằng Hoa kỳ sẽ mang quân tới giúp PHi trong trường hợp Trung Hoa tấn công PHi ở vùng tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa. Với mối thắt chặt càng lúc càng nhiều về chính trị và quân sự giữa Hoa thịnh Đốn cùng Manila, bao gồm gia hạn sự thỏa thuận gia tăng sự hiện diện quân sự tại các cảng và phi trường của Phi gồm tiếp nhiên liệu cùng dịch vụ bảo trì tàu chiến , phi cơ , Hoa kỳ đạt được lợi điểm lớn trong vấn đề Trung hoa và Phi. Thất bại trong việc đáp ứng việc tương trợ của Hoa kỳ đối với PHi không những làm giảm đi mối liên hệ với Phi mà còn làm mất đi niềm tin của những đồng minh khác trong vùng trên diện rộng. Tuy nhiên, mỗi khi Hoa kỳ quyết định phái các tàu chiến tới trong vùng đều mang theo rủi ro việc đối đầu quân sự giữa hải quân Trung - Mỹ.

ngay 14/1/2013 Hải quân Mỹ thay thế tàu sân bay USS George Washington bằng tàu sân bay USS Ronald Reagan (trong ảnh) hiện đại hơn

                                Mẫu hạm Ronald Reagan tập "NGHIÊNG" trong một buổi khảo sát thuờng kỳ

 
  Những vụ tranh chấp giữa Trung Hoa và Việt Nam dù thăm dò địa chấn hay thăm dò dầu và khí đốt đều châm ngòi cho đụng độ võ trang đôi bên đây là điều dự tính thứ ba. Trung Hoa bao lâu nay thuờng sách nhiễu các tàu thăm dò của hảng dầu Petro Vietnam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm EEZ của Vn. Năm 2011, Hà Nội từng cáo buộc Trung Hoa cố tình cắt phá day cáp thăm dò dầu và khí trong hai trường hợp riêng biệt. Dẩu vậy người Việt Nam cũng không dùng võ lực đáp trả , họ vẫn không thối lui và vẫn quyết tâm thăm dò các vùng dầu mới bất chấp các cảnh báo tù phía Bắc Kinh. Cùng lúc sự gia tăng quan hệ giữa Hoa kỳ và VN đã làm cho VN bạo dạn thêm trong việc đối đầu vói Trung hoa về sự kiện Biển Đông.
 
   Hoa kỳ có khả năng bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Trung Hoa và VN , dầu rằng khả năng này ít hơn đối với Phi luật Tân. Tuy nhiên với kịch bản rằng Trung Hoa cứ mãi khiêu khích , thì Hoa kỳ phải đi đến sự lựa chọn phải phái các chiến hạm tới vùng này với lý do bảo đảm sự bình ổn vùng và nhất là bảo vệ quyền lợi Mỹ. Việt Nam, ngay cả các nước khác đều yêu cầu sự giúp đỡ của Hoa kỳ trong trường hợp như vậy. Trong trường hợp Hoa kỳ dính líu đến, có khả năng các diển biến tiếp theo do phía Trung Hoa hay do tính toán sai lạc giữa lực lượng các bên cũng sẽ dẫn đến đối đầu về hỏa lực. Có thêm một kịch bản khác nữa, nếu Trung Hoa tấn công vào các tàu hay dàn khoan của Mỹ đang thăm dò hay khoan dầu tại đây cũng dẫn đến sự can dư của Mỹ , nhất là có sự tổn thất nhân mạng về phía Mỹ. ExonMobil đã từng lên kế hoạch khoan dầu ngoài khơi VN,làm khả năng nguy hiểm này hiện diện. Trong một thời gian ngắn khả năng đụng độ theo dự tính thứ ba trên có thể ít do sự ký kết Trung- Việt vào tháng 10 năm 2011 nhằm thỏa thuận giải pháp về các nguyên tắc hàng hải. Ký kết này còn hiệu quả cho đến bây giờ vì căng thẳng gia tăng nên có phần mai một đi nhiều...


VŨ KHÍ LASER CỦA HAI QUAN HOA KỲ SẼ ĐUA VÀO XỬ DỤNG VÀO NĂM 2014 


III ..NHỮNG TẦM MÚC CẢNH BÁO 
 

  Những chỉ số cảnh báo có tính chiến lược chỉ ra rằng sự gia tăng nguy cơ đối đầu nhau tại vùng Biển Đông xuất phát từ các quyết định chính trị và những lời tuyên bố từ các giới chức lão thành, những tường trình của giới truyền thông chính thức và không chính thức , sự thay đổi hậu cần cùng trang thiết bị. Theo những dự phòng đã nói ở trên, những điều cảnh báo chiến lược này có khả năng bao gồm cả những biện thuyết từ những nhân vật đối đầu nhau để bảo vệ thẩm quyền lãnh thổ và những lợi ích chiến lược. lấy thí dụ , Trung hoa không hề dấu diếm xem rằng vùng biển Đông chính là lợi ích cốt tủy của họ; chúng ta thấy rằng Bắc kinh vào năm 2010 chỉ gợi ý nhưng sau đó lại khẳng định điều này. Bắc Kinh cảnh báo rằng họ không thể "đứng yên mãi một chỗ " trong lúc các nước khác đang gặm dần mòn lãnh thổ của mình ,một hình thức biện luận trước đây hay dùng biện hộ cho cái ý dùng tới võ lực .Nhiều bài xã luận, biên tập từ các cơ quan truyền thông có thẩm quyền đều diễn tả cốt ý của Trung Hoa là tung ra tối hậu thư tới các quốc gia tranh chấp; và đây cũng là một chỉ dấu cảnh báo tiếp theo. Các giới chức cao cấp của Quân Đội Nhân Dân(PLA) trong các cuộc gập gở với các đồng nhiệm phía Hoa Kỳ hay có những luận điệu hung hăng. Người ta còn nghe những kích động chủ nghĩa quốc gia càng lúc càng nhiều từ giới truyền thông ngoài thẩm quyền nhà nuớc, trên các trang Blog Trung Hoa , dù không đại diện chính thức cho tiếng nói Trung Hoa, dù sao nó cũng tăng áp lực lên giớ lãnh đạo Trung Hoa phải đi đến động thái bảo vệ cho được quyền lợi nước họ. Tương tự như trên, các cảnh báo về nguy cơ đối đầu cũng xuất hiện tại VN và Phi luật Tân tất cả gom lại thành những dấu hiệu đụng độ càng lúc càng tăng cao khó bề tránh được từ các nước này. 
Người ta còn thấy rằng các cảnh báo về chiến thuật cũng góp phần tăng cao nguy cơ đối đầu tại một thòi điểm và nơi chốn cụ thể , nó bao gồm các cảnh báo về thuơng mãi cùng sự chuẩn bị, những tuyên bố ngoại giao hay quân sự cảnh báo phía kia chấm dứt các hoạt động khiêu khích nếu không sẽ bị hậu quả trầm trọng, những buổi diễn tập quân sự cũng nhằm đe dọa phía kia, những hoạt động của tàu chiến ngay trong vùng còn tranh chấp. Có những đụng chạm bất ngờ xảy ra liên quan với Hoa kỳ trong khi nước này đang thi hành hoạt động giám sát, trong đó những lời tuyên bố đi đôi với những hoạt động bất thuờng của Quân Đội Nhân DÂn Trung Hoa đã cho chúng ta thấy ý muốn của họ đang phát động các phương tiện gây hấn hòng ngăn chận các chiến hạm và phi cơ của Mỹ .

IV- Ý NGHĨA VỀ QUYỀN LỢI HOA KỲ TẠI BIỂN ĐÔNG GỒM NHỮNG GÌ
 
  Rõ ràng Mỹ có nhiều quyền lợi về kinh tế, an ninh cho đến chính trị tại đây và chúng ta (Hoa Ky) sẽ bị va chạm , dù chỉ một điều trong các dự phòng chúng ta vừa nêu xảy đến tại vùng biển Đông.
 
   -NHỮNG quy định và luật quốc tế:
 
   Từ những lợi ích quan yếu, Hoa kỳ có nhiệm vụ áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp hiện nay tại Biển Đông. Ngoại trừ Trung Hoa, người ta thấy rằng các bên tranh chấp khác đều mong muốn giải quyết tố tụng và đòi hỏi của họ dựa trên bộ Công Ước LHQ Về Luật Biển UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Hoa dựa trên sự pha trộn phức tạp về những quyền hạn lịch sử với những đòi hỏi pháp lý cứ khư khư giữ lấy những đòi hỏi mờ ám về ý nghĩa của "Đường Chín Khúc " trên vùng biển này cùng in trên bản đồ của nước họ. Phá vỡ các luật lệ quốc tế UNCLOS tức nhiên làm tổn hại đến quyền lợi của Mỹ nếu xảy ra dụng độ bất cử điểm nào trong vùng biển này và xa hơn cũng thế. Sự bảo đảm về quyền tự do hải hành tất nhiên là một quyền lợi quan trọng khác đối với Mỹ và đối với các nước trong vùng. Tuy rằng người ta thấy Trung Hoa hứa ủng hộ chuyện tự do lưu thông trong Biển Đông , nhưng chuyện nước này cứ khăng khăng đòi hỏi các lực lượng quân sự nước khác phải được phép của Bắc kinh trong vùng EEZ hai trăm hải lý khiến thiên hạ càng nghi ngờ thêm lời nói của Bắc Kinh. Người ta càng lúc càng tin vào những dự đoán khi Trung hoa càng ngày càng tăng cường cùng phát triển các khả năng chiến đấu để từ khước đường đi của hải quân Mỹ trong vùng biển Đông đã lộ rõ ý đồ của họ là cấm cản tự do hàng hải đã nói lên những điếu dự phòng trước của chúng ta là đúng.
 
  --Liên minh gìn giữ an ninh và ổn định trong vùng
 
 Đồng minh của Hoa kỳ và thân hữu quanh Biển Đông đều trông đợi vào Mỹ để duy trì tự do thuơng mãi, an ninh và an toàn đối với tất cả lộ trình đường biển tại đây cùng lúc duy trì hòa bình và ổn định. Hiện nay các nước dù đang tranh chấp hay không tranh chấp trong vùng Biển Đông đều trông chờ vào sự hiện diện của hải quân Hoa kỳ tại đây hòng giúp họ thoát được sự đe dọa từ Trung Hoa. Nếu một khi các nước quanh vùng này mất niềm tin vào Hoa Kỳ cái giá và hậu quả xảy ra là tiềm năng bất ổn trong vấn đề chạy đua võ trang, hay một cách khác càng nghiêng qua với một Trung Hoa đang hùng mạnh. Chuyện đó không có lợi gì cho Mỹ cả. Làm mất lòng tin những nước trong vùng Biển Đông này , với ý nghĩa khác cùng lúc sẽ mất lòng tin với các nước Á Châu thái Bình Dưong ví dụ Nhật bản hay Nam Hàn. Tuy vậy, vào thời gian này Hoa kỳ phải tránh bị các nước trong vùng lôi kéo vào về các cuộc tranh chấp về lãnh thổ- có khả năng đưa đến cuộc chiến mà các nước này đang muốn Hoa kỳ hậu thuẫn pháp lý cho các đòi hỏi của họ.
Sự leo thang cùng kéo dài đối đầu tại Biển Đông giữa các nước lệ thuộc vào dầu cùng khí đốt : PHi, Vietnam, Trung Hoa sẽ giảm nguồn cung ứng dầu khí trong vùng cũng như việc buôn bán dầu trên bình diện toàn cầu. Các chuyên gia đã bình luận trên [ hình: các tuyến hàng hải qua Biển Đông ]

 Quyền lợi kinh tế của Hoa kỳ đối với vùng Biển đông :

   Mỗi năm giá trị hàng hóa đi qua vùng Biển Đông lên đến 5300 tỷ Mỹ Kim; trong đó giá trị thuơng mãi của Hoa Kỳ chiếm đến 1200 tỷ. Nếu có khủng hoảng xảy nó kéo theo khủng hoảng kinh tế do hàng trăm ngàn container và tìm đường biển khác xa hơn , khó khăn cùng chi phí cao hơn nhiều lần kéo theo thời gian tăng lâu dài vận chuyển. Chiến tranh xảy ra dù mức độ nào cũng là lực cản trở tất cả các nước đối đầu trong sự kiện Biển Đông làm mất đi quá nhièu lợi nhuận cho các bên liên quan mà khả năng phong phú từ vùng biển này mang lại cho họ. 

 -Cái Thế Hợp Tác và cái Lợi giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa 
 
  Sự mất mát do đụng độ giữa Mỹ và Trung hoa nó lớn nhất so với các kịch bản về đối đầu giữa Trung hoa và các nước khác. Hoa kỳ có quyền lợi lâu dài khi bảo vệ được mối hợp tác và liên hệ ổn định với Trung Hoa. Đó là lý do cho Hoa kỳ mãi tiếp tục tìm cách tạo thế cho Bắc kinh hợp tác với các vấn đề vùng cùng thế giới cùng tìm cách liên kết chặt chẻ Trung Hoa phải tuân theo hệ thống thế giới đang hoạt động hiện nay .


 


 theo báo cáo của tờ Hoàn Cầu Thời Báo Trung Hoa thì khả năng phi cơ trinh thám hải quân Mỹ P-8 đã thả những dụng cụ thám thính truy tầm và giám sát các hoạt động dưới nước , thám báo căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại đảo Hải Nam
 
 
V :  7   ĐỀ NGHỊ
 
  Ứng phó với hiện tình tái cân bằng lực lượng khí tài và sự quan tâm đến vùng Á Châu Thái bình Dương, Hoa kỳ nên thực hiện các tiến trình sau nhằm ngăn ngừa một cuộc chiến có thể xảy ra tại Biển Đông cùng xoa dịu những khủng hoảng  trong vùng. Dầu chúng ta cho rằng khả năng cuộc đại chiến giữa quân đội hai bên là THẤP, nhưng đừng quên các đối đầu võ lực giữa các bên trong tương lai gần khi nào cũng cao. Bởi vậy, Hoa kỳ và các tay chính sách trong vùng nên kiến tạo ngay các cơ chế tạo lòng tin, ngăn ngừa đụng độ, nhất là tránh việc leo thang.
 
   * THỨ NHẤT   đề nghị Hoa Kỳ phải PHÊ CHUẨN NGAY HIỆP ƯỚC AN NINH VỀ HÀNG HẢI QUỐC TẾ LHQ UNCLOS; dẫu  theo nguyên tắc không bắt buộc ai , nhưng vừa qua nội các Obama đã hứa hẹn phê chuẩn . Vấn đề  là vì Hoa Kỳ chưa phê chuẩn, nên đã tạo ra quan niệm( hay tiền lệ) rằng chỉ tuân thủ các hiệp định quốc tế nào phù hợp với lợi ích quốc gia mà thôi.
 
Khi đã phê chuẩn UNCLOS rồi chúng ta sẽ không còn quan điểm đầu cơ. Sẽ thúc đẩy Hoa Kỳ luôn ủng hộ những thái độ tôn trọng luật lệ , sẽ cho Hoa Kỳ một chiếc ghế tại bàn hội nghị UNCLOS nhằm ký thêm chữ ký về các vấn đề liên quan đến quyền hạn của vùng EEZ , thẩm quyền 200 hải lý , về tổng quát việc này càng làm gia tăng quyền lợi kinh tế và chiến lược của Hoa kỳ mà thôi.

 
   * THỨ HAI: các nước có hải quân hoạt động trong vùng gồm Hoa kỳ, Trung hoa , Việt Nam và Phi luật tân, tốt hơn là áp dụng hình thức ứng xử các nguyên tắc không bắt buộc của CUES (ngăn chận cùng xoa dịu những cuộc leo thang đối đầu ) mà chưa ai biết được , cùng khả năng liên lạc đôi bên trong trường hợp có biến cố. Khả năng hiện nay chấp hành CUES là tự nguyện. Trong tình hình này các nước liên quan phải biết rằng sự tuân thủ nên có tính bắt buộc ngỏ hầu bảo đảm được các thủ lệ tiêu chuẩn của CUES. Các quốc gia liên hệ nen thao dượt quân sự đa phương cùng song phương để thực tập các tình huống dự phòng  xảy ra.
 
   *THỨ BA: Hoa kỳ phải chứng minh rõ ràng  trong vấn đề ủng hộ việc giảm thiểu các nguy cơ đối đầu cùng xây dựng lòng tin cho các nước tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Hoa kỳ phải tiếp tục có tiếng nói lớn nhất ủng hộ việc thực hiện bộ Quy Tắc Ứng Xử Trung Hoa và Hiệp Hội Đông NAm Á. Bắc Kinh là nước cần nhất sự an ninh cùng thuận tiện trong vùng do vậy phải có nhiệm vụ khuyến khích cùng nhau tìm ra phương huớng THUẬN THẢO CÙNG GÓP TAY NHAU CÙNG CHUNG SỐNG (nguyên văn modus -vivendivới láng giềng, nhưng không có chuyện là áp lực ngầm được. Thỏa thuận chấp hành quy tắc ứng xử cần sự thống nhất giữa các thành viên ASEAN và sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Trong thời gian này, sự hợp tác của chúng ta bằng cách gia tăng các chuyến tàu thăm viếng , các cuộc diển tập song và đa phương. Thêm vào đó chúng ta không quên chuyện hợp tác khai thác năng lượng và hải sản trong vùng cũng nên thăng tiến thêm.
 
    *THỨ BỐN : phát kiến kỹ thuật đối thoại như Ủy Ban Tuần Duyên Nam Hải , Trung Tâm Chia Sẻ Thông Tin , ỦY Ban Liên Hiệp Về Nghề Cá,  sẽ cho chúng ta nhiều cơ hội to lớn cho các bên liên quan liên lạc trực tiếp từ đó sẽ có những hợp lực hữu hiệu hơn nhiều.
 
    *THỨ NĂM : Hoa kỳ có nhiệm vụ xem lại các hoạt động giám sát của mình trên không và ngay cả trên biển bằng các hoạt động thám sát ngoài vùng biển tiếp cận đất liền Trung Hoa 12 hải lý có khả năng làm giảm sự vi phạm liên tục của nước này. Bất cứ sự điều chỉnh cho hoạt động tiếp cận gần như thế thì liệu chúng có khả năng cho chúng ta nguồn thông tin tình báo giá trị cùng biết rõ về sự phát triển quân sự của Trung Hoa ra sao ? Hoa kỳ cũng không nên hành động đơn phương ; mà cần có sự nhượng bộ của Bắc Kinh để tránh việc họ giải thích rang chúng ta là lực lượng yếu kém cùng suy nhược
 
    *THỨ SÁU : sự thi hành Hiệp Định Tư Vấn Đường Hàng Hải Về Quân Sự phải có hiệu lực hay vứt bỏ  . Chúng ta phải gia tăng sự đòi hỏi Hoa kỳ cùng Trung Hoa cùng thỏa thuận về cho các luật lệ an toàn đề tối thiểu hóa nguy cơ đụng độ nhau vào những năm trước mắt. Thỏa Ước chính thức "Những Biến CỐ Trên Biển" cần nên có.
   *THỨ BẢY : Hoa thịnh Đốn nên rõ ràng, minh bach trong các cuộc thuơng nghị với Manila cũng như với Hà Nội cùng nới rộng các quyền hạn , bổn phận ,  các cam kết của Hoa kỳ , cũng như các hạn chế mà trước mắt Hoa kỳ phải có, khi hiện diện trong các cuộc thuơng thảo nay mai. Sự minh bạch là cần thiết cho cả hai vấn đề: là tránh một kịch bản trong đó các tác nhân trong vùng đều đi đến sự ĐỐI ĐẦU QUYẾT LIỆT VỚI TRUNG HOA cùng PHÒNG NGỪA SỰ THẤT BẠI TRONG LIÊN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ CAC NƯỚC LIÊN QUAN DO THẤT VỌNG VÌ HY VỌNG CỦA HỌ KHÔNG ĐƯỢC ĐÁP ỨNG 

Bonnie S. Glaser 

Senior Adviser at Center for Strategic and International Studies (CSIS)
translation of DHL 11/12/2014
http://whisperingoftime.blogspot.com/2014/12/kha-nang-ung-o-my-trung-tai-bien-ong.html
Hồ Công Tâm chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

KHẢ NĂNG ĐỤNG ĐỘ MỸ TRUNG TẠI BIỂN ĐÔNG?

Những ngày cuối năm 2014 này một biến cố kinh tế lớn đi sau một loạt biến cố chính trị tại Đông Âu và tình hình có vẻ "dậm chân tại chỗ" tại Biển Đông , đó là sự đột ngột hạ giá dầu trên thế giới.
Thưa bạn đọc
Những ngày cuối năm 2014 này một biến cố kinh tế lớn đi sau một loạt biến cố chính trị tại Đông Âu và tình hình có vẻ "dậm chân tại chỗ" tại Biển Đông , đó là sự đột ngột hạ giá dầu trên thế giới. 
Nhiều đồn đoán mô phỏng tình hình chính trị thế giới sau sự hạ giảm quá sâu của giá dầu này ảnh huởng ra sao đối với tình hình Đông Âu mà Nga là nhân vật CHÍNH, tiếp đến là tình hình Quốc Gia Hồi Giáo và sau hết là tình hình tại Đông Nam Á mà chủ yếu là Biển Đông.
  Bài sau này mô phỏng khả năng đối đầu Mỹ Trung  nhưng rốt cuộc là chuyện khó xảy ra và tình hình hiện nay qua thang 12/ 2014  đang hé lộ khả năng này.   

DHL  

================================================================

nguyên tác : Armed Clash in the South China Sea
Bonnie S. Glaser
viết và xuất bản vào tháng tư 2012

bản dịch: Đinh hoa Lư

   

 Bonnie S. Glaser là cố vấn kỳ cựu (senior advisor) về Á Châu . Bà từng là chủ tịch của Cơ Quan Nghiên Cứu về Trung Hoa , Tham Vấn thâm niên của Ủy Ban Thái bình Dương Nghiên Cứu Chiến Lược cùng Bang Giao Quốc Tế. Bà có rất nhiều bài viết về vấn đề Trung Hoa cùng liên quan đến Á Châu Thái bình dương nhất là vấn đề Đông Hải và Biển Đông (Nam Hải )

Hai tàu hải quân Hoa kỳ USS John S. McCain và USNS Safeguard cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng vào ngày 7 tháng Tư 2014 trong chuyến thăm viếng trao đổi hữu nghị với VN
[-trong bài dịch biển Nam Trung Hoa được thay bằng Biển Đông-dhl]

I PHẦN GIỚI THIỆU
 
Nguy cơ về cuộc chiến ở biển Nam Hải càng lúc càng rõ ràng. Trung Hoa , Đài Loan, Việt Nam , Miến điện, Mã Lai, Brunei, và Phi luật Tân những nước từng xảy ra nhiều tranh chấp lãnh hải cùng tuyên bố pháp lý về quyền khai thác các nguồn năng lượng dầu cùng khí đốt tại đây. Quyền tư do hải hành cũng là vấn đề đáng chú ý khác nhất đặc biệt giữa Mỹ và Trung Hoa về quyền hải hành của các chiến hạm Mỹ trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế(EEZ)hai trăm hải lý của Trung Hoa. Mối căng thẳng càng ngày càng rõ nét, khi Trung Hoa lộ rõ việc chủ tâm tăng cường lực lượng quân sự trong vùng. Trung hoa còn hiện đại hóa đáng kể các lực lượng bán quân sự hàng hải cùng sức mạnh hải quân hòng khẳng định chủ quyền cùng quyền tài phán bằng sức mạnh lúc cần thiết. Cùng thời gian này, chính sự tăng cường sức mạnh của họ đã đặt lực lượng của Mỹ trong vùng vào cơ nguy đối đầu ,vì chuyện họ không chấp nhận sự hoạt động của Hải quân Mỹ ở Tây Thái bình Dương.
 
Tầm quan trọng gia tăng về mối tương quan Trung Mỹ, chung cho toàn vùng Á Châu Thái bình Dương, đối với kinh tế toàn cầu, Mỹ từ quyền lợi to lớn ở đây phải có bổn phận ngăn ngừa mọi sự leo thang quân sự để đối đầu nhau trong vùng biển Nam Hải .
 
II CÁC TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA  
 
Có vài tình huống dự phòng có thể tiên đoán ra về khả năng đụng độ võ trang tại Biển Đông(Nam Hải) trong đó có ba trường hợp đe dọa đến quyền lợi Mỹ khiến Mỹ phải phản ứng tức khắc.
 
Chuyện dự phòng trước nhất là tình huống nguy hiểm xảy ra đụng độ khi lực lương Mỹ hoạt động trong vùng đặc quyền Kinh tế của Trung Hoa(EEZ)khiến Trung Hoa phải đáp ứng lại bằng quân sự. Mỹ cho rằng không có điều khoản tài phán trong HỘI NGhị Mở Rộng LHQ về Luật Biển(UNCLOS) cho phép nước cạnh vùng đặc quyền kinh tế này chống lại các lực lượng quân sự nước khác hoạt động trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế(EEZ) phải cần sự cho phép hay bằng lòng của nước cạnh đó. Trung Hoa vẫn cho rằng những hoạt động vừa nêu khi không thông báo trước và chưa được phép nước ven bờ đó là vi phạm luật pháp nước đó cùng luật quốc tế. Trung Hoa năng cho phi cơ nghênh cản các phi cơ do thám của Mỹ đưa đến các rủi ro mà bằng chứng vụ chiếc F 8 của Trung hoa đã va chạm và rơi khi va vào chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ gần đảo Hải Nam vào tháng Tư 2001 . Trung hoa có thể gây nên tai nạn hàng hải ví dụ khi cho tàu gây rối chiếc tàu Mỹ USNS Impeccable, chiếc USNS Victorious vào năm 2009 . Sự phát triển to lớn về tàu ngầm của Trung hoa cũng gia tăng mối đe dọa từ những tai nạn hải hành , lấy thí dụ vụ chiếc tàu ngầm Trung Hoa đã va chạm vào đuôi dàn kéo phía sau của 1 chiến hạm Mỹ vào tháng Sáu 2009. Bởi vì phi cơ trinh thám Mỹ các tàu trinh thám Mỹ không có trang bị vũ khí, đó là lý do Mỹ phải cho các tàu trang bị hộ tống theo sau. Bất cứ môt tính toán hay hiểu lầm nào cũng đưa đến hậu quả tấn công hỏa lực qua lại , sẽ dẫn đến leo thang quân sự cùng kết tạo ra các khủng hoảng chính trị lớn hơn. Càng gia tăng mất niềm tin giữa Mỹ-Trung Hoa càng làm căng thẳng thêm sự đối chọi chiến lược sẽ đem cuộc khủng hoảng trên càng lúc càng khó khăn thêm.
 
  Điều dự phòng thứ hai liên quan đến việc đụng độ giữa Trung Hoa và Phi luật Tân về các mỏ khí thiên nhiên nhất là các mỏ thuộc rìa mỏ Reed Bank, cách Plawan 80 dặm. Các tàu thăm dò dầu ở đây hoạt động theo hợp đồng tại Reed Bank luôn luôn bị sách nhiễu bởi tàu Trung Hoa. Theo báo cáo của Diễn Đàn Lượng, Vương Quốc Anh ra kế hoạch khoan dò vùng này trong năm nay, việc này cũng làm gia tăng hành động gây hấn từ phía Trung Hoa. Diễn Đàn Năng Lượng là một trong 15 hợp đồng thăm dò mà Manila đã công bố ít năm tới về việc thăm dò ngoài khơi của PHi gần đảo Palawan. Reed Bank là lằn chỉ đỏ của Phi, việc này dự đoán sự gia tăng đối đầu của Trung Hoa hòng ngăn chận lại Phi.
 
   Hoa kỳ có khả năng bị kéo vào trận chiến giữa Trung hoa và Phi bởi vì Hiệp Ước Bảo Vệ Lẫn Nhau ký vào năm 1951. Theo hiệp ước này thì, "mỗi bên thừa nhận rằng bất cứ cuộc tấn công võ trang nào trong vùng Thái bình dương vào bất cứ bên nào đều gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh, cùng tuyên bố rằng hiệp ước này sẽ hành động đáp ứng theo tình hình nguy biến phù hợp với hiến pháp ," Các giới chức Mỹ tuy thế nhấn mạnh rằng Hoa thịnh Đốn không đứng về phía nào trong việc đối đầu lãnh thổ tại Biển Đông và từ chối luận bàn về cách mà Hoa thịnh Đốn đối phó lại sự gây hấn của Trung Hoa tại vùng biển tranh chấp này. Tuy vậy, vẫn còn một khoảng cách khá rõ tồn tại giữa quan điểm của Hoa kỳ và sự mong đợi về phía Phi. Vào giữa tháng Sáu năm 2011, theo phát ngôn viên của tt Phi cho rằng nếu xảy ra đụng độ võ trang với Trung hoa thì Manila tin tưởng rằng Hoa kỳ sẽ tới giúp. Những giải thích từ những giới chức cao cấp Hoa kỳ vừa qua vô tình làm Manila kết luận ngay rằng Hoa kỳ sẽ mang quân tới giúp PHi trong trường hợp Trung Hoa tấn công PHi ở vùng tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa. Với mối thắt chặt càng lúc càng nhiều về chính trị và quân sự giữa Hoa thịnh Đốn cùng Manila, bao gồm gia hạn sự thỏa thuận gia tăng sự hiện diện quân sự tại các cảng và phi trường của Phi gồm tiếp nhiên liệu cùng dịch vụ bảo trì tàu chiến , phi cơ , Hoa kỳ đạt được lợi điểm lớn trong vấn đề Trung hoa và Phi. Thất bại trong việc đáp ứng việc tương trợ của Hoa kỳ đối với PHi không những làm giảm đi mối liên hệ với Phi mà còn làm mất đi niềm tin của những đồng minh khác trong vùng trên diện rộng. Tuy nhiên, mỗi khi Hoa kỳ quyết định phái các tàu chiến tới trong vùng đều mang theo rủi ro việc đối đầu quân sự giữa hải quân Trung - Mỹ.

ngay 14/1/2013 Hải quân Mỹ thay thế tàu sân bay USS George Washington bằng tàu sân bay USS Ronald Reagan (trong ảnh) hiện đại hơn

                                Mẫu hạm Ronald Reagan tập "NGHIÊNG" trong một buổi khảo sát thuờng kỳ

 
  Những vụ tranh chấp giữa Trung Hoa và Việt Nam dù thăm dò địa chấn hay thăm dò dầu và khí đốt đều châm ngòi cho đụng độ võ trang đôi bên đây là điều dự tính thứ ba. Trung Hoa bao lâu nay thuờng sách nhiễu các tàu thăm dò của hảng dầu Petro Vietnam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm EEZ của Vn. Năm 2011, Hà Nội từng cáo buộc Trung Hoa cố tình cắt phá day cáp thăm dò dầu và khí trong hai trường hợp riêng biệt. Dẩu vậy người Việt Nam cũng không dùng võ lực đáp trả , họ vẫn không thối lui và vẫn quyết tâm thăm dò các vùng dầu mới bất chấp các cảnh báo tù phía Bắc Kinh. Cùng lúc sự gia tăng quan hệ giữa Hoa kỳ và VN đã làm cho VN bạo dạn thêm trong việc đối đầu vói Trung hoa về sự kiện Biển Đông.
 
   Hoa kỳ có khả năng bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Trung Hoa và VN , dầu rằng khả năng này ít hơn đối với Phi luật Tân. Tuy nhiên với kịch bản rằng Trung Hoa cứ mãi khiêu khích , thì Hoa kỳ phải đi đến sự lựa chọn phải phái các chiến hạm tới vùng này với lý do bảo đảm sự bình ổn vùng và nhất là bảo vệ quyền lợi Mỹ. Việt Nam, ngay cả các nước khác đều yêu cầu sự giúp đỡ của Hoa kỳ trong trường hợp như vậy. Trong trường hợp Hoa kỳ dính líu đến, có khả năng các diển biến tiếp theo do phía Trung Hoa hay do tính toán sai lạc giữa lực lượng các bên cũng sẽ dẫn đến đối đầu về hỏa lực. Có thêm một kịch bản khác nữa, nếu Trung Hoa tấn công vào các tàu hay dàn khoan của Mỹ đang thăm dò hay khoan dầu tại đây cũng dẫn đến sự can dư của Mỹ , nhất là có sự tổn thất nhân mạng về phía Mỹ. ExonMobil đã từng lên kế hoạch khoan dầu ngoài khơi VN,làm khả năng nguy hiểm này hiện diện. Trong một thời gian ngắn khả năng đụng độ theo dự tính thứ ba trên có thể ít do sự ký kết Trung- Việt vào tháng 10 năm 2011 nhằm thỏa thuận giải pháp về các nguyên tắc hàng hải. Ký kết này còn hiệu quả cho đến bây giờ vì căng thẳng gia tăng nên có phần mai một đi nhiều...


VŨ KHÍ LASER CỦA HAI QUAN HOA KỲ SẼ ĐUA VÀO XỬ DỤNG VÀO NĂM 2014 


III ..NHỮNG TẦM MÚC CẢNH BÁO 
 

  Những chỉ số cảnh báo có tính chiến lược chỉ ra rằng sự gia tăng nguy cơ đối đầu nhau tại vùng Biển Đông xuất phát từ các quyết định chính trị và những lời tuyên bố từ các giới chức lão thành, những tường trình của giới truyền thông chính thức và không chính thức , sự thay đổi hậu cần cùng trang thiết bị. Theo những dự phòng đã nói ở trên, những điều cảnh báo chiến lược này có khả năng bao gồm cả những biện thuyết từ những nhân vật đối đầu nhau để bảo vệ thẩm quyền lãnh thổ và những lợi ích chiến lược. lấy thí dụ , Trung hoa không hề dấu diếm xem rằng vùng biển Đông chính là lợi ích cốt tủy của họ; chúng ta thấy rằng Bắc kinh vào năm 2010 chỉ gợi ý nhưng sau đó lại khẳng định điều này. Bắc Kinh cảnh báo rằng họ không thể "đứng yên mãi một chỗ " trong lúc các nước khác đang gặm dần mòn lãnh thổ của mình ,một hình thức biện luận trước đây hay dùng biện hộ cho cái ý dùng tới võ lực .Nhiều bài xã luận, biên tập từ các cơ quan truyền thông có thẩm quyền đều diễn tả cốt ý của Trung Hoa là tung ra tối hậu thư tới các quốc gia tranh chấp; và đây cũng là một chỉ dấu cảnh báo tiếp theo. Các giới chức cao cấp của Quân Đội Nhân Dân(PLA) trong các cuộc gập gở với các đồng nhiệm phía Hoa Kỳ hay có những luận điệu hung hăng. Người ta còn nghe những kích động chủ nghĩa quốc gia càng lúc càng nhiều từ giới truyền thông ngoài thẩm quyền nhà nuớc, trên các trang Blog Trung Hoa , dù không đại diện chính thức cho tiếng nói Trung Hoa, dù sao nó cũng tăng áp lực lên giớ lãnh đạo Trung Hoa phải đi đến động thái bảo vệ cho được quyền lợi nước họ. Tương tự như trên, các cảnh báo về nguy cơ đối đầu cũng xuất hiện tại VN và Phi luật Tân tất cả gom lại thành những dấu hiệu đụng độ càng lúc càng tăng cao khó bề tránh được từ các nước này. 
Người ta còn thấy rằng các cảnh báo về chiến thuật cũng góp phần tăng cao nguy cơ đối đầu tại một thòi điểm và nơi chốn cụ thể , nó bao gồm các cảnh báo về thuơng mãi cùng sự chuẩn bị, những tuyên bố ngoại giao hay quân sự cảnh báo phía kia chấm dứt các hoạt động khiêu khích nếu không sẽ bị hậu quả trầm trọng, những buổi diễn tập quân sự cũng nhằm đe dọa phía kia, những hoạt động của tàu chiến ngay trong vùng còn tranh chấp. Có những đụng chạm bất ngờ xảy ra liên quan với Hoa kỳ trong khi nước này đang thi hành hoạt động giám sát, trong đó những lời tuyên bố đi đôi với những hoạt động bất thuờng của Quân Đội Nhân DÂn Trung Hoa đã cho chúng ta thấy ý muốn của họ đang phát động các phương tiện gây hấn hòng ngăn chận các chiến hạm và phi cơ của Mỹ .

IV- Ý NGHĨA VỀ QUYỀN LỢI HOA KỲ TẠI BIỂN ĐÔNG GỒM NHỮNG GÌ
 
  Rõ ràng Mỹ có nhiều quyền lợi về kinh tế, an ninh cho đến chính trị tại đây và chúng ta (Hoa Ky) sẽ bị va chạm , dù chỉ một điều trong các dự phòng chúng ta vừa nêu xảy đến tại vùng biển Đông.
 
   -NHỮNG quy định và luật quốc tế:
 
   Từ những lợi ích quan yếu, Hoa kỳ có nhiệm vụ áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp hiện nay tại Biển Đông. Ngoại trừ Trung Hoa, người ta thấy rằng các bên tranh chấp khác đều mong muốn giải quyết tố tụng và đòi hỏi của họ dựa trên bộ Công Ước LHQ Về Luật Biển UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Hoa dựa trên sự pha trộn phức tạp về những quyền hạn lịch sử với những đòi hỏi pháp lý cứ khư khư giữ lấy những đòi hỏi mờ ám về ý nghĩa của "Đường Chín Khúc " trên vùng biển này cùng in trên bản đồ của nước họ. Phá vỡ các luật lệ quốc tế UNCLOS tức nhiên làm tổn hại đến quyền lợi của Mỹ nếu xảy ra dụng độ bất cử điểm nào trong vùng biển này và xa hơn cũng thế. Sự bảo đảm về quyền tự do hải hành tất nhiên là một quyền lợi quan trọng khác đối với Mỹ và đối với các nước trong vùng. Tuy rằng người ta thấy Trung Hoa hứa ủng hộ chuyện tự do lưu thông trong Biển Đông , nhưng chuyện nước này cứ khăng khăng đòi hỏi các lực lượng quân sự nước khác phải được phép của Bắc kinh trong vùng EEZ hai trăm hải lý khiến thiên hạ càng nghi ngờ thêm lời nói của Bắc Kinh. Người ta càng lúc càng tin vào những dự đoán khi Trung hoa càng ngày càng tăng cường cùng phát triển các khả năng chiến đấu để từ khước đường đi của hải quân Mỹ trong vùng biển Đông đã lộ rõ ý đồ của họ là cấm cản tự do hàng hải đã nói lên những điếu dự phòng trước của chúng ta là đúng.
 
  --Liên minh gìn giữ an ninh và ổn định trong vùng
 
 Đồng minh của Hoa kỳ và thân hữu quanh Biển Đông đều trông đợi vào Mỹ để duy trì tự do thuơng mãi, an ninh và an toàn đối với tất cả lộ trình đường biển tại đây cùng lúc duy trì hòa bình và ổn định. Hiện nay các nước dù đang tranh chấp hay không tranh chấp trong vùng Biển Đông đều trông chờ vào sự hiện diện của hải quân Hoa kỳ tại đây hòng giúp họ thoát được sự đe dọa từ Trung Hoa. Nếu một khi các nước quanh vùng này mất niềm tin vào Hoa Kỳ cái giá và hậu quả xảy ra là tiềm năng bất ổn trong vấn đề chạy đua võ trang, hay một cách khác càng nghiêng qua với một Trung Hoa đang hùng mạnh. Chuyện đó không có lợi gì cho Mỹ cả. Làm mất lòng tin những nước trong vùng Biển Đông này , với ý nghĩa khác cùng lúc sẽ mất lòng tin với các nước Á Châu thái Bình Dưong ví dụ Nhật bản hay Nam Hàn. Tuy vậy, vào thời gian này Hoa kỳ phải tránh bị các nước trong vùng lôi kéo vào về các cuộc tranh chấp về lãnh thổ- có khả năng đưa đến cuộc chiến mà các nước này đang muốn Hoa kỳ hậu thuẫn pháp lý cho các đòi hỏi của họ.
Sự leo thang cùng kéo dài đối đầu tại Biển Đông giữa các nước lệ thuộc vào dầu cùng khí đốt : PHi, Vietnam, Trung Hoa sẽ giảm nguồn cung ứng dầu khí trong vùng cũng như việc buôn bán dầu trên bình diện toàn cầu. Các chuyên gia đã bình luận trên [ hình: các tuyến hàng hải qua Biển Đông ]

 Quyền lợi kinh tế của Hoa kỳ đối với vùng Biển đông :

   Mỗi năm giá trị hàng hóa đi qua vùng Biển Đông lên đến 5300 tỷ Mỹ Kim; trong đó giá trị thuơng mãi của Hoa Kỳ chiếm đến 1200 tỷ. Nếu có khủng hoảng xảy nó kéo theo khủng hoảng kinh tế do hàng trăm ngàn container và tìm đường biển khác xa hơn , khó khăn cùng chi phí cao hơn nhiều lần kéo theo thời gian tăng lâu dài vận chuyển. Chiến tranh xảy ra dù mức độ nào cũng là lực cản trở tất cả các nước đối đầu trong sự kiện Biển Đông làm mất đi quá nhièu lợi nhuận cho các bên liên quan mà khả năng phong phú từ vùng biển này mang lại cho họ. 

 -Cái Thế Hợp Tác và cái Lợi giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa 
 
  Sự mất mát do đụng độ giữa Mỹ và Trung hoa nó lớn nhất so với các kịch bản về đối đầu giữa Trung hoa và các nước khác. Hoa kỳ có quyền lợi lâu dài khi bảo vệ được mối hợp tác và liên hệ ổn định với Trung Hoa. Đó là lý do cho Hoa kỳ mãi tiếp tục tìm cách tạo thế cho Bắc kinh hợp tác với các vấn đề vùng cùng thế giới cùng tìm cách liên kết chặt chẻ Trung Hoa phải tuân theo hệ thống thế giới đang hoạt động hiện nay .


 


 theo báo cáo của tờ Hoàn Cầu Thời Báo Trung Hoa thì khả năng phi cơ trinh thám hải quân Mỹ P-8 đã thả những dụng cụ thám thính truy tầm và giám sát các hoạt động dưới nước , thám báo căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại đảo Hải Nam
 
 
V :  7   ĐỀ NGHỊ
 
  Ứng phó với hiện tình tái cân bằng lực lượng khí tài và sự quan tâm đến vùng Á Châu Thái bình Dương, Hoa kỳ nên thực hiện các tiến trình sau nhằm ngăn ngừa một cuộc chiến có thể xảy ra tại Biển Đông cùng xoa dịu những khủng hoảng  trong vùng. Dầu chúng ta cho rằng khả năng cuộc đại chiến giữa quân đội hai bên là THẤP, nhưng đừng quên các đối đầu võ lực giữa các bên trong tương lai gần khi nào cũng cao. Bởi vậy, Hoa kỳ và các tay chính sách trong vùng nên kiến tạo ngay các cơ chế tạo lòng tin, ngăn ngừa đụng độ, nhất là tránh việc leo thang.
 
   * THỨ NHẤT   đề nghị Hoa Kỳ phải PHÊ CHUẨN NGAY HIỆP ƯỚC AN NINH VỀ HÀNG HẢI QUỐC TẾ LHQ UNCLOS; dẫu  theo nguyên tắc không bắt buộc ai , nhưng vừa qua nội các Obama đã hứa hẹn phê chuẩn . Vấn đề  là vì Hoa Kỳ chưa phê chuẩn, nên đã tạo ra quan niệm( hay tiền lệ) rằng chỉ tuân thủ các hiệp định quốc tế nào phù hợp với lợi ích quốc gia mà thôi.
 
Khi đã phê chuẩn UNCLOS rồi chúng ta sẽ không còn quan điểm đầu cơ. Sẽ thúc đẩy Hoa Kỳ luôn ủng hộ những thái độ tôn trọng luật lệ , sẽ cho Hoa Kỳ một chiếc ghế tại bàn hội nghị UNCLOS nhằm ký thêm chữ ký về các vấn đề liên quan đến quyền hạn của vùng EEZ , thẩm quyền 200 hải lý , về tổng quát việc này càng làm gia tăng quyền lợi kinh tế và chiến lược của Hoa kỳ mà thôi.

 
   * THỨ HAI: các nước có hải quân hoạt động trong vùng gồm Hoa kỳ, Trung hoa , Việt Nam và Phi luật tân, tốt hơn là áp dụng hình thức ứng xử các nguyên tắc không bắt buộc của CUES (ngăn chận cùng xoa dịu những cuộc leo thang đối đầu ) mà chưa ai biết được , cùng khả năng liên lạc đôi bên trong trường hợp có biến cố. Khả năng hiện nay chấp hành CUES là tự nguyện. Trong tình hình này các nước liên quan phải biết rằng sự tuân thủ nên có tính bắt buộc ngỏ hầu bảo đảm được các thủ lệ tiêu chuẩn của CUES. Các quốc gia liên hệ nen thao dượt quân sự đa phương cùng song phương để thực tập các tình huống dự phòng  xảy ra.
 
   *THỨ BA: Hoa kỳ phải chứng minh rõ ràng  trong vấn đề ủng hộ việc giảm thiểu các nguy cơ đối đầu cùng xây dựng lòng tin cho các nước tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Hoa kỳ phải tiếp tục có tiếng nói lớn nhất ủng hộ việc thực hiện bộ Quy Tắc Ứng Xử Trung Hoa và Hiệp Hội Đông NAm Á. Bắc Kinh là nước cần nhất sự an ninh cùng thuận tiện trong vùng do vậy phải có nhiệm vụ khuyến khích cùng nhau tìm ra phương huớng THUẬN THẢO CÙNG GÓP TAY NHAU CÙNG CHUNG SỐNG (nguyên văn modus -vivendivới láng giềng, nhưng không có chuyện là áp lực ngầm được. Thỏa thuận chấp hành quy tắc ứng xử cần sự thống nhất giữa các thành viên ASEAN và sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Trong thời gian này, sự hợp tác của chúng ta bằng cách gia tăng các chuyến tàu thăm viếng , các cuộc diển tập song và đa phương. Thêm vào đó chúng ta không quên chuyện hợp tác khai thác năng lượng và hải sản trong vùng cũng nên thăng tiến thêm.
 
    *THỨ BỐN : phát kiến kỹ thuật đối thoại như Ủy Ban Tuần Duyên Nam Hải , Trung Tâm Chia Sẻ Thông Tin , ỦY Ban Liên Hiệp Về Nghề Cá,  sẽ cho chúng ta nhiều cơ hội to lớn cho các bên liên quan liên lạc trực tiếp từ đó sẽ có những hợp lực hữu hiệu hơn nhiều.
 
    *THỨ NĂM : Hoa kỳ có nhiệm vụ xem lại các hoạt động giám sát của mình trên không và ngay cả trên biển bằng các hoạt động thám sát ngoài vùng biển tiếp cận đất liền Trung Hoa 12 hải lý có khả năng làm giảm sự vi phạm liên tục của nước này. Bất cứ sự điều chỉnh cho hoạt động tiếp cận gần như thế thì liệu chúng có khả năng cho chúng ta nguồn thông tin tình báo giá trị cùng biết rõ về sự phát triển quân sự của Trung Hoa ra sao ? Hoa kỳ cũng không nên hành động đơn phương ; mà cần có sự nhượng bộ của Bắc Kinh để tránh việc họ giải thích rang chúng ta là lực lượng yếu kém cùng suy nhược
 
    *THỨ SÁU : sự thi hành Hiệp Định Tư Vấn Đường Hàng Hải Về Quân Sự phải có hiệu lực hay vứt bỏ  . Chúng ta phải gia tăng sự đòi hỏi Hoa kỳ cùng Trung Hoa cùng thỏa thuận về cho các luật lệ an toàn đề tối thiểu hóa nguy cơ đụng độ nhau vào những năm trước mắt. Thỏa Ước chính thức "Những Biến CỐ Trên Biển" cần nên có.
   *THỨ BẢY : Hoa thịnh Đốn nên rõ ràng, minh bach trong các cuộc thuơng nghị với Manila cũng như với Hà Nội cùng nới rộng các quyền hạn , bổn phận ,  các cam kết của Hoa kỳ , cũng như các hạn chế mà trước mắt Hoa kỳ phải có, khi hiện diện trong các cuộc thuơng thảo nay mai. Sự minh bạch là cần thiết cho cả hai vấn đề: là tránh một kịch bản trong đó các tác nhân trong vùng đều đi đến sự ĐỐI ĐẦU QUYẾT LIỆT VỚI TRUNG HOA cùng PHÒNG NGỪA SỰ THẤT BẠI TRONG LIÊN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ CAC NƯỚC LIÊN QUAN DO THẤT VỌNG VÌ HY VỌNG CỦA HỌ KHÔNG ĐƯỢC ĐÁP ỨNG 

Bonnie S. Glaser 

Senior Adviser at Center for Strategic and International Studies (CSIS)
translation of DHL 11/12/2014
http://whisperingoftime.blogspot.com/2014/12/kha-nang-ung-o-my-trung-tai-bien-ong.html
Hồ Công Tâm chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm