Xe cán chó
KHI “THƯƠNG NỮ BÀ BÀ” GIỞ GIỌNG “CHẢNH”! _ LÃO MÓC
Năm ngoái, theo bản tin đăng trên trang mạng Việt ngữ BBC thì:
“Ca sĩ Ý Lan, một nữ nghệ sĩ nổi tiếng với các ca khúc Phạm Duy sẽ có hai đêm diễn ở Hà Nội trong tháng 5. Một thông báo chính thức về chuyến lưu diễn này nói: “Lần xuất hiện đầu tiên của danh ca Ý Lan tại Hà Nội sẽ là tại Nhà Hát Lớn, nơi 57 năm trước, mẹ của Ý Lan là danh ca Thái Thanh đứng hát.
Cũng theo BBC, trong lúc trình diễn ở phòng trà Văn Nghệ, một fan trong hội trường la lớn: “Cô Ý Lan ơi, khi nào cô tới Hà Nội để cho bố con xem cô hát vì bố lẫn mẹ con mê cô lắm.”
Ý Lan tươi cười: "Xin cảm ơn, một ngày gần đây cô sẽ ra Hà Nội hát để mời cả bố lẫn mẹ con ủng hộ nhé”.
Ban tổ chức cũng nói Ý Lan “nôn nóng” được tới trình diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vì nơi đây là nơi mà cha Ý Lan, trước khi trở thành tài tử Lê Quỳnh, theo dõi cuộc trình diễn của mẹ cô, bà Thái Thanh, trong Ban văn nghệ Gió Nam.
Ý Lan tiết lộ rằng cha của mình, lúc đó là một anh bạch diện thư sinh, không có tiền mua vé, trèo máng xối để nhìn ca sĩ Thái Thanh - qua khung cửa. Năm năm sau Ý Lan chào đời” - thông báo của Ban tổ chức.
“Bố Ý Lan từ trần mấy năm qua, mẹ thì già yếu, không đi xa được. Ý Lan được xuất hiện tại Nhà Hát Lớn Hà Nội lần này là trở về trên con đường kỷ niệm thay thế cho bố mẹ”.
Thành danh ở Hoa Kỳ khi ngoài 30 tuổi, năm nay 53 tuổi, chị cả trong 1 gia đình 5 chị em. Bác ruột của Ý Lan, bà Thái Hằng, vợ của nhạc sĩ Phạm Duy”.
Trong cuộc đời, ai cũng có quyền thương yêu, thù hận. Có người đi bên này sông, có kẻ đi bên kia sông, có kẻ lội xuống giữa dòng mà đi!
Về chuyện ca sĩ Ý Lan về hát tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vào tháng 5 để cho “những người vui” nghe, đã có tác giả Nguyễn Bá Chổi là “một người buồn” viết bài “Tháng 5 Em Về Hát Ngọn Dao Đâm” rất… tới!
Cũng là “một người buồn”, Lão Móc xin có lời bàn mao tôn cương về chuyện nữ ca sĩ Ý Lan về hát tại Nhà Hát Lớn Hà Nội “là trở về trên con đường kỷ niệm thay thế cho bố mẹ”.
Câu tuyên bố này nghe có nhiều dư vị đắng cay, vì theo thông báo của Ban tổ chức thì nữ ca sĩ Ý Lan “thành danh ở Hoa Kỳ khi ngoài 30 tuổi”, tức là trong bao năm qua nữ ca sĩ đã sống nhờ vào sự thương mến của khán giả hải ngoại. Nay, ca sĩ Ý Lan lại về hát cho “những người vui nghe” để “những người vui … ăn mừng Đại Thắng Mùa Xuân” thì đúng là “Tháng 5 Em Về Hát Ngọn Dao Đâm” chớ đâu có phải là “trở về trên con đường kỷ niệm của bố mẹ” - như ca sĩ Ý Lan đã tuyên bố.
Nên nhớ, bố cô, tài tử Lê Quỳnh, vai chính trong phim “Chúng Tôi Muốn Sống” là một tài liệu sống chứng tỏ tội ác tày trời của VC trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất!
*
Năm 1986, nằm trên đảo Paulo Bidong “buồn đau, bi đát” để:
“Ta thương ta, kiếp thuyền nhân
Một lần vượt biển muôn phần đớn đau!
Nghe qua máy phóng thanh của Văn phòng trại giọng hát Thái Thanh qua bài “Ngày xưa Hoàng thị”, Lão Móc có làm bài thơ về giọng hát Thái Thanh như sau:
“Chợt nghe tiếng hát Thái Thanh
Ngày xưa Hoàng thị yêu anh học trò
Thôi yêu màu tím ngây thơ
Cho người say đắm ngẩn ngơ suốt đời
Yêu sao tiếng hát tuyệt vời
Cao như tiếng hạc lưng trời vút qua
Yêu sao tiếng hát kiêu sa
Dáng em đài các đi qua cuộc đời
Mười năm - mộng dữ tàn rồi
Hôm nay nghe lại những lời thương ca
Lòng ta chợt thấy xót xa
Gió mưa tàn bạo - cánh hoa úa tàn!”
Theo báo chí thì, trong những năm tháng ở lại Việt Nam, danh ca Thái Thanh đã không trình diễn. Và bà chỉ trình diễn trở lại khi định cư ở Hoa Kỳ.
Ca sĩ Ý Lan, con của ca sĩ Thái Thanh, theo thông báo của Ban tổ chức thì ca sĩ Ý Lan “thành danh ở Hoa Kỳ khi ngoài 30 tuổi” thì, lại khác hẳn là “thành công ở Hoa Kỳ nhưng lại trở về Hà Nội để hát cho “những người vui” nghe!
Chuyện này thì cũng trái khoáy như chuyện họa sĩ Đoàn Hân, cựu Thiếu Tá An ninh QLVNCH, cựu tù nhân của nhiều trại tù VC lại có con là họa sĩ Bryant Đoàn triển lãm tranh ca tụng cờ đỏ sao vàng của VC làm xôn xao dự luận Nam California dạo nào!
Trên diễn đàn điện tử có bài thơ của nick Salsa, xin chép gửi nữ ca sĩ Ý Lan:
“Em về hát ngọn dao đâm
Tiếng rơi nát vụn những âm thanh buồn
Tháng Tư lầy lội linh hồn
Em xưa dường đã quên trầm hương xưa
Máu buồng tim cạn hết chưa?
Em về dao ngọt ngậm ngùi thơ ta!”
*
Tháng 11 năm nay, năm 2012, cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại lại càng ứa gan khi nghe “thương nữ bà bà” Khánh Ly giở giọng “chảnh” khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đài Á Châu Tự Do (RFA):
“Có lẽ người nào thì cũng phải trở về mà thôi. Nếu khon lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra cũng được nằm lại trên quê hương của mình cũng là điều rất tốt, là ước mơ của nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong những ước mơ của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước đưọc trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.
Tôi hy vọng là không phải là ước mơ chỉ riêng của tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người còn được gọi là người.”
Với Lão Móc, “những ca khúc đao phủ” của “anh nhạc sĩ màu da vàng” Trịnh Công Sơn được cất lên bởi “giọng hát nghĩa trang” của “nữ ca sĩ màu da cam” Khánh Ly đã góp phần cho cộng sản Bắc Việt trong cuộc xâm lăng cưỡng chiếm Miền Nam. Và, những mùa Đông băng giá “hát trên những xác người” đã phủ trù đất nước Việt Nam 37 năm qua.
Cùng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh… Trịnh Công Sơn đã là “những tội nhân thiên cổ của cuộc thảm sát Tết Mậu Thân với những nấm mồ tập thể tại Huế.
“Tên đao phủ văn hoá” Trịnh Công Sơn đã được VC trả công bội hậu: Được VC lấy tên đặt cho một con đường tại thành phố Huế!
“Tôi hy vọng là không phải là ước mơ chỉ riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người còn được gọi là người”.
Cái giọng “chảnh” ra vẻ cầu cao của “thương nữ bà bà” Khánh Ly chỉ chứng tỏ cái tư cách và nhân cách của một kẻ "xướng ca vô loại” .
Tên nhà thơ 30 tháng 4 Đỗ Trung Quân đã từng xấc xược mỉa mai “những ai xa quê hương thì không lớn thành người”, bây giờ đối với CSVN chỉ là cái vỏ chanh mốc đã bị vứt bỏ không chút thương tiếc!
Nhằm nhò gì ba cái lời nói cầu cao của mụ “thương nữ bà bà” cả đời “đem ngày tháng ca hát cho người mua vui”!
*
Những “TAI TO, MAT LON” của chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã từng con đuôi chạy trước khi VC tấn chiếm miền Nam; nay còn ra sức cong lưng ca tụng “Bác Hồ và đảng CSVN có công thống nhất đất nước”, liên kết trong ngoài, hòa giải hòa hợp tháo gỡ độc tài, canh tân đất nước v.v… để mong kiếm chút bơ thừa, sữa cặn lúc cuối đời!
Trách làm gì bọn “xướng ca vô loại”:
“Gái tơ không biết thù nhà
Bên sông còn hát Khúc ca Hậu Đình”!?
LÃO MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot
( Bài Tác giả gửi HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
KHI “THƯƠNG NỮ BÀ BÀ” GIỞ GIỌNG “CHẢNH”! _ LÃO MÓC
Năm ngoái, theo bản tin đăng trên trang mạng Việt ngữ BBC thì:
“Ca sĩ Ý Lan, một nữ nghệ sĩ nổi tiếng với các ca khúc Phạm Duy sẽ có hai đêm diễn ở Hà Nội trong tháng 5. Một thông báo chính thức về chuyến lưu diễn này nói: “Lần xuất hiện đầu tiên của danh ca Ý Lan tại Hà Nội sẽ là tại Nhà Hát Lớn, nơi 57 năm trước, mẹ của Ý Lan là danh ca Thái Thanh đứng hát.
Cũng theo BBC, trong lúc trình diễn ở phòng trà Văn Nghệ, một fan trong hội trường la lớn: “Cô Ý Lan ơi, khi nào cô tới Hà Nội để cho bố con xem cô hát vì bố lẫn mẹ con mê cô lắm.”
Ý Lan tươi cười: "Xin cảm ơn, một ngày gần đây cô sẽ ra Hà Nội hát để mời cả bố lẫn mẹ con ủng hộ nhé”.
Ban tổ chức cũng nói Ý Lan “nôn nóng” được tới trình diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vì nơi đây là nơi mà cha Ý Lan, trước khi trở thành tài tử Lê Quỳnh, theo dõi cuộc trình diễn của mẹ cô, bà Thái Thanh, trong Ban văn nghệ Gió Nam.
Ý Lan tiết lộ rằng cha của mình, lúc đó là một anh bạch diện thư sinh, không có tiền mua vé, trèo máng xối để nhìn ca sĩ Thái Thanh - qua khung cửa. Năm năm sau Ý Lan chào đời” - thông báo của Ban tổ chức.
“Bố Ý Lan từ trần mấy năm qua, mẹ thì già yếu, không đi xa được. Ý Lan được xuất hiện tại Nhà Hát Lớn Hà Nội lần này là trở về trên con đường kỷ niệm thay thế cho bố mẹ”.
Thành danh ở Hoa Kỳ khi ngoài 30 tuổi, năm nay 53 tuổi, chị cả trong 1 gia đình 5 chị em. Bác ruột của Ý Lan, bà Thái Hằng, vợ của nhạc sĩ Phạm Duy”.
Trong cuộc đời, ai cũng có quyền thương yêu, thù hận. Có người đi bên này sông, có kẻ đi bên kia sông, có kẻ lội xuống giữa dòng mà đi!
Về chuyện ca sĩ Ý Lan về hát tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vào tháng 5 để cho “những người vui” nghe, đã có tác giả Nguyễn Bá Chổi là “một người buồn” viết bài “Tháng 5 Em Về Hát Ngọn Dao Đâm” rất… tới!
Cũng là “một người buồn”, Lão Móc xin có lời bàn mao tôn cương về chuyện nữ ca sĩ Ý Lan về hát tại Nhà Hát Lớn Hà Nội “là trở về trên con đường kỷ niệm thay thế cho bố mẹ”.
Câu tuyên bố này nghe có nhiều dư vị đắng cay, vì theo thông báo của Ban tổ chức thì nữ ca sĩ Ý Lan “thành danh ở Hoa Kỳ khi ngoài 30 tuổi”, tức là trong bao năm qua nữ ca sĩ đã sống nhờ vào sự thương mến của khán giả hải ngoại. Nay, ca sĩ Ý Lan lại về hát cho “những người vui nghe” để “những người vui … ăn mừng Đại Thắng Mùa Xuân” thì đúng là “Tháng 5 Em Về Hát Ngọn Dao Đâm” chớ đâu có phải là “trở về trên con đường kỷ niệm của bố mẹ” - như ca sĩ Ý Lan đã tuyên bố.
Nên nhớ, bố cô, tài tử Lê Quỳnh, vai chính trong phim “Chúng Tôi Muốn Sống” là một tài liệu sống chứng tỏ tội ác tày trời của VC trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất!
*
Năm 1986, nằm trên đảo Paulo Bidong “buồn đau, bi đát” để:
“Ta thương ta, kiếp thuyền nhân
Một lần vượt biển muôn phần đớn đau!
Nghe qua máy phóng thanh của Văn phòng trại giọng hát Thái Thanh qua bài “Ngày xưa Hoàng thị”, Lão Móc có làm bài thơ về giọng hát Thái Thanh như sau:
“Chợt nghe tiếng hát Thái Thanh
Ngày xưa Hoàng thị yêu anh học trò
Thôi yêu màu tím ngây thơ
Cho người say đắm ngẩn ngơ suốt đời
Yêu sao tiếng hát tuyệt vời
Cao như tiếng hạc lưng trời vút qua
Yêu sao tiếng hát kiêu sa
Dáng em đài các đi qua cuộc đời
Mười năm - mộng dữ tàn rồi
Hôm nay nghe lại những lời thương ca
Lòng ta chợt thấy xót xa
Gió mưa tàn bạo - cánh hoa úa tàn!”
Theo báo chí thì, trong những năm tháng ở lại Việt Nam, danh ca Thái Thanh đã không trình diễn. Và bà chỉ trình diễn trở lại khi định cư ở Hoa Kỳ.
Ca sĩ Ý Lan, con của ca sĩ Thái Thanh, theo thông báo của Ban tổ chức thì ca sĩ Ý Lan “thành danh ở Hoa Kỳ khi ngoài 30 tuổi” thì, lại khác hẳn là “thành công ở Hoa Kỳ nhưng lại trở về Hà Nội để hát cho “những người vui” nghe!
Chuyện này thì cũng trái khoáy như chuyện họa sĩ Đoàn Hân, cựu Thiếu Tá An ninh QLVNCH, cựu tù nhân của nhiều trại tù VC lại có con là họa sĩ Bryant Đoàn triển lãm tranh ca tụng cờ đỏ sao vàng của VC làm xôn xao dự luận Nam California dạo nào!
Trên diễn đàn điện tử có bài thơ của nick Salsa, xin chép gửi nữ ca sĩ Ý Lan:
“Em về hát ngọn dao đâm
Tiếng rơi nát vụn những âm thanh buồn
Tháng Tư lầy lội linh hồn
Em xưa dường đã quên trầm hương xưa
Máu buồng tim cạn hết chưa?
Em về dao ngọt ngậm ngùi thơ ta!”
*
Tháng 11 năm nay, năm 2012, cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại lại càng ứa gan khi nghe “thương nữ bà bà” Khánh Ly giở giọng “chảnh” khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đài Á Châu Tự Do (RFA):
“Có lẽ người nào thì cũng phải trở về mà thôi. Nếu khon lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra cũng được nằm lại trên quê hương của mình cũng là điều rất tốt, là ước mơ của nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong những ước mơ của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước đưọc trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.
Tôi hy vọng là không phải là ước mơ chỉ riêng của tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người còn được gọi là người.”
Với Lão Móc, “những ca khúc đao phủ” của “anh nhạc sĩ màu da vàng” Trịnh Công Sơn được cất lên bởi “giọng hát nghĩa trang” của “nữ ca sĩ màu da cam” Khánh Ly đã góp phần cho cộng sản Bắc Việt trong cuộc xâm lăng cưỡng chiếm Miền Nam. Và, những mùa Đông băng giá “hát trên những xác người” đã phủ trù đất nước Việt Nam 37 năm qua.
Cùng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh… Trịnh Công Sơn đã là “những tội nhân thiên cổ của cuộc thảm sát Tết Mậu Thân với những nấm mồ tập thể tại Huế.
“Tên đao phủ văn hoá” Trịnh Công Sơn đã được VC trả công bội hậu: Được VC lấy tên đặt cho một con đường tại thành phố Huế!
“Tôi hy vọng là không phải là ước mơ chỉ riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người còn được gọi là người”.
Cái giọng “chảnh” ra vẻ cầu cao của “thương nữ bà bà” Khánh Ly chỉ chứng tỏ cái tư cách và nhân cách của một kẻ "xướng ca vô loại” .
Tên nhà thơ 30 tháng 4 Đỗ Trung Quân đã từng xấc xược mỉa mai “những ai xa quê hương thì không lớn thành người”, bây giờ đối với CSVN chỉ là cái vỏ chanh mốc đã bị vứt bỏ không chút thương tiếc!
Nhằm nhò gì ba cái lời nói cầu cao của mụ “thương nữ bà bà” cả đời “đem ngày tháng ca hát cho người mua vui”!
*
Những “TAI TO, MAT LON” của chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã từng con đuôi chạy trước khi VC tấn chiếm miền Nam; nay còn ra sức cong lưng ca tụng “Bác Hồ và đảng CSVN có công thống nhất đất nước”, liên kết trong ngoài, hòa giải hòa hợp tháo gỡ độc tài, canh tân đất nước v.v… để mong kiếm chút bơ thừa, sữa cặn lúc cuối đời!
Trách làm gì bọn “xướng ca vô loại”:
“Gái tơ không biết thù nhà
Bên sông còn hát Khúc ca Hậu Đình”!?
LÃO MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot
( Bài Tác giả gửi HNPD )