Cà Kê Dê Ngỗng
Kẻ chiến thắng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể chính là Trung Quốc
Crimea bây giờ là lãnh thổ của Nga. Mặc dù các tù binh chiến tranh đã được trao trả và hai phía đã thống nhất rút vũ khí hạng nặng, thỏa thuận Minsk ký kết ngày 12 tháng
Những người ly khai ủng hộ Nga chiếm đóng tòa nhà Donetsk RSA, ngày 17 tháng 4 năm 2014 (ảnh:wikimedia commons)
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã đẩy mối quan hệ Mỹ-Nga xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Crimea bây giờ là lãnh thổ của Nga. Mặc dù các tù binh chiến tranh đã được trao trả và hai phía đã thống nhất rút vũ khí hạng nặng, thỏa thuận Minsk ký kết ngày 12 tháng Hai đã thất bại trong việc ngăn chặn chiến tranh ở Đông Ukraine. Thành phố Debaltseve đã thuộc tầm kiểm soát của phe li khai. Vào Chủ nhật ngày 22 tháng Hai, một quả bom phát nổ tại cuộc mít tinh tại thành phố lớn thứ hai của Ukraine là Kharkiv, làm hai người thiệt mạng- chính phủ Ukraine cáo buộc các nghi phạm đã được đào tạo ở Nga.
Với Washington, xung đột giữa phương Tây và Nga nghiêm trọng hơn nhiều sự tranh chấp về toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Nó trở thành một sự thách thức với trật tự quốc tế tự do của Phương Tây do Mỹ nỗ lực vất vả để tạo nên vào cuối chiến tranh Lạnh; một trật tự dựa trên nền dân chủ, pháp quyền và thị trường tự do. Nga không đi theo con đường này. Thay vào đó, Nga đang thách thức trật tự an ninh của EU mà cụ thể là các thành viên phía đông của EU.
Thảo luận về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nổi lên trong giới chính trị ở Washington. Quan điểm tương tự được lặp lại ở Moscow. Konstantin Sonin, một giáo sư tại trường Đại học Kinh tế ở Moscow, đã nói ra suy nghĩ của Kremlin: “Đất nước này [Nga] có một nhiệm vụ thiêng liêng. Đó là gây chiến với Mỹ”.
Trong quá trình thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow (và có thể trang bị vũ khí cho Ukraine), các nhà hoạch định chính sách Mỹ dường như đã nghĩ về ảnh hưởng địa chính trị dài hạn của vết rạn nứt này trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Nếu không có một giải pháp khả thi cho xung đột Ukraine, chúng tôi tin rằng người chiến thắng ngoài ý muốn của cuộc khủng hoảng này có thể là Trung Quốc.
Đây là lý do.
Trung Quốc Đang Trỗi Dậy
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo cân bằng sức mua (PPP). Bắc Kinh cũng đang tiến hành một đợt xây dựng lực lượng quân sự lớn. Giống như các cường quốc mới nổi khác trong lịch sử, đặc biệt là Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 19, Trung Quốc tìm cách nổi lên như một thế lực thống trị trong khu vực riêng của mình.
Nga đang giúp Trung Quốc trỗi dậy. Nếu như Mỹ và Châu Âu không hàn gắn mối quan hệ thù địch với Nga, Trung Quốc sẽ trở thành một thế lực đối trọng với Mỹ thậm chí còn sớm hơn.
Nền kinh tế của Nga đang lao đao vì sự sụt giá dầu và các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Ngân hàng Thế giới dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga sẽ giảm 2.9 phần trăm năm 2015. Và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu ước tính nền kinh tế của Nga sẽ giảm gần 5 phần trăm trong năm nay.
Trong tháng 5 năm 2014, một ví dụ là Moscow và Bắc Kinh đã ký 400 tỷ USD thỏa thuận bán khí đốt. Trong tháng 11 năm 2014, một thỏa thuận khung cung cấp khí đốt cho Trung Quốc đã được ký. Sau đó, trong tháng 9 năm 2014, ở Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã chỉ ra rằng Trung Quốc và Nga đang cùng nhau phát triển các hệ thống vũ khí mới. Thương mại của Nga với Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 100 tỷ USD trong năm nay từ 90 tỷ USD trong năm 2014.
Vụ mặc cả của Faust
[Faust: tên một nhà hóa học và phù thủy huyền thoại người Đức bán linh hồn cho quỷ để đổi lấy sức mạnh và tri thức (ghi chú của người dịch)].
Logic của sự nối lại tình hữu nghị này rất đơn giản: Trung Quốc cần tài nguyên và Nga có cái Trung Quốc cần. Nga cần thị trường, đầu tư nước ngoài và tiền, và Trung Quốc có cái đó.
Lợi ích địa chính trị trùng nhau. Trung Quốc không muốn Biển Nam Trung Quốc (tên quốc tế của biển Đông Việt Nam) bị Mỹ chiếm ưu thế. Nga không muốn phương Tây – Mỹ và châu Âu – xâm nhập vào “vùng ảnh hưởng” của Moscow. Tóm lại, Nga và Trung Quốc không muốn có một thế giới do Mỹ thống trị. Điều này quá rõ ràng.
Đồng thời, Trung Quốc và Nga là đối thủ địa chính trị. Thực ra với Nga, hợp tác với Trung Quốc là một “vụ mặc cả của Faust”.
Trong tương lai gần, Nga dường như đạt được lợi ích vì bán dầu, khí đốt và các tài nguyên thiên nhiên khác cho Trung Quốc . Nhưng trong tương lai xa hơn, ngược lại, kết quả sẽ là thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự trỗi dậy của Trung Quốc và khiến Trung Quốc trở thành đối thủ dài hạn của Nga. Moscow đang giúp Trung Quốc phát triển kinh tế và trở nên mạnh mẽ hơn thậm chí khi mà Nga có đang yếu đi.
Chính sách thực dụng (Realpolitik)
Các nhà lãnh đạo Châu Âu đã được cảnh báo chính xác về tình hình Ukraine. Thương vong đang tăng và nền kinh tế của Ukraine đang trên bờ vực sụp đổ. Giải pháp cho sự khủng hoảng này cần được tìm ra.
Có rất nhiều điều để nói, đặc biệt ở Washington, về “vùng không gian hậu Xô Viết”- các nước cộng hòa cũ của Liên bang Xô Viết ( như Ukraine)- giành độc lập sau khi Liên bang sụp đổ. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và Châu Âu cần nhớ rằng không gian hậu Xô Viết cùng từ là không gian tiền Xô Viết- đế chế Nga hoàng. Nga vẫn tự xem mình là thế lực thống trị khu vực mà lịch sử và văn hóa hậu thuẫn cho họ. Khi vẽ lại bản đồ châu Âu, như Phó Tổng thống Biden đã nói, là không thể chấp nhận, thì một sự thật là điều đó rất khó để vãn hồi.
Bất chấp những lời buộc tội có thể hiểu được về các động thái của Nga, đàm phán với Moscow vẫn nên tiếp tục. Hầu hết các nhà tư tưởng chiến lược của Mỹ đồng ý rằng đó là Trung Quốc, chứ không phải Nga sẽ đặt ra thách thức địa chính trị to lớn nhất với Mỹ thế kỷ 21. Chiến lược 101 chỉ ra rằng Nga nên là đối trọng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. [trong văn hóa Mỹ “101” có nghĩa là cơ bản, đơn giản, có tính chất giới thiệu (ghi chú của ngưởi dịch)].
Nhưng khi chính sách của Mỹ ( và Châu Âu) đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc. Chúng tôi gọi đây là một sai lầm địa chính trị. Nếu quan hệ Nga-Mỹ không thể hàn gắn, Trung Quốc là kẻ thắng cuộc.
Gabriela Marin Thornton và Alexey Ilin
Gabriela Marin Thornton là một giáo sư giảng dạy về quan hệ quốc tế tại Đại học Texas A & M. Alexey Ilin một sinh viên nhận học bổng Fulbright và tốt nghiệp khoa Dịch vụ công và Chính phủ tại Đại học Texas A&M. Bài viết này trước đây đã được công bố trên TheConversation.com.
(Đại Kỷ Nguyên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Kẻ chiến thắng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể chính là Trung Quốc
Crimea bây giờ là lãnh thổ của Nga. Mặc dù các tù binh chiến tranh đã được trao trả và hai phía đã thống nhất rút vũ khí hạng nặng, thỏa thuận Minsk ký kết ngày 12 tháng
Những người ly khai ủng hộ Nga chiếm đóng tòa nhà Donetsk RSA, ngày 17 tháng 4 năm 2014 (ảnh:wikimedia commons)
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã đẩy mối quan hệ Mỹ-Nga xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Crimea bây giờ là lãnh thổ của Nga. Mặc dù các tù binh chiến tranh đã được trao trả và hai phía đã thống nhất rút vũ khí hạng nặng, thỏa thuận Minsk ký kết ngày 12 tháng Hai đã thất bại trong việc ngăn chặn chiến tranh ở Đông Ukraine. Thành phố Debaltseve đã thuộc tầm kiểm soát của phe li khai. Vào Chủ nhật ngày 22 tháng Hai, một quả bom phát nổ tại cuộc mít tinh tại thành phố lớn thứ hai của Ukraine là Kharkiv, làm hai người thiệt mạng- chính phủ Ukraine cáo buộc các nghi phạm đã được đào tạo ở Nga.
Với Washington, xung đột giữa phương Tây và Nga nghiêm trọng hơn nhiều sự tranh chấp về toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Nó trở thành một sự thách thức với trật tự quốc tế tự do của Phương Tây do Mỹ nỗ lực vất vả để tạo nên vào cuối chiến tranh Lạnh; một trật tự dựa trên nền dân chủ, pháp quyền và thị trường tự do. Nga không đi theo con đường này. Thay vào đó, Nga đang thách thức trật tự an ninh của EU mà cụ thể là các thành viên phía đông của EU.
Thảo luận về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nổi lên trong giới chính trị ở Washington. Quan điểm tương tự được lặp lại ở Moscow. Konstantin Sonin, một giáo sư tại trường Đại học Kinh tế ở Moscow, đã nói ra suy nghĩ của Kremlin: “Đất nước này [Nga] có một nhiệm vụ thiêng liêng. Đó là gây chiến với Mỹ”.
Trong quá trình thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow (và có thể trang bị vũ khí cho Ukraine), các nhà hoạch định chính sách Mỹ dường như đã nghĩ về ảnh hưởng địa chính trị dài hạn của vết rạn nứt này trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Nếu không có một giải pháp khả thi cho xung đột Ukraine, chúng tôi tin rằng người chiến thắng ngoài ý muốn của cuộc khủng hoảng này có thể là Trung Quốc.
Đây là lý do.
Trung Quốc Đang Trỗi Dậy
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo cân bằng sức mua (PPP). Bắc Kinh cũng đang tiến hành một đợt xây dựng lực lượng quân sự lớn. Giống như các cường quốc mới nổi khác trong lịch sử, đặc biệt là Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 19, Trung Quốc tìm cách nổi lên như một thế lực thống trị trong khu vực riêng của mình.
Nga đang giúp Trung Quốc trỗi dậy. Nếu như Mỹ và Châu Âu không hàn gắn mối quan hệ thù địch với Nga, Trung Quốc sẽ trở thành một thế lực đối trọng với Mỹ thậm chí còn sớm hơn.
Nền kinh tế của Nga đang lao đao vì sự sụt giá dầu và các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Ngân hàng Thế giới dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga sẽ giảm 2.9 phần trăm năm 2015. Và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu ước tính nền kinh tế của Nga sẽ giảm gần 5 phần trăm trong năm nay.
Trong tháng 5 năm 2014, một ví dụ là Moscow và Bắc Kinh đã ký 400 tỷ USD thỏa thuận bán khí đốt. Trong tháng 11 năm 2014, một thỏa thuận khung cung cấp khí đốt cho Trung Quốc đã được ký. Sau đó, trong tháng 9 năm 2014, ở Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã chỉ ra rằng Trung Quốc và Nga đang cùng nhau phát triển các hệ thống vũ khí mới. Thương mại của Nga với Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 100 tỷ USD trong năm nay từ 90 tỷ USD trong năm 2014.
Vụ mặc cả của Faust
[Faust: tên một nhà hóa học và phù thủy huyền thoại người Đức bán linh hồn cho quỷ để đổi lấy sức mạnh và tri thức (ghi chú của người dịch)].
Logic của sự nối lại tình hữu nghị này rất đơn giản: Trung Quốc cần tài nguyên và Nga có cái Trung Quốc cần. Nga cần thị trường, đầu tư nước ngoài và tiền, và Trung Quốc có cái đó.
Lợi ích địa chính trị trùng nhau. Trung Quốc không muốn Biển Nam Trung Quốc (tên quốc tế của biển Đông Việt Nam) bị Mỹ chiếm ưu thế. Nga không muốn phương Tây – Mỹ và châu Âu – xâm nhập vào “vùng ảnh hưởng” của Moscow. Tóm lại, Nga và Trung Quốc không muốn có một thế giới do Mỹ thống trị. Điều này quá rõ ràng.
Đồng thời, Trung Quốc và Nga là đối thủ địa chính trị. Thực ra với Nga, hợp tác với Trung Quốc là một “vụ mặc cả của Faust”.
Trong tương lai gần, Nga dường như đạt được lợi ích vì bán dầu, khí đốt và các tài nguyên thiên nhiên khác cho Trung Quốc . Nhưng trong tương lai xa hơn, ngược lại, kết quả sẽ là thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự trỗi dậy của Trung Quốc và khiến Trung Quốc trở thành đối thủ dài hạn của Nga. Moscow đang giúp Trung Quốc phát triển kinh tế và trở nên mạnh mẽ hơn thậm chí khi mà Nga có đang yếu đi.
Chính sách thực dụng (Realpolitik)
Các nhà lãnh đạo Châu Âu đã được cảnh báo chính xác về tình hình Ukraine. Thương vong đang tăng và nền kinh tế của Ukraine đang trên bờ vực sụp đổ. Giải pháp cho sự khủng hoảng này cần được tìm ra.
Có rất nhiều điều để nói, đặc biệt ở Washington, về “vùng không gian hậu Xô Viết”- các nước cộng hòa cũ của Liên bang Xô Viết ( như Ukraine)- giành độc lập sau khi Liên bang sụp đổ. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và Châu Âu cần nhớ rằng không gian hậu Xô Viết cùng từ là không gian tiền Xô Viết- đế chế Nga hoàng. Nga vẫn tự xem mình là thế lực thống trị khu vực mà lịch sử và văn hóa hậu thuẫn cho họ. Khi vẽ lại bản đồ châu Âu, như Phó Tổng thống Biden đã nói, là không thể chấp nhận, thì một sự thật là điều đó rất khó để vãn hồi.
Bất chấp những lời buộc tội có thể hiểu được về các động thái của Nga, đàm phán với Moscow vẫn nên tiếp tục. Hầu hết các nhà tư tưởng chiến lược của Mỹ đồng ý rằng đó là Trung Quốc, chứ không phải Nga sẽ đặt ra thách thức địa chính trị to lớn nhất với Mỹ thế kỷ 21. Chiến lược 101 chỉ ra rằng Nga nên là đối trọng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. [trong văn hóa Mỹ “101” có nghĩa là cơ bản, đơn giản, có tính chất giới thiệu (ghi chú của ngưởi dịch)].
Nhưng khi chính sách của Mỹ ( và Châu Âu) đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc. Chúng tôi gọi đây là một sai lầm địa chính trị. Nếu quan hệ Nga-Mỹ không thể hàn gắn, Trung Quốc là kẻ thắng cuộc.
Gabriela Marin Thornton và Alexey Ilin
Gabriela Marin Thornton là một giáo sư giảng dạy về quan hệ quốc tế tại Đại học Texas A & M. Alexey Ilin một sinh viên nhận học bổng Fulbright và tốt nghiệp khoa Dịch vụ công và Chính phủ tại Đại học Texas A&M. Bài viết này trước đây đã được công bố trên TheConversation.com.
(Đại Kỷ Nguyên)