Tham Khảo
Kết Cuộc Đắng Cay – The Bitter End – Harry G. Summers, Jr
Đó
không phải là một ngày đáng để làm người Mỹ tự hào. Ngày đó là ngày 30
Tháng Tư năm 1975, vào lúc 5 giờ 30 sáng, khi chiếc trực thăng Thủy Quân
Lục Chiến (TQLC) CH-46 rời khỏi mái nhà Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn mang
theo những người Mỹ cuối cùng, không kể những người lính TQLC, để tới
chiếc tầu USS Okinawa và nơi an toàn, toàn bộ sự phản bội của chúng ta
đã chấn động tận quê nhà. 420 người dân di tản ở phía dưới, những người
mà chúng tôi đã hứa hẹn nghiêm chỉnh rằng sẽ không bỏ rơi, đã bắt đầu
dồn ép những người lính TQLC cũng đang rút vào bên trong tòa đại sứ.
Nhưng đã quá trễ. Nước Mỹ đã không chỉ bỏ rơi người bạn đồng minh cũ một
cách vô trách nhệm vào lúc dầu sôi lửa bỏng này mà còn bỏ rơi một cách
đáng hổ thẹn mấy trăm người di tản cuối cùng, những người đã tin cậy Hoa
Kỳ vào giờ phút cuối cùng đó. Trong số đó có cả những người lính cứu
hỏa địa phương, những người đã khước từ được di tản sớm vì e ngại một
trong những chiếc trực thăng có thể bị rớt trong sân tòa đại sứ; một
linh mục người Đức cùng với một số trẻ mồ côi Việt Nam; và những thành
viên tòa đại sứ Đại Hàn, gồm cả các sĩ quan Cơ Quan Trung Ương Tình Báo
Đại Hàn, những người đã tự nguyện ở lại đến giờ chót nhường cho các
người dân thường được di tản trước họ và để rồi sau đó họ đã bị thảm sát
một cách vô cảm bởi những kẻ xâm lược đến từ miền Bắc Việt Nam.
Cái đáng tiếc nhất là chuyện ấy xảy ra hoàn toàn không do chủ ý, mà đó
là do sự mất liên lạc giữa những người đang điều hành cuộc di tản ở tòa
đại sứ, những người trên hàng không mẫu hạm đang kiểm soát các trực
thăng ở ngoài khơi, và những người ở Honolulu và Washington đang có
những quyết định sau cùng. Nói tóm lại, Chiến Tranh Việt Nam một lần nữa
đã chấm dứt.
Việc trở lại Việt Nam của tôi vào tháng Bảy năm 1974 bắt đầu hoàn toàn
khác với chuyến công tác của tôi trước đó vào năm 1966-1967. Khác với
lần công tác thứ nhất lúc đó tôi là một sĩ quan hành quân của Tiểu Đoàn
1, Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh (Hoa Kỳ), rồi sau khi bị thương lần
thứ hai, tôi phụ trách sĩ quan hành quân G-3 với lực lượng Dã Chiên II
Việt Nam, lúc đó có thể đã không còn nhiều chết chóc. Vào năm 1975, Việt
Nam coi như đã hòa bình.
Nó tưởng như đã hòa bình đến nỗi vợ tôi và đứa con trai 18 tuổi đã tháp
tùng theo tôi tới Sài Gòn cùng với một số gia đình khác trong Phái Bộ Mỹ
– như ban tham mưu tòa đại sứ Mỹ; 50 nhân viên quân sự của Phòng Tùy
Viên Quốc Phòng (cơ quan DAO: Defense Attaché Office); và phái đoàn nhỏ
bé của Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên của Hoa Kỳ mà tôi được chỉ định làm
Trưởng Tiểu Ban về thương thuyết. Tòa đại sứ tọa lạc ở trung tâm Sài
Gòn, nhưng cơ quan DAO và Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên lại tọa lạc tại
trụ sở của cơ quan MACV (Military Assistance Command, Vietnam) cũ ở căn
cứ Tân Sơn Nhứt nơi ngoại ô Sài Gòn cách đó vài dặm.
Thomas Polgar, là Trưởng Văn Phòng CIA lúc đó, trong một bài báo mang
tựa đề “Managing the Company Store” trên tạp chí Vietnam (tạp chí của
các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam xuất bản mỗi hai tháng) trong
Tháng Tám năm 1989 đã viết: “Vào năm 1973-1974, tôi thường xuyên lái xe
từ Sài Gòn đi Mỹ Tho trong vùng đồng bằng sông Cửu Long … và để cho
nhân viên của tôi lái xe đi Đà Lạt. Những trục lộ chính xuyên suốt trong
nước về căn bản là an toàn cho những chuyến đi vào ban ngày.”
Khi người con trai lớn của tôi, sau này là một sinh viên sĩ quan trường
võ bị West Point, đến chung vui với chúng tôi nhân mùa lễ Giáng Sinh
1974, cả hai cậu con trai đều muốn tham gia vào toán người của tòa đại
sứ lái xe đi chơi tắm Vũng Tàu. Tôi đã từ chối, vì nhớ lại hai sư đoàn
Mỹ đã từng phải khai thông con đường đó gần mười năm trước vượt qua một
vùng quê đầy thù nghịch.
Nhưng Việt Cộng đã gần như biến mất khoảng gần sáu năm do hậu qủa của
cuộc tấn công Tết 1968. Từ đó cho đến khi ký kết Hiệp Định Hòa Bình
Paris trong Tháng Giêng 1973, cuộc chiến gần như chỉ là giữa quân đội
chính qui Bắc Việt và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, còn Việt Cộng hầu như
không còn giữ một vai trò gì. Và, kể từ sau Tết 1968, Hoa Kỳ cũng đã bắt
đầu giảm bớt sự liên hệ. Tiếp theo trận đánh trên Đồi Thịt Bằm
(Hamburger Hill) vào tháng 5-1969, tất cả các cuộc hành quân có tính tấn
công chiến lược của Hoa Kỳ đã bị cắt giảm một cách nghiêm trọng, và kể
từ tháng 7-1969 việc rút quân đội Mỹ đã bắt đầu được thực hiện. Đến
Tháng Tám năm 1972 toàn bộ các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ đã ra đi.
Đến Tháng Ba năm 1973, theo Hiệp Định Paris, tất cả lực lượng quân sự Mỹ
còn lại, ngoại trừ 50 nhân viên DAO và các thành viên Toán Quân Sự Hỗn
Hợp Bốn Bên, đều đã rời khỏi Việt Nam. Các trận đánh trong năm 1973 chỉ
còn giới hạn qua các trận đụng độ nhỏ nơi nông thôn hẻo lánh giữa QLVNCH
và 15 sư đoàn Bắc Việt, gồm khoảng 149.000 quân chiến đấu và 71.000
quân yểm trợ đã được phép ở lại Miền Nam Việt Nam theo những điều khoản
của Hiệp Định Paris. Nhiều người sau này đã trách cứ cho rằng đó là
những điều khoản đã dẫn đến sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, Trưởng văn phòng CIA Polgar lại không đồng ý về điều đó.
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Vietnam vào Tháng Tám năm 1989, ông đã
nói rằng “Hiệp Định Hòa Bình Paris được coi như là một thỏa hiệp trong
danh dự và hợp lý đã được thảo ra và ký kết … Vấn đề là ở chỗ Bắc Việt
đã nhạy bén và nhận thấy sự suy yếu trong quyết tâm của Mỹ không còn
muốn tiếp tục yểm trợ cho Nam Việt Nam, nên những người Cộng Sản đã gia
tăng xem thường bản Hiệp Định Paris. Các điều khoản của Hiệp Định Paris
nếu được thi hành, chẳng hạn giống như những điều khoản trong bản Thỏa
Ước Đình Chiến Đại Hàn năm 1953, thì sự tiếp tục cho một Miền Nam Việt
Nam độc lập, dù có thể bị yếu đi, cũng có thể được bảo đảm trong nhiều
năm.”
Nhưng nó đã không được như vậy, bởi vì vào đúng cái thời điểm quan trọng
nhất Hoa Kỳ đã không giữ lời hứa. Như Tướng Homer Smith đã đề cập
[trong bài viết “Bốn Mươi Lăm Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam” (Final Forty
Five Days in Vietnam) trên tạp chí Vietnam số Tháng Tư 1995] rằng, không
chỉ Quốc Hội đã không đáp ứng số tiền gần một tỷ đô la viện trợ quân sự
của Hoa Kỳ cho Việt Nam, mà cả chính phủ Mỹ cũng ngoảnh mặt với những
cam kết về an ninh của mình.
Tổng Thống Richard Nixon trong một lá thư gởi Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu của Miền Nam Việt Nam vào tháng 11 năm 1972 trước ngày ký Hiệp
Định Hòa Bình Paris đã viết: “Tôi bảo đảm tuyệt đối với ông rằng, nếu Hà
Nội không tôn trọng những điều đã cam kết trong bản hiệp định này, tôi
sẽ có những hành động trả đũa quyết liệt.” Nhưng rất tiếc không đầy hai
năm sau, Nixon đã phải rời khỏi chức vụ vì vụ tai tiếng Watergate.
Tại một buổi họp của Bộ Chính Trị Bắc Việt vào Tháng Mười năm 1974, Lê
Duẩn, người kế tục Hồ Chí Minh, đã lưu ý về sự kiện đó và “đưa ra một
quyết định quan trọng và sau đã trở thành một nghị quyết.” Y nói, một
khi đã rút ra khỏi Miền Nam, Hoa Kỳ khó mà có thể quay trở lại, nên sẽ
không có vấn đề nó sẽ can thiệp như thế nào, và nó không thể nào cứu vãn
cho chính phủ Sài Gòn khỏi sụp đổ.
Tỉnh Phước Long nằm ở phía Tây Bắc của Sài Gòn là một thí nghiệm cho
nghị quyết đó. Ở nơi tương đối hẻo lánh, lực lượng phòng thủ của tỉnh
chỉ gồm có bốn tiểu đoàn Địa Phương Quân với quân số khoảng 340 cho mỗi
tiểu đoàn và một số trung đội Nghĩa Quân. Hỏa lực yểm trợ gồm có 4 khẩu
đại bác 155 ly và 16 khẩu 105 ly được sử dụng bởi các trung đội sử dụng
cả hai loại súng cho toàn vùng.
Lực lượng phòng thủ này thật không tương xứng với Binh Đoàn 301 của quân
đội Bắc Việt, gồm có Sư Đoàn 3 tân lập của Bắc Việt, Sư Đoàn 7 kỳ cựu,
một tiểu đoàn xe tăng với những chiếc tăng T-54 của Sô Viết, một trung
đoàn pháo binh, một trung đoàn pháo cao xạ, cùng các đơn vị bộ binh và
công binh địa phương. Cuộc tấn công của họ khởi đi từ những mật khu ở
Cambodia vào ngày 13 tháng 12 năm 1974, binh đoàn 301 đã loại bỏ những
chốt tiền tiêu của Nam Việt nam, rồi tập trung tấn công vào sân bay Sông
Bé.
Quân đồn trú tại đó được tăng viện bởi Tiểu Đoàn 2 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh
được trực thăng vận đến từ căn cứ Lai Khê. Thêm sáu khẩu đại bác 105 ly
cũng được trực thăng vận đến. Sau đó, hai đại đội của Tiểu Đoàn 85 Biệt
Động Quân của QLVNCH cũng được gởi đến. Nhưng chúng vẫn không cân xứng
với quân Bắc Việt mà pháo binh của chúng đặc biệt dữ dội. Cho đến ngày 3
tháng 1 năm 1975, mức độ pháo kích của quân Bắc Việt đã lên đến 3.000
qủa một ngày. Theo sử liệu chính thức về trận đánh, “cuối cùng vào ngày 6
tháng 1, vị tỉnh trưởng đã nhận ra rằng ông ta không thể làm chủ trận
chiến.” Báo cáo viết, “dưới sự trực xạ từ bốn chiếc xe tăng T-54, ông đã
bị thương nặng nên đã cùng bộ tham mưu còn lại rút khỏi Sông Bé. Quân
Bắc Việt đã chiếm được một tỉnh đầu tiên.” Sự tổn thất của Nam Việt thật
là choáng váng. Trên 5.400 binh sĩ QLVNCH và các lực lượng Địa Phương
Quân và Nghĩa Quân đã tham gia vào trận đánh, nhưng chỉ khoảng 850 người
sống sót. Vị tỉnh trưởng cũng chẳng thoát được đến nơi an toàn. Khoảng
3.000 thường dân trong số 30.000 hay hơn đã trốn khỏi sự kiểm soát của
cộng sản. Một số viên chức xã, ấp, tỉnh đã bị bắt và đã được coi như
thiệt mạng. Tuy nhiên, những tổn thất này bi kịch là ở chỗ, trận đánh đã
tạo ra những hậu qủa khôn lường. Trận chiến ít được lưu ý tại Phước
Long lại là một trong những trận đánh quyết định cuộc chiến vì nó đánh
dấu sự bỏ rơi của Hoa Kỳ đối với người bạn đồng minh lâu năm trước số
phận bi thương của nó. “Nghị Quyết” của Lê Duẩn đã trở nên qúa đúng. Để
đương đầu với sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris – nó đã được nghiên
cứu kỹ lưỡng để cố tình vi phạm hầu thử thách sự đối phó của Mỹ – Tổng
Thống Gerald Ford đã chỉ hạn chế sự đối phó một cách yếu ớt bằng những
lưu ý về ngoại giao. Bắc Việt đã nhận được cái tín hiệu xanh cho cuộc
xâm lăng Nam Việt Nam.
Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, người chỉ huy trận tấn công vượt tuyến sau
cùng để tiến chiếm Nam Việt Nam, đã phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính Trị
ngày 8-1-1975 rằng, “Rõ ràng là Mỹ rất khó có thể trở lại, … Để lợi
dụng thời cơ lớn lao này, chúng ta phải có những trận đánh thật qui mô
rộng khắp để tiêu diệt và đập tan kẻ thù trên một bình diện lớn.” Thế là
việc chuẩn bị cho một trận chiến sau cùng của quân Bắc Việt đã được
hoạch định.
Tướng Smith đã chi tiết hóa diễn tiến của sự phản bội như sau, vào Tháng
Ba 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã có một quyết định đầy định mệnh
là bỏ Cao Nguyên đã khiến cho toàn bộ cấu trúc phòng thủ của Miền Nam
Việt Nam bắt đầu bị tan rã. Nhưng không phải toàn bộ QLVNCH đã sụp đổ.
Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại Xuân Lộc, khoảng 40 dặm về phía Đông Bắc Sài Gòn
đã cố gắng một cuộc chiến đấu thật can đảm.
Từ ngày 17-3-1975 đến ngày 5-4-1975, Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã giữ vững vị
trí, gây tổn thất nặng nề cho các sư đoàn 6, 7, và 341 của Bắc Việt. Chỉ
cho đến khi Bắc Việt đem vào sư đoàn 325 và đưa vào trận địa các sư
đoàn 10 và 304 thì Sư Đoàn 18 mới rút lui. Nhưng cũng đã qúa trễ, vì vào
những tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư, các sư đoàn quân Bắc Việt đã vào
đến cửa ngõ Sài Gòn. Rõ ràng là tất cả đã đến hồi kết cuộc.
Vào lúc đó, đường dây liên lạc duy nhất giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt được qua
trung gian Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên được hưởng quy chế ngoại giao
theo Hiệp Định Paris. Các chuyến bay thường xuyên của Toán QSHHBB giữa
Sài Gòn và Hà Nội đã được thực hiện kể từ năm 1973.
Sử dụng những vận tải cơ C-130 của Bộ Chỉ Huy Không Lực Thái Bình Dương,
các chuyến bay đã bao gồm các thành viên của cả bốn phái đoàn trong
Toán QSHHBB gồm có Hoa Kỳ, Bắc Việt, Nam Việt Nam (VNCH) và Việt Cộng mà
tên gọi chính thức của nó là “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam
Việt Nam”. Một chuyến bay như vậy đã được sắp xếp vào ngày 25-4-1975,
với sự hiểu biết rằng chính phủ Bắc Việt ở Hà Nội đã được chuẩn bị cho
việc Hoa Kỳ rút đi.
Là Trưởng Phái Đoàn thương thuyết của chính phủ Hoa Kỳ, tôi được hưởng
quy chế ngoại giao theo Hiệp Định Paris. Tôi được lệnh thực hiện chuyến
bay, cùng đi với tôi là thông dịch viên, Chuyên viên 7 Garnett “Bill”
Bell (sau này đã nghỉ hưu và hoạt động trong những công tác về POW/MIA
và từng là Trưởng Văn Phòng POW/MIA của Mỹ ở Hà Nội – trước khi Mỹ và Hà
Nội có bang giao). Bell là một chiến sĩ rất nhiệt tình trong công tác,
ông vừa trở lại nhiệm sở sau khi đã chuyển đưa thi hài của người vợ và
các con về Hoa Kỳ cùng với đứa con gái còn sống sót duy nhất. Họ đã bị
tử nạn trong tai nạn máy bay rớt trong khi di tản các em mồ côi trên
chiếc máy bay C-5 ngày 3-4-1975. Tai nạn đó cũng lấy đi mạng sống của
Barbara Kavulia, người thư ký dân sự của Tiểu Ban Thương Thuyết. Mặc dù
được phép ở lại Hoa Kỳ, nhưng Bell vẫn trở lại vì ông biết rằng ông là
một thông dịch viên rất cần thiết cho phái đoàn.
Kể từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn tất chuyến đi là cả một vấn đề vượt
ngoài sức tưởng tượng. Để lên đường, tôi cần có những sự hướng dẫn về
thương thuyết. Toán QSHHBB đã có sự chỉ huy kép. Một là qua cơ quan DAO
(Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự) ở Sài Gòn và Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương ở
Honolulu cùng ông phụ tá bộ trưởng quốc phòng Roger Shields đặc trách về
POW/MIA ở Ngũ Giác Đài. Hai là qua con đường ngoại giao mà khởi đầu với
James Devine, một viên chức vừa quân sự vừa chính trị ở Tòa Đại Sứ ở
Sài Gòn. Vì đây là một sứ mạng ngoại giao mà tôi đại diện cho chính phủ
Hoa Kỳ nên tôi đã tìm gặp Devine để nhận những sự hướng dẫn về những
điều khoản mà Hoa Kỳ đề nghị. Nhưng vào lúc đó, vị đại sứ Hoa Kỳ Graham
Martin vừa bị mất một người con trai trong cuộc chiến ở Việt Nam, đang
bị suy sụp về tinh thần lẫn thể chất và ông Ngoại Trưởng Kissinger ở Hoa
Thịnh Đốn hầu như cũng đang toan tính một sự “phản bội” bắt nguồn từ
tên Lê Duẩn của Bắc Việt, thành ra Devine cũng mù mờ như tôi vậy.
Tôi hỏi: “Những hướng dẫn về thương thuyết dành cho tôi như thế nào?”
Devine đáp: “Mẹ kiếp, tôi cũng không biết nữa.”
Tôi nói: “Vậy tôi phải làm gì đây?”
Devine trả lời: “Thì cứ cố gắng hết mình thôi.”
Nếu tôi tiết lộ sự hướng dẫn lạ kỳ này cho Bắc Việt, họ có thể đã nghĩ
rằng tôi nói dối họ, bởi vì bất cứ những gì họ làm, kể cả việc ấn định
cho chúng tôi đậu chiếc máy bay C-130 ở sân bay Gia Lâm ở Hà Nội cũng có
một mục đích chính trị. Chiếc C-130 phải đậu làm sao để cho các hành
khách trên chuyến máy bay thương mại của Trung Quốc đến từ Quảng Đông
phải đi dưới cánh chiếc máy bay Mỹ để ra vào nơi tiếp nhận hành khách,
rõ ràng đây là một hình thức thiếu tôn trọng.
Hà Nội, như đã được tưởng tượng, có vẻ hồ hởi với những đám đông tụ tập
ngoài đường phố. Sau những năm chiến đấu họ đã thắng trên chiến trường
điều mà họ đã thất bại tại bàn thương thuyết.
Tôi nói với Đại tá Tư (không rõ Tư, Tứ, Tú hay Tự, nguyên văn tiếng Anh
không bỏ dấu), người đối đầu với tôi của Bắc Việt: “Ông nên biết rằng,
các ông không bao giờ đánh bại được chúng tôi ở chiến trường đâu.”
Ông ta đã nói: “Có thể là như vậy, nhưng cũng không hẳn là như thế.”
Như đã mong đợi, Bắc Việt đưa cho tôi những điều khoản về việc rút đi
của Hoa Kỳ. Họ nói, cơ quan DAO, mà bộ phận tuyên truyền của Bắc Việt đã
khiếu nại một cách sai lạc con số lên đến hàng ngàn phải ra đi hết.
Toán QSHHBB (những người mà họ cố gắng liên hệ trong cuộc thương nghị về
chuyện đòi bồi thường thiệt hại do chiến tranh để đổi lấy những tin tức
về POW/MIA) được ở lại và tòa đại sứ Hoa Kỳ có thể hoạch định tương lai
cho nó.
Trở lại Sài Gòn, tôi được gặp Eric von Marbod, đại diện riêng của Bộ
Trưởng Quốc Phòng James Schlesinger. Tôi đã báo cáo: “Đó là một tình thế
hết sức rắc rối mà tôi đã tham dự. Đáng lẽ tôi nên cho họ một cái tối
hậu thư về bom nguyên tử và họ sẽ phải tin tôi.”
“Sao ông không làm như vậy đi?”, ông đã nói với vẻ nửa đùa cợt. Tôi vẫn
tự hỏi, điều gì có thể đã xảy ra nếu Tổng Thống Ford, lúc ấy còn đang
bận chơi golf trong một trận đấu ở California, đã làm như thế. Nhưng
cũng giống như Pontius Pilate (2), cả ông và Quốc Hội đã phủi tay với
Việt Nam rồi.
Vào lúc đó, quân Bắc Việt đã tiếp tục đến gần vành đai Sài Gòn. Mười sáu
sư đoàn quân Bắc Việt đã mở một cuộc tấn công với ba mũi giáp công vào
thủ đô của Miền Nam. Cái kết cuộc đắng cay đã đang kề cận.
Trước đó, dự trù rằng chúng tôi có thể ở lại sau khi Sài Gòn thất thủ,
phái đoàn QSHHBB của Hoa Kỳ đã được tinh giản một cách kỹ lưỡng, hầu hết
các nhân viên quân sự của chúng tôi đã được tái phối trí tới Thái Lan
để hình thành một toán công tác đặc biệt tại hậu cứ. Ngày 20-4-1975, Ngũ
Giác Đài đã chỉ đạo một chuyến bay đặc biệt để di tản tất cả các nhân
viên dân sự người Việt tới Guam.
Thành phần còn lại trong phái đoàn gồm có Đại tá Lục Quân John H.
Madison, Jr., trưởng phái đoàn; cá nhân tôi; vị phụ tá của tôi, Đại Úy
Lục Quân (nay đã là Đại Tá) Stuart A. Herrington; Thượng sĩ William G.
Herron; Trung sĩ xạ thủ TQLC Ernest Pace; và Bill Bell.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, chúng tôi đã bận rộn giúp cho Tướng Smith và
ban tham mưu DAO thực hiện những cuộc di tản bằng máy bay có cánh cố
định các thường dân Hoa Kỳ, gia đình họ và các nhân viên Việt Nam đã
được lọc lựa. Chúng tôi liên tiếp nhận được những công văn ưu tiên từ
Hoa Thịnh Đốn hướng dẫn chúng tôi lựa chọn di tản những viên chức cao
cấp của Việt Nam cùng với gia đình họ mà mạng sống của họ có thể bị hiểm
nguy vì những sự cộng tác với Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Tiến
trình này đã trở nên phức tạp vì chính phủ Nam Việt Nam đã ngăn cấm một
sự ra đi như thế, cho nên cảnh sát an ninh Nam Việt Nam đã ngăn chận các
cổng vào Tân Sơn Nhứt. Nhưng nhờ vào sự khéo léo của Đại Úy Herrington,
một sĩ quan xuất sắc thông thạo tiếng Việt nên những khó khăn này đã
được vượt qua.
Một trong những tình huống cảm động đã xảy ra trong lúc thực hiện việc
di tản gia đình các cộng sự viên trong phái đoàn QSHHBB của Nam Việt
Nam. Một vị đại tá đã giàn giụa nước mắt nói những lời từ biệt cuối cùng
với vợ và các con của ông ngay tại cầu thang máy bay để tiễn họ ra đi
đến nơi an toàn. Bất ngờ Herrington nói với ông ta:
- Ông lên máy bay đi.
Vị đại tá nói trong đau khổ:
- Tôi không thể làm như thế. Tôi không thể bỏ mặc quê hương tôi trong lúc tuyệt vọng này.
Herrington nói:
- Thôi đừng khùng nữa ông ơi. Mọi việc đã xong cả rồi. Tổng thống Thiệu
đã ra đi rồi. Những người khác cũng đang ra đi. Ông hãy lên máy bay mà
lo cho gia đình ông.
Cuối cùng vị đại tá đã miễn cưỡng nghe theo.
Lúc đầu tôi cũng giận dữ. Tôi nói với Herrington: “Bạn biết rõ là ông
Thiệu chưa ra đi mà. Và bạn cũng biết là chúng ta bị cấm không được di
tản bất cứ người nào trong QLVNCH. Tại sao bạn lại để cho ông sĩ quan
này phải khó xử giữa một bên là nhiệm vụ và một bên là gia đình?”
Thế nhưng Herrington đã nói đúng. Đó chỉ là vấn đề thời gian khi nào ông
Thiệu sẽ ra đi và đất nước này sụp đổ. Vị sĩ quan đó chả làm được gì để
có thể thay đổi được. Nếu ông ta ở lại, ông ta cũng sẽ chỉ để cộng thêm
vào cái con số sĩ quan QLVNCH phải ở trong các trại tập trung của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nơi mà, nếu ông ta không chết thì
cũng bị lăng nhục trong suốt mười bảy năm kế tiếp, bởi vì mãi đến năm
1992, người sĩ quan tù binh cuối cùng của QLVNCH mới được thả.
Nhưng rồi, như Tướng Smith đã mô tả, cuộc di tản bằng máy bay có cánh cố
định đã phải chấm dứt vì đạn hỏa tiễn của quân Bắc Việt bắn vào Tân Sơn
Nhứt làm chết hai TQLC phụ trách an ninh là Hạ Sĩ Darwin Judge và Hạ Sĩ
Charles McMahon.
Ngày 29-4-1975, chúng tôi di chuyển từ trụ sở DAO tới Tòa Đại Sứ ở trung
tâm Sài Gòn để chuẩn bị ở lại. Tuy nhiên khi vừa đến nơi, chúng tôi
được biết rằng Ngoại Trưởng Kissinger đã ra lệnh cho tất cả các nhân
viên Hoa Kỳ phải rời khỏi Việt Nam, kể cả Toán QSHHBB và ban tham mưu
tòa đại sứ.
Trong lúc cuộc di tản ở trụ sở DAO được bắt đầu, cuộc di tản duy nhất từ
tòa đại sứ bởi một ít máy bay trực thăng UH-1 của hãng Air America đã
được thực hiện từ trên nóc nhà để làm con thoi di chuyển những nhân viên
tới địa điểm di tản ở DAO. Kế hoạch dự trù di tản khoảng 100 nhân viên
Hoa Kỳ từ tòa đại sứ theo cách này. Những người di tản khác sẽ được di
chuyển bằng xe búyt hoặc bằng trực thăng của Air America tới địa điểm di
tản chính ở DAO. Nhưng kế hoạch này đã bị hỏng vì đã có khoảng 3.000
người mà một nửa là người Việt đã tụ tập bên trong bức tường tòa đại sứ.
Những đường phố Sài Gòn đang trở nên tắc nghẽn, không có cách nào có
thể chuyển họ bằng xe búyt tới địa điểm di tản ở Tân Sơn Nhứt được cả.
Một cây me lớn trong sân tòa đại sứ đã làm cản trở cho việc sử dụng bãi
đáp (trực thăng), và ông Đại sứ Martin rõ ràng đã coi cái cây như là một
biểu tượng cho quyết định không rời bỏ nhiệm sở của ông, ông đã không
đồng ý cho đốn nó xuống. Nhưng bây giờ thì cái kết cuộc đã không thể nào
tránh khỏi, nên cái cây cuối cùng đã ngả xuống. Tuy nhiên, cái bãi đáp
vẫn còn bị cản trở bởi đám thường dân di tản. Để làm giảm bớt sự lộn
xộn, Đại Tá Madison đã tình nguyện cùng với Wolfgang Lehman, phó trưởng
phái bộ (chức vụ tương đương phó đại sứ), ra giúp ổn định trật tự.
Trong lúc Thiếu tá TQLC James Kean và các nhân viên an ninh tòa đại sứ
được tăng cường thêm khoảng 130 TQLC Mỹ từ Lực Lượng An Ninh Lãnh Thổ
tại cơ quan DAO canh giữ bức tường không cho thêm người vào bên trong,
chúng tôi phải dọn sạch bãi đáp trong sân tòa đại sứ và tổ chức cho
những người di tản ra đi. Sự lộn xộn lại bắt đầu bùng ra khi đám đông
nhìn thấy những chiếc trực thăng của Air America cất cánh từ mái nhà tòa
đại sứ. Nỗi lo sợ tệ hại nhất của chúng tôi trong cuộc di tản là sợ
rằng sẽ lập lại cái sự việc đã xảy ra ở Đà Nẵng vào tháng trước, nơi mà
sự hoảng sợ đã qúa mức và ngay cả việc đáp xuống cũng không thực hiện
được, vì sợ rằng máy bay sẽ bị chật cứng không thể nào cất cánh lên
được.
Những điều đó đã không xảy ra ở tòa đại sứ. Đó là nhờ các nhân viên an
ninh TQLC giữ an ninh bức tường đã ngăn chặn cả ngàn người ở ngoài đường
không để tràn vào bên trong. Một lý do khác nữa là nhờ Đại úy
Herrington, các trung sĩ Herron và Pace cùng với chuyên gia Bell (tất cả
đều nói được tiếng Việt) đã cam kết với đám đông rằng họ sẽ không bị bỏ
lại.
Công việc trước tiên là phải dọn trống cái sân tòa đại sứ. Dưới sự kiểm
soát của Trung sĩ xạ thủ Pace, hầu hết những người ở trong sân được
chuyển vào bên trong tòa nhà tòa đại sứ, để rồi sau đó sẽ được di tản từ
trên mái nhà khi các trực thăng CH-46 Sea Knight đến từ hàng không mẫu
hạm ngoài khơi. Số người còn lại được tập trung trong trụ sở của CRA
(Combined Recreation Association) ở bên cạnh. Khu vực hội quán tòa đại
sứ và hồ bơi được ngăn cách với chính tòa đại sứ bằng trạm cứu hỏa và
một cái hàng rào làm bằng những sợi xích.
Với sự giúp đỡ của vị truyền giáo địa phương, Mục sư Tom Stebbins, người
nói được tiếng Việt, tôi đã đi loanh quanh giữa đám đông trong trụ sở
CRA đảm bảo với mọi người rằng thế nào họ cũng được di tản. Trong khi
đó, một bãi đáp dành cho những trực thăng TQLC CH-53 Sea Stallion lớn
hơn cũng đã được dọn dẹp xong trong sân tòa đại sứ. Mặc dù với hai bãi
đáp được sử dụng cùng một lúc, việc di tản vẫn bắt đầu một cách chậm
chạp và thưa thớt, vì địa điểm di tản chính ở Tân Sơn Nhứt vẫn là ưu
tiên. Đến khoảng nửa đêm, đã có khoảng 1.800 người được di tản từ tòa
đại sứ, nhưng rồi đoàn trực thăng phải tạm ngưng để chờ lấy thêm nhiên
liệu sau khi hoàn tất cuộc di tản ở DAO. Sự hoảng sợ bắt đầu bùng ra
trong đám người di tản vẫn còn trong trụ sở CRA.
Các lính TQLC giữ gìn an ninh nơi cổng giữa trụ sở CRA và sân tòa đại sứ
đã bắt đầu bị chèn ép dữ dội. Đại úy Herrington phải đến để giải cứu
bằng cách vào hẳn bên trong trụ sở CRA để vãn hồi trật tự, chính tôi
cũng đi theo cùng với Trung sĩ Herron. Herron nói bằng tiếng Việt:
“Không ai sẽ bị bỏ lại.” Herrington thì nói bằng tiếng Anh: “No one will
be left behind!” Anh đã lập đi lập lại cam kết với họ: “Tôi ở đây với
quý vị, và tôi sẽ đi chuyến trực thăng chót. Họ sẽ không bỏ tôi ở lại
đây đâu. Không ai bỏ quý vị đâu. Một lát nữa các trực thăng sẽ trở lại.”
Cuối cùng sự hoảng sợ mới tạm lắng. Ngay sau đó, chúng tôi đã di chuyển
khoảng 1.100 người còn lại trong trụ sở CRA đi qua cổng và đi lên mái
nhà trạm cứu hỏa để từ đó họ có thể thấy những gì đang diễn ra.
Vào khoảng 2 giờ sáng, đoàn trực thăng đã trở lại. Sau khi buộc mọi
người phải bỏ lại hành lý, chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể để 90
người Việt lên mỗi chiếc CH-53. Đến khoảng 4g15 sáng, Đại tá Madison
thông báo cho Wolfgang Lehman rằng, chỉ cần sáu chuyến không vận nữa để
hoàn tất việc di tản. Lehman cho ông biết rằng sẽ không có thêm trực
thăng nữa. Nhưng Đại tá Madison thì không thể không có nó. Chúng tôi
phải nói ra ý kiến của chúng tôi.
Madison và các cộng sự của ông sẽ đi chuyến không vận cuối cùng sau tất
cả những người di tản dưới sự đảm trách của chúng tôi để được bay đi đến
nơi an toàn. Lehman đã phải dịu giọng và nói các trực thăng sẽ được
phái đến. Chính điều này sau đó đã được xác nhận bởi Brunson McKinley,
phụ tá riêng của ông đại sứ. Thế nhưng McKinley đã nói dối. Ngay cả khi
ông cam kết với chúng tôi, ông đã biết rằng cuộc không vận đã bị hủy bỏ,
và sau đó ông đã mau chóng di tản cùng với ông đại sứ và Lehman, vị phó
trưởng phái bộ của ông. Đó là lần duy nhất trong 38 năm quân ngũ tôi đã
nói dối về một vấn đề hành quân. Đối với một sĩ quan trong quân đội,
hành động như vậy là không bao giờ có thể nghĩ tới. Nhưng Bộ Ngoại Giao
rõ ràng đã có những tiêu chuẩn khác, cho nên sau này McKinley đã trở
thành một viên chức cao cấp tại Bộ Ngoại Giao phụ trách về người tị nạn.
Mặc dù chúng tôi đã bảo đảm là chúng tôi sẽ không bỏ họ và chúng tôi sẽ
là những người ra đi cuối cùng, nhưng rồi Đại Tá Madison cũng không còn
cách nào khác hơn là phải làm như vậy. Ông đã ra một cái lệnh thật không
thể ngờ cho toán của ông rút đi. Khi chúng tôi ra đến hàng không mẫu
hạm, Madison đã quở trách viên chỉ huy phi đội trực thăng vì sự thiếu
chữ tín. Nhưng cả ông nữa, cũng đã hoảng hốt. Mọi người đều hiểu rằng,
họ đang trải qua một sự khủng hoảng dữ dội, và không ai nhận ra rằng tất
cả ngoại trừ sáu chuyến đều đã thành công.
Thật ra lời cáo chung cho mối liên hệ của Hoa Kỳ ở Đông Dương đã được dự
báo từ tháng trước, trước sự thất thủ của thành phố Nam Vang (Phnom
Penh), nơi nước láng giềng Cambodia. Ngay vào những ngày cuối cùng trước
khi bị hành quyết bởi bọn Khmer Đỏ, Quốc Trưởng Cambodia Sirik Matak đã
viết trong lá thư cuối cùng gởi vị Đại Sứ Mỹ để từ chối lời mời di tản
dành cho ông như sau:
“… Hỡi ơi, tôi không thể nào ra đi một cách hèn nhát như vậy. Đối với
ông và đặc biệt với đất nước vĩ đại của ông, tôi chẳng bao giờ tin được
rằng các ông lại có cái ý định bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn sự tự do …
Các ông cứ ra đi và tôi cầu chúc cho ông và đất nước ông sẽ tìm thấy
hạnh phúc dưới bầu trời.
“Nhưng ông hãy ghi nhớ cho rằng, nếu tôi sẽ chết ở đây vào lúc này và
trên quê hương mà tôi yêu mến, điều đó thật là tồi tệ dù rằng chúng ta
tất cả được sinh ra và sẽ phải chết một ngày nào đó. Tôi chỉ có một lỗi
lầm duy nhất là đã tin cậy ở các ông, những người Mỹ.”
(nguyên văn: … I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion. As for
you and in particular for your great country, I never believed for a
moment that you would have this sentiment of abandoning a people which
has chosen liberty … You leave and my wish is that you and your country
will find happiness under the sky.
But mark it well that, if I shall die here on the spot and in my country
that I love, it is too bad because we all are born and must die one
day. I have only committed this mistake in believing in you, the
Americans.)
TOÀN NHƯ
Dịch từ THE BITTER END, hồi ký của Harry G. Summers, Jr. (1)
(Đại Tá Trưởng Phái Đoàn Hoa Kỳ trong Uỷ Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên sau Hiệp Định Paris 1973)
(1) Harry G. Summers, Jr. (1932-1999), tác gỉả bài báo này nguyên
là một Đại Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ. Ông từng phục vụ 2 nhiệm kỳ tại
Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Trong thời gian từ 1966-1967, ông
đã hai lần bị thương trong lúc là sĩ quan hành quân của Tiểu Đoàn 1,
Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 1 Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trở lại Việt Nam lần
thứ 2 năm 1974, ông là trưởng phái đoàn thương thuyết của Hoa Kỳ trong
Ủy Ban Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên (một cơ chế được lập ra theo Hiệp Định
Paris năm 1973) cho đến ngày 30/4/1975. Ông giải ngũ vào năm 1985 với
cấp bậc Đại Tá; sau đó năm 1988, ông là chủ nhiệm sáng lập tạp chí
VIETNAM, tạp chí của các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, xuất
bản mỗi 2 tháng một lần. Ngoài ra, ông còn là tác gỉa của nhiều sách
viết về chiến tranh Việt Nam. Năm 1999, ông bị bệnh và qua đời sau một
cơn đột qụy, hưởng thọ 67 tuổi.
(2) Pontius Pilate: Kẻ đã bán đứng chúa Jesus khiến Ngài phải chịu đóng đinh trên thập tự giá.
http://nguoivietboston.com/?p=22942
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Kết Cuộc Đắng Cay – The Bitter End – Harry G. Summers, Jr
Đó
không phải là một ngày đáng để làm người Mỹ tự hào. Ngày đó là ngày 30
Tháng Tư năm 1975, vào lúc 5 giờ 30 sáng, khi chiếc trực thăng Thủy Quân
Lục Chiến (TQLC) CH-46 rời khỏi mái nhà Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn mang
theo những người Mỹ cuối cùng, không kể những người lính TQLC, để tới
chiếc tầu USS Okinawa và nơi an toàn, toàn bộ sự phản bội của chúng ta
đã chấn động tận quê nhà. 420 người dân di tản ở phía dưới, những người
mà chúng tôi đã hứa hẹn nghiêm chỉnh rằng sẽ không bỏ rơi, đã bắt đầu
dồn ép những người lính TQLC cũng đang rút vào bên trong tòa đại sứ.
Nhưng đã quá trễ. Nước Mỹ đã không chỉ bỏ rơi người bạn đồng minh cũ một
cách vô trách nhệm vào lúc dầu sôi lửa bỏng này mà còn bỏ rơi một cách
đáng hổ thẹn mấy trăm người di tản cuối cùng, những người đã tin cậy Hoa
Kỳ vào giờ phút cuối cùng đó. Trong số đó có cả những người lính cứu
hỏa địa phương, những người đã khước từ được di tản sớm vì e ngại một
trong những chiếc trực thăng có thể bị rớt trong sân tòa đại sứ; một
linh mục người Đức cùng với một số trẻ mồ côi Việt Nam; và những thành
viên tòa đại sứ Đại Hàn, gồm cả các sĩ quan Cơ Quan Trung Ương Tình Báo
Đại Hàn, những người đã tự nguyện ở lại đến giờ chót nhường cho các
người dân thường được di tản trước họ và để rồi sau đó họ đã bị thảm sát
một cách vô cảm bởi những kẻ xâm lược đến từ miền Bắc Việt Nam.
Cái đáng tiếc nhất là chuyện ấy xảy ra hoàn toàn không do chủ ý, mà đó
là do sự mất liên lạc giữa những người đang điều hành cuộc di tản ở tòa
đại sứ, những người trên hàng không mẫu hạm đang kiểm soát các trực
thăng ở ngoài khơi, và những người ở Honolulu và Washington đang có
những quyết định sau cùng. Nói tóm lại, Chiến Tranh Việt Nam một lần nữa
đã chấm dứt.
Việc trở lại Việt Nam của tôi vào tháng Bảy năm 1974 bắt đầu hoàn toàn
khác với chuyến công tác của tôi trước đó vào năm 1966-1967. Khác với
lần công tác thứ nhất lúc đó tôi là một sĩ quan hành quân của Tiểu Đoàn
1, Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh (Hoa Kỳ), rồi sau khi bị thương lần
thứ hai, tôi phụ trách sĩ quan hành quân G-3 với lực lượng Dã Chiên II
Việt Nam, lúc đó có thể đã không còn nhiều chết chóc. Vào năm 1975, Việt
Nam coi như đã hòa bình.
Nó tưởng như đã hòa bình đến nỗi vợ tôi và đứa con trai 18 tuổi đã tháp
tùng theo tôi tới Sài Gòn cùng với một số gia đình khác trong Phái Bộ Mỹ
– như ban tham mưu tòa đại sứ Mỹ; 50 nhân viên quân sự của Phòng Tùy
Viên Quốc Phòng (cơ quan DAO: Defense Attaché Office); và phái đoàn nhỏ
bé của Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên của Hoa Kỳ mà tôi được chỉ định làm
Trưởng Tiểu Ban về thương thuyết. Tòa đại sứ tọa lạc ở trung tâm Sài
Gòn, nhưng cơ quan DAO và Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên lại tọa lạc tại
trụ sở của cơ quan MACV (Military Assistance Command, Vietnam) cũ ở căn
cứ Tân Sơn Nhứt nơi ngoại ô Sài Gòn cách đó vài dặm.
Thomas Polgar, là Trưởng Văn Phòng CIA lúc đó, trong một bài báo mang
tựa đề “Managing the Company Store” trên tạp chí Vietnam (tạp chí của
các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam xuất bản mỗi hai tháng) trong
Tháng Tám năm 1989 đã viết: “Vào năm 1973-1974, tôi thường xuyên lái xe
từ Sài Gòn đi Mỹ Tho trong vùng đồng bằng sông Cửu Long … và để cho
nhân viên của tôi lái xe đi Đà Lạt. Những trục lộ chính xuyên suốt trong
nước về căn bản là an toàn cho những chuyến đi vào ban ngày.”
Khi người con trai lớn của tôi, sau này là một sinh viên sĩ quan trường
võ bị West Point, đến chung vui với chúng tôi nhân mùa lễ Giáng Sinh
1974, cả hai cậu con trai đều muốn tham gia vào toán người của tòa đại
sứ lái xe đi chơi tắm Vũng Tàu. Tôi đã từ chối, vì nhớ lại hai sư đoàn
Mỹ đã từng phải khai thông con đường đó gần mười năm trước vượt qua một
vùng quê đầy thù nghịch.
Nhưng Việt Cộng đã gần như biến mất khoảng gần sáu năm do hậu qủa của
cuộc tấn công Tết 1968. Từ đó cho đến khi ký kết Hiệp Định Hòa Bình
Paris trong Tháng Giêng 1973, cuộc chiến gần như chỉ là giữa quân đội
chính qui Bắc Việt và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, còn Việt Cộng hầu như
không còn giữ một vai trò gì. Và, kể từ sau Tết 1968, Hoa Kỳ cũng đã bắt
đầu giảm bớt sự liên hệ. Tiếp theo trận đánh trên Đồi Thịt Bằm
(Hamburger Hill) vào tháng 5-1969, tất cả các cuộc hành quân có tính tấn
công chiến lược của Hoa Kỳ đã bị cắt giảm một cách nghiêm trọng, và kể
từ tháng 7-1969 việc rút quân đội Mỹ đã bắt đầu được thực hiện. Đến
Tháng Tám năm 1972 toàn bộ các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ đã ra đi.
Đến Tháng Ba năm 1973, theo Hiệp Định Paris, tất cả lực lượng quân sự Mỹ
còn lại, ngoại trừ 50 nhân viên DAO và các thành viên Toán Quân Sự Hỗn
Hợp Bốn Bên, đều đã rời khỏi Việt Nam. Các trận đánh trong năm 1973 chỉ
còn giới hạn qua các trận đụng độ nhỏ nơi nông thôn hẻo lánh giữa QLVNCH
và 15 sư đoàn Bắc Việt, gồm khoảng 149.000 quân chiến đấu và 71.000
quân yểm trợ đã được phép ở lại Miền Nam Việt Nam theo những điều khoản
của Hiệp Định Paris. Nhiều người sau này đã trách cứ cho rằng đó là
những điều khoản đã dẫn đến sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, Trưởng văn phòng CIA Polgar lại không đồng ý về điều đó.
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Vietnam vào Tháng Tám năm 1989, ông đã
nói rằng “Hiệp Định Hòa Bình Paris được coi như là một thỏa hiệp trong
danh dự và hợp lý đã được thảo ra và ký kết … Vấn đề là ở chỗ Bắc Việt
đã nhạy bén và nhận thấy sự suy yếu trong quyết tâm của Mỹ không còn
muốn tiếp tục yểm trợ cho Nam Việt Nam, nên những người Cộng Sản đã gia
tăng xem thường bản Hiệp Định Paris. Các điều khoản của Hiệp Định Paris
nếu được thi hành, chẳng hạn giống như những điều khoản trong bản Thỏa
Ước Đình Chiến Đại Hàn năm 1953, thì sự tiếp tục cho một Miền Nam Việt
Nam độc lập, dù có thể bị yếu đi, cũng có thể được bảo đảm trong nhiều
năm.”
Nhưng nó đã không được như vậy, bởi vì vào đúng cái thời điểm quan trọng
nhất Hoa Kỳ đã không giữ lời hứa. Như Tướng Homer Smith đã đề cập
[trong bài viết “Bốn Mươi Lăm Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam” (Final Forty
Five Days in Vietnam) trên tạp chí Vietnam số Tháng Tư 1995] rằng, không
chỉ Quốc Hội đã không đáp ứng số tiền gần một tỷ đô la viện trợ quân sự
của Hoa Kỳ cho Việt Nam, mà cả chính phủ Mỹ cũng ngoảnh mặt với những
cam kết về an ninh của mình.
Tổng Thống Richard Nixon trong một lá thư gởi Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu của Miền Nam Việt Nam vào tháng 11 năm 1972 trước ngày ký Hiệp
Định Hòa Bình Paris đã viết: “Tôi bảo đảm tuyệt đối với ông rằng, nếu Hà
Nội không tôn trọng những điều đã cam kết trong bản hiệp định này, tôi
sẽ có những hành động trả đũa quyết liệt.” Nhưng rất tiếc không đầy hai
năm sau, Nixon đã phải rời khỏi chức vụ vì vụ tai tiếng Watergate.
Tại một buổi họp của Bộ Chính Trị Bắc Việt vào Tháng Mười năm 1974, Lê
Duẩn, người kế tục Hồ Chí Minh, đã lưu ý về sự kiện đó và “đưa ra một
quyết định quan trọng và sau đã trở thành một nghị quyết.” Y nói, một
khi đã rút ra khỏi Miền Nam, Hoa Kỳ khó mà có thể quay trở lại, nên sẽ
không có vấn đề nó sẽ can thiệp như thế nào, và nó không thể nào cứu vãn
cho chính phủ Sài Gòn khỏi sụp đổ.
Tỉnh Phước Long nằm ở phía Tây Bắc của Sài Gòn là một thí nghiệm cho
nghị quyết đó. Ở nơi tương đối hẻo lánh, lực lượng phòng thủ của tỉnh
chỉ gồm có bốn tiểu đoàn Địa Phương Quân với quân số khoảng 340 cho mỗi
tiểu đoàn và một số trung đội Nghĩa Quân. Hỏa lực yểm trợ gồm có 4 khẩu
đại bác 155 ly và 16 khẩu 105 ly được sử dụng bởi các trung đội sử dụng
cả hai loại súng cho toàn vùng.
Lực lượng phòng thủ này thật không tương xứng với Binh Đoàn 301 của quân
đội Bắc Việt, gồm có Sư Đoàn 3 tân lập của Bắc Việt, Sư Đoàn 7 kỳ cựu,
một tiểu đoàn xe tăng với những chiếc tăng T-54 của Sô Viết, một trung
đoàn pháo binh, một trung đoàn pháo cao xạ, cùng các đơn vị bộ binh và
công binh địa phương. Cuộc tấn công của họ khởi đi từ những mật khu ở
Cambodia vào ngày 13 tháng 12 năm 1974, binh đoàn 301 đã loại bỏ những
chốt tiền tiêu của Nam Việt nam, rồi tập trung tấn công vào sân bay Sông
Bé.
Quân đồn trú tại đó được tăng viện bởi Tiểu Đoàn 2 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh
được trực thăng vận đến từ căn cứ Lai Khê. Thêm sáu khẩu đại bác 105 ly
cũng được trực thăng vận đến. Sau đó, hai đại đội của Tiểu Đoàn 85 Biệt
Động Quân của QLVNCH cũng được gởi đến. Nhưng chúng vẫn không cân xứng
với quân Bắc Việt mà pháo binh của chúng đặc biệt dữ dội. Cho đến ngày 3
tháng 1 năm 1975, mức độ pháo kích của quân Bắc Việt đã lên đến 3.000
qủa một ngày. Theo sử liệu chính thức về trận đánh, “cuối cùng vào ngày 6
tháng 1, vị tỉnh trưởng đã nhận ra rằng ông ta không thể làm chủ trận
chiến.” Báo cáo viết, “dưới sự trực xạ từ bốn chiếc xe tăng T-54, ông đã
bị thương nặng nên đã cùng bộ tham mưu còn lại rút khỏi Sông Bé. Quân
Bắc Việt đã chiếm được một tỉnh đầu tiên.” Sự tổn thất của Nam Việt thật
là choáng váng. Trên 5.400 binh sĩ QLVNCH và các lực lượng Địa Phương
Quân và Nghĩa Quân đã tham gia vào trận đánh, nhưng chỉ khoảng 850 người
sống sót. Vị tỉnh trưởng cũng chẳng thoát được đến nơi an toàn. Khoảng
3.000 thường dân trong số 30.000 hay hơn đã trốn khỏi sự kiểm soát của
cộng sản. Một số viên chức xã, ấp, tỉnh đã bị bắt và đã được coi như
thiệt mạng. Tuy nhiên, những tổn thất này bi kịch là ở chỗ, trận đánh đã
tạo ra những hậu qủa khôn lường. Trận chiến ít được lưu ý tại Phước
Long lại là một trong những trận đánh quyết định cuộc chiến vì nó đánh
dấu sự bỏ rơi của Hoa Kỳ đối với người bạn đồng minh lâu năm trước số
phận bi thương của nó. “Nghị Quyết” của Lê Duẩn đã trở nên qúa đúng. Để
đương đầu với sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris – nó đã được nghiên
cứu kỹ lưỡng để cố tình vi phạm hầu thử thách sự đối phó của Mỹ – Tổng
Thống Gerald Ford đã chỉ hạn chế sự đối phó một cách yếu ớt bằng những
lưu ý về ngoại giao. Bắc Việt đã nhận được cái tín hiệu xanh cho cuộc
xâm lăng Nam Việt Nam.
Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, người chỉ huy trận tấn công vượt tuyến sau
cùng để tiến chiếm Nam Việt Nam, đã phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính Trị
ngày 8-1-1975 rằng, “Rõ ràng là Mỹ rất khó có thể trở lại, … Để lợi
dụng thời cơ lớn lao này, chúng ta phải có những trận đánh thật qui mô
rộng khắp để tiêu diệt và đập tan kẻ thù trên một bình diện lớn.” Thế là
việc chuẩn bị cho một trận chiến sau cùng của quân Bắc Việt đã được
hoạch định.
Tướng Smith đã chi tiết hóa diễn tiến của sự phản bội như sau, vào Tháng
Ba 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã có một quyết định đầy định mệnh
là bỏ Cao Nguyên đã khiến cho toàn bộ cấu trúc phòng thủ của Miền Nam
Việt Nam bắt đầu bị tan rã. Nhưng không phải toàn bộ QLVNCH đã sụp đổ.
Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại Xuân Lộc, khoảng 40 dặm về phía Đông Bắc Sài Gòn
đã cố gắng một cuộc chiến đấu thật can đảm.
Từ ngày 17-3-1975 đến ngày 5-4-1975, Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã giữ vững vị
trí, gây tổn thất nặng nề cho các sư đoàn 6, 7, và 341 của Bắc Việt. Chỉ
cho đến khi Bắc Việt đem vào sư đoàn 325 và đưa vào trận địa các sư
đoàn 10 và 304 thì Sư Đoàn 18 mới rút lui. Nhưng cũng đã qúa trễ, vì vào
những tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư, các sư đoàn quân Bắc Việt đã vào
đến cửa ngõ Sài Gòn. Rõ ràng là tất cả đã đến hồi kết cuộc.
Vào lúc đó, đường dây liên lạc duy nhất giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt được qua
trung gian Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên được hưởng quy chế ngoại giao
theo Hiệp Định Paris. Các chuyến bay thường xuyên của Toán QSHHBB giữa
Sài Gòn và Hà Nội đã được thực hiện kể từ năm 1973.
Sử dụng những vận tải cơ C-130 của Bộ Chỉ Huy Không Lực Thái Bình Dương,
các chuyến bay đã bao gồm các thành viên của cả bốn phái đoàn trong
Toán QSHHBB gồm có Hoa Kỳ, Bắc Việt, Nam Việt Nam (VNCH) và Việt Cộng mà
tên gọi chính thức của nó là “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam
Việt Nam”. Một chuyến bay như vậy đã được sắp xếp vào ngày 25-4-1975,
với sự hiểu biết rằng chính phủ Bắc Việt ở Hà Nội đã được chuẩn bị cho
việc Hoa Kỳ rút đi.
Là Trưởng Phái Đoàn thương thuyết của chính phủ Hoa Kỳ, tôi được hưởng
quy chế ngoại giao theo Hiệp Định Paris. Tôi được lệnh thực hiện chuyến
bay, cùng đi với tôi là thông dịch viên, Chuyên viên 7 Garnett “Bill”
Bell (sau này đã nghỉ hưu và hoạt động trong những công tác về POW/MIA
và từng là Trưởng Văn Phòng POW/MIA của Mỹ ở Hà Nội – trước khi Mỹ và Hà
Nội có bang giao). Bell là một chiến sĩ rất nhiệt tình trong công tác,
ông vừa trở lại nhiệm sở sau khi đã chuyển đưa thi hài của người vợ và
các con về Hoa Kỳ cùng với đứa con gái còn sống sót duy nhất. Họ đã bị
tử nạn trong tai nạn máy bay rớt trong khi di tản các em mồ côi trên
chiếc máy bay C-5 ngày 3-4-1975. Tai nạn đó cũng lấy đi mạng sống của
Barbara Kavulia, người thư ký dân sự của Tiểu Ban Thương Thuyết. Mặc dù
được phép ở lại Hoa Kỳ, nhưng Bell vẫn trở lại vì ông biết rằng ông là
một thông dịch viên rất cần thiết cho phái đoàn.
Kể từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn tất chuyến đi là cả một vấn đề vượt
ngoài sức tưởng tượng. Để lên đường, tôi cần có những sự hướng dẫn về
thương thuyết. Toán QSHHBB đã có sự chỉ huy kép. Một là qua cơ quan DAO
(Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự) ở Sài Gòn và Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương ở
Honolulu cùng ông phụ tá bộ trưởng quốc phòng Roger Shields đặc trách về
POW/MIA ở Ngũ Giác Đài. Hai là qua con đường ngoại giao mà khởi đầu với
James Devine, một viên chức vừa quân sự vừa chính trị ở Tòa Đại Sứ ở
Sài Gòn. Vì đây là một sứ mạng ngoại giao mà tôi đại diện cho chính phủ
Hoa Kỳ nên tôi đã tìm gặp Devine để nhận những sự hướng dẫn về những
điều khoản mà Hoa Kỳ đề nghị. Nhưng vào lúc đó, vị đại sứ Hoa Kỳ Graham
Martin vừa bị mất một người con trai trong cuộc chiến ở Việt Nam, đang
bị suy sụp về tinh thần lẫn thể chất và ông Ngoại Trưởng Kissinger ở Hoa
Thịnh Đốn hầu như cũng đang toan tính một sự “phản bội” bắt nguồn từ
tên Lê Duẩn của Bắc Việt, thành ra Devine cũng mù mờ như tôi vậy.
Tôi hỏi: “Những hướng dẫn về thương thuyết dành cho tôi như thế nào?”
Devine đáp: “Mẹ kiếp, tôi cũng không biết nữa.”
Tôi nói: “Vậy tôi phải làm gì đây?”
Devine trả lời: “Thì cứ cố gắng hết mình thôi.”
Nếu tôi tiết lộ sự hướng dẫn lạ kỳ này cho Bắc Việt, họ có thể đã nghĩ
rằng tôi nói dối họ, bởi vì bất cứ những gì họ làm, kể cả việc ấn định
cho chúng tôi đậu chiếc máy bay C-130 ở sân bay Gia Lâm ở Hà Nội cũng có
một mục đích chính trị. Chiếc C-130 phải đậu làm sao để cho các hành
khách trên chuyến máy bay thương mại của Trung Quốc đến từ Quảng Đông
phải đi dưới cánh chiếc máy bay Mỹ để ra vào nơi tiếp nhận hành khách,
rõ ràng đây là một hình thức thiếu tôn trọng.
Hà Nội, như đã được tưởng tượng, có vẻ hồ hởi với những đám đông tụ tập
ngoài đường phố. Sau những năm chiến đấu họ đã thắng trên chiến trường
điều mà họ đã thất bại tại bàn thương thuyết.
Tôi nói với Đại tá Tư (không rõ Tư, Tứ, Tú hay Tự, nguyên văn tiếng Anh
không bỏ dấu), người đối đầu với tôi của Bắc Việt: “Ông nên biết rằng,
các ông không bao giờ đánh bại được chúng tôi ở chiến trường đâu.”
Ông ta đã nói: “Có thể là như vậy, nhưng cũng không hẳn là như thế.”
Như đã mong đợi, Bắc Việt đưa cho tôi những điều khoản về việc rút đi
của Hoa Kỳ. Họ nói, cơ quan DAO, mà bộ phận tuyên truyền của Bắc Việt đã
khiếu nại một cách sai lạc con số lên đến hàng ngàn phải ra đi hết.
Toán QSHHBB (những người mà họ cố gắng liên hệ trong cuộc thương nghị về
chuyện đòi bồi thường thiệt hại do chiến tranh để đổi lấy những tin tức
về POW/MIA) được ở lại và tòa đại sứ Hoa Kỳ có thể hoạch định tương lai
cho nó.
Trở lại Sài Gòn, tôi được gặp Eric von Marbod, đại diện riêng của Bộ
Trưởng Quốc Phòng James Schlesinger. Tôi đã báo cáo: “Đó là một tình thế
hết sức rắc rối mà tôi đã tham dự. Đáng lẽ tôi nên cho họ một cái tối
hậu thư về bom nguyên tử và họ sẽ phải tin tôi.”
“Sao ông không làm như vậy đi?”, ông đã nói với vẻ nửa đùa cợt. Tôi vẫn
tự hỏi, điều gì có thể đã xảy ra nếu Tổng Thống Ford, lúc ấy còn đang
bận chơi golf trong một trận đấu ở California, đã làm như thế. Nhưng
cũng giống như Pontius Pilate (2), cả ông và Quốc Hội đã phủi tay với
Việt Nam rồi.
Vào lúc đó, quân Bắc Việt đã tiếp tục đến gần vành đai Sài Gòn. Mười sáu
sư đoàn quân Bắc Việt đã mở một cuộc tấn công với ba mũi giáp công vào
thủ đô của Miền Nam. Cái kết cuộc đắng cay đã đang kề cận.
Trước đó, dự trù rằng chúng tôi có thể ở lại sau khi Sài Gòn thất thủ,
phái đoàn QSHHBB của Hoa Kỳ đã được tinh giản một cách kỹ lưỡng, hầu hết
các nhân viên quân sự của chúng tôi đã được tái phối trí tới Thái Lan
để hình thành một toán công tác đặc biệt tại hậu cứ. Ngày 20-4-1975, Ngũ
Giác Đài đã chỉ đạo một chuyến bay đặc biệt để di tản tất cả các nhân
viên dân sự người Việt tới Guam.
Thành phần còn lại trong phái đoàn gồm có Đại tá Lục Quân John H.
Madison, Jr., trưởng phái đoàn; cá nhân tôi; vị phụ tá của tôi, Đại Úy
Lục Quân (nay đã là Đại Tá) Stuart A. Herrington; Thượng sĩ William G.
Herron; Trung sĩ xạ thủ TQLC Ernest Pace; và Bill Bell.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, chúng tôi đã bận rộn giúp cho Tướng Smith và
ban tham mưu DAO thực hiện những cuộc di tản bằng máy bay có cánh cố
định các thường dân Hoa Kỳ, gia đình họ và các nhân viên Việt Nam đã
được lọc lựa. Chúng tôi liên tiếp nhận được những công văn ưu tiên từ
Hoa Thịnh Đốn hướng dẫn chúng tôi lựa chọn di tản những viên chức cao
cấp của Việt Nam cùng với gia đình họ mà mạng sống của họ có thể bị hiểm
nguy vì những sự cộng tác với Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Tiến
trình này đã trở nên phức tạp vì chính phủ Nam Việt Nam đã ngăn cấm một
sự ra đi như thế, cho nên cảnh sát an ninh Nam Việt Nam đã ngăn chận các
cổng vào Tân Sơn Nhứt. Nhưng nhờ vào sự khéo léo của Đại Úy Herrington,
một sĩ quan xuất sắc thông thạo tiếng Việt nên những khó khăn này đã
được vượt qua.
Một trong những tình huống cảm động đã xảy ra trong lúc thực hiện việc
di tản gia đình các cộng sự viên trong phái đoàn QSHHBB của Nam Việt
Nam. Một vị đại tá đã giàn giụa nước mắt nói những lời từ biệt cuối cùng
với vợ và các con của ông ngay tại cầu thang máy bay để tiễn họ ra đi
đến nơi an toàn. Bất ngờ Herrington nói với ông ta:
- Ông lên máy bay đi.
Vị đại tá nói trong đau khổ:
- Tôi không thể làm như thế. Tôi không thể bỏ mặc quê hương tôi trong lúc tuyệt vọng này.
Herrington nói:
- Thôi đừng khùng nữa ông ơi. Mọi việc đã xong cả rồi. Tổng thống Thiệu
đã ra đi rồi. Những người khác cũng đang ra đi. Ông hãy lên máy bay mà
lo cho gia đình ông.
Cuối cùng vị đại tá đã miễn cưỡng nghe theo.
Lúc đầu tôi cũng giận dữ. Tôi nói với Herrington: “Bạn biết rõ là ông
Thiệu chưa ra đi mà. Và bạn cũng biết là chúng ta bị cấm không được di
tản bất cứ người nào trong QLVNCH. Tại sao bạn lại để cho ông sĩ quan
này phải khó xử giữa một bên là nhiệm vụ và một bên là gia đình?”
Thế nhưng Herrington đã nói đúng. Đó chỉ là vấn đề thời gian khi nào ông
Thiệu sẽ ra đi và đất nước này sụp đổ. Vị sĩ quan đó chả làm được gì để
có thể thay đổi được. Nếu ông ta ở lại, ông ta cũng sẽ chỉ để cộng thêm
vào cái con số sĩ quan QLVNCH phải ở trong các trại tập trung của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nơi mà, nếu ông ta không chết thì
cũng bị lăng nhục trong suốt mười bảy năm kế tiếp, bởi vì mãi đến năm
1992, người sĩ quan tù binh cuối cùng của QLVNCH mới được thả.
Nhưng rồi, như Tướng Smith đã mô tả, cuộc di tản bằng máy bay có cánh cố
định đã phải chấm dứt vì đạn hỏa tiễn của quân Bắc Việt bắn vào Tân Sơn
Nhứt làm chết hai TQLC phụ trách an ninh là Hạ Sĩ Darwin Judge và Hạ Sĩ
Charles McMahon.
Ngày 29-4-1975, chúng tôi di chuyển từ trụ sở DAO tới Tòa Đại Sứ ở trung
tâm Sài Gòn để chuẩn bị ở lại. Tuy nhiên khi vừa đến nơi, chúng tôi
được biết rằng Ngoại Trưởng Kissinger đã ra lệnh cho tất cả các nhân
viên Hoa Kỳ phải rời khỏi Việt Nam, kể cả Toán QSHHBB và ban tham mưu
tòa đại sứ.
Trong lúc cuộc di tản ở trụ sở DAO được bắt đầu, cuộc di tản duy nhất từ
tòa đại sứ bởi một ít máy bay trực thăng UH-1 của hãng Air America đã
được thực hiện từ trên nóc nhà để làm con thoi di chuyển những nhân viên
tới địa điểm di tản ở DAO. Kế hoạch dự trù di tản khoảng 100 nhân viên
Hoa Kỳ từ tòa đại sứ theo cách này. Những người di tản khác sẽ được di
chuyển bằng xe búyt hoặc bằng trực thăng của Air America tới địa điểm di
tản chính ở DAO. Nhưng kế hoạch này đã bị hỏng vì đã có khoảng 3.000
người mà một nửa là người Việt đã tụ tập bên trong bức tường tòa đại sứ.
Những đường phố Sài Gòn đang trở nên tắc nghẽn, không có cách nào có
thể chuyển họ bằng xe búyt tới địa điểm di tản ở Tân Sơn Nhứt được cả.
Một cây me lớn trong sân tòa đại sứ đã làm cản trở cho việc sử dụng bãi
đáp (trực thăng), và ông Đại sứ Martin rõ ràng đã coi cái cây như là một
biểu tượng cho quyết định không rời bỏ nhiệm sở của ông, ông đã không
đồng ý cho đốn nó xuống. Nhưng bây giờ thì cái kết cuộc đã không thể nào
tránh khỏi, nên cái cây cuối cùng đã ngả xuống. Tuy nhiên, cái bãi đáp
vẫn còn bị cản trở bởi đám thường dân di tản. Để làm giảm bớt sự lộn
xộn, Đại Tá Madison đã tình nguyện cùng với Wolfgang Lehman, phó trưởng
phái bộ (chức vụ tương đương phó đại sứ), ra giúp ổn định trật tự.
Trong lúc Thiếu tá TQLC James Kean và các nhân viên an ninh tòa đại sứ
được tăng cường thêm khoảng 130 TQLC Mỹ từ Lực Lượng An Ninh Lãnh Thổ
tại cơ quan DAO canh giữ bức tường không cho thêm người vào bên trong,
chúng tôi phải dọn sạch bãi đáp trong sân tòa đại sứ và tổ chức cho
những người di tản ra đi. Sự lộn xộn lại bắt đầu bùng ra khi đám đông
nhìn thấy những chiếc trực thăng của Air America cất cánh từ mái nhà tòa
đại sứ. Nỗi lo sợ tệ hại nhất của chúng tôi trong cuộc di tản là sợ
rằng sẽ lập lại cái sự việc đã xảy ra ở Đà Nẵng vào tháng trước, nơi mà
sự hoảng sợ đã qúa mức và ngay cả việc đáp xuống cũng không thực hiện
được, vì sợ rằng máy bay sẽ bị chật cứng không thể nào cất cánh lên
được.
Những điều đó đã không xảy ra ở tòa đại sứ. Đó là nhờ các nhân viên an
ninh TQLC giữ an ninh bức tường đã ngăn chặn cả ngàn người ở ngoài đường
không để tràn vào bên trong. Một lý do khác nữa là nhờ Đại úy
Herrington, các trung sĩ Herron và Pace cùng với chuyên gia Bell (tất cả
đều nói được tiếng Việt) đã cam kết với đám đông rằng họ sẽ không bị bỏ
lại.
Công việc trước tiên là phải dọn trống cái sân tòa đại sứ. Dưới sự kiểm
soát của Trung sĩ xạ thủ Pace, hầu hết những người ở trong sân được
chuyển vào bên trong tòa nhà tòa đại sứ, để rồi sau đó sẽ được di tản từ
trên mái nhà khi các trực thăng CH-46 Sea Knight đến từ hàng không mẫu
hạm ngoài khơi. Số người còn lại được tập trung trong trụ sở của CRA
(Combined Recreation Association) ở bên cạnh. Khu vực hội quán tòa đại
sứ và hồ bơi được ngăn cách với chính tòa đại sứ bằng trạm cứu hỏa và
một cái hàng rào làm bằng những sợi xích.
Với sự giúp đỡ của vị truyền giáo địa phương, Mục sư Tom Stebbins, người
nói được tiếng Việt, tôi đã đi loanh quanh giữa đám đông trong trụ sở
CRA đảm bảo với mọi người rằng thế nào họ cũng được di tản. Trong khi
đó, một bãi đáp dành cho những trực thăng TQLC CH-53 Sea Stallion lớn
hơn cũng đã được dọn dẹp xong trong sân tòa đại sứ. Mặc dù với hai bãi
đáp được sử dụng cùng một lúc, việc di tản vẫn bắt đầu một cách chậm
chạp và thưa thớt, vì địa điểm di tản chính ở Tân Sơn Nhứt vẫn là ưu
tiên. Đến khoảng nửa đêm, đã có khoảng 1.800 người được di tản từ tòa
đại sứ, nhưng rồi đoàn trực thăng phải tạm ngưng để chờ lấy thêm nhiên
liệu sau khi hoàn tất cuộc di tản ở DAO. Sự hoảng sợ bắt đầu bùng ra
trong đám người di tản vẫn còn trong trụ sở CRA.
Các lính TQLC giữ gìn an ninh nơi cổng giữa trụ sở CRA và sân tòa đại sứ
đã bắt đầu bị chèn ép dữ dội. Đại úy Herrington phải đến để giải cứu
bằng cách vào hẳn bên trong trụ sở CRA để vãn hồi trật tự, chính tôi
cũng đi theo cùng với Trung sĩ Herron. Herron nói bằng tiếng Việt:
“Không ai sẽ bị bỏ lại.” Herrington thì nói bằng tiếng Anh: “No one will
be left behind!” Anh đã lập đi lập lại cam kết với họ: “Tôi ở đây với
quý vị, và tôi sẽ đi chuyến trực thăng chót. Họ sẽ không bỏ tôi ở lại
đây đâu. Không ai bỏ quý vị đâu. Một lát nữa các trực thăng sẽ trở lại.”
Cuối cùng sự hoảng sợ mới tạm lắng. Ngay sau đó, chúng tôi đã di chuyển
khoảng 1.100 người còn lại trong trụ sở CRA đi qua cổng và đi lên mái
nhà trạm cứu hỏa để từ đó họ có thể thấy những gì đang diễn ra.
Vào khoảng 2 giờ sáng, đoàn trực thăng đã trở lại. Sau khi buộc mọi
người phải bỏ lại hành lý, chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể để 90
người Việt lên mỗi chiếc CH-53. Đến khoảng 4g15 sáng, Đại tá Madison
thông báo cho Wolfgang Lehman rằng, chỉ cần sáu chuyến không vận nữa để
hoàn tất việc di tản. Lehman cho ông biết rằng sẽ không có thêm trực
thăng nữa. Nhưng Đại tá Madison thì không thể không có nó. Chúng tôi
phải nói ra ý kiến của chúng tôi.
Madison và các cộng sự của ông sẽ đi chuyến không vận cuối cùng sau tất
cả những người di tản dưới sự đảm trách của chúng tôi để được bay đi đến
nơi an toàn. Lehman đã phải dịu giọng và nói các trực thăng sẽ được
phái đến. Chính điều này sau đó đã được xác nhận bởi Brunson McKinley,
phụ tá riêng của ông đại sứ. Thế nhưng McKinley đã nói dối. Ngay cả khi
ông cam kết với chúng tôi, ông đã biết rằng cuộc không vận đã bị hủy bỏ,
và sau đó ông đã mau chóng di tản cùng với ông đại sứ và Lehman, vị phó
trưởng phái bộ của ông. Đó là lần duy nhất trong 38 năm quân ngũ tôi đã
nói dối về một vấn đề hành quân. Đối với một sĩ quan trong quân đội,
hành động như vậy là không bao giờ có thể nghĩ tới. Nhưng Bộ Ngoại Giao
rõ ràng đã có những tiêu chuẩn khác, cho nên sau này McKinley đã trở
thành một viên chức cao cấp tại Bộ Ngoại Giao phụ trách về người tị nạn.
Mặc dù chúng tôi đã bảo đảm là chúng tôi sẽ không bỏ họ và chúng tôi sẽ
là những người ra đi cuối cùng, nhưng rồi Đại Tá Madison cũng không còn
cách nào khác hơn là phải làm như vậy. Ông đã ra một cái lệnh thật không
thể ngờ cho toán của ông rút đi. Khi chúng tôi ra đến hàng không mẫu
hạm, Madison đã quở trách viên chỉ huy phi đội trực thăng vì sự thiếu
chữ tín. Nhưng cả ông nữa, cũng đã hoảng hốt. Mọi người đều hiểu rằng,
họ đang trải qua một sự khủng hoảng dữ dội, và không ai nhận ra rằng tất
cả ngoại trừ sáu chuyến đều đã thành công.
Thật ra lời cáo chung cho mối liên hệ của Hoa Kỳ ở Đông Dương đã được dự
báo từ tháng trước, trước sự thất thủ của thành phố Nam Vang (Phnom
Penh), nơi nước láng giềng Cambodia. Ngay vào những ngày cuối cùng trước
khi bị hành quyết bởi bọn Khmer Đỏ, Quốc Trưởng Cambodia Sirik Matak đã
viết trong lá thư cuối cùng gởi vị Đại Sứ Mỹ để từ chối lời mời di tản
dành cho ông như sau:
“… Hỡi ơi, tôi không thể nào ra đi một cách hèn nhát như vậy. Đối với
ông và đặc biệt với đất nước vĩ đại của ông, tôi chẳng bao giờ tin được
rằng các ông lại có cái ý định bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn sự tự do …
Các ông cứ ra đi và tôi cầu chúc cho ông và đất nước ông sẽ tìm thấy
hạnh phúc dưới bầu trời.
“Nhưng ông hãy ghi nhớ cho rằng, nếu tôi sẽ chết ở đây vào lúc này và
trên quê hương mà tôi yêu mến, điều đó thật là tồi tệ dù rằng chúng ta
tất cả được sinh ra và sẽ phải chết một ngày nào đó. Tôi chỉ có một lỗi
lầm duy nhất là đã tin cậy ở các ông, những người Mỹ.”
(nguyên văn: … I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion. As for
you and in particular for your great country, I never believed for a
moment that you would have this sentiment of abandoning a people which
has chosen liberty … You leave and my wish is that you and your country
will find happiness under the sky.
But mark it well that, if I shall die here on the spot and in my country
that I love, it is too bad because we all are born and must die one
day. I have only committed this mistake in believing in you, the
Americans.)
TOÀN NHƯ
Dịch từ THE BITTER END, hồi ký của Harry G. Summers, Jr. (1)
(Đại Tá Trưởng Phái Đoàn Hoa Kỳ trong Uỷ Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên sau Hiệp Định Paris 1973)
(1) Harry G. Summers, Jr. (1932-1999), tác gỉả bài báo này nguyên
là một Đại Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ. Ông từng phục vụ 2 nhiệm kỳ tại
Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Trong thời gian từ 1966-1967, ông
đã hai lần bị thương trong lúc là sĩ quan hành quân của Tiểu Đoàn 1,
Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 1 Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trở lại Việt Nam lần
thứ 2 năm 1974, ông là trưởng phái đoàn thương thuyết của Hoa Kỳ trong
Ủy Ban Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên (một cơ chế được lập ra theo Hiệp Định
Paris năm 1973) cho đến ngày 30/4/1975. Ông giải ngũ vào năm 1985 với
cấp bậc Đại Tá; sau đó năm 1988, ông là chủ nhiệm sáng lập tạp chí
VIETNAM, tạp chí của các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, xuất
bản mỗi 2 tháng một lần. Ngoài ra, ông còn là tác gỉa của nhiều sách
viết về chiến tranh Việt Nam. Năm 1999, ông bị bệnh và qua đời sau một
cơn đột qụy, hưởng thọ 67 tuổi.
(2) Pontius Pilate: Kẻ đã bán đứng chúa Jesus khiến Ngài phải chịu đóng đinh trên thập tự giá.
http://nguoivietboston.com/?p=22942