Kinh Đời
Kết thúc đua thuyền buồm xuyên đại dương
Hồi tháng 10/2012, trên VOA đã giới thiệu cuộc xuất phát đua thuyền buồm tại thị trấn Les Sables d’ Olone thuộc vùng Vendée của nước Pháp, bên bờ Đại Tây Dương
Hồi tháng 10/2012, trên VOA đã giới thiệu cuộc xuất phát đua thuyền buồm tại thị trấn Les Sables d’ Olone thuộc vùng Vendée của nước Pháp, bên bờ Đại Tây Dương, diễn ra sáng ngày 10 tháng 11, với sự cổ vũ của 25 ngàn người hâm mộ, tiễn đưa 20 chiếc thuyền buồm dự giải. Tên cuộc đua là “la Vendée Globe“ do chính quyền vùng Vendée đứng ra tổ chức 4 năm một lần, với sự bảo trợ của các công ty địa phương. Cuộc đua được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1989, do sáng kiến của vận động viên hàng hải Philippe Jeanot; lần này là lần thứ VII.
Cuộc đua vừa kết thúc ngày chủ nhật 17 tháng 2 năm 2013, khi vận động viên cuối cùng còn lại trở về đến bến, sau khi vượt 44.450 kilômét trên biển cả, nối liền 5 đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Nam Băng Dương, và trở lại Đại Tây Dương để quay về điểm xuất phát.
Trước đó đúng 3 tuần lễ, ngày chủ nhật 27/1/2013 hơn 20 ngàn người hâm mộ lại tập trung nô nức đón chiếc thuyền đầu tiên về đến đích trong tiếng reo vui, kèn trống và pháo nổ liên hồi. Lúc ấy là 15 giờ 19 phút, vận động viên hàng hải Francois Gabart, 29 tuổi, quê vùng biển Finistère, lái con thuyền mang tên MACIF vượt qua đường đích trên biển, lập kỳ công vô địch đoạt giải lần thứ bảy.
Tiếng hoan hô càng thêm sôi nổi, tiếng pháo nổ càng ròn rã khi nhóm trọng tài loan tin . Gabart đã lập kỷ lục mới, vượt xa cả 6 lần đua trước, rút ngắn thời gian vượt sóng xuống dưới 80 ngày đêm, đạt thời gian 78 ngày 2 giờ 16 phút và 40 giây. Trước đây các cuộc đua đầu thường kéo dài trên 100 ngày đêm, sau hạ xuống trên 90 ngày đêm.
Vận động viên về thứ nhì là Armel le Cléac’h trên chiếc thuyền Banque Populaire, với thời gian đua là 78 ngày 5 giờ 33 phút 52 giây, sau người về nhất hơn 3 giờ.
Vận động viên về thứ ba là Alex Thomson, người Anh, trên con thuyền mang tên Hugo Boss, về sau đó hơn 2 ngày , thời gian đua là 80 ngày 19 giờ.
Francois Gabart được thưởng 160 ngàn Euro, Armel le Cléac’h được 100 ngàn, và Alex Thomson 75 ngàn.
Trong cuộc đua có 9 người bỏ cuộc nửa chừng do bị gãy cột buồm, hỏng máy nặng, vỡ đáy thuyền, hỏng bánh lái. Đáng tiếc nhất là cô Samantha Davies, người Anh, phụ nữ duy nhất dự giải, bị gãy cột buồm ngày 15 tháng 11, sau khi dự đua hơn 1 tháng. Đây là lần thứ nhì cô dự giải, lần trước cô dự vào năm 2008-2009, đứng thứ tư.
Có một trường hợp bị kỷ luật lọai khỏi cuộc đua là Bernard Stamn, người Thụy Sỹ. Ngày 22 tháng 12, khi ở gần đảo Aucland thì thuyền của anh bị giông bão lớn, neo bị hỏng, tàu trôi dạt, mắc cạn. Gần đó có tàu nghiên cứu khoa học hải dương của Nga mang tên “Giáo Sư Khorona”, họ liền cho thuyền cao su chở 2 thủy thủ đến cứu hộ. Hai người này trèo lên thuyền giúp anh Stamn sửa chữa, không biết rằng làm như thế sai điều lệ của cuộc thi cấm vận động viên nhận giúp đỡ từ bên ngoài. Ngày 1/1/2013, trọng tài tuyên bố Stamn phạm quy và loại anh khỏi cuộc đua, mặc dù toàn thể các tay đua khác bàn nhau cùng kiến nghị với ban tổ chức cho Stamn đua tiếp, vì sự giúp đỡ là không cố ý, nhưng không được chấp nhận.
Ba vận động viên được giải đã họp báo kể lại cuộc hành trình cam go, lý thú của mỗi người và của toàn thể 20 người tham gia từ đầu. Đây là cuộc đua đặc biệt đòi hỏi ý chí, sức bền bỉ chịu đựng, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong suốt gần tám mươi ngày
đêm giữa sóng to gió lớn, có khi là giông bão, sóng thần, bão tuyết, có khi máy móc, bánh lái, cột buồm bị hư hỏng phải tự sửa chữa lấy, không được ghé vào bờ. Vận động viên phải am hiểu sâu nghề hàng hải, bơi lặn, lái thuyền, căng buồm, đi đúng theo hành trình quy định, am hiểu sâu khoa thiên văn, cơ khí, điện, truyền tin, và cũng phải biết nấu nướng tự phục vụ, làm chủ cuộc sống cô đơn kéo dài.
Trong cuộc đua này, vận động viên Savier Sanso người Tây Ban Nha lái con thuyền buồm Acciona.. Ngày 3/2/2013 bị tai nạn bất ngờ, gió to, thuyền lắc, anh Sanso ngã xuống biển ở gần đảo Acores khi không kịp mặc bộ đồ bơi lặn, trực thăng gần đó đã đến cứu, may mà thoát nạn.
Tuy giải đua thuyền quốc tế này đã trải qua hơn 20 năm, với 7 lần thi, nhưng mỗi lần thường có không quá 20 người tham dự, vì cuộc thi rất khó khăn, hành trình xa, thử thách nhiều mặt rất lớn, chưa thể đạt độ phổ cập. Các vận động viên phải là những chuyên gia đa ngành, ưa mạo hiểm kéo dài, sống tự chủ, tự lập, tự lực dài lâu. Qua cuộc đua mỗi người sụt cân đến hàng chục kilô, cơ thể bị biến động lớn, từ hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn đến ngoài da. Do sống lâu trên biển, thuyền thường xuyên chòng chành nên khi lên bờ phải có thời gian thích nghi lại vài ba ngày hay 1 tuần, thường gọi là tình trạng “say đất” (mal de terre) , như là tình trạng “say sóng” (mal de mer) khi bắt đầu đi biển.
Cuộc đua thuyền quốc tế xuyên đại dương “ Vendée Globe” lần thứ VIII sẽ diễn ra vào cuối năm 2016. Mong rằng các nước có biển rộng, sát đại dương, khắp năm châu về dự đông hơn, có cả người châu Á, người Việt Nam ta nữa.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cuộc đua vừa kết thúc ngày chủ nhật 17 tháng 2 năm 2013, khi vận động viên cuối cùng còn lại trở về đến bến, sau khi vượt 44.450 kilômét trên biển cả, nối liền 5 đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Nam Băng Dương, và trở lại Đại Tây Dương để quay về điểm xuất phát.
Trước đó đúng 3 tuần lễ, ngày chủ nhật 27/1/2013 hơn 20 ngàn người hâm mộ lại tập trung nô nức đón chiếc thuyền đầu tiên về đến đích trong tiếng reo vui, kèn trống và pháo nổ liên hồi. Lúc ấy là 15 giờ 19 phút, vận động viên hàng hải Francois Gabart, 29 tuổi, quê vùng biển Finistère, lái con thuyền mang tên MACIF vượt qua đường đích trên biển, lập kỳ công vô địch đoạt giải lần thứ bảy.
Tiếng hoan hô càng thêm sôi nổi, tiếng pháo nổ càng ròn rã khi nhóm trọng tài loan tin . Gabart đã lập kỷ lục mới, vượt xa cả 6 lần đua trước, rút ngắn thời gian vượt sóng xuống dưới 80 ngày đêm, đạt thời gian 78 ngày 2 giờ 16 phút và 40 giây. Trước đây các cuộc đua đầu thường kéo dài trên 100 ngày đêm, sau hạ xuống trên 90 ngày đêm.
Vận động viên về thứ nhì là Armel le Cléac’h trên chiếc thuyền Banque Populaire, với thời gian đua là 78 ngày 5 giờ 33 phút 52 giây, sau người về nhất hơn 3 giờ.
Vận động viên về thứ ba là Alex Thomson, người Anh, trên con thuyền mang tên Hugo Boss, về sau đó hơn 2 ngày , thời gian đua là 80 ngày 19 giờ.
Francois Gabart được thưởng 160 ngàn Euro, Armel le Cléac’h được 100 ngàn, và Alex Thomson 75 ngàn.
Trong cuộc đua có 9 người bỏ cuộc nửa chừng do bị gãy cột buồm, hỏng máy nặng, vỡ đáy thuyền, hỏng bánh lái. Đáng tiếc nhất là cô Samantha Davies, người Anh, phụ nữ duy nhất dự giải, bị gãy cột buồm ngày 15 tháng 11, sau khi dự đua hơn 1 tháng. Đây là lần thứ nhì cô dự giải, lần trước cô dự vào năm 2008-2009, đứng thứ tư.
Có một trường hợp bị kỷ luật lọai khỏi cuộc đua là Bernard Stamn, người Thụy Sỹ. Ngày 22 tháng 12, khi ở gần đảo Aucland thì thuyền của anh bị giông bão lớn, neo bị hỏng, tàu trôi dạt, mắc cạn. Gần đó có tàu nghiên cứu khoa học hải dương của Nga mang tên “Giáo Sư Khorona”, họ liền cho thuyền cao su chở 2 thủy thủ đến cứu hộ. Hai người này trèo lên thuyền giúp anh Stamn sửa chữa, không biết rằng làm như thế sai điều lệ của cuộc thi cấm vận động viên nhận giúp đỡ từ bên ngoài. Ngày 1/1/2013, trọng tài tuyên bố Stamn phạm quy và loại anh khỏi cuộc đua, mặc dù toàn thể các tay đua khác bàn nhau cùng kiến nghị với ban tổ chức cho Stamn đua tiếp, vì sự giúp đỡ là không cố ý, nhưng không được chấp nhận.
Ba vận động viên được giải đã họp báo kể lại cuộc hành trình cam go, lý thú của mỗi người và của toàn thể 20 người tham gia từ đầu. Đây là cuộc đua đặc biệt đòi hỏi ý chí, sức bền bỉ chịu đựng, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong suốt gần tám mươi ngày
đêm giữa sóng to gió lớn, có khi là giông bão, sóng thần, bão tuyết, có khi máy móc, bánh lái, cột buồm bị hư hỏng phải tự sửa chữa lấy, không được ghé vào bờ. Vận động viên phải am hiểu sâu nghề hàng hải, bơi lặn, lái thuyền, căng buồm, đi đúng theo hành trình quy định, am hiểu sâu khoa thiên văn, cơ khí, điện, truyền tin, và cũng phải biết nấu nướng tự phục vụ, làm chủ cuộc sống cô đơn kéo dài.
Trong cuộc đua này, vận động viên Savier Sanso người Tây Ban Nha lái con thuyền buồm Acciona.. Ngày 3/2/2013 bị tai nạn bất ngờ, gió to, thuyền lắc, anh Sanso ngã xuống biển ở gần đảo Acores khi không kịp mặc bộ đồ bơi lặn, trực thăng gần đó đã đến cứu, may mà thoát nạn.
Tuy giải đua thuyền quốc tế này đã trải qua hơn 20 năm, với 7 lần thi, nhưng mỗi lần thường có không quá 20 người tham dự, vì cuộc thi rất khó khăn, hành trình xa, thử thách nhiều mặt rất lớn, chưa thể đạt độ phổ cập. Các vận động viên phải là những chuyên gia đa ngành, ưa mạo hiểm kéo dài, sống tự chủ, tự lập, tự lực dài lâu. Qua cuộc đua mỗi người sụt cân đến hàng chục kilô, cơ thể bị biến động lớn, từ hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn đến ngoài da. Do sống lâu trên biển, thuyền thường xuyên chòng chành nên khi lên bờ phải có thời gian thích nghi lại vài ba ngày hay 1 tuần, thường gọi là tình trạng “say đất” (mal de terre) , như là tình trạng “say sóng” (mal de mer) khi bắt đầu đi biển.
Cuộc đua thuyền quốc tế xuyên đại dương “ Vendée Globe” lần thứ VIII sẽ diễn ra vào cuối năm 2016. Mong rằng các nước có biển rộng, sát đại dương, khắp năm châu về dự đông hơn, có cả người châu Á, người Việt Nam ta nữa.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Kết thúc đua thuyền buồm xuyên đại dương
Hồi tháng 10/2012, trên VOA đã giới thiệu cuộc xuất phát đua thuyền buồm tại thị trấn Les Sables d’ Olone thuộc vùng Vendée của nước Pháp, bên bờ Đại Tây Dương
Hồi tháng 10/2012, trên VOA đã giới thiệu cuộc xuất phát đua thuyền buồm tại thị trấn Les Sables d’ Olone thuộc vùng Vendée của nước Pháp, bên bờ Đại Tây Dương, diễn ra sáng ngày 10 tháng 11, với sự cổ vũ của 25 ngàn người hâm mộ, tiễn đưa 20 chiếc thuyền buồm dự giải. Tên cuộc đua là “la Vendée Globe“ do chính quyền vùng Vendée đứng ra tổ chức 4 năm một lần, với sự bảo trợ của các công ty địa phương. Cuộc đua được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1989, do sáng kiến của vận động viên hàng hải Philippe Jeanot; lần này là lần thứ VII.
Cuộc đua vừa kết thúc ngày chủ nhật 17 tháng 2 năm 2013, khi vận động viên cuối cùng còn lại trở về đến bến, sau khi vượt 44.450 kilômét trên biển cả, nối liền 5 đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Nam Băng Dương, và trở lại Đại Tây Dương để quay về điểm xuất phát.
Trước đó đúng 3 tuần lễ, ngày chủ nhật 27/1/2013 hơn 20 ngàn người hâm mộ lại tập trung nô nức đón chiếc thuyền đầu tiên về đến đích trong tiếng reo vui, kèn trống và pháo nổ liên hồi. Lúc ấy là 15 giờ 19 phút, vận động viên hàng hải Francois Gabart, 29 tuổi, quê vùng biển Finistère, lái con thuyền mang tên MACIF vượt qua đường đích trên biển, lập kỳ công vô địch đoạt giải lần thứ bảy.
Tiếng hoan hô càng thêm sôi nổi, tiếng pháo nổ càng ròn rã khi nhóm trọng tài loan tin . Gabart đã lập kỷ lục mới, vượt xa cả 6 lần đua trước, rút ngắn thời gian vượt sóng xuống dưới 80 ngày đêm, đạt thời gian 78 ngày 2 giờ 16 phút và 40 giây. Trước đây các cuộc đua đầu thường kéo dài trên 100 ngày đêm, sau hạ xuống trên 90 ngày đêm.
Vận động viên về thứ nhì là Armel le Cléac’h trên chiếc thuyền Banque Populaire, với thời gian đua là 78 ngày 5 giờ 33 phút 52 giây, sau người về nhất hơn 3 giờ.
Vận động viên về thứ ba là Alex Thomson, người Anh, trên con thuyền mang tên Hugo Boss, về sau đó hơn 2 ngày , thời gian đua là 80 ngày 19 giờ.
Francois Gabart được thưởng 160 ngàn Euro, Armel le Cléac’h được 100 ngàn, và Alex Thomson 75 ngàn.
Trong cuộc đua có 9 người bỏ cuộc nửa chừng do bị gãy cột buồm, hỏng máy nặng, vỡ đáy thuyền, hỏng bánh lái. Đáng tiếc nhất là cô Samantha Davies, người Anh, phụ nữ duy nhất dự giải, bị gãy cột buồm ngày 15 tháng 11, sau khi dự đua hơn 1 tháng. Đây là lần thứ nhì cô dự giải, lần trước cô dự vào năm 2008-2009, đứng thứ tư.
Có một trường hợp bị kỷ luật lọai khỏi cuộc đua là Bernard Stamn, người Thụy Sỹ. Ngày 22 tháng 12, khi ở gần đảo Aucland thì thuyền của anh bị giông bão lớn, neo bị hỏng, tàu trôi dạt, mắc cạn. Gần đó có tàu nghiên cứu khoa học hải dương của Nga mang tên “Giáo Sư Khorona”, họ liền cho thuyền cao su chở 2 thủy thủ đến cứu hộ. Hai người này trèo lên thuyền giúp anh Stamn sửa chữa, không biết rằng làm như thế sai điều lệ của cuộc thi cấm vận động viên nhận giúp đỡ từ bên ngoài. Ngày 1/1/2013, trọng tài tuyên bố Stamn phạm quy và loại anh khỏi cuộc đua, mặc dù toàn thể các tay đua khác bàn nhau cùng kiến nghị với ban tổ chức cho Stamn đua tiếp, vì sự giúp đỡ là không cố ý, nhưng không được chấp nhận.
Ba vận động viên được giải đã họp báo kể lại cuộc hành trình cam go, lý thú của mỗi người và của toàn thể 20 người tham gia từ đầu. Đây là cuộc đua đặc biệt đòi hỏi ý chí, sức bền bỉ chịu đựng, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong suốt gần tám mươi ngày
đêm giữa sóng to gió lớn, có khi là giông bão, sóng thần, bão tuyết, có khi máy móc, bánh lái, cột buồm bị hư hỏng phải tự sửa chữa lấy, không được ghé vào bờ. Vận động viên phải am hiểu sâu nghề hàng hải, bơi lặn, lái thuyền, căng buồm, đi đúng theo hành trình quy định, am hiểu sâu khoa thiên văn, cơ khí, điện, truyền tin, và cũng phải biết nấu nướng tự phục vụ, làm chủ cuộc sống cô đơn kéo dài.
Trong cuộc đua này, vận động viên Savier Sanso người Tây Ban Nha lái con thuyền buồm Acciona.. Ngày 3/2/2013 bị tai nạn bất ngờ, gió to, thuyền lắc, anh Sanso ngã xuống biển ở gần đảo Acores khi không kịp mặc bộ đồ bơi lặn, trực thăng gần đó đã đến cứu, may mà thoát nạn.
Tuy giải đua thuyền quốc tế này đã trải qua hơn 20 năm, với 7 lần thi, nhưng mỗi lần thường có không quá 20 người tham dự, vì cuộc thi rất khó khăn, hành trình xa, thử thách nhiều mặt rất lớn, chưa thể đạt độ phổ cập. Các vận động viên phải là những chuyên gia đa ngành, ưa mạo hiểm kéo dài, sống tự chủ, tự lập, tự lực dài lâu. Qua cuộc đua mỗi người sụt cân đến hàng chục kilô, cơ thể bị biến động lớn, từ hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn đến ngoài da. Do sống lâu trên biển, thuyền thường xuyên chòng chành nên khi lên bờ phải có thời gian thích nghi lại vài ba ngày hay 1 tuần, thường gọi là tình trạng “say đất” (mal de terre) , như là tình trạng “say sóng” (mal de mer) khi bắt đầu đi biển.
Cuộc đua thuyền quốc tế xuyên đại dương “ Vendée Globe” lần thứ VIII sẽ diễn ra vào cuối năm 2016. Mong rằng các nước có biển rộng, sát đại dương, khắp năm châu về dự đông hơn, có cả người châu Á, người Việt Nam ta nữa.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cuộc đua vừa kết thúc ngày chủ nhật 17 tháng 2 năm 2013, khi vận động viên cuối cùng còn lại trở về đến bến, sau khi vượt 44.450 kilômét trên biển cả, nối liền 5 đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Nam Băng Dương, và trở lại Đại Tây Dương để quay về điểm xuất phát.
Trước đó đúng 3 tuần lễ, ngày chủ nhật 27/1/2013 hơn 20 ngàn người hâm mộ lại tập trung nô nức đón chiếc thuyền đầu tiên về đến đích trong tiếng reo vui, kèn trống và pháo nổ liên hồi. Lúc ấy là 15 giờ 19 phút, vận động viên hàng hải Francois Gabart, 29 tuổi, quê vùng biển Finistère, lái con thuyền mang tên MACIF vượt qua đường đích trên biển, lập kỳ công vô địch đoạt giải lần thứ bảy.
Tiếng hoan hô càng thêm sôi nổi, tiếng pháo nổ càng ròn rã khi nhóm trọng tài loan tin . Gabart đã lập kỷ lục mới, vượt xa cả 6 lần đua trước, rút ngắn thời gian vượt sóng xuống dưới 80 ngày đêm, đạt thời gian 78 ngày 2 giờ 16 phút và 40 giây. Trước đây các cuộc đua đầu thường kéo dài trên 100 ngày đêm, sau hạ xuống trên 90 ngày đêm.
Vận động viên về thứ nhì là Armel le Cléac’h trên chiếc thuyền Banque Populaire, với thời gian đua là 78 ngày 5 giờ 33 phút 52 giây, sau người về nhất hơn 3 giờ.
Vận động viên về thứ ba là Alex Thomson, người Anh, trên con thuyền mang tên Hugo Boss, về sau đó hơn 2 ngày , thời gian đua là 80 ngày 19 giờ.
Francois Gabart được thưởng 160 ngàn Euro, Armel le Cléac’h được 100 ngàn, và Alex Thomson 75 ngàn.
Trong cuộc đua có 9 người bỏ cuộc nửa chừng do bị gãy cột buồm, hỏng máy nặng, vỡ đáy thuyền, hỏng bánh lái. Đáng tiếc nhất là cô Samantha Davies, người Anh, phụ nữ duy nhất dự giải, bị gãy cột buồm ngày 15 tháng 11, sau khi dự đua hơn 1 tháng. Đây là lần thứ nhì cô dự giải, lần trước cô dự vào năm 2008-2009, đứng thứ tư.
Có một trường hợp bị kỷ luật lọai khỏi cuộc đua là Bernard Stamn, người Thụy Sỹ. Ngày 22 tháng 12, khi ở gần đảo Aucland thì thuyền của anh bị giông bão lớn, neo bị hỏng, tàu trôi dạt, mắc cạn. Gần đó có tàu nghiên cứu khoa học hải dương của Nga mang tên “Giáo Sư Khorona”, họ liền cho thuyền cao su chở 2 thủy thủ đến cứu hộ. Hai người này trèo lên thuyền giúp anh Stamn sửa chữa, không biết rằng làm như thế sai điều lệ của cuộc thi cấm vận động viên nhận giúp đỡ từ bên ngoài. Ngày 1/1/2013, trọng tài tuyên bố Stamn phạm quy và loại anh khỏi cuộc đua, mặc dù toàn thể các tay đua khác bàn nhau cùng kiến nghị với ban tổ chức cho Stamn đua tiếp, vì sự giúp đỡ là không cố ý, nhưng không được chấp nhận.
Ba vận động viên được giải đã họp báo kể lại cuộc hành trình cam go, lý thú của mỗi người và của toàn thể 20 người tham gia từ đầu. Đây là cuộc đua đặc biệt đòi hỏi ý chí, sức bền bỉ chịu đựng, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong suốt gần tám mươi ngày
đêm giữa sóng to gió lớn, có khi là giông bão, sóng thần, bão tuyết, có khi máy móc, bánh lái, cột buồm bị hư hỏng phải tự sửa chữa lấy, không được ghé vào bờ. Vận động viên phải am hiểu sâu nghề hàng hải, bơi lặn, lái thuyền, căng buồm, đi đúng theo hành trình quy định, am hiểu sâu khoa thiên văn, cơ khí, điện, truyền tin, và cũng phải biết nấu nướng tự phục vụ, làm chủ cuộc sống cô đơn kéo dài.
Trong cuộc đua này, vận động viên Savier Sanso người Tây Ban Nha lái con thuyền buồm Acciona.. Ngày 3/2/2013 bị tai nạn bất ngờ, gió to, thuyền lắc, anh Sanso ngã xuống biển ở gần đảo Acores khi không kịp mặc bộ đồ bơi lặn, trực thăng gần đó đã đến cứu, may mà thoát nạn.
Tuy giải đua thuyền quốc tế này đã trải qua hơn 20 năm, với 7 lần thi, nhưng mỗi lần thường có không quá 20 người tham dự, vì cuộc thi rất khó khăn, hành trình xa, thử thách nhiều mặt rất lớn, chưa thể đạt độ phổ cập. Các vận động viên phải là những chuyên gia đa ngành, ưa mạo hiểm kéo dài, sống tự chủ, tự lập, tự lực dài lâu. Qua cuộc đua mỗi người sụt cân đến hàng chục kilô, cơ thể bị biến động lớn, từ hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn đến ngoài da. Do sống lâu trên biển, thuyền thường xuyên chòng chành nên khi lên bờ phải có thời gian thích nghi lại vài ba ngày hay 1 tuần, thường gọi là tình trạng “say đất” (mal de terre) , như là tình trạng “say sóng” (mal de mer) khi bắt đầu đi biển.
Cuộc đua thuyền quốc tế xuyên đại dương “ Vendée Globe” lần thứ VIII sẽ diễn ra vào cuối năm 2016. Mong rằng các nước có biển rộng, sát đại dương, khắp năm châu về dự đông hơn, có cả người châu Á, người Việt Nam ta nữa.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA