Xe cán chó
Khá Hơn Giá Trị Một Gánh Phân Rồi, Còn Đòi Hỏi Gì Nữa: Nỗi buồn vỏ chuối
Lương “khủng”, từ 1.000 - 6.000USD; được bố trí phương tiện đi lại; nhà công vụ; vợ, chồng hay người thân được hưởng trợ cấp - đây là những ưu đãi dành cho những nhà khoa học “đẳng cấp quốc tế” trong một mô hình viện nghiên cứu đặc biệt chỉ có “mỗi nhiệm vụ đơn giản”: Sáng tạo ra các công nghệ nội địa thay thế công nghệ nhập khẩu để phục vụ cho các ngành công nghiệp và kinh tế then chốt của đất nước.
Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân gọi những ưu đãi này là một “cơ chế ưu đãi đặc biệt” và ông nói, nếu không tạo ra tiền lệ thì chúng ta không thể vượt khuôn khổ của một tổ chức khoa học và công nghệ bình thường.
Lương “khủng” đương nhiên là quá tốt rồi, huống chi lương nhân tài cỡ GS Ngô Bảo Châu giờ cũng chỉ trên dưới chục triệu VND, huống chi dù có tiến sĩ tây học thì chuyện áo cơm cũng chưa bao giờ là chuyện đùa.
Nhưng nhắc đến tiến sĩ "tây học", nhắc đến nhân tài…thì vẫn phải nói rằng họ cần nhiều thứ khác hơn chỉ thuần túy là chuyện áo cơm. Câu chuyện tiến sĩ "tây học" Đặng Minh Tuấn, thi trượt công chức Trường chuyên Hà Nội- Amsterdam, trong 48h qua đang thực sự gây bão tố dư luận.
Từng là học sinh giỏi, đoạt giải nhì quốc gia môn vật lý. Từng là sinh viên của khối Cử nhân Khoa học tài năng, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Từng nhận học bổng Odon Vallet, Đại học Paris 11 và thạc sĩ tại ĐH Lyon 1. Từng thực tập tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử Châu Âu. Ngoài bảng thành tích không thể gọi khác hơn là của một nhân tài, TS Đặng Minh Tuấn còn có thêm một tấm bằng về nhân cách khi ông trở về nước để làm một người thầy, có lẽ vì mơ ước dẫn dắt những đứa trò nhỏ bước ra thế giới. Và bây giờ, ông nổi tiếng bất đắc dĩ trong một kỳ thi công chức.
Những nhà quản lý giáo dục nói tiếc “khi thang điểm và cách cho điểm của các trường nước ngoài không giống như ở ta”. Các chuyên gia thì bảo “không có gì lạ” khi mà các kỳ thi công chức bây giờ điển hình trong hai chữ “lùm xum”. Còn dư luận thì - chính xác một cách tuyệt đối - bảo rằng việc một tiến sĩ như thầy Tuấn trượt thì có lẽ đó là thất bại của chính trường Ams, của nền giáo dục, của cơ chế trọng dụng nhân tài vẫn được tung hô nhiệt liệt đó đây, hơn là bản thân thầy Tuấn. Nỗi buồn, nếu có, thì đó là nỗi buồn của các bậc phụ huynh, của lũ trò nhỏ, chứ không phải chỉ riêng thầy Tuấn.
Một cơ chế khiến những nhân tài “đội nón ra đi”, chảy máu chất xám từ nhà nước ra tư nhân, từ trong nước ra nước ngoài. Còn những nhân tài bền gan muốn nói đến hai chữ “phụng sự” thì như thầy Tuấn, không vượt qua được kỳ thi mà vô số thực tế cho thấy những bất cập. Cơ chế ấy cần phải được xem lại, cần phải được sửa chữa trước khi nói đến chuyện “lương khủng”.
Bởi chưng, đồng lương, so với “nỗi buồn vỏ chuối” của thầy Tuấn, thật ra, nó mới bạc bẽo làm sao.
http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/noi-buon-vo-chuoi-238058.bld
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Khá Hơn Giá Trị Một Gánh Phân Rồi, Còn Đòi Hỏi Gì Nữa: Nỗi buồn vỏ chuối
Lương “khủng”, từ 1.000 - 6.000USD; được bố trí phương tiện đi lại; nhà công vụ; vợ, chồng hay người thân được hưởng trợ cấp - đây là những ưu đãi dành cho những nhà khoa học “đẳng cấp quốc tế” trong một mô hình viện nghiên cứu đặc biệt chỉ có “mỗi nhiệm vụ đơn giản”: Sáng tạo ra các công nghệ nội địa thay thế công nghệ nhập khẩu để phục vụ cho các ngành công nghiệp và kinh tế then chốt của đất nước.
Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân gọi những ưu đãi này là một “cơ chế ưu đãi đặc biệt” và ông nói, nếu không tạo ra tiền lệ thì chúng ta không thể vượt khuôn khổ của một tổ chức khoa học và công nghệ bình thường.
Lương “khủng” đương nhiên là quá tốt rồi, huống chi lương nhân tài cỡ GS Ngô Bảo Châu giờ cũng chỉ trên dưới chục triệu VND, huống chi dù có tiến sĩ tây học thì chuyện áo cơm cũng chưa bao giờ là chuyện đùa.
Nhưng nhắc đến tiến sĩ "tây học", nhắc đến nhân tài…thì vẫn phải nói rằng họ cần nhiều thứ khác hơn chỉ thuần túy là chuyện áo cơm. Câu chuyện tiến sĩ "tây học" Đặng Minh Tuấn, thi trượt công chức Trường chuyên Hà Nội- Amsterdam, trong 48h qua đang thực sự gây bão tố dư luận.
Từng là học sinh giỏi, đoạt giải nhì quốc gia môn vật lý. Từng là sinh viên của khối Cử nhân Khoa học tài năng, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Từng nhận học bổng Odon Vallet, Đại học Paris 11 và thạc sĩ tại ĐH Lyon 1. Từng thực tập tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử Châu Âu. Ngoài bảng thành tích không thể gọi khác hơn là của một nhân tài, TS Đặng Minh Tuấn còn có thêm một tấm bằng về nhân cách khi ông trở về nước để làm một người thầy, có lẽ vì mơ ước dẫn dắt những đứa trò nhỏ bước ra thế giới. Và bây giờ, ông nổi tiếng bất đắc dĩ trong một kỳ thi công chức.
Những nhà quản lý giáo dục nói tiếc “khi thang điểm và cách cho điểm của các trường nước ngoài không giống như ở ta”. Các chuyên gia thì bảo “không có gì lạ” khi mà các kỳ thi công chức bây giờ điển hình trong hai chữ “lùm xum”. Còn dư luận thì - chính xác một cách tuyệt đối - bảo rằng việc một tiến sĩ như thầy Tuấn trượt thì có lẽ đó là thất bại của chính trường Ams, của nền giáo dục, của cơ chế trọng dụng nhân tài vẫn được tung hô nhiệt liệt đó đây, hơn là bản thân thầy Tuấn. Nỗi buồn, nếu có, thì đó là nỗi buồn của các bậc phụ huynh, của lũ trò nhỏ, chứ không phải chỉ riêng thầy Tuấn.
Một cơ chế khiến những nhân tài “đội nón ra đi”, chảy máu chất xám từ nhà nước ra tư nhân, từ trong nước ra nước ngoài. Còn những nhân tài bền gan muốn nói đến hai chữ “phụng sự” thì như thầy Tuấn, không vượt qua được kỳ thi mà vô số thực tế cho thấy những bất cập. Cơ chế ấy cần phải được xem lại, cần phải được sửa chữa trước khi nói đến chuyện “lương khủng”.
Bởi chưng, đồng lương, so với “nỗi buồn vỏ chuối” của thầy Tuấn, thật ra, nó mới bạc bẽo làm sao.
http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/noi-buon-vo-chuoi-238058.bld