Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Khám phá siêu tàu ngầm “cõng” máy bay ném bom
Ngày 2-12, trường đại học Hawaii tuyên bố, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện chiếc tàu ngầm khổng lồ I-400 của Nhật Bản bị Mỹ cố tình đánh chìm ở ngoài khơi Hawaii sau Thế chiến thứ II mục đích không để công nghệ hiện đại của tàu rơi vào tay Liên Xô.
Việc phát hiện ra chiếc tàu ngầm I-400 ở độ sâu khoảng 700 mét dưới đáy biển ở ngoài khơi đảo Oahu thuộc Hawaii đã hóa giải được bí mật về địa điểm của tàu sau khi quân đội Mỹ cố tình đánh chìm nó vào năm 1946.
Đây là chiếc đầu tiên được phát hiện trong 3 chiếc cùng loại từng được Nhật Bản đóng trong Thế chiến thứ 2, nên nó trở thành chiếc tàu ngầm mang rất nhiều ý nghĩa lịch sử.
Với chiều dài 122 mét, I-400 là chiếc tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo cho tới khi tàu ngầm năng lượng hạt nhân được công bố vào những năm 1960.
Tàu ngầm này có thể di chuyển 1,5 vòng quanh trái đất mà không phải tiếp nhiên liệu và được trang bị công nghệ hiện đại vào thời điểm đó mà Mỹ sợ có thể bị người Liên Xô khai thác trong Chiến tranh Lạnh.
Theo các nhà nghiên cứu tham gia vụ tìm kiếm này, tàu ngầm I-400 có thể chở được 3 chiếc thủy phi cơ ném bom có thể cất cánh từ tàu ngầm ngay sau khi nó nổi lên mặt nước. Mỗi chiếc thủy phi cơ này có thể mang được hơn 800 kg bom.
Tiến sĩ James Delgado, giám đốc Chương trình di sản hàng hải thuộc cơ quan Hải dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết: “Sự đổi mới về khả năng tấn công đường không từ tàu ngầm tầm xa đã đưa đến một thay đổi về chiến thuật trong học thuyết tàu ngầm.”
Khoang kín nước khổng lồ của tàu ngầm là một tiến bộ về công nghệ trong việc định hướng thiết kế và phát triển khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ các tàu ngầm của Mỹ trong giai đoạn đầu của kỉ nguyên hạt nhân, ông cho biết thêm.
I-400, còn được biết đến là tàu ngầm lớp Sen-Toku, là một trong 5 chiếc tàu ngầm của Nhật Bản bị Mỹ tịch thu sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, và được đưa đến Trân Châu Cảng để nghiên cứu.
Năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh chỉ mới chớm bắt đầu, Liên Xô đã yêu cầu được tiếp cận thông tin về các tàu ngầm bị mất tích theo các điều khoản của hiệp định chấm dứt Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, do không muốn bí mật công nghệ rơi vào tay Liên Xô, Hải quân Mỹ đã đánh chìm các tàu ngầm này, rồi thông báo với Nga rằng họ không biết chúng mất tích tại đâu. Vị trí xác tàu I-400 từ đó đã trở thành bí mật.
Xác chiếc tàu ngầm I-400 được phát hiện từ hồi tháng 8, nhưng chỉ chính thức được công bố ngày 2-12 sau khi tham khảo ý kiến với với Bộ Ngoại giao Mỹ và giới chức chính phủ Nhật Bản. Cho đến nay, phòng thí nghiệm Nghiên cứu biển Hawaii đã tìm thấy 4/5 tàu ngầm trong danh sách tìm kiếm.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Khám phá siêu tàu ngầm “cõng” máy bay ném bom
Ngày 2-12, trường đại học Hawaii tuyên bố, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện chiếc tàu ngầm khổng lồ I-400 của Nhật Bản bị Mỹ cố tình đánh chìm ở ngoài khơi Hawaii sau Thế chiến thứ II mục đích không để công nghệ hiện đại của tàu rơi vào tay Liên Xô.
Việc phát hiện ra chiếc tàu ngầm I-400 ở độ sâu khoảng 700 mét dưới đáy biển ở ngoài khơi đảo Oahu thuộc Hawaii đã hóa giải được bí mật về địa điểm của tàu sau khi quân đội Mỹ cố tình đánh chìm nó vào năm 1946.
Đây là chiếc đầu tiên được phát hiện trong 3 chiếc cùng loại từng được Nhật Bản đóng trong Thế chiến thứ 2, nên nó trở thành chiếc tàu ngầm mang rất nhiều ý nghĩa lịch sử.
Với chiều dài 122 mét, I-400 là chiếc tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo cho tới khi tàu ngầm năng lượng hạt nhân được công bố vào những năm 1960.
Tàu ngầm này có thể di chuyển 1,5 vòng quanh trái đất mà không phải tiếp nhiên liệu và được trang bị công nghệ hiện đại vào thời điểm đó mà Mỹ sợ có thể bị người Liên Xô khai thác trong Chiến tranh Lạnh.
Theo các nhà nghiên cứu tham gia vụ tìm kiếm này, tàu ngầm I-400 có thể chở được 3 chiếc thủy phi cơ ném bom có thể cất cánh từ tàu ngầm ngay sau khi nó nổi lên mặt nước. Mỗi chiếc thủy phi cơ này có thể mang được hơn 800 kg bom.
Tiến sĩ James Delgado, giám đốc Chương trình di sản hàng hải thuộc cơ quan Hải dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết: “Sự đổi mới về khả năng tấn công đường không từ tàu ngầm tầm xa đã đưa đến một thay đổi về chiến thuật trong học thuyết tàu ngầm.”
Khoang kín nước khổng lồ của tàu ngầm là một tiến bộ về công nghệ trong việc định hướng thiết kế và phát triển khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ các tàu ngầm của Mỹ trong giai đoạn đầu của kỉ nguyên hạt nhân, ông cho biết thêm.
I-400, còn được biết đến là tàu ngầm lớp Sen-Toku, là một trong 5 chiếc tàu ngầm của Nhật Bản bị Mỹ tịch thu sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, và được đưa đến Trân Châu Cảng để nghiên cứu.
Năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh chỉ mới chớm bắt đầu, Liên Xô đã yêu cầu được tiếp cận thông tin về các tàu ngầm bị mất tích theo các điều khoản của hiệp định chấm dứt Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, do không muốn bí mật công nghệ rơi vào tay Liên Xô, Hải quân Mỹ đã đánh chìm các tàu ngầm này, rồi thông báo với Nga rằng họ không biết chúng mất tích tại đâu. Vị trí xác tàu I-400 từ đó đã trở thành bí mật.
Xác chiếc tàu ngầm I-400 được phát hiện từ hồi tháng 8, nhưng chỉ chính thức được công bố ngày 2-12 sau khi tham khảo ý kiến với với Bộ Ngoại giao Mỹ và giới chức chính phủ Nhật Bản. Cho đến nay, phòng thí nghiệm Nghiên cứu biển Hawaii đã tìm thấy 4/5 tàu ngầm trong danh sách tìm kiếm.