Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Khảo sát: Đa số người Mỹ ủng hộ chính phủ lục soát iPhone của kẻ khủng bố
Một cuộc khảo sát mới ở Mỹ cho thấy đa số người dân Mỹ ủng hộ giới chức thi hành luật pháp Mỹ trong nỗ lực của họ buộc đại công ty công nghệ Apple tìm ra cách mới để lục soát điện thoại được mã hóa được sử dụng bởi một trong những tay súng trong vụ thảm sát vào năm ngoái ở thành phố San Bernardino, bang California.
Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Hai cho biết rằng một cuộc khảo sát của hơn 1.000 người trong những ngày gần đây cho thấy 51% nói rằng Apple nên mở khóa điện thoại iPhone được Syed Rizwan Farook sử dụng, trong khi 38% đứng về phía lập trường của công ty rằng mở khóa điện thoại của anh ta cuối cùng có thể gây nguy hiểm cho an ninh của những thông tin mà người sử dụng iPhone có trên thiết bị của họ. 11% không có ý kiến.
Trong khi đó, một luật sư đại diện cho một số thân nhân của 14 người chết dưới tay Farook, một người theo Hồi giáo sinh ra ở Mỹ, và vợ người Pakistan của anh ta, Tashfeen Malik, cho biết ông ta sẽ sớm đệ trình một tuyên bố ủng hộ lệnh của thẩm phán yêu cầu Apple tạo ra cửa sau để thâm nhập điện thoại di động của Farook.
Apple đang tiếp tục cuộc chiến chống lại lệnh của tòa án, với tổng giám đốc Tim Cook hôm thứ Hai nói với khách hàng của công ty rằng những đòi hỏi của chính phủ Mỹ là "đáng sợ."
Trong một bức thư ngỏ gửi đến hàng triệu khách hàng của mình, ông Cook nói Apple "không có thiện cảm với những kẻ khủng bố." Nhưng ông nói rằng nếu Apple tuân thủ yêu cầu của giới chức thi hành luật pháp Mỹ tạo ra một cửa ngỏ thâm nhập iPhone của Farook, nó cũng sẽ mở cửa cho vô số những cuộc lục soát khác nhắm vào điện thoại của khách hàng Apple trong tương lai.
Ông Cook nói một sự xâm nhập như vậy sẽ khiến người dùng Apple dễ bị lục tìm hồ sơ tài chính và y tế của họ, bị theo dõi vị trí của họ và những hình ảnh mà họ chụp.
"Không một người biết suy lý nào sẽ cho rằng việc đó là chấp nhận được," ông Cook nói.
Cuộc chiến của Apple nhằm ngăn chặn đòi hỏi của Bộ Tư pháp Mỹ quay trở lại tòa án liên bang hôm thứ Hai.
Một thẩm phán tuần trước nói rằng Apple phải cung cấp phần mềm cho phép Cục Điều tra Liên bang đoán được mật khẩu trên iPhone mà Farook nhận được từ chủ lao động của anh ta.
Nhưng Apple phủ nhận điều mà họ gọi là lệnh "chưa từng có" nhằm tạo ra một cửa hậu có thể cho phép ai đó có phần mềm này truy cập bất kỳ iPhone nào và khiến khách hàng của họ có nguy cơ bị tấn công tin tặc.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Khảo sát: Đa số người Mỹ ủng hộ chính phủ lục soát iPhone của kẻ khủng bố
Một cuộc khảo sát mới ở Mỹ cho thấy đa số người dân Mỹ ủng hộ giới chức thi hành luật pháp Mỹ trong nỗ lực của họ buộc đại công ty công nghệ Apple tìm ra cách mới để lục soát điện thoại được mã hóa được sử dụng bởi một trong những tay súng trong vụ thảm sát vào năm ngoái ở thành phố San Bernardino, bang California.
Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Hai cho biết rằng một cuộc khảo sát của hơn 1.000 người trong những ngày gần đây cho thấy 51% nói rằng Apple nên mở khóa điện thoại iPhone được Syed Rizwan Farook sử dụng, trong khi 38% đứng về phía lập trường của công ty rằng mở khóa điện thoại của anh ta cuối cùng có thể gây nguy hiểm cho an ninh của những thông tin mà người sử dụng iPhone có trên thiết bị của họ. 11% không có ý kiến.
Trong khi đó, một luật sư đại diện cho một số thân nhân của 14 người chết dưới tay Farook, một người theo Hồi giáo sinh ra ở Mỹ, và vợ người Pakistan của anh ta, Tashfeen Malik, cho biết ông ta sẽ sớm đệ trình một tuyên bố ủng hộ lệnh của thẩm phán yêu cầu Apple tạo ra cửa sau để thâm nhập điện thoại di động của Farook.
Apple đang tiếp tục cuộc chiến chống lại lệnh của tòa án, với tổng giám đốc Tim Cook hôm thứ Hai nói với khách hàng của công ty rằng những đòi hỏi của chính phủ Mỹ là "đáng sợ."
Trong một bức thư ngỏ gửi đến hàng triệu khách hàng của mình, ông Cook nói Apple "không có thiện cảm với những kẻ khủng bố." Nhưng ông nói rằng nếu Apple tuân thủ yêu cầu của giới chức thi hành luật pháp Mỹ tạo ra một cửa ngỏ thâm nhập iPhone của Farook, nó cũng sẽ mở cửa cho vô số những cuộc lục soát khác nhắm vào điện thoại của khách hàng Apple trong tương lai.
Ông Cook nói một sự xâm nhập như vậy sẽ khiến người dùng Apple dễ bị lục tìm hồ sơ tài chính và y tế của họ, bị theo dõi vị trí của họ và những hình ảnh mà họ chụp.
"Không một người biết suy lý nào sẽ cho rằng việc đó là chấp nhận được," ông Cook nói.
Cuộc chiến của Apple nhằm ngăn chặn đòi hỏi của Bộ Tư pháp Mỹ quay trở lại tòa án liên bang hôm thứ Hai.
Một thẩm phán tuần trước nói rằng Apple phải cung cấp phần mềm cho phép Cục Điều tra Liên bang đoán được mật khẩu trên iPhone mà Farook nhận được từ chủ lao động của anh ta.
Nhưng Apple phủ nhận điều mà họ gọi là lệnh "chưa từng có" nhằm tạo ra một cửa hậu có thể cho phép ai đó có phần mềm này truy cập bất kỳ iPhone nào và khiến khách hàng của họ có nguy cơ bị tấn công tin tặc.