Xe cán chó
Khi Chó Tranh Xương: “Giải phóng” Dinh Độc lập: Xe tăng 843, hay 390, hay xe tăng … Mỹ – có gì phải ầm ỹ
Nhân 30/4, báo Người đưa tin phát hiện tấm panô ở tỉnh Trà Vinh vẽ hình xe tăng quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập nhưng lại giống xe tăng kiểu của Mỹ. Thế là to chuyện!
Nhưng xin có lời khuyên là không cần to chuyện, nhất là tránh suy diễn ra khả năng có bàn tay của “các thế lực thù địch” gì đó thì phiền. Bởi vì đây chỉ là hình vẽ minh họa cổ động, rất trừu tượng, khó phân biệt đúng sai. Thêm nữa, một chuyện quan trọng gấp ngàn lần là ngày đó chiếc xe tăng nào mới đích thực là xe tiến vào dinh Độc Lập đầu tiên mà người ta còn làm sai lệch lung tung, tranh cãi nhặng xị nữa là.
Chả là ban đầu, chiếc xe 843 được khẳng định là vào Dinh đầu tiên. Rồi cứ thế cả nước, báo chí, sử sách tin vậy, qua đúng 20 năm. Tiếp tay cho sự kiện này là mấy ông nhà làm phim Đông Đức, tiếng là “phim tài liệu” nhưng chơi kiểu “hiện thực xã hội chủ nghĩa” khác người, tức là tổ chức đóng lại như phim truyện để thành phim tài liệu. Hình ảnh rất đẹp, rất hoành tráng chiếc xe 843 bung cổng Dinh xông vào. Cả thế giới tin sái cổ.
Nhưng đùng một cái một hôm có bà phóng viên Tây trưng ra bức ảnh chụp được cảnh không phải xe 843, mà là xe 390 mới là xe phá cổng chính vào Dinh trước. Cả nước tá hỏa, rồi cãi vã loạn cả lên. Gay nhất là Đảng và Quân đội, trót khẳng định, trót phong chức tước, danh hiệu rồi, giờ lại đảo lộn thì nhục quá.
Vậy mà vẫn chưa xong, từ khi được phát hiện, mãi 16 năm sau chiếc xe 390 mới được Thủ tướng ký quyết định công nhận là “bảo vật quốc gia”.
Tội nghiệp cho mấy anh bộ đội ở xe 390, chiến thắng xong là về quê đi cày, trong khi đồng đội ở xe 843 thì lên chức vù vù. Anh Bùi Quang Thận vừa có công treo cờ lên nóc Dinh, vừa là chỉ huy xe 843, nên lên đến đại tá. Chẳng biết có phải cấp trên muốn hình ảnh của anh thật hoàn hảo, nên gộp cả hai công đầu vào một cho anh?
Được cái anh Thận này tuy gốc chân chất đất Bắc, lao vào Dinh còn đập cả đầu vào cửa kính ngã quay lơ, nhưng thuật lại chuyện xe anh tiến vào cùng xe 390 thì cũng khéo, biết ỡm ờ, lờ mờ, nên khó biết là anh nói thật hay cố ý nói dối nữa. Mà khi đó anh còn tinh ranh đáo để, tuy là đại đội trưởng, cấp dưới của anh Vũ Đăng Toàn chính trị viên – chỉ huy xe 390, nhưng nghe kể là anh lại “phân công” anh Toàn đứng canh để anh leo lên nóc Dinh treo cờ. Thế là anh ẵm ngon cả 2 chiến công.
Ấy vậy mà câu chuyện ở Dinh Độc Lập chỉ trong buổi sáng 30-4-1975 vẫn chưa hết uẩn khúc. Ngoài vụ “xe nào”, còn có vụ “người nào” xem ra còn “căng” hơn. Nhiều năm sau, câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ là Trung tá Bùi Văn Tùng hay Đại úy Phạm Xuân Thệ mới là người chắp bút cho văn bản tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh.
Theo logic rất đơn giản, là khi đó ông Bùi Văn Tùng là cấp trên của ông Phạm Xuân Thệ, nên khả năng ông Thệ là người chắp bút cho bản văn là rất ít. Và một số báo, đặc biệt là Tuổi trẻ, đã làm rõ ông Tùng chính là người thực hiện công việc này, trái hoàn toàn với lịch sử đảng, lịch sử quân sự chính thống đã ghi nhận. Thậm chí người ta còn lật tẩy dấu hiệu lập lờ định đánh tráo hiện vật quan trọng nhất trong bảo tàng quân sự. Tuy nhiên, Đảng, Quân đội thì “chót” ghi nhận công của Đại úy Thệ rồi, ông lên chức vù vù (cuối cùng là trung tướng, tư lệnh quân khu), báo chí, dư luận, danh hiệu đủ cả rồi, dẫu có tìm ra được lịch sử khác đi thì theo … “tập quán” của Đảng, khó có thể đổi được.
Kể dông dài thế để thấy chuyện tấm panô chỉ nhỏ như con thỏ, bận tâm làm gì.
Mời tham khảo cuốn phim sau khi sự thực được phơi bày:
-
Và xem thêm:
- Giao lưu tìm “bí mật” quanh chiếc xe tăng 390 lịch sử (VTC, 27/4/2011). - Hành trình trở thành bảo vật quốc gia của xe tăng 390 (Tiền phong, 9/12/2012). - Giây phút húc đổ cổng Dinh Độc lập 38 năm trước (Infonet, 30/4/2013). - Bảo vật quốc gia – Xe tăng 390 đang ở đâu? (SOHA, 28/4/2014). - Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 (Wikipedia).
- Nhân chứng đặc biệt – Kỳ 1: Trung tá Tùng hay đại úy Thệ? (Tuổi trẻ, 28/4/2007). – Người châu Âu duy nhất trong dinh Độc Lập (Tuổi trẻ, 29/4/2007). - “Ông Tùng đã thảo văn kiện đầu hàng” (Tuổi trẻ, 30/4/2007). “Trong khi xem xét kỹ từng hiện vật ở bảo tàng quân đoàn (lúc đó còn rất ngổn ngang vì đang sắp xếp trưng bày lại), phóng viên Tuổi Trẻ đã sửng sốt khi nhìn thấy bản thảo lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Đó là hai trang giấy pơluya màu xanh, nhăn nhúm và lấm lem bụi đường. Nhìn nét chữ thì biết ngay của đại tá Bùi Văn Tùng và cán bộ bảo tàng cũng xác nhận điều đó.”
-
Thứ Hai - Ngày 28/04/2014
Sở VH Trà Vinh ‘cho’ xe tăng Mỹ ‘giải phóng’ dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
Để kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Trà Vinh cho treo các áp phích, panô tuyên truyền khắp nơi. Đây là một vấn đề bình thường nhưng điều bất thường là hình ảnh trong những panô này.
Ảnh chụp sáng 28/4/2014 tại hàng rào Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Trà Vinh (đường Quang Trung, phường 1, TP Trà Vinh). Ảnh: Võ Lê Nhật Minh.
Đúng lịch sử thì những panô này phải là hình ảnh xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập trong ngày 30/4 – một bức ảnh nổi tiếng bao năm nay đã đi vào lòng người dân Việt Nam và trở thành một trong những biểu tượng của đại thắng mùa xuân 1975.
Chiếc xe tăng trong pano giống hệt xe tăng M1-Abrams của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, trong tấm panô đang treo ở tỉnh Trà Vinh hiện nay, chiếc xe tăng lại không phải là xe T-54 như sự thực lịch sử mà đã bị thay bằng xe tăng chiến đấu M1- Abrams của quân đội Mỹ đang sử dụng hiện nay.
Được biết, Sở VHTTDL Trà Vinh là đơn vị duyệt, cho treo những pano này.
Chiếc xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu
Phóng viên báo Người đưa tin đã liên hệ với Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh về việc này và được đại diện của sở trả lời “sẽ xem xét lại vụ việc”. Cũng theo vị đại diện này, tất cả các panô tuyên truyền, sở đều làm theo chỉ đạo và các mẫu của cấp trên.
Trần Vũ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Khi Chó Tranh Xương: “Giải phóng” Dinh Độc lập: Xe tăng 843, hay 390, hay xe tăng … Mỹ – có gì phải ầm ỹ
Nhân 30/4, báo Người đưa tin phát hiện tấm panô ở tỉnh Trà Vinh vẽ hình xe tăng quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập nhưng lại giống xe tăng kiểu của Mỹ. Thế là to chuyện!
Nhưng xin có lời khuyên là không cần to chuyện, nhất là tránh suy diễn ra khả năng có bàn tay của “các thế lực thù địch” gì đó thì phiền. Bởi vì đây chỉ là hình vẽ minh họa cổ động, rất trừu tượng, khó phân biệt đúng sai. Thêm nữa, một chuyện quan trọng gấp ngàn lần là ngày đó chiếc xe tăng nào mới đích thực là xe tiến vào dinh Độc Lập đầu tiên mà người ta còn làm sai lệch lung tung, tranh cãi nhặng xị nữa là.
Chả là ban đầu, chiếc xe 843 được khẳng định là vào Dinh đầu tiên. Rồi cứ thế cả nước, báo chí, sử sách tin vậy, qua đúng 20 năm. Tiếp tay cho sự kiện này là mấy ông nhà làm phim Đông Đức, tiếng là “phim tài liệu” nhưng chơi kiểu “hiện thực xã hội chủ nghĩa” khác người, tức là tổ chức đóng lại như phim truyện để thành phim tài liệu. Hình ảnh rất đẹp, rất hoành tráng chiếc xe 843 bung cổng Dinh xông vào. Cả thế giới tin sái cổ.
Nhưng đùng một cái một hôm có bà phóng viên Tây trưng ra bức ảnh chụp được cảnh không phải xe 843, mà là xe 390 mới là xe phá cổng chính vào Dinh trước. Cả nước tá hỏa, rồi cãi vã loạn cả lên. Gay nhất là Đảng và Quân đội, trót khẳng định, trót phong chức tước, danh hiệu rồi, giờ lại đảo lộn thì nhục quá.
Vậy mà vẫn chưa xong, từ khi được phát hiện, mãi 16 năm sau chiếc xe 390 mới được Thủ tướng ký quyết định công nhận là “bảo vật quốc gia”.
Tội nghiệp cho mấy anh bộ đội ở xe 390, chiến thắng xong là về quê đi cày, trong khi đồng đội ở xe 843 thì lên chức vù vù. Anh Bùi Quang Thận vừa có công treo cờ lên nóc Dinh, vừa là chỉ huy xe 843, nên lên đến đại tá. Chẳng biết có phải cấp trên muốn hình ảnh của anh thật hoàn hảo, nên gộp cả hai công đầu vào một cho anh?
Được cái anh Thận này tuy gốc chân chất đất Bắc, lao vào Dinh còn đập cả đầu vào cửa kính ngã quay lơ, nhưng thuật lại chuyện xe anh tiến vào cùng xe 390 thì cũng khéo, biết ỡm ờ, lờ mờ, nên khó biết là anh nói thật hay cố ý nói dối nữa. Mà khi đó anh còn tinh ranh đáo để, tuy là đại đội trưởng, cấp dưới của anh Vũ Đăng Toàn chính trị viên – chỉ huy xe 390, nhưng nghe kể là anh lại “phân công” anh Toàn đứng canh để anh leo lên nóc Dinh treo cờ. Thế là anh ẵm ngon cả 2 chiến công.
Ấy vậy mà câu chuyện ở Dinh Độc Lập chỉ trong buổi sáng 30-4-1975 vẫn chưa hết uẩn khúc. Ngoài vụ “xe nào”, còn có vụ “người nào” xem ra còn “căng” hơn. Nhiều năm sau, câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ là Trung tá Bùi Văn Tùng hay Đại úy Phạm Xuân Thệ mới là người chắp bút cho văn bản tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh.
Theo logic rất đơn giản, là khi đó ông Bùi Văn Tùng là cấp trên của ông Phạm Xuân Thệ, nên khả năng ông Thệ là người chắp bút cho bản văn là rất ít. Và một số báo, đặc biệt là Tuổi trẻ, đã làm rõ ông Tùng chính là người thực hiện công việc này, trái hoàn toàn với lịch sử đảng, lịch sử quân sự chính thống đã ghi nhận. Thậm chí người ta còn lật tẩy dấu hiệu lập lờ định đánh tráo hiện vật quan trọng nhất trong bảo tàng quân sự. Tuy nhiên, Đảng, Quân đội thì “chót” ghi nhận công của Đại úy Thệ rồi, ông lên chức vù vù (cuối cùng là trung tướng, tư lệnh quân khu), báo chí, dư luận, danh hiệu đủ cả rồi, dẫu có tìm ra được lịch sử khác đi thì theo … “tập quán” của Đảng, khó có thể đổi được.
Kể dông dài thế để thấy chuyện tấm panô chỉ nhỏ như con thỏ, bận tâm làm gì.
Mời tham khảo cuốn phim sau khi sự thực được phơi bày:
-
Và xem thêm:
- Giao lưu tìm “bí mật” quanh chiếc xe tăng 390 lịch sử (VTC, 27/4/2011). - Hành trình trở thành bảo vật quốc gia của xe tăng 390 (Tiền phong, 9/12/2012). - Giây phút húc đổ cổng Dinh Độc lập 38 năm trước (Infonet, 30/4/2013). - Bảo vật quốc gia – Xe tăng 390 đang ở đâu? (SOHA, 28/4/2014). - Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 (Wikipedia).
- Nhân chứng đặc biệt – Kỳ 1: Trung tá Tùng hay đại úy Thệ? (Tuổi trẻ, 28/4/2007). – Người châu Âu duy nhất trong dinh Độc Lập (Tuổi trẻ, 29/4/2007). - “Ông Tùng đã thảo văn kiện đầu hàng” (Tuổi trẻ, 30/4/2007). “Trong khi xem xét kỹ từng hiện vật ở bảo tàng quân đoàn (lúc đó còn rất ngổn ngang vì đang sắp xếp trưng bày lại), phóng viên Tuổi Trẻ đã sửng sốt khi nhìn thấy bản thảo lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Đó là hai trang giấy pơluya màu xanh, nhăn nhúm và lấm lem bụi đường. Nhìn nét chữ thì biết ngay của đại tá Bùi Văn Tùng và cán bộ bảo tàng cũng xác nhận điều đó.”
-
Thứ Hai - Ngày 28/04/2014
Sở VH Trà Vinh ‘cho’ xe tăng Mỹ ‘giải phóng’ dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
Để kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Trà Vinh cho treo các áp phích, panô tuyên truyền khắp nơi. Đây là một vấn đề bình thường nhưng điều bất thường là hình ảnh trong những panô này.
Ảnh chụp sáng 28/4/2014 tại hàng rào Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Trà Vinh (đường Quang Trung, phường 1, TP Trà Vinh). Ảnh: Võ Lê Nhật Minh.
Đúng lịch sử thì những panô này phải là hình ảnh xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập trong ngày 30/4 – một bức ảnh nổi tiếng bao năm nay đã đi vào lòng người dân Việt Nam và trở thành một trong những biểu tượng của đại thắng mùa xuân 1975.
Chiếc xe tăng trong pano giống hệt xe tăng M1-Abrams của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, trong tấm panô đang treo ở tỉnh Trà Vinh hiện nay, chiếc xe tăng lại không phải là xe T-54 như sự thực lịch sử mà đã bị thay bằng xe tăng chiến đấu M1- Abrams của quân đội Mỹ đang sử dụng hiện nay.
Được biết, Sở VHTTDL Trà Vinh là đơn vị duyệt, cho treo những pano này.
Chiếc xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu
Phóng viên báo Người đưa tin đã liên hệ với Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh về việc này và được đại diện của sở trả lời “sẽ xem xét lại vụ việc”. Cũng theo vị đại diện này, tất cả các panô tuyên truyền, sở đều làm theo chỉ đạo và các mẫu của cấp trên.
Trần Vũ