Nhân Vật
Khi TT Trump giận dỗi, mắng nhiếc người trong nhà
Tác Giả: Nguyễn Văn Khanh
Tổng Thống Donald Trump. (Hình: AP Photo/Evan Vucci)
Bốn
tuần trước đây theo chỉ thị của Tổng Thống Donald Trump, ông Chánh Văn
Phòng Reince Priebus cho triệu tập phiên họp quy tụ dàn cố vấn đặc trách
đối nội cộng với khoảng 10 người từng được ông Trump tham khảo ý kiến
về những việc cần làm để thu hút lá phiếu của cử tri. Cuộc họp quan
trọng đó nhắm vào mục đích làm thế nào để Hạ Viện thông qua dự luật hủy
bỏ Obamacare, thực hiện đúng lời ứng cử viên Cộng Hòa Trump đã hứa với
cử tri, đồng thời “là một trong những lý do quan trọng, giúp đưa Tổng
Thống Trump vào Tòa Bạch Ốc,” theo lời một người có mặt trong phiên họp
kể lại với báo chí.
Phiên họp diễn ra chỉ 48 giờ đồng hồ trước
khi ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan công bố bản thảo dự luật dày 124
trang, bao gồm những điều khoản nhằm hủy bỏ đạo luật bảo hiểm y tế được
biết đến dưới tên Obamacare, từng bị ứng cử viên Trump gọi là dự luật
“kinh hoàng,” “không đáp ứng được mong muốn của người dân Hoa Kỳ, tiền
dân chúng bỏ ra mua bảo hiểm tăng quá cao và quá nhanh, trong khi quyền
lợi thì chẳng có gì đáng nói.” Với sự đồng ý của tổng thống, Tòa Bạch Ốc
nhảy vào vòng chiến, cùng với ông Chủ Tịch Paul Ryan và dàn lãnh đạo Hạ
Viện mở cuộc vận động quy mô, nhất quyết lấy cho được phiếu ủng hộ của
các vị dân biểu thuộc nhóm bảo thủ cực hữu Freedom Caucus, những người
ngay từ ngày đầu đã mỉa mai gọi dự luật của ông Chủ Tịch Ryan là “dự
luật nửa vời” vì không thật sự hủy bỏ Obamacare, vẫn tiếp tục bắt những
công ty bảo hiểm phải chịu nhiều thiệt thòi khiến giá mua bảo hiểm sẽ
tăng, cũng như tiếp tục là gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Trong
suốt 18 ngày sau cuộc họp ở Phòng Bầu Dục, Tổng Thống Trump thực hiện
nhiều chiêu ngoạn mục, đích thân ông gọi điện thoại cho từng người để
thuyết phục họ, mời các vị dân cử thuộc nhóm không ủng hộ vào Tòa Bạch
Ốc để ông giải tỏa những thắc mắc mà họ đang có, rủ họ sang ăn trưa hay
mời họ cùng ông đi Air Force One để gặp gỡ cử tri. Trong tất cả những
cuộc thảo luận hay đi thăm cử tri đó, ông Trump đều cho hay ông “được
ủng hộ tối đa” từ các vị dân cử cùng đảng, hứa hẹn trước “chúng ta sẽ
hủy bỏ được Obamacare, thay thế bằng một luật bảo hiểm y tế mới tuyệt
diệu.” Qua truyền hình, mọi người thấy Tổng Thống Trump tươi cười hớn hở
trước những tràng pháo tay nồng nhiệt của những người ủng hộ, bất kể
tin từ Văn Phòng Khối Đa Số Hạ Viện ngày nào cũng nói “chưa đủ phiếu để
thông qua.”
Cho đến chiều Thứ Năm, 23 Tháng Ba, khi biết chắc mọi
nỗ lực vận động với những người trong nhà đều thất bại, Tổng Thống
Trump quyết định tung chiêu cuối cùng: bất kể thắng bại, yêu cầu Hạ Viện
bỏ phiếu, đồng thời rò rỉ từ Tòa Bạch Ốc cho hay ông sẽ nêu tên những
vị dân cử Cộng Hòa bỏ phiếu chống, “chẳng ngần ngại gọi những người
chống đổi hủy bỏ Obamacare là đám phá bĩnh, bọn phản thùng” còn đe dọa
“đến ngày bầu cử giữa kỳ 2018, sẽ vận động để loại những người này ra
khỏi Quốc Hội.” Sau đó, tin từ hành lang Quốc Hội cho hay “ông chủ tịch
Hạ Viện Cộng Hòa tìm cách ngăn cản, trình bày rằng những điều tổng thống
định làm hoàn toàn không có lợi, giải thích cho tổng thống thấy thất
bại là chuyện thường tình trong chính trường, nhưng nếu tính đi đường
dài, đoàn kết trong đảng là điều cần phải nuôi dưỡng.”
Tổng Thống
Trump lắng nghe điều ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan trình bày, nhưng
điều đó không có nghĩa là ông tha thứ cho “bọn phá bĩnh” “đám phản
thùng.” Bằng chứng là sang Thứ Năm, 30 Tháng Ba, ông đưa ra lời nhắn
nhắm thẳng vào các vị dân biểu Cộng Hòa thuộc nhóm Freedom Caucus, đại
để cho rằng họ là những người “phá hỏng kế hoạch của đảng,” đặt điều
kiện họ phải tức khắc thay đổi nếu không, ông sẽ kêu gọi “loại trừ họ và
đảng Dân Chủ” ra khỏi chính trường khi cử tri Hoa Kỳ đi bầu chọn dân
biểu Hạ Viện vào Tháng Mười Một, 2018.
Ngay sau khi lời nhắn nhủ
mang tính đe dọa chính trị này được tung ra, một số dân biểu của nhóm
Freedom Caucus bày tỏ sự bất đồng, cho rằng Tổng Thống Trump đã làm điều
không đúng. Một người thân cận với Dân Biểu Joe Barton nói rằng vị dân
cử đại diện cho tiểu bang Texas nhắc lại “từng trình bày thẳng với Tổng
Thống Trump là mọi người ủng hộ tổng thống, nhưng chỉ không đồng ý với
dự luật bảo hiểm y tế mà ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan đưa ra.” Dân
Biểu Cộng Hòa Mark Meadows (North Carolina) cũng nhắc lại điều ông từng
nói trước đây “tất cả chúng tôi (nhóm Freedom Caucus) đều muốn tổng
thống thành công, chúng tôi ủng hộ tổng thống để tổng thống thành công,
nhưng đây là chuyện liên quan đến chính sách chứ không phải là chuyện cá
nhân.” Dân Biểu Ted Yoho (Florida) trách khéo Tổng Thống Trump đã đi
quá xa khi trách cứ những người cùng đảng, quên rằng “ai cũng phải lo
cho cử tri đơn vị họ đại diện,” ý muốn nói dự luật được Tổng Thống Trump
ủng hộ chưa đáp ứng đúng với những gì cử tri địa hạt ông đại diện mong
đợi.
Riêng với nhà phân tích độc lập Willy Sanders, “đừng ngạc
nhiên khi nghe tin Tổng Thống Donald Trump giận dữ, đừng ngạc nhiên khi
thấy Tổng Thống Trump bực tức mắng nhiếc những người trong nhà, bất kể
đó là những người cùng đảng Cộng Hoa, từng là đồng minh chính trị của
ông,” nhắc lại “ông Trump từng tự hào là người không chấp nhận thất bại,
do đó, thay vì phải rút tỉa kinh nghiệm, ông lại xem những vị dân cử bỏ
phiếu ngược với ý muốn của ông là những kẻ cần phải loại trừ.”
Một
phân tích gia độc lập khác, ông Stephen Ross, nói rằng “điều ông Trump
mới làm sẽ gây khó khăn cho những đề nghị ông sẽ đưa ra trước Quốc Hội
trong thời gian tới, như đề nghị sửa đổi thuế, đề nghị ngân sách. v.v…”
Ông Ross nhấn mạnh ở hai điểm: “thứ nhất ông Trump có cả Thượng Viện và
Hạ Viện Cộng Hòa sẵn sàng làm việc chung với ông, do đó trong cương vị
của nhà lãnh đạo, ông phải biết kết hợp hành pháp và lập pháp, thay vì
tìm cách chia rẽ. Điểm thứ nhì là ông Trump nên nhớ dù ông được dân bầu
làm tổng thống nhưng điều đó không có nghĩa là các vị dân biểu, thượng
nghị sĩ phải gật đầu làm điều ông muốn.”
Cho đến khuya Thứ Năm,
chưa thấy phía đảng Dân Chủ lên tiếng nói gì về chuyện ông Trump mới
làm, nhưng một nhân viên làm việc dưới quyền bà Trưởng Khối Thiểu Số
Nancy Pelosi kể lại có lần được nghe bà sếp nhận định “ông Trump giỏi
làm ăn thương mại nhưng là một chính trị gia non nớt trong chính
trường.”
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Khi TT Trump giận dỗi, mắng nhiếc người trong nhà
Tác Giả: Nguyễn Văn Khanh
Tổng Thống Donald Trump. (Hình: AP Photo/Evan Vucci)
Bốn
tuần trước đây theo chỉ thị của Tổng Thống Donald Trump, ông Chánh Văn
Phòng Reince Priebus cho triệu tập phiên họp quy tụ dàn cố vấn đặc trách
đối nội cộng với khoảng 10 người từng được ông Trump tham khảo ý kiến
về những việc cần làm để thu hút lá phiếu của cử tri. Cuộc họp quan
trọng đó nhắm vào mục đích làm thế nào để Hạ Viện thông qua dự luật hủy
bỏ Obamacare, thực hiện đúng lời ứng cử viên Cộng Hòa Trump đã hứa với
cử tri, đồng thời “là một trong những lý do quan trọng, giúp đưa Tổng
Thống Trump vào Tòa Bạch Ốc,” theo lời một người có mặt trong phiên họp
kể lại với báo chí.
Phiên họp diễn ra chỉ 48 giờ đồng hồ trước
khi ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan công bố bản thảo dự luật dày 124
trang, bao gồm những điều khoản nhằm hủy bỏ đạo luật bảo hiểm y tế được
biết đến dưới tên Obamacare, từng bị ứng cử viên Trump gọi là dự luật
“kinh hoàng,” “không đáp ứng được mong muốn của người dân Hoa Kỳ, tiền
dân chúng bỏ ra mua bảo hiểm tăng quá cao và quá nhanh, trong khi quyền
lợi thì chẳng có gì đáng nói.” Với sự đồng ý của tổng thống, Tòa Bạch Ốc
nhảy vào vòng chiến, cùng với ông Chủ Tịch Paul Ryan và dàn lãnh đạo Hạ
Viện mở cuộc vận động quy mô, nhất quyết lấy cho được phiếu ủng hộ của
các vị dân biểu thuộc nhóm bảo thủ cực hữu Freedom Caucus, những người
ngay từ ngày đầu đã mỉa mai gọi dự luật của ông Chủ Tịch Ryan là “dự
luật nửa vời” vì không thật sự hủy bỏ Obamacare, vẫn tiếp tục bắt những
công ty bảo hiểm phải chịu nhiều thiệt thòi khiến giá mua bảo hiểm sẽ
tăng, cũng như tiếp tục là gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Trong
suốt 18 ngày sau cuộc họp ở Phòng Bầu Dục, Tổng Thống Trump thực hiện
nhiều chiêu ngoạn mục, đích thân ông gọi điện thoại cho từng người để
thuyết phục họ, mời các vị dân cử thuộc nhóm không ủng hộ vào Tòa Bạch
Ốc để ông giải tỏa những thắc mắc mà họ đang có, rủ họ sang ăn trưa hay
mời họ cùng ông đi Air Force One để gặp gỡ cử tri. Trong tất cả những
cuộc thảo luận hay đi thăm cử tri đó, ông Trump đều cho hay ông “được
ủng hộ tối đa” từ các vị dân cử cùng đảng, hứa hẹn trước “chúng ta sẽ
hủy bỏ được Obamacare, thay thế bằng một luật bảo hiểm y tế mới tuyệt
diệu.” Qua truyền hình, mọi người thấy Tổng Thống Trump tươi cười hớn hở
trước những tràng pháo tay nồng nhiệt của những người ủng hộ, bất kể
tin từ Văn Phòng Khối Đa Số Hạ Viện ngày nào cũng nói “chưa đủ phiếu để
thông qua.”
Cho đến chiều Thứ Năm, 23 Tháng Ba, khi biết chắc mọi
nỗ lực vận động với những người trong nhà đều thất bại, Tổng Thống
Trump quyết định tung chiêu cuối cùng: bất kể thắng bại, yêu cầu Hạ Viện
bỏ phiếu, đồng thời rò rỉ từ Tòa Bạch Ốc cho hay ông sẽ nêu tên những
vị dân cử Cộng Hòa bỏ phiếu chống, “chẳng ngần ngại gọi những người
chống đổi hủy bỏ Obamacare là đám phá bĩnh, bọn phản thùng” còn đe dọa
“đến ngày bầu cử giữa kỳ 2018, sẽ vận động để loại những người này ra
khỏi Quốc Hội.” Sau đó, tin từ hành lang Quốc Hội cho hay “ông chủ tịch
Hạ Viện Cộng Hòa tìm cách ngăn cản, trình bày rằng những điều tổng thống
định làm hoàn toàn không có lợi, giải thích cho tổng thống thấy thất
bại là chuyện thường tình trong chính trường, nhưng nếu tính đi đường
dài, đoàn kết trong đảng là điều cần phải nuôi dưỡng.”
Tổng Thống
Trump lắng nghe điều ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan trình bày, nhưng
điều đó không có nghĩa là ông tha thứ cho “bọn phá bĩnh” “đám phản
thùng.” Bằng chứng là sang Thứ Năm, 30 Tháng Ba, ông đưa ra lời nhắn
nhắm thẳng vào các vị dân biểu Cộng Hòa thuộc nhóm Freedom Caucus, đại
để cho rằng họ là những người “phá hỏng kế hoạch của đảng,” đặt điều
kiện họ phải tức khắc thay đổi nếu không, ông sẽ kêu gọi “loại trừ họ và
đảng Dân Chủ” ra khỏi chính trường khi cử tri Hoa Kỳ đi bầu chọn dân
biểu Hạ Viện vào Tháng Mười Một, 2018.
Ngay sau khi lời nhắn nhủ
mang tính đe dọa chính trị này được tung ra, một số dân biểu của nhóm
Freedom Caucus bày tỏ sự bất đồng, cho rằng Tổng Thống Trump đã làm điều
không đúng. Một người thân cận với Dân Biểu Joe Barton nói rằng vị dân
cử đại diện cho tiểu bang Texas nhắc lại “từng trình bày thẳng với Tổng
Thống Trump là mọi người ủng hộ tổng thống, nhưng chỉ không đồng ý với
dự luật bảo hiểm y tế mà ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan đưa ra.” Dân
Biểu Cộng Hòa Mark Meadows (North Carolina) cũng nhắc lại điều ông từng
nói trước đây “tất cả chúng tôi (nhóm Freedom Caucus) đều muốn tổng
thống thành công, chúng tôi ủng hộ tổng thống để tổng thống thành công,
nhưng đây là chuyện liên quan đến chính sách chứ không phải là chuyện cá
nhân.” Dân Biểu Ted Yoho (Florida) trách khéo Tổng Thống Trump đã đi
quá xa khi trách cứ những người cùng đảng, quên rằng “ai cũng phải lo
cho cử tri đơn vị họ đại diện,” ý muốn nói dự luật được Tổng Thống Trump
ủng hộ chưa đáp ứng đúng với những gì cử tri địa hạt ông đại diện mong
đợi.
Riêng với nhà phân tích độc lập Willy Sanders, “đừng ngạc
nhiên khi nghe tin Tổng Thống Donald Trump giận dữ, đừng ngạc nhiên khi
thấy Tổng Thống Trump bực tức mắng nhiếc những người trong nhà, bất kể
đó là những người cùng đảng Cộng Hoa, từng là đồng minh chính trị của
ông,” nhắc lại “ông Trump từng tự hào là người không chấp nhận thất bại,
do đó, thay vì phải rút tỉa kinh nghiệm, ông lại xem những vị dân cử bỏ
phiếu ngược với ý muốn của ông là những kẻ cần phải loại trừ.”
Một
phân tích gia độc lập khác, ông Stephen Ross, nói rằng “điều ông Trump
mới làm sẽ gây khó khăn cho những đề nghị ông sẽ đưa ra trước Quốc Hội
trong thời gian tới, như đề nghị sửa đổi thuế, đề nghị ngân sách. v.v…”
Ông Ross nhấn mạnh ở hai điểm: “thứ nhất ông Trump có cả Thượng Viện và
Hạ Viện Cộng Hòa sẵn sàng làm việc chung với ông, do đó trong cương vị
của nhà lãnh đạo, ông phải biết kết hợp hành pháp và lập pháp, thay vì
tìm cách chia rẽ. Điểm thứ nhì là ông Trump nên nhớ dù ông được dân bầu
làm tổng thống nhưng điều đó không có nghĩa là các vị dân biểu, thượng
nghị sĩ phải gật đầu làm điều ông muốn.”
Cho đến khuya Thứ Năm,
chưa thấy phía đảng Dân Chủ lên tiếng nói gì về chuyện ông Trump mới
làm, nhưng một nhân viên làm việc dưới quyền bà Trưởng Khối Thiểu Số
Nancy Pelosi kể lại có lần được nghe bà sếp nhận định “ông Trump giỏi
làm ăn thương mại nhưng là một chính trị gia non nớt trong chính
trường.”